Vấn Đề Gìn Giữ Văn Hóa Truyền Thống

Người Tày sống định cư theo bản làng từ rất lâu đời và cư trú theo lối mật tập. Nằm trong cảnh quan cư trú vùng thung lũng nên làng bản của người Tày thường được tạo lập trong các thung lũng lòng chảo hoặc men theo các triền đồi, mỗi bản có địa vực cư trú, đất đai canh tác riêng. Trước đây, bản của họ thường dựa lưng vào đồi, mặt hướng ra cánh đồng để hàng năm rửa trôi phân mùn xuống cho đất đai thêm màu mỡ, gần sông suối để thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất. Trong bản có nhiều dòng họ cùng chung sống, ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh chủ yếu là dòng họ Hoàng, Lành, Chu, Lộc, Hà, Nông... Nhằm giúp đỡ nhau trong đời sống, xưa kia người Tày có tục kết bạn thân (kết tồng) cùng năm sinh tháng đẻ. Khi đã kết bạn tồng thì được coi như người nhà và được gia đình, anh em, họ hàng hai bên chấp nhận và tôn trọng. Đặc biệt, tình làng nghĩa xóm của đồng bào còn được cố kết bởi những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Ở đầu mỗi bản làng, người Tày có miếu thờ Thổ công chung của cộng đồng, thờ các vị thánh trong vùng. Hàng năm vào những dịp Tết Nguyên Đán, Rằm tháng 7, mọi người trong bản đều mang hương hoa, lễ vật đến cúng thổ thần. Vào dịp đầu xuân, đồng bào thường tổ chức lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) trên một đám ruộng nhất định nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau Đổi mới (năm 1986), cùng với sự chuyển biến trong đời sống kinh tế và xã hội, những nét văn hóa truyền thống trong làng bản của người Tày ở thôn Bản Thẩu đã mờ nhạt đi rất nhiều, tục kết tồng đã không còn nữa và việc tổ chức lễ hội xuống đồng cũng mất dần từ lâu. Đặc biệt, trong không gian làng bản của người Tày ở thôn Bản Thẩu hiện nay cũng đã có sự khác biệt rất nhiều so với truyền thống. Hầu hết đường làng, ngò xóm, cổng vào nhà được xây dựng như kiểu phố phường của người Kinh với những dãy nhà xây san sát nhau và có gắn biển số nhà. Ngay cả tên của thôn bây giờ cũng được gắn thành tên đường là “đường Bản Thẩu” dọc theo trục đường chính lên cửa khẩu Tân Thanh.

Sự xuất hiện các tệ nạn xã hội

Bản Thẩu là một trong những thôn giáp biên, có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh nhưng đây cũng là môi trường thuận lợi khiến cho các tệ nạn xã hội phát triển mạnh như ma túy, buôn lậu, mại dâm, trốn thuế, cờ bạc, tàng trữ vú khí nguy hiểm...Qua phỏng vấn công an viên thôn Bản Thẩu thì được biết hiện nay số người mắc nghiện là 10 đối tượng; 5 trường hợp đang được coi là nghi nghiện và có 4 trường hợp phạm tội. Tình trạng các băng ổ nhóm, thậm chí là cá nhân thanh toán lẫn nhau bằng dao kiếm - công cụ hỗ trợ để giải quyết mâu thuẫn diễn ra khá phổ biến. Ngoài các loại vũ khí “lạnh” hay gặp là dao, phớ, đao, kiếm thì còn có thêm những chủng loại phong phú và đa dạng khác như bình xịt hơi cay, súng bắn điện, dùi cui điện, kìm chích điện...Tình trạng buôn bán vũ khí thô sơ này vẫn còn tiếp diễn do đặc thù Tân Thanh là xã biên giới có cửa khẩu quốc gia và nhiều hệ thống đường mòn, đường tắt qua lại biên giới. Vì thế các đối tượng dễ dàng vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Mặt khác, do kinh doanh mặt hàng này đạt lợi nhuận cao nên các chủ hàng đã bất chấp hậu quả để lén lút tiến hành kinh doanh. Vừa qua, năm 2011, tổ Công tác Công an Đồn biên phòng Tân Thanh đã phát hiện và bắt quả tang tại chỗ 2 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép “vũ khí lạnh” tại thôn Bản Thẩu đó là là Lô Văn Tú, sinh năm 1986, đang tàng trữ trái phép 6 đao kiếm các loại, 10 dùi cui điện, 2 súng bắn điện, 1 súng bắn đạn hơi cay và 3 viên đạn đều không rò nguồn gốc xuất xứ. Đối tượng thứ 2 là Chu Khánh Đức, sinh năm 1981 đang bán dao, kiếm cho khách du lịch tại cửa khẩu. Khám xét tại quầy kinh doanh của Khánh, công an thu được 890 dao nhọn và 70 dao phớ. Tổ công tác đã lập biên bản thu giữ toàn bộ số tang vật trên và đưa các đối tượng về trụ sở điều tra, làm rò. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận là toàn bộ số vũ khí trên được mua từ Trung Quốc, sau đó vận chuyển lậu qua đường mòn về Việt Nam và lén lút bán cho khách du lịch kiếm lời.

Từ năm 1998 đến năm 2010, Đồn biên phòng Tân Thanh đã bắt 97 vụ với 114 đối tượng vận chuyển gần 3 tỷ đồng Việt Nam giả; 34 vụ với 39 đối tượng vận chuyển hơn 13,6kg hê-rô-in; 30 vụ với 52 đối tượng lừa 43 phụ nữ, trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc bán. Ngoài ra, nhiều vụ buôn bán, vận chuyển tân dược; mua bán, vận chuyển vũ khí trái phép; buôn bán pháo nổ; truy bắt đối tượng có lệnh truy nã… đều được đồn triệt phá thành công. Bình quân hằng năm, riêng Đồn biên phòng Tân Thanh đã đấu tranh, bắt giữ tới 70% số vụ phạm tội về ma túy, tiền giả, buôn bán người trên toàn tuyến biên giới Lạng Sơn. Cũng vì độ “nóng” ở cửa khẩu biên giới này, nơi được xem là “lửa thử vàng” nên Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh thường chọn đây là nơi "gửi gắm" những cán bộ, chiến sĩ thực sự có năng lực, trách nhiệm, đã được thử thách qua thực tiễn công tác ở các đồn biên phòng khác.‌

4.3. Những vấn đề đặt ra

4.3.1. Đất đai và sinh kế bền vững

Từ khi mở cửa biên giới, đặc biệt là việc xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã thu hút số lượng lớn dân cư ở trong và ngoài tỉnh đến làm ăn, trong đó có người Tày ở thôn Bản Thẩu. Thực tế này đã góp phần giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong thôn. Từ một vùng biên giới khó khăn, Tân Thanh đã trở thành khu kinh tế cửa khẩu sôi động. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Hoàn - trưởng thôn Bản Thẩu thì vấn đề khó khăn nhất đối với người dân trong thôn hiện nay là vấn đề đất đai và việc làm của đồng bào. Đối với người nông dân thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá nhất, đồng thời đó cũng là nguồn tài sản/vốn tự nhiên lớn nhất của các hộ gia đình để đảm bảo kế sinh nhai. Song trên thực tế, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là ruộng nước của mỗi gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu lại rất hạn chế, trung bình mỗi hộ chỉ có từ 1 - 2 sào ruộng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là việc thu hồi quyền sử dụng đất nông

nghiệp của Nhà nước tại hai thôn Bản Thẩu và Nà Lầu6 để phục vụ cho xây dựng các mục đích công nghiệp hóa, đô thị hóa, trường hợp ở đây là việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh (Nhà nước thu hồi 10 mẫu ruộng tại thôn Bản Thẩu). Nghĩa là toàn bộ đất nông nghiệp của thôn Bản Thẩu đã bị chuyển đổi thành các loại đất phi nông nghiệp, làm cho các hộ nông dân trong cộng đồng phải chuyển đổi sinh kế truyền thống. Một vấn đề khác còn gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các cơ quan Nhà nước và người dân đó là tiền đền bù

đất đai quá thấp. Vào những năm 1998 - 1999, giá đền bù đất ruộng của Nhà nước từ 5.000 - 6.500 đồng/ m2. Trường hợp của gia đình ông Hoàng Văn Điền, thôn Bản Thẩu, bị Nhà nước thu hồi 1000m2 đất nương trồng ngô nhưng tiền đền bù thu được chỉ có hơn 11 triệu đồng. Với số tiền ít ỏi này, gia đình cũng không thể đầu tư cho những lĩnh vực khác được. Mặc dù người dân ở cả hai thôn đều có đơn khiếu nại lên chính quyền tỉnh và cả Trung ương nhưng cũng không được giải quyết. Điều này đã gây nên sự bức xúc lớn trong toàn thể nhân dân thôn Bản Thẩu với chính quyền địa phương trong một thời gian dài. Việc thu hồi quyền sử dụng đất của Nhà nước dẫn đến hộ mất nhiều, mất ít và còn gây ra sự tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình trong thôn,

thậm chí dẫn đến chém giết lẫn nhau. Đây là một vấn đề thời sự và nóng bỏng tại thôn Bản Thẩu kéo dài cho đến hiện nay. Cũng trong thời điểm đó, hầu hết các hộ gia đình trong thôn Bản Thẩu đã chuyển ra cạnh đường để xây nhà (phần đất mà Nhà nước chưa lấy đến) do đường đi lại dễ dàng vì trong thôn cũ đường quá lầy lội và khó khăn (hiện chỉ còn 7 - 8 hộ đang ở trong thôn cũ). Sau khi thu hồi đất của dân, chính quyền có cấp lô đất làm nhà cho đồng bào nhưng lại không cấp sổ đỏ. Vào năm 2004, thôn Bản Thẩu mới có 15 hộ gia đình được cấp sổ đỏ, các hộ gần mặt đường hầu như chưa được cấp. Bên cạnh đó, những thông tin về việc chính quyền đang có dự kiến quy hoạch hết đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


6 Đất thu hồi tại thôn Bản Thẩu chủ yếu là đất ruộng còn tại thôn Nà Lầu thì chủ yếu là đất nương.

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 15

đai đang ở hiện tại của người dân đã làm cho họ không dám đầu tư vào đất đai phục vụ cho mục đích khác, không an tâm với cuộc sống của mình.

Việc thu hồi đất ruộng của Nhà nước để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã khiến cho nhiều hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu không có đất canh tác lúa nước, chính vì thế họ phải đi mua ruộng ở các thôn khác trong xã Tân Thanh như thôn Nà Tồng, Nà Ngườm và Bản Đuốc - là những thôn không chịu ảnh hưởng của quy hoạch đất đai. Vào thời điểm năm 2011 vừa qua, giá 1 sào ruộng mà người dân mua khoảng hơn 30 triệu đồng. Như vậy, vốn là những người nông dân gắn bó lâu đời với nông nghiệp thì hiện nay khi nguồn vốn tự nhiên bị mất, người Tày ở đây phải đi làm ruộng thuê cho các gia đình ở thôn khác, thậm chí chấp nhận đi mua ruộng để canh tác lâu dài. Điều đó khẳng định rằng cho dù người dân có tham gia vào các hoạt động khác như làm thuê, kinh doanh, dịch vụ nhưng với họ đất đai và canh tác ruộng nước vẫn là nguồn sinh kế quan trọng.

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã làm cho thôn Bản Thẩu đang tiến đến quá trình đô thị hóa ở vùng biên giới. Nhiều con đường mới được xây dựng và những tuyến đường cũ được nâng cấp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho dòng người ở trong và ngoài tỉnh đổ về đây thuê nhà trọ. Tận dụng cơ hội này, nhiều gia đình trong thôn Bản Thẩu đã tiến hành đầu tư vào xây dựng nhà trọ với những dãy nhà cấp 4 được chia thành nhiều phòng nhỏ với những tiện nghi rất hạn chế. Chỉ có một số ít hộ gia đình đầu tư xây nhà 2 tầng gồm nhiều phòng có chất lượng cao. Sự đơn giản này một phần xuất phát từ những nhu cầu tối thiểu của người đi thuê nhà vì nhiều người trong số họ là những nông dân ở các tỉnh khác đến làm thuê, bốc vác tại cửa khẩu, họ đi làm cả ngày, chỉ cần tối về có chỗ nghỉ ngơi. Cũng một phần vì chính những người dân thôn Bản Thẩu không cảm thấy đây là một chiến lược sinh kế lâu dài và bền vững vì họ còn hoang mang về những thông tin quy hoạch đất đai của Nhà nước. Chính vì thế

họ cũng rất do dự trong việc đầu tư thêm vốn tài chính và vốn tự nhiên vào hoạt động kinh doanh này để có sinh kế dài hạn. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã phá vỡ sinh kế và các nền tảng sinh tồn truyền thống nên đã dẫn đến những chống đối của người dân dù cuối cùng đều không thành công. Trong số các nguyên nhân lý giải phản ứng đó của người nông dân thì không thể không kể đến những nỗi lo của họ về việc họ sẽ sống như thế nào, không còn đất sản xuất hay là bị trở thành một tầng lớp dân cư mới. Nên chăng Nhà nước cần có những chính sách đào tạo nghề cho người dân trong thôn, giúp cho họ kiếm được các việc làm thay thế bên ngoài khu vực nông nghiệp truyền thống. Giải pháp này dường như là một công cụ hữu hiệu và trách nhiệm này phải thuộc về các cơ quan Nhà nước và đơn vị sử dụng đất thu hồi, chứ không phải đặt lên vai người nông dân bị mất đất.

Với đất sản xuất nông - lâm nghiệp hiện có của thôn ngày càng không thể mở rộng do dân số tăng nhanh thì các hộ gia đình trong thôn Bản Thẩu nên tận dụng quỹ đất mình có để trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp theo hướng kinh doanh. Hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lãng thường cấp vốn cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, đây được coi là một động lực giúp họ tu chí làm ăn. Đồng thời Nhà nước cũng thường trợ giá, cấp miễn phí giống cây con như keo, bạch đàn cho người dân trồng và tu bổ rừng. Với số lượng đất đai ít như hiện nay thì trồng rừng đang mở ra hướng phát triển đầy triển vọng. Nếu nhận thức được và biết cách làm ăn, tiếp thu những tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật hiện đại thì chắc chắn sinh kế của họ dần đi vào ổn định và phát triển bền vững.

4.3.2. Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống

Văn hóa luôn là yếu tố “động” hay nói khác đi vận động chính là nhân tố quyết định sự tồn vong của một nền văn hóa. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một nền văn hoá nào lại chưa hề có sự thay đổi, vì không thay đổi sẽ không tồn tại, hơn nữa không thay đổi sẽ không tiến bộ và phát triển Có thể

nói rằng xu hướng biến đổi văn hóa đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, đó là điều không thể tránh khỏi trong quá trình đô thị hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa như hiện nay.

Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 và đặc biệt là từ khi xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã tác động rất lớn sinh kế của người Tày thôn Bản Thẩu, giúp cho đời sống của đồng bào ngày một nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực ở chiều cạnh kinh tế thì dường như những yếu tố văn hóa truyền thống của người Tày lại ngày càng mai một, đặc biệt là trong văn hóa vật chất. Nghiên cứu của tôi tại thôn Bản Thẩu đã chỉ ra rằng hiện nay không còn hộ gia đình người Tày nào giữ được bộ trang phục hay cách dựng ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình nữa. Những yếu tố văn hóa tinh thần như phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, tri thức dân gian...thì có sự biến đổi chậm hơn. Có nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi trong đời sống văn hóa của người Tày hiện nay, trước hết đó là sự phát triển trong đời sống kinh tế của đồng bào. Bên cạnh nông nghiệp thì sự xuất hiện các nguồn sinh kế mới đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người dân ngày một nhiều (như bốc vác thuê, buôn bán, dịch vụ...), đặc biệt là đội ngũ thanh niên. Trong nhịp sống đó, việc giản tiện hóa các lễ nghi trong cuộc sống là điều tất yếu. Trên nền tảng của kinh tế thị trường, của mạng xã hội thông qua bạn bè, hôn nhân, việc giao lưu văn hóa Tày - Kinh, Tày - Nùng, Tày -Hoa ngày càng được thúc đẩy. Trong quá trình giao lưu ấy, các yếu tố văn hóa vật chất như nhà cửa, trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại của người Tày ở thôn Bản Thẩu đang bị “Kinh hóa” khá mạnh mẽ. Sự biến đổi văn hóa của người Tày còn chịu ảnh hưởng của quy luật đào thải và thích nghi. Những yếu tố nào không phù hợp hoặc không có điều kiện phát triển trong bối cảnh mới sẽ bị mất đi và thay vào đó là những yếu tố mới được du nhập.

Biến đổi trong văn hóa của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh vừa mang những yếu tố tích cực và tiêu cực. Điểm tích cực đó là một số

phong tục, tập quán không còn thích hợp với đời sống hiện nay đã bị loại bỏ (những kiêng kỵ trong sinh đẻ, tục quàn xác chết lâu ngày trong nhà, con dâu không được ăn cơm cùng mâm với bố mẹ chồng...). Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống tồn tại lâu đời trong đời sống của người Tày. Đó là sự mai một trong cách ứng xử nhân văn trong gia đình và cộng đồng, những di sản về thơ đám cưới và dân ca cũng đang dần mất đi. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thẩu hiện nay, trước hết chúng ta cần tiến hành nghiên cứu có hệ thống những khía cạnh văn hóa ở địa phương và tư liệu hóa nó bằng sách, báo, phim ảnh. Cần xây dựng các chương trình, dự án để phát huy những giá trị văn hóa đó vào thực tiễn đời sống hiện nay. Thường xuyên đánh giá mức độ, xu hướng biến đổi văn hóa của người Tày để có sự điều chỉnh trong chính sách văn hóa tại địa phương, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, hội nhập. Bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển du lịch vùng dân tộc và miền núi theo hướng bền vững.

4.3.3. Những bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng

- Việc thu hổi đất nông nghiệp cũng đã thúc đẩy người Tày ở thôn Bản Thẩu tự tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế đơn giản, không đòi hỏi nhiều về trình độ đào tạo nhưng các hoạt động này lại phụ thuộc vào người dân lao động nhập cư, phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc và khả năng nguồn vốn tài chính tự có của mỗi hộ gia đình. Thu nhập từ việc cho thuê nhà trọ được coi là một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của nhiều hộ gia đình tại thôn Bản Thẩu khi không còn đất nông nghiệp. Nhiều hộ có khoảng 4 - 5 phòng trọ cho thuê và thu được gần 2 triệu đồng/tháng từ nguồn này. Một vài hộ có diện tích đất rộng hơn thì có khoảng 10 phòng trọ cho thuê với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng có hơn một nửa số dân trong thôn không có phòng trọ cho thuê. Các hoạt động sinh kế khác như bốc vác thuê, sang Trung

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí