Phát Triển Kinh Tế Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Biên Giới

Quốc làm ăn, buôn bán nhỏ cũng không ổn định. Đồng bào cho biết, do phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc có hôm nhiều, hôm ít, hôm không có nên công việc bốc vác thuê tại cửa khẩu cũng thất thường. Để đợi những chuyến xe hàng, có khi người dân phải mất cả ngày đợi bên Pò Chài mới bốc được một xe và chở hàng sang chợ Tân Thanh. Chị Hoàng Thị Toan, người Tày, thôn Bản Thẩu cho biết “Công việc này cũng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, năm nay mình hay đau ốm, thuốc thang nhiều, vì thế mà không đi làm được thường xuyên, đấy là chưa kể đến những hôm mưa gió”. Ngay cả đội ngũ “cửu vạn” chuyên vác hàng lậu trốn thuế qua các đường mòn cũng thường gặp những rủi ro do bị công an hay biên phòng bắt. Do giá trị hàng hóa lớn

nên khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ, họ thường chống đối lại, thậm chí một số trường hợp đã ra tay sát hại các chiến sĩ biên phòng7. Ngoài ra, muốn đi làm thuê bên Trung Quốc cũng phải có mối quan hệ quen biết hoặc người trước đi rồi dẫn người sau đi theo, công việc này cũng thường tiềm ẩn những rủi ro với người lao động trong thôn khi bị chủ hàng bên đó quỵt tiền, trấn lột tiền

trên đường về. Khi thu hồi đất nông nghiệp của dân, Ban Quản lý thương mại Tân Thanh đã cấp cho mỗi hộ gia đình trong thôn một lô đất bán hàng tại chợ cửa khẩu. Nhưng do không có kinh nghiệm, không thạo trong việc buôn bán nên nhiều hộ đã thua lỗ, không bán được và cho người khác thuê. Thực tế này xuất phát từ những hạn chế về vốn xã hội và vốn con người (tri thức, kỹ năng, trình độ) của chính bản thân người lao động ở thôn Bản Thẩu nên đã hạn chế họ thâm nhập vào các công việc được trả lương cao và đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp.



7 Nói về tấm gương hy sinh anh dũng trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, không ai ở đây là không biết đến Đại úy Ngô Văn Vinh - một trong những “át chủ bài” đánh án của Đồn biên phòng Tân Thanh. Mỗi khi nhận được tin báo, không kể mưa gió, bão dông hay nắng nóng như rang mình, có khi không kịp báo cho đồng đội nhưng anh vẫn lên đường ngay. Là người Kinh nhưng anh rất chịu khó học tiếng dân tộc để thâm nhập địa bàn, bởi thế nên bà con rất gắn bó với anh. Nhiều lần anh một mình xông pha, nắm bắt tình hình, truy bắt đối tượng và không may đã hy sinh trong một lần đánh án vào năm 2010 khi tròn 34 năm tuổi đời, 14 năm tuổi quân, hơn 10 năm tham gia đánh án. Những kỷ niệm về anh vẫn mãi còn trong ký ức của bà con các dân tộc vùng biên giới Tân Thanh - người chiến sĩ biên phòng đã sống và cống hiến hết mình vì sự bình yên nơi biên cương của Tổ quốc.

- Việc quản lý mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới ở cả hai nước còn bất cập. Hiện nay, cư dân của hai bên Tân Thanh và Pò Chài (Trung Quốc) đi làm thuê cũng như qua lại thăm thân chủ yếu dùng giấy thông hành. Loại giấy này chỉ có giá trị qua biên giới trong ngày. Tuy nhiên, đã không ít trường hợp họ ở vượt quá thời gian quy định với thời gian hàng tuần hay hàng tháng. Vì thế, chính quyền nên tăng cường quản lý hơn nữa mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới, kiên quyết đấu tranh để loại trừ những đối tượng xấu gây ảnh hưởng đến an ninh và trật tự vùng biên. Cần tiến hành đàm phán giữa hai địa phương của hai nước để cải cách những thủ tục hành chính liên quan đến việc đi lại của công dân hai bên vùng biên theo xu hướng giản tiện và đảm bảo phù hợp với luật pháp của mỗi nước. Từng bước hướng dẫn người dân làm thủ tục visa khi đi làm ăn dài ngày ở bên kia biên giới. Trên cơ sở đó, tiến tới đảm bảo quản lý ổn định vùng biên.

- Sự khác biệt trong việc hưởng dụng nguồn vốn tự nhiên (đất đai) giữa các hộ gia đình người Tày trong thôn Bản Thẩu là một trong những nhân tố làm gia tăng sự phân hóa xã hội trong cộng đồng. Từ một thôn thuần nông, với khoảng cách giàu - nghèo hẹp thì từ khi thu hồi đất nông nghiệp đã xuất hiện một số nhân tố thúc đẩy bất bình đẳng xã hội. Do giá trị của quyền sử dụng đất ở ngày càng tăng dẫn đến đất đai trở thành một loại tài sản có giá trị, một phương tiện sinh tồn. Thu nhập từ việc cho thuê nhà trọ là một minh chứng cụ thể cho nhận định này. Các cơ hội trong kinh doanh cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các hộ trong cộng đồng. Do dó, hộ nào nhiều đất đai, biết cách làm ăn, nắm bắt nhanh thị trường thì sẽ có cuộc sống ổn định; còn ngược lại, ít đất đai và thiếu vốn, chậm thay đổi tư duy thì cuộc sống sẽ bấp bênh, nghèo đói. Đây cũng là một khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thôn Bản Thẩu. Vì thế, chính quyền địa phương cần mở những lớp tập huấn về cách làm kinh tế giỏi, cách lựa chọn những cây trồng và vật nuôi thích hợp với điều kiện và

môi trường ở địa phương; hướng dẫn các kĩ thuật chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh đe dọa. Trang bị kiến thức cho những người đi làm ăn xa biết tự bảo vệ mình, tránh các tệ nạn xã hội.

- Một yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của đời sống người dân trong thôn là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội. Phía sau sự sầm uất, nhộn nhịp giao thương thì cửa khẩu Tân Thanh là nơi luôn tiềm ẩn những phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là địa bàn “nóng” trên tuyến biên giới Lạng Sơn về các loại tội phạm ma túy, buôn bán tiền giả, buôn bán phụ nữ và trẻ em...Trên chiều dài gần 15 km đường biên mà Đồn biên phòng Tân Thanh bảo vệ, quản lý thì có hàng trăm đường mòn, lối tắt mà các đối tượng phạm tội lợi dụng hoạt động vượt biên trái phép. Thủ đoạn và phương thức hoạt động của chúng rất tinh vi và thường xuyên thay đổi, nhất là các đối tượng buôn bán “hàng trắng”. Chúng thường thuê người dân bản địa trong thôn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm bởi họ rất thông thạo địa hình, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động của Đồn biên phòng còn gặp nhiều hạn chế như lực lượng mỏng, phương tiện và trang thiết bị còn lạc hậu. Cũng do địa hình phức tạp nên khi đi làm nhiệm vụ, bộ đội biên phòng phải vượt đèo, leo dốc, băng rừng, mùa đông phải chịu cái lạnh thấu xương của giá rét vùng núi đá. Phát huy tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nhiều năm qua, cán bộ và chiến sĩ Đồn biên phòng Tân Thanh luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Toàn đồn tích cực bám dân, bám địa bàn, lăn lộn xây dựng lực lượng quần chúng tốt, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trên địa bàn nhằm tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm. Đây là những biện pháp quan trọng, giúp cán bộ, chiến sĩ của đồn triệt phá thành công nhiều vụ án nghiêm trọng. Bên cạnh công tác đấu tranh với các hành vi buôn bán trái phép, Công an xã Tân Thanh đã tăng cường vận động nhân dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ theo nghị định 47/CP của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Chính phủ. Để công việc đạt được hiệu quả lâu dài, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể, lực lượng chức năng và nhà trường cần huy động sức mạnh tổng hợp để từng bước đẩy lùi, tiến tới bài trừ các tệ nạn xã hội nói chung, đảm bảo an ninh trật tự trên toàn tuyến biên giới.

4.3.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 16

Từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, các cấp ủy Đảng và Chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã rất chú trọng đến mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, coi đây là một đối tác chiến lược trong hợp tác cùng phát triển. Trên cơ sở đó, đã tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, tạo việc làm cho cư dân ven biên, trong đó có thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Với vị trí địa lý thuận lợi, Tân Thanh thực sự trở thành đầu mối trong giao lưu kinh tế, thương mại không chỉ mang tính địa phương mà còn mang tính quốc gia, quốc tế. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế của người dân trong thôn, chính quyền xã và Đồn biên phòng Tân Thanh cũng cần chú trọng tới việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới. Đây được coi là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững trong đời sống kinh tế tộc người.

Những năm qua, cùng với nhân dân địa phương, các chiến sĩ biên phòng Tân Thanh luôn quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chương trình, dự án của Nhà nước và của tỉnh về phát triển kinh kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới”, trong đó có Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Lạng Sơn về "Xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện trong tình hình mới". Trên cơ sở đó, Đồn biên phòng Tân Thanh đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chủ động

tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xã Tân Thanh tăng cường công tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại biên phòng, góp phần phát triển Kinh tế - xã hội. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các Hiệp định, Hiệp ước, Quy chế biên giới, nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh, xây dựng và bảo vệ biên giới. Vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu. Đồn biên phòng Tân Thanh luôn phối hợp với các cơ quan chức năng (Công an, Hải quan, Kiểm lâm...) thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện qua lại biên giới, chống xuất - nhập cảnh trái phép; triển khai lập các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ trong phòng chống tội phạm, kiên quyết không để xảy ra tụ điểm buôn lậu và các vụ việc phức tạp kéo dài trong địa bàn.

Tiều kết chương 4

Sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay đã có sự chuyển biến lớn từ hoạt động nông nghiệp sang các hình thức phi nông nghiệp. Nguyên nhân của sự biến đổi này chủ yếu do sự tác động của mở cửa biên giới và bình thường hóa trong quan hệ Việt - Trung; các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta; chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc và đặc biệt là việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh là nhân tố rất quan trọng dẫn đến việc chuyển đổi sinh kế của người dân địa phương. Tuy nhiên, sự xuất hiện các nguồn sinh kế mới vẫn chưa đủ bảo đảm cho cuộc sống của người dân trong thôn phát triển theo hướng bền vững.

Sự biến đổi trong sinh kế đã tác động nhiều mặt đến đời sống văn hóa - xã hội của người Tày ở thôn Bản Thẩu. Trong văn hóa, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất thể hiện qua nhà cửa, trang phục, sử dụng ngôn ngữ, một số phong tục liên quan đến chu kỳ đời người. Còn trong xã hội, biến đổi theo hướng tích cực được thể hiện rò ở sự phát triển trong giáo dục, y tế nhưng mặt khác

nó cũng làm bào mòn các quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ; sự thay đổi trong cấu trúc và không gian của làng bản, sự xuất hiện các tệ nạn xã hội. Xu hướng biến đổi này cũng là một yếu tố tất yếu đối với nhiều địa phương đang trên quá trình đô thị hóa như hiện nay.

Nghiên cứu về sự biến đổi sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu đã đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với sự phát triển bền vững của người dân vùng biên. Đó là việc thiếu đất đai sẽ ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của đồng bào; sự mất dần văn hóa truyền thống; gia tăng rủi ro và bất bình đẳng xã hội. Nhà nước cần có những chính sách nhằm khắc phục những hạn chế trên, đồng thời phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo an ninh biên giới.

KẾT LUẬN

1. Sinh kế là nền tảng, khởi nguồn của sự phát triển trong đời sống các cộng đồng tộc người. Từ trước đến nay, vấn đề sinh kế và những biến đổi trong sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn sau Đổi mới (năm 1986) hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu sâu. Luận văn này muốn làm rò những nét cơ bản trong sinh kế truyền thống cũng như những biến đổi trong sinh kế hiện nay của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Từ đó đặt ra những vấn đề cần khắc phục nhằm ổn định đời sống, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa của đồng bào theo hướng bền vững.

2. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp truyền thống trong Dân tộc học đã được sử dụng như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham gia với cái nhìn biện chứng để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng hướng tiếp cận lý thuyết về Khung sinh kế bền vững DFID, qua đó thấy được sự thay đổi về các loại tài sản/nguồn vốn của hộ gia đình để thích ứng với các chiến lược sinh kế khác nhau.

3. Là một trong những tộc người chủ thể của vùng thung lũng, canh tác ruộng nước được coi là hoạt động sinh kế truyền thống chủ đạo của người Tày ở Tân Thanh, bên cạnh đó là canh tác nương rẫy và chăn nuôi. Săn bắt và hái lượm giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, đồng bào còn trồng rừng, làm nghề thủ công hay buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, các hoạt động sinh kế truyền thống này dù đa dạng nhưng cũng chỉ mang tính chất tự cấp, tự túc, sản phẩm làm ra chưa mang tính hàng hóa, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

4. Từ năm 1986 đến nay, bên cạnh sự đổi mới trong kinh tế nông nghiệp thì cũng đã xuất hiện thêm các nguồn sinh kế mới như lao động làm thuê, buôn bán, dịch vụ. Về cơ bản, các hoạt động sinh kế mới này đã phần nào giải quyết được tình trạng dư thừa lao động, tạo thêm công ăn việc làm,

tăng thu nhập, bù lấp đáng kể cho khoản thu ít ỏi từ nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong thôn. Những nguồn sinh kế mới này một mặt vừa đảm bảo được an ninh lương thực, mặt khác còn đáp ứng được việc mua sắm các đồ dùng, phương tiện đi lại trong gia đình, đáp ứng việc chi tiêu trong cưới xin, tang ma và các khoản khác. Tuy nhiên, các nguồn sinh kế mới này thường không ổn định, rủi ro và tiềm ẩn những phức tạp về chính trị - xã hội vùng biên.

5. Mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung là một vấn đề chính trị, ngoại giao, xã hội, đồng thời cũng là một hiện tượng kinh tế quan trọng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi trong sinh kế của người Tày ở Tân Thanh. Quan hệ xuyên biên giới của người Tày ở đây đã có từ suốt chiều dài lịch sử, đây là hiện tượng thường thấy ở một vài tộc người vốn sống trong khu vực lịch sử - dân tộc học, song bị chia cắt bởi đường biên giữa hai quốc gia. Mối quan hệ đó tạm thời bị gián đoạn trong thời kỳ xung đột biên giới năm 1979, song đã nhanh chóng phát triển lại khi hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc khôi phục quan hệ hữu nghị. Điều đó đã đáp ứng nhu cầu và tình cảm của người Tày ở Tân Thanh nói riêng, của các dân tộc hai bên đường biên nói chung trong chiều cạnh phát triển kinh tế.

6. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi trong sinh kế của người Tày ở đây đó là việc thu hồi đất để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Đất đai được coi là một nguồn vốn tự nhiên có giá trị nhất đối với cư dân nông nghiệp. Vì thế, sau khi bị thu hồi, người dân đã phải sử dụng nguồn vốn con người của mình (sức khỏe) để tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như đi làm thuê (trong đó có “cửu vạn”) - vốn là những công việc ít đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nhưng dự báo cũng đem lại những rủi ro và thách thức phải đối diện.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí