Nâng Cao Nhận Thức, Phẩm Chất Đạo Đức Của Đội Ngũ Cán Bộ Trong Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng, Đảm Bảo Thực Hiện Đúng Các Quy Định Áp Dụng Biện

Cho nên, từ lập luận này, tác giả cho rằng, nên bỏ quy định chủ thể nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức.

Cách thức xử lý: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền xác định mức tiền phạt, vì họ có thể xác định được mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế cho việc khắc phục hậu quả. Cơ quan quản lý số tiền phạt là Kho bạc Nhà nước, đặt trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng. Trường hợp nếu người nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết bằng việc tổ chức, xúi giục, giúp sức cho bị can, bị cáo có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan hoặc khi biết việc bị can, bị cáo có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp chủ thể nhận bảo lĩnh đã có trách nhiệm giám sát, giáo dục bị can, bị cáo:

i, Nếu chủ thể nhận bảo lĩnh làm tròn trách nhiệm đã cam đoan và bị can, bị cáo thực hiện đúng quy định, không gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, không bỏ trốn, không phạm tội mới, có mặt theo giấy triệu tập trong thời gian được bảo lĩnh thì vấn đề trách nhiệm không đặt ra.

ii, Nếu chủ thể nhận bảo lĩnh đã làm tròn trách nhiệm giám sát, nhưng bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc phạm tội mới, vấn đề trách nhiệm được quy định như sau:

- Khi bị can, bị cáo bỏ trốn, chủ thể nhận bảo lĩnh báo cáo ngay cho cơ quan công an và chính quyền địa phương nơi bị can, bị cáo cư trú biết và có những biện pháp tích cực như kêu gọi bị can, bị cáo đầu thú, cùng cơ quan có thẩm quyền tham gia tìm kiếm bị can, bị cáo thì không đặt ra vấn đề trách nhiệm. Bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn.

- Khi bị can, bị cáo bỏ trốn, chủ thể nhận bảo lĩnh không có biện pháp tích cực nêu trên, bỏ mặc sự việc xảy ra thì cần phải xử lý như sau:

Nếu bị can, bị cáo bỏ trốn nhưng không thực hiện hành vi bị coi là nguy hiểm cho xã hội thì trách nhiệm của chủ thể nhận bảo lĩnh được xác lập ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 quy định về vi phạm các quy định về TTHS, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành BPNC: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hoặc có các hành vi vi phạm các BPNC khác theo quy định của pháp luật [10].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nếu bị can, bị cáo bỏ trốn mà thực hiện một hoặc nhiều hành vi được coi là nguy hiểm cho xã hội thì bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mới. Nếu người nhận bảo lĩnh cố ý vi phạm nghĩa vụ cam kết bằng việc tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho bị can, bị cáo thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết hoặc tuy không cố ý tạo điều kiện cho bị can, bị cáo bỏ trốn nhưng khi biết việc bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm của chủ thể nhận bảo lĩnh có thể quy vào Điều 313 – Tội che giấu tội phạm, Điều 314 - Tội không tố giác tội phạm hay đồng phạm với tội mà bị can, bị cáo mới phạm và xử phạt như sau:

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt từ 5 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 15

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt từ 10 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt từ 20 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt 30 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó [49].

Đối với trường hợp chủ thể nhận bảo lĩnh không thực nghĩa vụ đã cam đoan:

Cần quy định chế độ báo cáo thường xuyên đối với chủ thể nhận bảo lĩnh như 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/lần. Trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình theo dõi, giám sát bị can, bị cáo có thể thuộc về công an khu vực nơi bị can, bị cáo cư trú. Qua đó, có thể nắm bắt được tình hình giám sát của chủ thể bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo như thế nào. Nếu người nhận bảo lĩnh không thực hiện đúng vai trò là người giám sát, theo dõi để cho bị can, bị cáo gây cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người nhận bảo lĩnh cũng phải chịu trách nhiệm. Cụ thể:

i, Nếu không giám sát, mà bị can, bị cáo không bỏ trốn thì hình thức xử phạt lần đầu là cảnh cáo. Nếu còn tiếp diễn lần 2 sẽ tước quyền nhận bảo lĩnh của chủ thể đó.

ii, Nếu không giám sát, dẫn đến bị can, bị cáo bỏ trốn nhưng:

Trong quá trình bỏ trốn, bị can, bị cáo không có hành vi bị coi là nguy hiểm cho xã hội thì người nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm vật chất do vi phạm các quy định về việc chấp hành BPNC. Mức xử phạt do cơ quan

THTT căn cứ vào thiệt hại do việc khắc phục hậu quả gây ra, nhưng không được quá 5 triệu đồng.

Nếu bị can, bị cáo bỏ trốn mà thực hiện một hoặc nhiều hành vi được coi là nguy hiểm cho xã hội thì bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mới. Nếu người nhận bảo lĩnh cố ý vi phạm nghĩa vụ cam kết bằng việc tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho bị can, bị cáo thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết hoặc tuy không cố ý tạo điều kiện cho bị can, bị cáo bỏ trốn nhưng khi biết việc bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm của chủ thể nhận bảo lĩnh có thể là quy vào Điều 313 – Tội che giấu tội phạm, Điều 314 - Tội không tố giác tội phạm hay đồng phạm với tội mà bị can, bị cáo mới phạm và xử phạt như sau:

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt 10 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt từ 30 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt từ 50 – 80 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó.

o Nếu bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì người nhận bảo lĩnh có thể bị xử phạt 100 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đó [49].

- Ngoài ra, một số trường hợp có thể được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức xử phạt thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng trên như:

a) Người nhận bảo lĩnh thuộc hộ nghèo hoăc

có điều kiên

kinhkthêó

khăn;

b) Người nhận bảo lĩnh là thương binh , bệnh binh, là người đươc

tăṇ g

danh hiêu

Anh hùng lưc

lươn

g vũ trang nhân dân, Anh hùng lao đôn

g, Nhà giáo

nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc đươc tăṇ g Huân chương , Huy chương

kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà me ̣Viêṭ Nam anh hùng , là con đẻ, con nuôi

hợp pháp của gia đình đươc tăṇ g bằng Gia đình có công với nươ[́c7].

Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo nộp phạt, người vi phạm phải hoàn thành việc nộp tiền. Trong trường hợp vì lý do khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, đau ốm, bệnh tật hoặc lý do khách quan khác mà không thể hoàn thành việc nộp tiền phạt bảo lĩnh đúng hạn thì thời hạn này được tính kể từ khi hết thiên tai, hỏa hoạn, đau ốm, bệnh tật hoặc lý do khách quan khác không còn nữa.

3.2.2. Nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì lẽ đó, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tố tụng cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình thức đào tạo như kiểm tra chất lượng định kỳ hàng năm, mở các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ với những nội dung thiết thực, bổ ích gắn liền với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn công việc. Đặc biệt chú trọng đến những kiến thức pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các BPNC trong TTHS nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu khách quan, không dám tin tưởng vào trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của bản thân các cán bộ THTT mà ban hành các quyết định áp dụng BPNC tràn lan.

Vì điều tra viên là người trực tiếp tiến hành các hoạt động như điều tra, lập hồ sơ vụ án, đề xuất Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra lệnh áp dụng BPNC… Điều tra viên cần phải đảm bảo tính trung thực, toàn diện và đầy đủ

trong công tác điều tra thu thập chứng cứ. Làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh, không bỏ sót bất kỳ tình tiết nào đảm bảo việc khởi tố đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm. Trước khi áp dụng BPNC, Điều tra viên cần cân nhắc đến sự cần thiết của việc áp dụng, mục đích áp dụng biện pháp đó đối với bị can, bị cáo. Trường hợp nào thấy cần thiết áp dụng thì tiến hành và ngược lại, đó là sự thể hiện bản lĩnh nghiệp vụ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình khi áp dụng BPNC.

Với chức năng là kiểm sát hoạt động TTHS nói chung trong đó có việc áp dụng BPNC, VKSND các cấp cần tập trung quản lý chặt chẽ công tác kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Thường xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc việc thụ lý và giải quyết vụ án hình sự. Kiểm sát chặt chẽ việc phê chuẩn các quyết định áp dụng BPNC bảo bảm không gây khó dễ cho Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án và cũng không gây ảnh hưởng đến quyền của những người có liên quan đến đối tượng và vụ án.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức nghành Tòa án, tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao công tác đào tạo cán bộ Tòa án. Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ BPNC trước khi xét xử và trong phiên tòa.

Thường xuyên tổ chức những đợt tổng kết rút kinh nghiệm hàng quý, hàng năm về công tác áp dụng BPNC trong TTHS. Qua đó rà soát những kết quả đã đạt được, những vướng mắc còn tồn tại cần được khắc phục trong mặt lập pháp, mặt lý luận, mặt thực tiễn, từ đó tổng hợp thành tài liệu và kiến nghị lên cấp cao góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS về BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng.

Bên cạnh đó, các cơ quan THTT cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau,

nhằm hạn chế khuynh hướng lạm quyền, đảm bảo giải quyết vụ án được kịp thời, đúng người, đúng pháp luật, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân.

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân là điều kiện để đảm bảo quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Sự hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật, sự thiếu tôn trọng pháp luật của một bộ phận người dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Phương pháp tuyên truyền pháp luật tại cơ sở, địa phương thông qua nhiều phương tiện thông tin trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả đáng kể. Và phương pháp này cần được tiếp tục nhân rộng để người dân hiểu và thực hiện đúng các quy định trong việc trình báo, tố giác các vụ việc. Cần giải thích cho người dân một cách dễ hiểu nhất, phù hợp với trình độ hiểu biết của mọi thành phần xã hội, nhất là các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng BPNC trong TTHS, để họ hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ nhằm giúp đỡ, giám sát và giáo dục người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng cũng như phát huy vai trò của họ trong việc tham gia đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Không những thế, chính những người dân sẽ giám sát các công việc của các cơ quan TTHS, qua đó hạn chế được việc người THTT hình sự làm tắt, làm ẩu thủ tục tố tụng hoặc gây oan sai, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị áp dụng BPNC.

KẾT LUẬN


Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người trong đó có quyền tự do, dân chủ. Để đảm bảo các quyền được thực hiện, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng nhiều chính sách pháp luật mang tính nhân đạo hướng tới bảo vệ các giá trị con người và pháp luật TTHS là một trong số đó. Nhà nước cho phép các cơ quan THTT sử dụng các BPNC trong những trường hợp cần thiết, phù hợp với mục đích của biện pháp nhưng không gây ảnh hưởng tới các quyền cơ bản của công dân. Mọi trường hợp thực hiện không đúng các quy định pháp luật trong việc áp dụng BPNC đều phải bị phát hiện và khắc phục kịp thời.

Biện pháp bảo lĩnh có tính ít nghiêm khắc trong hệ thống các BPNC được quy định trong BLTTHS năm 2003. Việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh đúng căn cứ, đúng người, đúng tội sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan THTT xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra trong quá trình giải quyết vụ án. Bản chất của biện pháp bảo lĩnh là thay thế tạm giam, tuy nhiên nhóm biện pháp thay thế này ngoài biện pháp bảo lĩnh còn có biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Bởi có nhiều nét chung, nên cần có sự phân biệt rõ ràng các biện pháp này, làm cơ sở nhận thức đúng đắn trong lý luận và thực tiễn áp dụng.

Với tư cách là một BPNC, biện pháp bảo lĩnh chính là công cụ hỗ trợ đắc lực các cơ quan THTT thực thi pháp luật nhưng cũng chính nó là phương tiện bảo vệ đảm bảo bị can, bị cáo được thực hiện các quyền cơ bản mà không bị hạn chế. Biện pháp bảo lĩnh không chỉ xuất phát từ sự tác động các cơ quan THTT mà nó còn thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nó còn là sự gắn kết trách

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí