H: Trước Năm 1990, Anh Có Đánh Bắt Cá Suối Yến Hay Làm Thêm Việc Gì Không? Anh Còn Nhớ Gì Về Kí Ức Những Năm Đó Không, Xin Vui Lòng Kể Cho Em A?


6. H: Trước năm 1990, Anh có đánh bắt cá suối Yến hay làm thêm việc gì không? Anh còn nhớ gì về kí ức những năm đó không, xin vui lòng kể cho em a?

Đ: Trước khi du lịch phát triển, anh cũng hay đi bắt cá, không chỉ ở suối Yến mà các cửa sông… cũng nhiều vô kể. Anh còn nhớ mỗi dịp đi đánh mỗi mẻ lưới vài chục cân là bình thường.

7. H: Các chính sách của nhà nước trước năm 1990, anh đánh giá thế nào? Có hợp lý không?

Đ: Các chính sách của nhà nước trước năm 1990 nhìn chung lạc hậu, cũng do điều kiện xã hội chung nữa. Tuy nhiên cơ bản là chưa phát huy được hết tiềm năng của cư dân Hương Sơn.

8. H: Có ý kiến cho rằng, lấy năm 1990 làm dấu mốc các ngành nghề trong du lịch phát triển, gắn với chính sách cải cách ruộng đất- không còn phân chia ruộng đất công nữa mà cố định ruộng đất công, như vậy có đúng không? Vì sao ạ?

Đ: Đúng đấy em ah. Những biến đổi ở xã Hương Sơn sau năm 1990 mới rõ ràng.

9. H: Vào ngày thường và những ngày hội xuân công việc của anh thay đổi ra sao ah?

Đ: Ngày thường công việc của anh không bận rộn lắm mà chủ yếu giải quyết các vấn đề trong xã, hành chính và có liên quan đến xã. Nhưng thời gian xuân hội thì bận lắm. Ngoài việc giải quyết các việc hành chính, còn phải tham gia công tác quản lý và bảo vệ trên các di tích, kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề cho khách du lịch.

10. H: Khách du lịch đến chùa Hương ngày nay chủ yếu từ đâu đến đây ạ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Đ: Khách du lịch đến từ Hà Nội là chủ yếu, ngoài ra khách có thể đến từ nhiều tỉnh lân cận ở Bắc Bộ. Khách quốc tế từ nhiều tỉnh thành khác


Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 25

11. H: Báo đài có lên án tình trạng một bộ phận người dân nơi đây xin tiền khách khi đi đò hoặc làm cò dẫn khách vào nhà hàng vào dịp xuân hội ở đầu đường hay bán thịt thú rừng... Là người trong ban quản lý, Anh nghĩ thế nào về hiện tượng của một bộ phận đó ở làng quê mình hiện nay?

Đ: Cư dân gốc ở đây nghèo, khách du lịch đi đò hay cho tiền dần dần họ quen hay xin thêm, thậm chí trước khi ban quản lý tổ chức thống nhất được như ngày nay, còn có hiện tượng tranh khách, đánh nhau. Ban quản lý cũng cố gắng xử lý các tệ nạn xã hội như vậy nhưng nhiều khi đông quá. Hiện tại ban tổ chức lễ hội hàng năm có các đường dây nóng và tăng cường lực lượng công an xã đi tuần tra và xử lý

kịp thời các tệ nạn đó.

12. H: Anh cho em hỏi: Tín ngưỡng cộng đồng mưu sinh nơi đây hay thờ đối tượng nào? Để cầu mong điều gì cho dân làng?

Đ: Người đi rừng hay thờ sơn thần trên núi, thờ Mẫu ở các ban, trong các ngày hội và lễ tiết đầu năm cũng thờ các đối tượng phù hộ cho nghề nông nghiệp thuận lợi. Ngày nay họ hay thờ thần tài ở cửa hay trong nhà.

13. H: Theo anh, những nghề nghiệp nào là gốc hay có từ rất lâu trước năm 1990?

Đ: Theo anh, nghề gốc Hương Sơn là nghề làm nông nghiệp lúa nước, đi rừng kiếm củi, cây thuốc và sản vật rừng. Hương Sơn cũng có nghề trồng Mơ, hái rau Sắng rừng. Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng ảnh hưởng của đất “Hà Tây quê lụa” nên cũng có thể coi là nghề gốc của cư dân nơi đây.

14. H: Anh cho em hỏi: người dân Hương Sơn làm gì vào ngoài dịp Xuân hội, thu nhập của họ có đảm bảo suốt năm không?

Đ: Ngoài xuân hội, người dân thường trở lại nghề truyền thống của mình, bên cạnh đó có thể kinh doanh những nghề trung chuyển (vừa cho khách du lịch vừa cho cư dân địa phương). Thu nhập của họ chính vào xuân hội, nhiều hộ không đủ ăn sau phải bán lúa hoặc vay nặng lãi

Vâng, em cảm ơn anh đã giúp em hoàn thành bài phỏng vấn!


PHỎNG VẤN SÂU

TẠI XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.3.

Người được phỏng vấn: L.T.N Giới tính: Nữ

Tuổi: 41

Chức danh/ công việc: Chèo đò, thợ chụp ảnh, người dẫn đường và làm nông nghiệp

Địa chỉ: Bến Yến, xã Hương Sơn Ngày phỏng vấn: 2/2016

Các câu hỏi và câu trả lời:

1. H: Chị vui lòng cho em biết: Công việc chính của chị trước năm 1990 và sau năm 1990 là gì? Hiện nay chị làm việc gì ah?

Đ: Trước đây chị làm nghề chèo đò. Nhà nghèo nên từ nhỏ phải đi chèo đò giúp bố mẹ rồi. Lớn hơn thì theo mẹ đi thong, làm ruộng. Khi khách du lịch đến đây đông đảo hơn từ sau năm 1990, chị làm nghề chụp ảnh, gánh hàng và dẫn đường cho khách đi hành hương, du lịch.

2. H: Gia đình chị có mấy người ah? Những người còn lại làm công việc gì ah?

Đ: Gia đình chị có 4 người. 2 con nhỏ và chồng nữa. Hai cháu thì 1 cháu còn nhỏ, nhưng học kém nên ở nhà nấu cơm và thỉnh thoảng đi kiếm củi trong rừng cho mẹ. Cháu lớn cùng bố thì thỉnh thoảng đi kích cá và làm phu hồ.

3. H: Mỗi người trong gia đình đều có thu nhập riêng như vậy thì có đảm bảo sinh hoạt hàng ngày không?

Đ: Vào xuân hội nhiều việc cũng đủ. Nhưng cũng có thời điểm không đủ, vì việc đánh cá giờ bị ban quản lý cấm đánh cá điện ở suối và cửa sông nên nhiều khi phải làm đêm, thu nhập cũng không ổn định

4. H: Thu nhập không ổn định như vậy chị làm thế nào để đảm bảo đời sống gia đình không ạ?

Đ: Thu nhập nhiều khi không đủ chị phải bán gạo đi để ăn. Thiếu thì vay lãi đến đầu năm có tiền lại trả lãi.


5. H: Để đầu tư cho một con thuyền tôn, thuyền sắt để chuyên chở khách du lịch như hiện nay, gia đình chị mất bao nhiêu tiền ah?

Đ: Để làm một chiếc thuyền tôn chuyên chở như thế này (chị N vừa chèo đò vừa ngước mắt về phía chiếc thuyền) mất khoảng vài triệu đồng em ah.

6. H: Như em được biết, chị có chèo đò từ nhỏ, vậy con đò trước năm 1990 so với hiện tại có khác gì nhau không?

Đ: Trước đây Hương Sơn dùng thuyền tam bản, sau đó dùng thuyền thúng tráng nhựa đường. Hiện nay thuyền tôn hay thuyền sắt chở khách du lịch đi ngày nay cũng vẫn đang sử dụng, có công suất lớn hơn, chuyên chở được nhiều khách hơn.

7. H: Chị có thể cho em biết: Nhà nước hay chính quyền địa phương có hỗ trợ gì cho người dân vào trước năm 1990 không?

Đ: Nhà nước giao khoán cho dân ruộng để trồng, chia ruộng theo số đinh trong gia đình. Sau năm 1990, các chính sách khuyến khích nghề nông không còn nữa

8. H: Chị ơi, những người làm nông nghiệp họ trồng cây gì để nuôi sống bản thân và gia đình trước những năm 1990? Nuôi con gì trong gia đình, số lượng mỗi nhà khoảng bao nhiêu con?

Đ: Trước đây dân Hương Sơn bên cạnh việc trồng lúa nước họ có trồng khoai mì để ăn. Củ khoai, củ sắn, củ sung củ báng và khoai mì qua ngày. Nghề chăn nuôi trước đây ko phát triển. Gọi là có con gà, con lợn trong vườn với nhà khá giả, nếu không thì mấy nhà chung nuôi một con. Cả xã chắc có vài chục con lợn, trâu bò là cùng.

9. H: Chị có thể cho em biết: Nghề chèo đò hiện nay có khác gì so với năm 1990?

Đ: Nghề chèo đò hiện nay khác nhiều so với trước kia. Trước kia đò Hương Sơn là loại thuyền thúng tráng nhựa đường. Sau này, nhiều khách lên, người ta không dùng đò đó nữa mà dùng thuyền tôn, có công suất chuyên chở lớn hơn, nhẹ nhàng hơn.

10. H: Chị ơi, thu nhập của cư dân Hương Sơn xuân hội tốt như vậy thì những người ở địa phương khác hay làng khác có thể bán hàng hay làm du lịch ở đây không hay chỉ thuần túy là người dân Hương Sơn? Nếu chỉ là người dân HS thì đó là những ai?


Đ: Lệ làng ở đây chặt chẽ lắm, chỉ có cư dân Hương Sơn gốc mới được chèo đò và bán hàng. Nếu là dân làng khác sang bán, bị phát hiện có thể bị hất gánh hàng đi. Chỉ có người làng Hương Sơn, thôn Yến Vỹ mới được buôn bán ở đây.

11. H: Chị cho biết: Những công cụ lao động hay hành nghề trong giai đoạn trước và sau khi phát triển du lịch HS thay đổi như thế nào?

Đ: Trước năm 1990, thỉnh thoảng chị có vào rừng lấy rau Sắng và củ mài, phải mang theo bao bố lên rừng để thu nhặt rau Sắng trên cao. Rau Sắng rừng không còn nữa nên người dân phải trồng ở bìa rừng, trong vườn hoặc khu đất trống. Túi ni lông giờ cũng thay cho bao bố nặng nề ngày xưa.

Nghề nông nghiệp thì giờ có máy cày, máy tuốt lúa, máy xạ, máy gặt lúa nên cũng đỡ hơn trước kia.

12. H: Chị cho hỏi để anh có thể đánh cá trong bối cảnh ban quản lý cấm đánh cá như hiện nay, anh làm thế nào ah?

Đ: Ngày xưa cá nhiều và ban quản lý không cấm, cư dân hay đánh cá thoải mái, nhưng giờ để ngăn tình trạng tận diệt và ô nhiễm dòng Yến, ban quản lý cấm đánh cá. Nên anh nhà chị phải đánh cá ban đêm và kích điện sẽ có công suất lớn và đỡ tốn sức hơn.

Vâng, xin cảm ơn chị vì những chia sẻ!


PHỎNG VẤN SÂU

TẠI XÃ HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.4.

Người được phỏng vấn: N.V.H Giới tính: Nam

Tuổi: 61

Chức danh/ công việc: Ban quản lý đò xã Hương Sơn Địa chỉ: bến Yến, xã Hương Sơn

Ngày phỏng vấn: 2/2017

Các câu hỏi và câu trả lời:


1. H: Bác vui lòng cho cháu biết: Công việc chính của bác hiện tại là gì?

Đ: Tôi hiện làm trong ban quản lý đò xã Hương Sơn. Thường phụ trách việc sắp xếp đò cho khách du lịch. Quản lý bán vé và thu tiền khách lên đò. Gọi thợ chèo đò từ các hộ với các thời điểm khách đột biến đông lên.

2. H: Ngoài công việc chính của bác hiện tại, bác còn làm công việc gì khác không ah? Các thành viên khác trong gia đình có làm thêm nghề gì khác không?

Đ: Gia đình tôi còn có nghề nấu rượu để bán cho các nhà hàng ngâm làm rượu mơ. Bà xã tôi chăn nuôi và làm nông nghiệp ở nhà

3. H: Thu nhập những công việc đó trước đây cụ thể là bao nhiêu ạ?

Đ: Tôi làm trong ban quản lý đò mỗi tháng được vài trăm ngàn. Bán rượu mỗi tháng được vài trăm. Bà xã chăn nuôi và làm nông nghiệp mỗi năm trừ hết chi phí đi được vài chục triệu.

4. H: Thu nhập của bác và gia đình như vậy có đảm bảo được đời sống của gia đình không ạ?

Đ: Cơ bản ở quê chi tiêu tằn tiện cũng đủ. Con cái trưởng thành đều đi học và công tác ở ngoài Hà Nội rồi. Có hai ông bà, vườn trồng ít rau, con gà nên đời sống cơ bản là đủ cháu ah.

5. H: Bác cho cháu hỏi: Sinh hoạt văn hóa của xã với cộng đồng cư dân nơi đây những năm trước 1990 như thế nào? Bác có hài lòng về cuộc sống lúc đó không?


Đ: Sinh hoạt văn hóa xã trước đây phải nói là: đời sống kinh tế, vật chất thì rất khó khăn, không đủ ăn cơ. Thường xuyên phải vào rừng hái rau, củ rừng để về ăn độn thay cơm cho đỡ đói. Từ sau khi du lịch phát triển, đời sống vật chất ngày càng cao hơn thì tốt lên. Đời sống trước năm 1990 vất vả như vậy, nhưng đời sống tinh thần thì tốt lắm, nhiều hoạt động văn thể, xã vui lắm.

6. H: Bác có thể kể cho cháu nghe một chút về bối cảnh xã hội cũng như nghề nghiệp và sinh hoạt của gia đình trước những năm 1990 không?

Đ: Trước năm 1990, du lịch nơi đây chưa phát triển, dân trong làng sống bằng nghề trồng lúa là chủ yếu. Có rừng nên mọi người có thể vào rừng hái sản vật rừng và thú rừng, cây thuốc. Nhà nước giao đất cho mỗi hộ để cấy cày. Đời sống nói chung lạc hậu, nghèo đói, ko đủ ăn. Học hành của cư dân cũng hạn chế. Gia đình bác còn nhiều nghề, nhưng nhiều hộ cả tháng ăn cơm độn, củ khoai, củ sắn là bình thường.

7. H: Nhà nước hay chính quyền địa phương có hỗ trợ gì cho người dân vào trước năm 1990 không?

Đ: Nhà nước giao khoán cho dân ruộng để trồng, chia ruộng theo số đinh trong gia đình. Giai đoạn sau còn đỡ chứ lâu hơn, sau cách mạng tháng 8 thì địa chủ cũng yêu sách dân, đời sống nông nghiệp khó khăn lắm.

8. H: Các chính sách của nhà nước trước năm 1990, ông bà đánh giá thế nào? Có hợp lý không?

Đ: Các chính sách của nhà nước trước năm 1990 nhìn chung lạc hậu, cũng do điều kiện xã hội chung nữa.

9. H: Bác cho cháu hỏi: Sau khi du lịch phát triển hay nói cách khác là du khách đến chùa Hương có đem lại những thuận lợi hay khó khăn gì cho người dân nơi đây?

Đ: Sau năm 90, khi du lịch có điều kiện phát triển đã khiến làng quê có nhiều ngành nghề mưu sinh khác nhau. Cư dân có thu nhập nhiều hơn, cao hơn. Đời sống tốt hơn. Tuy nhiên khi điều kiện xã hội tốt hơn cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội mang lại trước đó chưa từng có ở Hương Sơn như: móc túi, ăn mặc lố lăng, cờ bạc, lô đề, nghiện hút…


10. H: Có ý kiến cho rằng, lấy năm 1990 làm dấu mốc các ngành nghề trong du lịch phát triển, gắn với chính sách cải cách ruộng đất- không còn phân chia ruộng đất công nữa mà cố định ruộng đất công, như vậy có đúng không? Vì sao ạ?

Đ: Đúng đấy cháu ah. Một số chính sách khuyến khích phát triển thông thương, du lịch có từ trước đó vài năm nhưng thực chất những biến đổi ở xã Hương Sơn đến năm 1990 mới rõ ràng.

11. H: Khách du lịch đến chùa Hương ngày nay chủ yếu từ đâu đến đây ạ?

Đ: Khách du lịch đến từ Hà Nội là chủ yếu, ngoài ra khách có thể đến từ nhiều tỉnh lân cận ở Bắc Bộ. Khách quốc tế từ nhiều tỉnh thành khác

12. H: Bác cho biết, những biện pháp nào để du lịch Hương Sơn phát triển hơn nữa, nhưng văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn?

Đ: Có nhiều động Hương Sơn chưa được khai thác và đưa vào du lịch. Một số tuyến du lịch bên cạnh tuyến Hương Sơn nhưng chưa thực sự hấp dẫn khách nên khách thường đi tuyến Hương Sơn thôi. Quỹ đất phát triển du lịch cũng còn nhiều nhưng chưa được đầu tư nâng cấp.

13. H: Bác ơi, nghề trồng rau Sắng ngày nay có khác gì so với năm trước 1990?

Đ: Rau Sắng xưa thường mọc trên núi đá vôi, nhưng ngày nay không còn cháu ah. Ngày nay rau Sắng chùa Hương đa phần là do dân trồng. Họ trồng trong bìa rừng, trong vườn nhà hay khu đất trống của gia đình. Dân Hương Sơn giờ trồng rau Sắng nhiều và quy mô lớn lắm, có những gia đình có cả vườn lớn rau Sắng bát ngát để bán cho khách du lịch và nhà hàng vào xuân hội cơ.

14. H: Cháu thấy có một số thuyền máy đi lại trên sông, sao không dùng để chuyên chở cho khách du lịch ah?

Đ: Thuyền máy làm ô nhiễm dòng suối do có dầu khi chạy. Trong khi chèo đò lại đem lại thu nhập cho người dân địa phương, khách du lịch có thể vãn cảnh trên suối nên chèo đò được quy ước cho việc đi lại và chuyên chở chủ yếu trên suối Yến cho khách du lịch. Một số thuyền máy được dùng trên sông nhưng là của ban quản lý di tích và một số cửa hàng dùng để chuyên chở hàng trên suối.

Vâng, cháu cảm ơn bác vì những chia sẻ ạ!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023