Số Liệu Các Trường Hợp Trốn Do Thay Đổi Biện Pháp Ngăn Chặn

lý, cải tạo tội phạm, nâng cấp hệ thống các trại giam, đổi mới nâng cao chất lượng giam giữ, cải tạo.

Như vậy, tội phạm trốn trại chủ yếu xảy ra do sơ hở trong khâu canh gác, bảo vệ trại giam, buồng giam; trong quản lý phạm nhân đi lao động, đi bệnh viện, trong đó những trường hợp phá buồng giam và trốn khi lao động chiếm tỷ lệ đáng kể; Điều kiện giam giữ không đảm bảo an toàn. Đáng chú ý là một số trại giam do quá coi trọng nhiệm vụ sản xuất, đã cho phạm nhân đi lao động tràn lan khi chưa lắm vững tư tưởng, thái độ cải tạo của phạm nhân.

Cũng cần lưu ý, số đối tượng truy nã trốn trong các trường hợp khác như: Trốn thi hành án; trốn đang bị dẫn giải, trốn trong thời gian tạm hoãn thi hành án, trốn khi đang tại ngoại chờ xét xử... cũng xảy ra. Trong đó chủ yếu là hiện tượng tội phạm trốn thi hành án phạt tù, trốn lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân hoặc trốn do áp dụng BPNC chưa đúng tính chất đối tượng, trốn do chậm trễ đưa ra các quyết định TTHS (bắt, khám xét).

Hai là, BLTTHS quy định sau khi bắt được người bị truy nã phải giải ngay họ đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn hạn chế cho nên đã có những ảnh hưởng không nhỏ trong việc tiến hành các hoạt động tiếp nhận người bị truy nã như lập biên bản về việc bắt người theo quy định tại Điều 84 BLTTHS gây khó khăn cho những cơ quan tiếp theo trong quá trình tiếp nhận người bị truy nã. Hoặc có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trong việc tiếp nhận người bị truy nã giữa các CQĐT; Chưa huy động được các ban, ngành đoàn thể và lực lượng quần chúng tham gia công tác phát hiện, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú...

Ba là, việc bắt người bị truy nã không đúng thủ tục, sai thẩm quyền

Sau khi bắt, vận động đầu thú được người bị truy nã trong đó phải đình chỉ điều tra chiếm tỷ lệ 2,17% [8]. Mặc dù, so với các kết quả xử lý khác

thì con số này không cao nhưng cần được phải được hạn chế đến mức thấp nhất việc đình chỉ điều tra. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số đơn vị ra QĐTN oan, sai, không đúng người, đúng tội, ra QĐTN theo lời khai, không có căn cứ, không đúng trình tự dẫn đến tình trạng khi bắt đối tượng, điều tra làm rõ thì không có dấu hiệu tội phạm, không xử lý được hoặc không đủ căn cứ để xử lý, phải ra quyết đình chỉ điều tra.

Bốn là, sự tham gia của quần chúng nhân dân vào bắt người bị truy nã còn hạn chế

Mặc dù với tinh thần toàn dân tham gia giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, phòng chống tội phạm, tuy nhiên qua phân tích 39.286 đối tượng truy nã bị bắt, vận động đầu thú và thanh loại đối tượng truy nã cho thấy, kết quả hoạt động truy bắt đối tượng truy nã của quần chúng nhân dân còn quá thấp (chiếm 0,90%) [8]. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu đó là: Người đang bị truy nã có nhiều thủ đoạn lẩn trốn, đối phó tinh vi và nguy hiểm, do đó quần chúng nhân dân khó có thể phát hiện, bắt giữ chúng. Mặt khác cũng do công tác phát động, hướng dẫn và tổ chức cho quần chúng nhân dân tự giác, tích cực tham gia công tác truy nã tội phạm chưa được thực hiện có hiệu quả. Hiện tượng bộ phận quần chúng thờ ơ, sợ sệt, tránh né, thậm chí ngại bọn tội phạm hoặc bao che chứa chấp; chưa tích cực ủng hộ CQĐT truy nã tội phạm vẫn xảy ra...

Năm là, việc áp dụng chính sách hình sự đối với người bị truy nã ra đầu thú còn chưa thống nhất

Trong các biện pháp mà CQĐT áp dụng nhằm bắt người có hành vi phạm tội bỏ trốn phải ra QĐTN có biện pháp vận động ra đầu thú. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách hình sự đối với người bị truy nã ra đầu thú chưa thống nhất. Có trường hợp đối tượng truy nã ra đầu thú được hưởng tình tiết giảm nhẹ, có trường hợp thì không được hưởng.

Thời gian qua, khi giải quyết một vụ án hình sự có dấu hiệu người phạm tội tự thú và đầu thú, các Tòa án hiểu và áp dụng tình tiết này rất khác nhau, không chỉ đối với các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, Tòa phúc thẩm TANDTC mà ngay cả đối với Hội đồng giám đốc thẩm. Điều này cho thấy, tình tiết người phạm tội tự thú và đầu thú có một ý nghĩa rất quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như khi quyết định hình phạt.

Về tình tiết người phạm tội tự thú, sau khi BLHS năm 1985 có hiệu lực pháp luật, ngày 02/6/1990, liên ngành Bộ Nội vụ, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/TTLN hướng dẫn tương đối đầy đủ và chi tiết việc xác định và áp dụng tình tiết này khi giải quyết một vụ án hình sự có dấu hiệu người phạm tội tự thú. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Thông tư này khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nhất là sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, Tòa án thấy nếu mọi trường hợp người phạm tội tự thú và đầu thú đều được áp dụng khoản 1 Điều 46 BLHS là không thỏa đáng, nên ngày 10/6/2002, Chánh án TANDTC đã ban hành Công văn số 81/2001/TANDTC hướng dẫn các Tòa án chỉ áp dụng khoản 1 Điều 46 BLHS đối với tình tiết người phạm tội tự thú, còn tình tiết người phạm tội đầu thú chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS. Sau khi có công văn nêu trên, về phía CQĐT và Viện kiểm sát không có ý kiến gì, nhưng các ý kiến khác nhau lại chính từ phía các Thẩm phán của Tòa án. Đa số Thẩm phán coi công văn số 81 là văn bản chính thức của TANDTC hướng dẫn, nên không có lý do gì để không áp dụng. Tuy nhiên, một số Thẩm phán vì muốn áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS để nếu người phạm tội có một tình tiết giảm nhẹ nữa quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì áp dụng Điều 47 BLHS xử phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn nên cho rằng công văn số 81 chưa phải là văn bản pháp quy nên không bắt buộc Thẩm phán phải chấp hành, trong khi đó Thông tư số 05 có giá trị pháp lý cao hơn chưa bị thay thế; do đó trường hợp người phạm tội đầu thú được

áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS. Đây là vấn đề tuy không lớn nhưng đối với một số trường hợp có sự khác nhau giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm về việc xác định và áp dụng tình tiết quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS làm thay đổi cơ bản quyết định đối với người phạm tội như: Tòa án cấp sơ thẩm phạt tù giam đối với bị cáo vì xác định bị cáo chỉ đầu thú nhưng Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị cáo tự thú nên cho bị cáo được hưởng án treo hoặc giảm hình phạt đáng kể cho bị cáo; sau khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm không đồng tình đã kiến nghị xem xét lại bản án phúc thẩm... [26]. Nội dung công văn về chính sách đối với đối tượng truy nã chưa cụ thể, rõ ràng do đó chưa phát huy hiệu quả trong việc kêu gọi đối tượng truy nã ra đầu thú.

Sáu là, thông tin trên QĐTN còn chưa đáp ứng yêu cầu phát hiện, truy bắt người bị truy nã

Mặc dù BLTTHS quy định rất cụ thể về nội dung của QĐTN, tuy nhiên qua thực tiễn công tác truy nã cho thấy, tình trạng thiếu những thông tin cần thiết theo quy định trên lệnh truy nã và QĐTN của các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục xảy ra. Phân tích 39.730 đối tượng có QĐTN trong 5 năm 2004-2009, thì QĐTN thiếu thông tin chiếm tỷ lệ 49,14% trong đó thiếu ảnh hoặc có ảnh nhưng không rõ là 7.831/39.730 đối tượng (chiếm 19,71%), thiếu đặc điểm nhận dạng là 6.118/39.730 đối tượng (chiếm 15,39%), thiếu lý lịch gia đình là 981/39.730 đối tượng (chiếm 2,46%), thiếu mối quan hệ là 4.593/39.730 đối tượng (chiếm 11,58%). Như vậy số Quyết định (lệnh) truy nã đủ các thông tin theo quy định của BLTTHS năm 2003 là 20.207 đối tượng (chiếm 50,86%) [8]. Với tỷ lệ này sẽ rất khó khăn cho quần chúng nhân dân và lực lượng chuyên trách tham gia vào việc phát hiện, bắt giữ người đang bị truy nã. Điều này không những làm cho công tác truy nã kém hiệu quả mà còn trực tiếp làm cho số lượng đối tượng truy nã tăng lên và tồn đọng nhiều.

Nếu so sánh với chất lượng QĐTN mà Văn phòng Interpol Việt Nam nhận được của Interpol quốc tế trong những năm qua cho thấy gần như 100%

các thông báo đều có các thông tin rất chi tiết như: đặc điểm nhân thân, ảnh, vân tay, họ, tên, giới tính, ngày và nơi sinh, họ tên cha mẹ, quốc tịch, các giấy tờ tùy thân, các đặc điểm nhận dạng đặc biệt, nghề nghiệp của đối tượng, ngôn ngữ đối tượng có thể sử dụng; các thông tin tóm tắt về vụ án, đồng phạm, tội danh, điều luật quy định về tội phạm, mức án cao nhất có thể áp dụng, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc thời hạn của lệnh bắt, lệnh bắt số (ngày ban hành, nơi ban hành), quyết định hoặc bản án số (ngày ban hành, nơi ban hành), thủ tục được thực hiện khi phát hiện ra đối tượng...[22].

Bảy là, CQĐT chưa làm tốt công tác xác minh, điều tra kỹ trước khi ra

QĐTN


Pháp luật TTHS đã quy định chỉ ra QĐTN đối với những đối tượng khi:

- Đã xác định chính xác hành vi phạm tội hoặc mức án, họ, tên, tuổi,

lý lịch, đặc điểm nhận dạng, các mối quan hệ của đối tượng và kèm theo ảnh (nếu có), danh bản, chỉ bản của đối tượng.

- Đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả [5].

Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp đối tượng chưa đến mức phải ra QĐTN nhưng vẫn ra QĐTN. Một số đối tượng ra QĐTN đến khi bị bắt chỉ sau 1-2 ngày hoặc sau khi có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, CQĐT ra QĐTN mà chưa tiến hành các biện pháp bắt tạm giam. Có nhiều trường hợp ra QĐTN, khi hết thời hạn điều tra, ra quyết định tạm đình chỉ điều tra để khép kín hồ sơ mà không tiến hành gia hạn thời hạn điều tra để tổ chức truy bắt đối tượng truy nã. Ở một số bộ phận điều tra án do muốn hoàn tất hồ sơ hoặc muốn bắt đối tượng nhanh gọn để sớm kết thúc vụ án nên có trường hợp chưa đến mức phải truy nã nhưng vẫn ra QĐTN. Vẫn còn tình trạng điều tra viên muốn ra QĐTN để bắt, đạt chỉ tiêu truy bắt cho đơn vị.

Tám là, việc áp dụng các BPNC cho tại ngoại của CQĐT, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, kịp thời, chưa đúng đối tượng

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, CQĐT, truy tố, xét xử áp dụng BPNC cho tại ngoại chưa chặt chẽ, kịp thời, chưa đúng đối tượng nên đối tượng đã lợi dụng bỏ trốn phải truy nã (chiếm 12,16%) gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử và thi hành án.

Bảng 2.5: Số liệu các trường hợp trốn do thay đổi biện pháp ngăn chặn


Cơ quan thay đổi BPNC

Số đối tượng

Tỷ lệ %

Cơ quan điều tra

1.835

38%

Viện kiểm sát

724

15%

Tòa án

2.271

47%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 12

Nguồn: [8].


Phân tích số liệu tại bảng số liệu trên cho thấy, trong số ba cơ quan là CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án thì việc thay đổi BPNC của cơ quan Tòa án để người phạm tội bỏ trốn nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 47%) tiếp đến là CQĐT và Viện kiểm sát. Do đó, trong khi thực thi, các cơ quan này cần tăng cường hơn nữa tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác để tránh trường hợp người phạm tội lợi dụng bỏ trốn.

Chín là, quan hệ phối hợp giữa CQĐT và Tòa án

Mặc dù Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07/01/1995 hướng dẫn tương đối cụ thể vấn đề truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề thực hiện yêu cầu của Tòa án về truy nã bị can, bị cáo vẫn còn nhiều điểm tồn tại. Trong một số trường hợp chưa được thực hiện một cách kịp thời. Điều này thể hiện ở việc sau khi nhận được yêu cầu của Tòa án về việc truy nã bị cáo, CQĐT đã không thực hiện đúng theo quy định số 107/C11-C27 ngày 12/01/1993 của Tổng cục Cảnh sát nhân dân về trách

nhiệm của các lực lượng, các cấp Công an trong việc xây dựng và khai thác thông tin phục vụ truy nã tội phạm dẫn đến hậu quả là ra QĐTN quá muộn.

Cũng theo Thông tư nêu trên, thì sau khi hết thời hạn một tháng kể từ ngày có công văn của Tòa án yêu cầu mà việc truy nã không có kết quả thì CQĐT đã ra lệnh truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định. Nhưng trên thực tế thì không ít trường hợp hết thời hạn trên mà CQĐT không thông báo cho Tòa án biết. Và như vậy, vụ án bị kéo dài, dẫn đến nhiều trường hợp quá thời hạn luật định. Điều này chứng tỏ chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động truy nã bị can, bị cáo. Tòa án và Viện kiểm sát chưa có sự đôn đốc, nhắc nhở theo dõi hoạt động truy nã bị can, bị cáo của CQĐT theo đúng quy định của pháp luật.

Mười là, hợp tác quốc tế về truy nã

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác truy nã quốc tế hiện nay vẫn đang gặp những khó khăn, vướng mắc:

- Qua thực tế phối hợp trong việc truy nã, chuyển giao đối tượng phạm tội có tính quốc tế cho thấy, việc xác minh điều tra các đối tượng thông qua hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự gặp nhiều khó khăn, không đầy đủ và không đảm bảo về thời gian theo quy định của pháp luật, nhất là trong việc áp dụng các quy định về bắt giam giữ, xử lý đối với tội phạm là người nước ngoài. Do việc cung cấp thông tin còn hạn chế, việc xác định tiền án, tiền sự, đặc điểm đối tượng trước đây ở Việt Nam và các hoạt động tại Việt Nam sau khi chúng trở về phải rất công phu, tỉ mỉ và kịp thời vì đối tượng di chuyển nhanh, sử dụng hộ chiếu giả, thay tên, đổi họ để trốn từ nước này sang nước khác để tiếp tục phạm tội.

- Hiện nay chưa có cơ chế hợp tác song phương với các nước về truy bắt đối tượng truy nã, trong khi hoạt động trao đổi thông tin giữa các nước

phục vụ công tác truy bắt đối tượng truy nã còn rất hạn chế. Hoạt động bắt giữ đối tượng truy nã ngay tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật đến nay chưa thực hiện được do quy định về nghiệp vụ của Bộ Công an đối với các đối tượng thuộc diện cấm xuất cảnh, cấm nhập cảnh, chú ý xuất cảnh... phải được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ. Mặt khác, việc bắt, tạm giam đối tượng truy nã là người nước ngoài do chúng ta không quyết định khởi tố bị can nên lực lượng Cảnh sát chỉ được tạm giữ tối đa 09 ngày theo quy định của BLTTHS và trao trả cho cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài (Viện kiểm sát không thể phê chuẩn lệnh tạm giam), do đó rất khó khăn trong việc xác minh và xử lý đối tượng.

- Về mặt cơ chế pháp lý cả ở trong nước và phía nước ngoài. Ở trong nước thì các hoạt động truy nã mới chỉ dừng lại ở các yêu cầu bằng văn bản mà chưa có những quy định rõ ràng, còn đối với nước ngoài thì số Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước mà chúng ta ký kết không nhiều. Việc phối hợp điều tra, bắt giữ tội phạm lẩn trốn liên quan đến nước ngoài còn hạn chế do những khác biệt về pháp luật của mỗi nước và chưa có quy chế phối hợp cụ thể. Nguồn kinh phí phục vụ truy nã quốc tế rất hạn hẹp, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là vấn đề đang đặt ra và đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa nhất là vấn đề pháp lý, cán bộ đồng thời phải tăng cường các biện pháp để chủ động ngăn chặn tình trạng lẩn trốn ra nước ngoài và ngược lại.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên


2.3.2.1. Nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã

- Về chủ quan, do nhận thức về công tác truy nã có nơi, có lúc còn chưa cao; chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong công tác truy nã; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chưa được chặt chẽ; hoạt động nghiệp vụ và tổ

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí