nhiệm, thể hiện tình cảm, sự tin tưởng người nhận bảo lĩnh và quyết tâm cải tạo của bị can, bị cáo.
Ở Việt Nam, mặc dù biện pháp bảo lĩnh chính thức được ghi nhận trong BLTTHS năm 1988 nhưng qua các văn bản cho thấy nó đã manh nha hình thành từ lâu, đó cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong nỗ lực xây dựng một chính sách TTHS nhân đạo, đầy ưu việt, phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại, hướng đến đảm bảo quyền tự do của con người. Qua tìm hiểu kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới như CHLB Đức, Liên bang Nga, Nhật Bản… cho thấy biện pháp bảo lĩnh đã được pháp luật các quốc gia ghi nhận từ rất lâu, nó đã khẳng định được vị trí trong hệ thống các BPNC, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi quốc gia đều có những cách tiếp cận khác nhau về biện pháp bảo lĩnh, đều chứa đựng những hạt nhân hợp lý mà pháp luật TTHS Việt Nam cần học hỏi, tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với mô hình tố tụng đất nước mình.
Các quy định về biện pháp bảo lĩnh là cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng, cần thiết trong hệ thống quy phạm pháp luật. Các cơ quan THTT dựa vào đó để xem xét khả năng áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo. Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống chế định bảo lĩnh cho thấy biện pháp này ít được áp dụng trên thực tế, các quy định còn thiếu chặt chẽ, thậm chí sơ sài, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, khiến các cơ quan THTT lúng túng và dè dặt trong việc áp dụng. Luận văn đã phân tích những hạn chế, vướng mắc từ lý luận cho đến thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh như hạn chế về căn cứ áp dụng; đối tượng áp dụng; chủ thể áp dụng; trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh… Làm rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng trên xuất phát từ các cơ quan THTT, người THTT, xuất phát từ bị can, bị cáo cũng như từ chính chủ thể bảo lĩnh.
Kết thúc luận văn, tác giả mạnh dạn đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
các quy định của BLTTHS liên quan đến biện pháp này. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức, nâng cao phẩm chất đạo đức của các cơ quan THTT. Yêu cầu các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải luôn trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyện môn, thường xuyên sơ kết, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới trong việc áp dụng các BPNC; Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như nâng cao hiểu biết của nhân dân, thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để họ tự bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng trước những hành vi sai trái của các cơ quan có thẩm quyền. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội càng được rộng mở, do đó pháp luật cần xây dựng nhiều hơn nữa các chính sách hợp lý, tiến bộ đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Hy vọng, đề tài “Biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” sẽ là tài liệu giá trị đóng góp vào kho tàng tri thức lý luận và thực tiễn về các BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng trong TTHS ở nước ta hiện nay.
Tri thức về các BPNC quả thực rất nhiều và phức tạp. Trong khi đó điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân lại có hạn, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Ánh (2012), “Một số vướng mắc bất cập khi áp dụng Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự”, Tòa án nhân dân, (8), tr. 21-22.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Chế Độ Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể Bảo Lĩnh
- Trách Nhiệm Của Chủ Thể Nhận Bảo Lĩnh
- Nâng Cao Nhận Thức, Phẩm Chất Đạo Đức Của Đội Ngũ Cán Bộ Trong Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng, Đảm Bảo Thực Hiện Đúng Các Quy Định Áp Dụng Biện
- Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
2. Lê Thanh Bình (2010), Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bình (2008), “Một số ý kiến về việc hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (5).
4. Phạm Thanh Bình (1996), “Việc tạm giam để đảm bảo cho các hoạt động tố tụng khác”, Luật học, (4), tr. 51-54.
5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngà y 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngà y 25/04/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, điṇ h hướ ng đến năm 2020, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSNDTC,
TANDTC (2013), Thông tư liên tịch số 17 ngày 14/11/2013 hướng dẫn
về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luât hình sự năm 2003, Hà Nội.
tố tung
8. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyên
Ngoc
Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Đaị hoc Quốc gia, Hà Nội.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013 /NĐ-CP ngày 12/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
11. Trần Danh (2014), “Vụ “nhận hối lộ, cán bộ xã đi tù”: Bị cáo được giảm án”,
http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/201405/vu-nhan-hoi-lo-can- bo-xa-di-tu-bi-cao-duoc-giam-an-2315515/.
12. Nguyễn Văn Dũng (2002), “Biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và những bất cập”, Dân chủ và Pháp luật, (12), tr. 33-34.
13. Bùi Kiên Điện (1999), “Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh”, Luật học, (1), tr. 38-42.
14. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
15. Đỗ Văn Đương (2012), “Căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tạm giam”, Kiểm sát, (19), tr. 43-47.
16. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 01/2006 ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
17. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Hoàn thiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Kiểm sát, (21), tr. 30-35.
18. Đàm Huy (2012),“Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương”,
http://www.tinmoi.vn/tam-giam-nha-bao-hoang-khuong-01704236.html.
19. Gia Khánh (2013), “Tạm giam cả phụ nữ có con 11 tháng tuổi”, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131215/tam-giam-ca-phu-nu- co-con-11-thang-tuoi.aspx.
20. Quang Lâm (2012), “Kiến nghị trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương”, http://www.tinmoi.vn/kien-nghi-tra-tu-do-cho-nha-bao-hoang-khuong- 01821534.html.
21. Vũ Gia Lâm (2012), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn”, Luật học, (9).
22. Đăng Linh (2014), “Chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp”, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Chong-tieu-cuc- trong-hoat-dong-tu-phap/196454.vgp.
23. Tâm Lụa (2014) “Một câu nói 5 năm tù”, http://m.tuoitre.vn/news/tt?id=604739.
24. Tâm Lụa (2014), “Quá nhiều vấn đề trong bản án”, http://m.tuoitre.vn/ news/tt?id=604960.
25. Đỗ Thị Hương Ly (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Hoài Nam (2007), “Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần được giải thích và hướng dẫn thực hiện”, Kiếm sát, (9), tr. 41-43.
27. Thảo Nguyên (2013), “Tăng cường chống tham nhũng trong hoạt động tố tụng”, http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/tang-cuong-chong- tham-nhung-trong-hoat-dong-to-tung_t492c1080n62827.html.
28. Ngô Thị Nhị (2012), Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
29. Tạ Tấn Phong (2003), “Biện pháp ngăn chặn phải phục vụ tốt cho công tác điều tra”, Tòa án nhân dân, (8).
30. Nguyễn Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Thanh Quang (2014), “Chống đối manh động, dắt nhau vào tù”,
http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap-dinh/Chong-doi-manh-dong- dat-nhau-vao-tu/548545.antd.
32. Công Quang (2012), “Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với bị cáo Hoàng Khương”, http://dantri.com.vn/phap-luat/luat-su-de-nghi- mien-trach-nhiem-hinh-su-voi-bi-cao-hoang-khuong-638313.htm.
33. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
34. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
35. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
36. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
37. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
39. Minh Sơn (2012), “Giết người vẫn được tại ngoại”, http://nld.com.vn/ phap-luat/giet-nguoi-van-duoc-tai-ngoai.htm;
40. Phùng Văn Tài (2012), “Những vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và kiến nghị sửa đổi, bổ sung”, Nhà nước và pháp luật, (8).
41. Trần Quang Tiệp (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nôi, tr. 209.
42. Trần Quang Tiệp (2005), “Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”, Kiểm sát, (7).
43. Trần Quang Tiệp (2005), “Một số vấn đế lý luận về biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự”, Nhà nước và Pháp luật, (9), tr. 44-48.
44. Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề về biện pháp bảo lĩnh quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Kiểm sát, (15), tr. 24-25, 28.
45. Đàm Thị Trang (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
46. Lại Văn Trình (2006), “Tăng cường bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn xét xử”, Tòa án nhân dân, (10).
47. Vân Trường (2014), “Vụ án buôn lậu 336 kg vàng thành kinh doanh trái phép”, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/591132/vu-an-buon- lau-336kg-vang-thanh-kinh-doanh-trai-phep.html#ad-image-0.
48. Vân Trường (2013), “Truy tố 7 bị can trong vụ án buôn lậu 336 kg vàng”, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/583017/truy-to-7-bi- can-trong-vu-an-buon-lau-336kg-vang.html.
49. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga, http://tks.edu.vn/law/detail/1028_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Lien-Bang- Nga.html.
50. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Nhật Bản, http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat-Ban.html.
51. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, http://tks.edu.vn/law/detail/1711_0_Luat-to-tung-hinh- su-cua-nuoc-Cong-hoa-Nhan-dan-Trung-Hoa.html.
52. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su- Cong-hoa-lien-bang-Duc.html.
53. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
54. Phạm Quốc Uy (2013), “Khó khăn trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội”. http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/780/Kho-khan-khi- ap-dung-bien-phap-ngan-chan-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-.
55. Trịnh Tiến Việt (2006), “Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong BLTTHS năm 2003”, Tòa án nhân dân, (7), tr. 19-24.
56. Trịnh Tiến Việt (2010), “Pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo linh và
hướng sửa đổi, bổ sung”, Nghiên cứ u lâp phá p, (2).
57. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, tr. 215, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Phạm Khắc Vực (2004), “Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam”, Khoa học pháp lý, (2).