chức ở nước ngoài, đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản… có được nhận bảo lĩnh không? Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận tiêu chuẩn đó cũng chưa được đặt ra [1]. Như vậy, việc không quy định tư cách của cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh là một thiếu sót lớn của nhà làm luật, là điểm cần được hướng dẫn, bổ sung.
Trong thực tế đã có trường hợp tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh cho bị can, nhưng vẫn không được chấp thuận. Ví dụ vụ án nhà báo Hoàng Khương (phóng viên Báo Tuổi trẻ) bị xử lý về hành vi đưa hối lộ. Theo hồ sơ vụ án, Hoàng Khương, Đông Anh, Trần Minh Hòa là anh em trong một gia đình. Trong một lần đi đua xe, chiếc xe của Trần Minh Hòa bị thu giữ mà không cần phải làm bản kiểm điểm theo quy định. Hòa đã nhờ Hoàng Khương giúp mình lấy chiếc xe ra. Hoàng Khương đồng ý. Do nắm được mối quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa với trung úy Trần Minh Đức trong việc giải quyết trả xe vi phạm giao thông trái phép cho Trần Anh Tuấn nên Hoàng Khương tạo ra tình huống cho Tôn Thất Hòa (giả danh Hoàng) để chủ động nhờ vả. Trong vai một nhà báo, Hòa đã trực tiếp đưa 15 triệu đồng cho trung úy Đức. Sự việc đã bị cơ quan điều tra phát hiện và bắt giữ. Chiều ngày 2/1/2012, phòng PC 46 đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Khương (tức Hoàng Khương). Sau đó bị can Khương được đưa về trại giam Chí Hòa của Công an TP.HCM ở quận 10 tạm giam 4 tháng để điều tra, xử lý về hành vi đưa hối lộ. Ngày 6/1/2012, gia đình của đã hoàn tất thủ tục xin bảo lĩnh gửi tới cơ quan chức năng theo đúng quy định. Ông Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ cho biết, cơ quan này đã 2 lần gửi đơn xin bảo lĩnh đến Công an TP.HCM đề nghị cho phóng viên Hoàng Khương được tại ngoại vì sức khỏe không bảo đảm. Bị can Khương đang bị bệnh phải điều trị trong trại tạm giam và vợ ông Khương sắp tới ngày sinh. Mặt khác, bị can Khương có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có gia
đình và Báo Tuổi trẻ bảo lĩnh, hành vi của ông Khương cũng không thể tiếp tục gây nguy hại gì cho xã hội hay cản trở quá trình điều tra… [18; 20; 32].
c) Sự tự nguyện của các chủ thể
Trong biện pháp bảo lĩnh, người nhận bảo lĩnh và người được bảo lĩnh đều phải có nghĩa vụ trong việc thực hiện cam đoan, cho nên ngoài sự đồng ý của người nhận bảo lĩnh thì còn cần có sự đồng ý của cả người được bảo lĩnh. Cần làm sáng tỏ vấn đề: Nếu bị can, bị cáo không đồng ý việc nhận bảo lĩnh thì sao? Trường hợp người nhận bảo lĩnh không muốn tiếp tục (hay là xin ngừng) nhận bảo lĩnh thì giải quyết thế nào là những vấn đề cần làm sáng tỏ.
3.1.2.4. Về chế độ trách nhiệm của các chủ thể bảo lĩnh
Theo quy định tại khoản 5 Điều 92 thì “Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng BPNC khác”. Tuy nhiên, nhà làm luật không chỉ rõ trách nhiệm mà người nhận bảo lĩnh phải chịu là gì (trách nhiệm hình sự hay hành chính, dân sự)?
Nếu biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm dùng tiền hoặc tài sản (dựa vào khả năng tài chính) để tại ngoại, thì biện pháp bảo lĩnh sử dụng uy tín, danh dự, niềm tin của chủ thể bảo lĩnh để bảo đảm cho bị can, bị cáo không bị hạn chế sự tự do. Vì thế, vấn đề trách nhiệm đối với người nhận bảo lĩnh cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhà làm luật cần đưa ra hướng dẫn cụ thể, và chi tiết quy định tính ràng buộc của người nhận bảo lĩnh khi thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan.
- Cá nhân, tổ chức có quyền nhận bảo lĩnh, giám sát bị can, bị cáo. Vậy nếu họ không giám sát bị can, bị cáo thì hậu quả pháp lý là gì?
- Nếu có giám sát mà bị can, bị cáo bỏ trốn thì giải quyết như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Tính chất của sự vi phạm sau khi bị can, bị cáo được bảo lĩnh ảnh hưởng thế nào tới người nhận bảo lĩnh?
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
- Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Luật Tố Tụng Hình Sự
- Về Đối Tượng Bị Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh
- Trách Nhiệm Của Chủ Thể Nhận Bảo Lĩnh
- Nâng Cao Nhận Thức, Phẩm Chất Đạo Đức Của Đội Ngũ Cán Bộ Trong Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng, Đảm Bảo Thực Hiện Đúng Các Quy Định Áp Dụng Biện
- Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
- Đối với trường hợp chủ thể nhận bảo lĩnh là tổ chức thì trách nhiệm thuộc về ai là điều khó xác định, hầu như không được thực hiện bởi lẽ, không hoặc khó có thể thiết lập được cơ chế ràng buộc trách nhiệm của tổ chức khi tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan… Phải chăng hậu quả chỉ là tước quyền nhận bảo lĩnh của tổ chức và bắt bị can, bị cáo tạm giam lại. Đây là vấn đề còn nhiều vướng mắc, thiếu tính thực tiễn, cũng cần có những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể này khi bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ.
3.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung nội dung một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp bảo lĩnh
Với những vướng mắc đã nêu thì việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế định bảo lĩnh là điều hết sức cần thiết. Biện pháp bảo lĩnh cho thấy vai trò mềm dẻo, linh hoạt trong việc thu hút sự tham gia của gia đình, cơ quan, tổ chức giám sát và giáo dục, nhằm hướng cho các bị can, bị cáo lầm đường, lỡ bước, có cơ hội được tái hòa nhập xã hội. Biện pháp bảo lĩnh cho thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chính sách pháp luật TTHS nước ta, thể hiện một tầm nhìn có tâm của nhà làm luật, cũng chính là hành động bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần thúc đẩy công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
3.2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh
a) Căn cứ áp dụng chung biện pháp ngăn chặn
Về việc còn có nhiều băn khoăn và chưa rõ ràng giữa căn cứ chung quy định tại Điều 79 và các BPNC quy định các căn cứ cụ thể. Tác giả cho rằng mỗi BPNC đều có tính chất và đặc điểm riêng nhưng suy cho cùng thì đều phải thỏa mãn những mục đích chung nhất định và mục đích đó chính là sự
cần thiết cho việc áp dụng các BPNC. Vì thế, khi áp dụng BPNC thì ngoài căn cứ quy định tại Điều 79 nên áp dụng cả quy định tại điều luật cụ thể. Ví dụ, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 88 thì biện pháp tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, như vậy có thể hiểu là chỉ đối với những bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng phải rơi vào một hoặc một số căn cứ quy định tại Điều 79 thì mới có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam. Còn nếu chỉ căn cứ vào điều luật cụ thể của BPNC thì không cần xem xét thêm căn cứ nào, bị can, bị cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 88 đều bị tam giam. Trong khi đó còn có nhiều trường hợp không cần thiết phải tạm giam mà trong Bộ luật đã có quy định cụ thể. Hiểu theo cách này là không phù hợp với mục đích của việc áp dụng BPNC, từ đó sẽ dẫn tới việc áp dụng một cách tùy tiện, gây phương hại tới lợi ích chính đáng của công dân.
Nghiên cứu BLTTHS một số nước trên thế giới, thì chỉ có BLTTHS Liên bang Nga quy định về những căn cứ chung áp dụng BPNC. Do đó, không nên quy định một điều luật về căn cứ áp dụng BPNC chung như Điều 79 đã đặt ra, vì mỗi BPNC phản ánh tính chất và mục đích áp dụng riêng biệt, thể hiện sự phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà bị can, bị cáo gây ra hoặc đe dọa gây ra. Việc quy định một hoặc một số căn cứ áp dụng chung cho nhiều BPNC là thiếu cơ sở khoa học và dẫn tới việc đánh đồng nhiều biện pháp có tính chất nghiêm khắc với biện pháp ít nghiêm khắc, tới mục đích của các biện pháp đã đề ra. Nếu quy định các căn cứ áp dụng BPNC cụ thể có thể sẽ trùng lặp giữa Điều 79 và căn cứ riêng. “Nếu không quy định các căn cứ áp dụng BPNC cụ thể thì việc áp dụng các BPNC cụ thể sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn BPNC do thiếu cơ sở để phân định” [2]. Vì thế, nên điều chỉnh Điều 79 theo hướng thành một điều quy định chung về BPNC, trong đó có nêu khái niệm về BPNC, đối tượng áp dụng, thẩm quyền áp dụng, mục đích áp dụng và liệt kê hệ thống các BPNC.
b) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quá trình lập pháp của các nước trên thế giới, để quy định biện pháp bảo lĩnh trở nên khả thi và ưu việt hơn, từ đó có thể quy định một số căn cứ bảo lĩnh như sau: Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng; nghiêm trọng nhưng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có nơi cư trú rõ ràng; chưa có tiền án, tiền sự, có nhân thân, lai lịch rõ ràng. Điều này là hợp lý vì không thể cho một người đã có tiền án, tiền sự, lại không có đăng ký nhân khẩu tại địa phương bảo lĩnh, mặt khác nguy cơ họ bỏ trốn có thể rất cao.
Chỉ những tội phạm thuộc các trường hợp trên mới được áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Bởi biện pháp bảo lĩnh là được hiểu như một biện pháp nhẹ, dựa trên cơ sở tin tưởng của Cơ quan THTT trong việc xem xét khả năng giáo dục, giám sát của các chủ thể bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo là chính, khả năng ràng buộc trách nhiệm pháp lý thấp. Mặt khác, những đối tượng trên còn khả năng giáo dục và cải tạo, dễ kiểm soát. Còn các đối tượng phạm loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là những loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chưa kể đến những vụ án có tính chất phức tạp, có tổ chức và rất chuyên nghiệp, tinh vi, cần có những BPNC cứng rắn và có ràng buộc trách nhiệm pháp lý cao hơn và cần đến sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan THTT để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra. Vì thế, cần quy định rõ những trường hợp không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
Biện pháp bảo lĩnh còn có thể xem xét áp dụng với một số nhóm tội phạm về môi trường, nhóm tội phạm về chức vụ, nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp… Trên thực tế, nhiều trường hợp bị can, bị cáo phạm tội thuộc những nhóm tội này thường có nơi cư trú rõ ràng, có đủ điều kiện để có thể được áp dụng BPNC ít
nghiêm khắc như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, khả năng cản trở việc điều tra, truy tố xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội là rất thấp [15].
3.2.1.2. Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Thay đổi biện pháp tạm giam là việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng BPNC khác trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo mà có thể áp dụng BPNC khác (cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm).
Với tư cách là BPNC thay thế biện pháp tạm giam, biện pháp bảo lĩnh được áp dụng trong trường hợp có căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam nhưng trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo thì thấy rõ ràng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam, đồng thời vẫn bảo đảm bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội hoặc không cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Có thể thấy rằng, việc chấp nhận cho bị can, bị cáo được hưởng biện pháp bảo lĩnh là căn cứ vào các quy định của pháp luật nhưng một điều tiên quyết đó là việc đánh giá chủ quan “cần thiết” hay “không cần thiết” phải tạm giam của cơ quan THTT, mà trực tiếp là những người THTT về bị can, bị cáo trước khi cho họ tại ngoại. Những tiêu chí này không thể đo đếm cụ thể mà chỉ có thể áp dụng bằng khả năng đánh giá bằng kinh nghiệm, năng lực của cán bộ thực hiện.
Việc đánh giá căn cứ thực tế, xem xét thế nào là “cần thiết” hay “không cần thiết tạm giam” đòi hỏi người áp dụng phải có trình độ pháp lý cao và trải qua thủ tục hết sức chặt chẽ để có thể đánh giá đúng. Quyết định thay thế biện pháp tạm giam của cơ quan THTT ảnh hưởng lớn tới quyền tự do của bị can, bị cáo và rất có thể không tránh khỏi việc xảy ra những trường hợp tiêu cực trong quá trình xem xét, giải quyết đó.
Với tình hình kinh tế - xã hội và tình hình thực hiện công tác THTT hiện nay cho thấy, tiêu cực trong hoạt động tố tụng nói chung và TTHS nói riêng đang trở thành một vấn nạn, làm giảm đi tính minh bạch và tính công lý, làm tăng sự bất bình trong nhân dân. Một số yếu tố góp phần tạo nên hiện tượng tham nhũng hiện nay đó là luật pháp và chính sách không rõ ràng khiến các nhóm lợi ích lợi dụng để áp đặt theo những giải pháp của họ; tính khó dự đoán, không nhất quán và sự phức tạp của hệ thống pháp luật; quy trình THTT còn thiếu minh bạch cản trở việc giám sát của truyền thông và xã hội… [22; 27]. Do đó, điều kiện áp dụng này có thể là mầm mống làm nảy sinh tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ việc, là kẽ hở để một số cán bộ thiếu năng lực, thiếu công tâm lợi dụng sự lo lắng và thiếu hiểu biết của công dân để trục lợi. Nếu như điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh đặt ra phục vụ chủ yếu cho hành vi mang tính tiêu cực của người THTT thì nó không cần thiết phải đặt ra. Nhưng nếu người THTT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ pháp lý cao trong quá trình giải quyết vụ án, thì vấn đề tiêu cực sẽ khó xảy ra thậm chí được đơn giản hóa đi rất nhiều.
3.2.1.3. Đối tượng áp dụng
Biện pháp bảo lĩnh là biện pháp nhằm thay thế biện pháp tạm giam, cơ quan THTT cần xem xét, cân nhắc dựa trên các căn cứ thực tế và phù hợp với mục đích của biện pháp bảo lĩnh để áp dụng đúng, tránh để xảy ra tình trạng người có thể được áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì vẫn bị tạm giam, người cần tạm giam lại cho nhận bảo lĩnh. Vì thế, cần quy định cụ thể trong Điều 92, biện pháp bảo lĩnh áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng và cam đoan không bỏ trốn, không gây trở ngại cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Vấn đề áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với người chưa thành niên. Nhà
nước ta luôn có chính sách hình sự phù hợp với người chưa thành niên phạm tội, chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa họ sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện để họ trở thành người có ích cho xã hội. Với những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trên thực tế, thì cần có những sửa đổi về mặt lập pháp sao cho phù hợp với tình hình tội phạm vị thành niên đang có xu hướng gia tăng cả về chất và lượng như hiện nay. Tạo điều kiện không có nghĩa là nới lỏng sự kiểm soát, trong những trường hợp cần thiết, nếu như đã áp dụng tất cả các BPNC ít nghiêm khắc mà người chưa thành niên vẫn tiếp tục phạm tội thì cần có những BPNC nghiêm khắc hơn.
3.2.1.4. Thủ tục áp dụng
Điều 92 BLTTHS quy định khi nhận bảo lĩnh người nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Về phía cơ quan THTT, khi nhận được đơn xin bảo lĩnh, cần quy định cụ thể thời hạn giải quyết đơn từ và phải phúc đáp người nhận bảo lĩnh về việc được hay không được bảo lĩnh. Tránh trường hợp người nộp đơn cứ mong ngóng, người nhận đơn cứ thờ ơ. Cụ thể:
- Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhân
đươc
đơn xin bảo lĩnh ,
Cơ quan điều tra đang THTT đối với vụ án ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can và gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị phê chuẩn.
Trong thời han
ba ngày làm việc, kể từ khi nhân
đươc
quyết định áp dụng
biện pháp bảo lĩnh, công văn đề nghị phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan,
Viên
kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoăc
không phê chuẩn quyết định áp
dụng biện pháp bảo lĩnh; trường hợp không phê chuẩn phải nêu rõ lý do.
Khi ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh, Viện kiểm sát phải quyết định thay thế BPNC (hủy bỏ biện pháp tạm giam,