Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 14

Nhà máy sợi dệt B15 của tỉnh Nam Định được xây dựng trong thời kỳ sơ tán. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ giữa họ với các dân tộc thiểu số trong vùng. Các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá của người Kinh ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự đổi thay trong các hoạt động đời sống; sự phát triển trong kinh tế hộ gia đình; việc xã hội hoá các hoạt động văn hoá, đặc biệt là việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã tác động đáng kể vào sự đổi thay văn hoá truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, trong đó có nhà cửa.

Ăn uống

Sự biến đổi trong ăn uống của người Tày ở Bản Thẩu diễn ra mạnh mẽ từ năm 1986 đến nay. Đặc điểm của thời kỳ này là sự chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm cho mọi mặt của đời sống thay đổi, tình trạng cư trú đan xen giữa các dân tộc gia tăng, thị trường hàng hóa được mở rộng. Cũng vì thế mà tập quán ăn uống của đồng bào cũng có nhiều đổi thay, trước hết đó là sự thay đổi về nguồn lương thực, thực phẩm. Sự tác động của khoa học - kỹ thuật đã làm biến đổi nhiều loại giống cây trồng, đó là sự xuất hiện của nhiều loại giống lúa lai có năng suất cao, thời gian phát triển ngắn, có khả năng chống sâu phá hoại tốt hơn các giống lúa truyền thống như Bao thai lùn, bao thai trắng, nam ninh…Tiếp theo là sự biến đổi trong cách thức và dụng cụ chế biến được du nhập vào vùng người Tày, trong đó gia vị và phụ gia là những nhân tố quan trọng làm thay đổi đặc điểm, tính chất của các món ăn. Bên cạnh những cách thức chế biến truyền thống của người Tày ở Bản Thẩu như xào, nướng, rang, quay, luộc…thì hiện nay đồng bào đã tiếp thu thêm những cách chế biến mới như om, hầm, ninh, dim, kho. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, họ đã trang bị cho bếp ăn của mình nhiều dụng cụ chế biến mới như nồi điện, chảo điện, bếp ga. Người Tày ở Bản Thẩu hiện nay về cơ bản vẫn giữ được các món ăn truyền thống đặc biệt của dân tộc mình như khau nhục, lợn quay, vịt

quay, xôi màu…nhưng hiện nay các món này cũng đều có ảnh hưởng mới từ Trung Quốc. Chẳng hạn như món khau nhục lại xuất hiện thêm chất phụ gia (đậu phụ nhí) nhập từ Trung Quốc mà đồng bào gọi là slao phẩu nhi, đã làm cho mùi vị món ăn khác hẳn so với trước đây. Món nước chấm xưa kia của đồng bào đã thay thế bằng xì dầu ngoại nhập, thậm chí có món ăn hoàn toàn nhập từ Trung Quốc như món cá ra thầu (rau sấy khô đóng hộp) cũng đã trở nên quen thuộc với đồng bào. Một số món ăn truyền thống của người Tày gắn với nông nghiệp nương rẫy và săn bắt hái lượm đã và đang mai một dần, đó là các loại bánh trứng kiến (được làm từ trứng, đúng hơn là nhộng của loài kiến đen vào mùa xuân thường làm tổ đẻ trên các ngọn cây trong rừng), bánh bột đao, bột báng, bánh củ mài.

Ở vùng người Tày, thôn Bản Thẩu cũng xuất hiện nhiều món ăn mới do sống hội nhập, đan xen với các tộc người khác, chủ yếu là người Kinh. Do phù hợp với thị hiếu của nhiều người, chế biến thuận tiện, dễ mua nguyên liệu nên người ta dễ dàng chấp nhận rồi lâu dần trở thành món ăn hàng ngày như nem, giò, chả, thịt đông, khoai tây chiên, canh bóng, mọc…Các loại bánh kẹo công nghiệp, đồ hộp, nước có ga cũng được đồng bào sử dụng phổ biến. Thuốc lá cuộn Lạng Sơn rất nổi tiếng và được ưa chuộng thời bao cấp, đến hiện nay cũng vắng bóng để nhường nhỗ cho thuốc lá cuốn máy sẵn có trên thị trường. Tục uống nước lã cũng đã được thay thế bằng uống nước sôi, pha chè hay các loại lá thuốc (vối, nhân trần, mã liên). Bên cạnh loại rượu gạo tự nấu truyền thống, các đồ uống công nghiệp xuất hiện như bia Vạn Lực từ Trung Quốc, sau đó là các loại như bia Haliđa, rượu Lúa mới. Trên các mâm cúng, xuất hiện nhiều bánh kẹo từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc...

Cách ứng xử trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Tày ở Bản Thẩu đã thay đổi nhiều so với trước. Trong truyền thống, hầu hết lối sống và đạo đức của người Tày bị ảnh hưởng bởi lễ giáo phong kiến mà nền tảng là

Nho giáo. Cách bố trí vị trí ngồi ăn cơm được quy định khắt khe theo thứ bậc ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt, con dâu không được ngồi ăn cùng mâm với bố chồng…thì nay những quy định đó đã không còn được thực hiện nữa.

Trang phục

Trang phục là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và dễ nhận thấy nhất trong một tập hợp đa tộc người. Nhưng đó cũng là yếu tố văn hóa dễ biến đổi nhất trong xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện nay.

Trang phục cổ truyền của người Tày ở Tân Thanh cũng như người Tày nói chung được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, cài cúc bên phải, không thêu thùa, có thắt lưng và dùng nữ trang bằng bạc. Màu chàm đã trở thành màu chủ đạo trong trang phục truyền thống của hai dân tộc Tày, Nùng. Việc nhuộm chàm trên vải làm cho quần áo được bền màu, lâu bẩn và lâu hỏng hơn. Hơn nữa ở đó còn thể hiện sự giản dị, hài hòa với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh không còn mặc bộ trang phục truyền thống hàng ngày nữa. Qua phỏng vấn người dân cho biết, đất đai ngày càng thu hẹp nên việc trồng bông để dệt vải như xưa ngày càng hạn chế, việc nhuộm chàm cũng tốn quá nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó các loại vải dệt công nghiệp với mẫu mã thời trang đa dạng, màu sắc đẹp hơn ngày càng có sẵn, quần áo Trung Quốc giá rẻ được xuất sang ngày càng nhiều, nhất là ở vùng biên giới như xã Tân Thanh. Chính vì thế, người Tày ở thôn Bản Thẩu từ lâu đã mặc quần áo như người Kinh. Trang phục truyền thống Tày chỉ được mặc vào những dịp lễ hội, biểu diễn văn nghệ và được các bà Then mặc khi đi hành nghề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là tiêu chí quan trọng để phân biệt các tộc người với nhau. Qua phỏng vấn sâu người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết ngôn ngữ chủ yếu dùng trong gia đình hiện nay là tiếng Tày và tiếng Việt. Khi ra ngoài trao đổi mua bán hay gặp bạn bè, họ chỉ sử dụng tiếng Việt. Trẻ

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 14

em khi bắt đầu tập nói, đồng bào cũng đã dạy ngay tiếng phổ thông để sau này dễ dàng cho việc học tập và tiếp thu kiến thức tại trường. Còn tiếng mẹ đẻ không cần phải dạy, trẻ em vẫn nói được. Trong khi đó có một bộ phận những đứa trẻ người Tày trong thôn theo bố mẹ ra sống ở thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng) hay thành phố Lạng Sơn hầu như không nói được tiếng Tày. Như vậy, xu hướng chung là tiếng phổ thông (tiếng Việt) đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở cộng đồng người Tày thôn Bản Thẩu. Ngoài việc sử dụng song ngữ (Tày – Việt) thì hiện tượng đa ngữ của người Tày ở thôn Bản Thẩu cũng rất phổ biến. Ngoài tiếng Tày, họ còn sử dụng thành thạo cả tiếng Kinh, Nùng, tiếng Pạc Và (một thứ tiếng địa phương ở Pò Chài) và một bộ phận biết cả tiếng Trung để thuận lợi trong việc buôn bán.

Tập quán trong sinh đẻ, hôn nhân và tang ma

Sinh đẻ

Tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng và cơ bản của mọi gia đình. Trước đây, mỗi cặp vợ chồng người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh thường đẻ từ 5 - 10 người con. Ngày nay do cuộc vận động hiệu quả của Chi hội Phụ nữ thôn về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình nên các gia đình đã dừng lại ở việc sinh từ 2 - 3 con để đảm bảo hạnh phúc và phát triển kinh tế hộ. Dưới tác động của Khoa học kỹ thuật, thông qua giáo dục, truyền thông và dịch vụ y tế, tập quán sinh đẻ của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân

Thanh đang có nhiều biến đổi. Trước hết đó là việc người ta ngày càng loại bỏ những kiêng kỵ vô lý trong thời gian mang thai, lúc đẻ và sau khi sinh4. Điều đó có tác dụng tích cực đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Những nghi lễ liên quan đến sinh đẻ cũng đã bị mất dần. Thay vì đi xem bói, cúng bái, hiện nay



4 Trước đây, khi mang thai, người phụ nữ kiêng ăn gừng vì sợ con sau này có nhiều tay như gừng; kiêng không được đi mò ốc và ăn ốc vì sợ bị đẻ ngược; kiêng không ăn cua vì sợ con sinh ra sẽ cào cấu người khác. Khi sinh con, phụ nữ Tày kiêng không ăn hoa quả có vị chua, kiêng không ăn rau cải vì sợ đi tiểu nhiều, kiêng không ăn su hào...

sản phụ đã đến trạm xá, bệnh viện hoặc các dịch vụ y tế khác để khám thai, sinh đẻ hay chữa trị bệnh tật. Vì thế, họ đã hạn chế được nhiều rủi ro.

Hôn nhân

Hôn nhân của người Tày biểu hiện khá đậm nét những đặc trưng truyền thống của dân tộc với các sắc thái vùng miền. Trong đó, ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân. Những người được gọi là “lượt lài”, “đúc lượt” (máu mủ) không được lấy nhau. Nếu xảy ra hôn nhân giữa các thành viên trong dòng họ thì những người loạn luân sẽ bị trị tội nặng và phải làm lễ tạ tội trước bàn thờ tổ tiên. Trước đây, nam nữ yêu nhau thường biểu lộ tình cảm bằng những bài hát đối đáp sli, lượn, cò lẩu. Để tiến hành đám cưới chính thức, người Tày ở thôn Bản Thẩu phải tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng mà trước tiên là dạm hỏi hay ướm hỏi, sau đó là lễ lấy lá số (nghĩa là xem mệnh của đôi trai gái có hợp nhau hay xung khắc). Nếu hợp nhau, đồng bào làm lễ mừng lá số hợp nhau, tiếng Tày gọi là “mỉnh hom” hay “hạp mỉnh”. Sau một thời gian nhất định, nhà trai tiến hành lễ ăn hỏi. Chọn được ngày cưới, nhà trai chủ động báo tin cho nhà gái biết để chuẩn bị, người Tày gọi là “lễ páo vằn” hay “cạ vằn” (báo ngày). Lễ cưới thường được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 2 (âm lịch). Đây là thời gian nhàn rỗi, thời tiết mát mẻ, thích hợp cho việc cưới xin. Lễ lại mặt tiến hành sau khi cưới 3 ngày, đồng bào gọi là “tẻo ròi”, hòi ròi”, “slam mự”.

Tuy nhiên, kể từ khi Đổi mới (năm 1986) đến nay, trong nội dung của từng nghi lễ đám cưới đều đã có sự thay đổi và mức độ thay đổi ngày càng nhanh với những xu hướng chính như Sự giản tiện hóa các lễ nghi, những lề lối mang tính thách đố của họ nhà gái đã giảm đi rất nhiều hay cách ứng đối bằng thơ của họ nhà trai hầu như đã không còn. Yếu tố kinh tế thị trường đã thâm nhập vào một số công đoạn trong đám cưới, đó là các dịch vụ cho thuê đồ làm rạp và các dịch vụ phục vụ cho việc nấu nướng, ăn uống, một số món ăn được mua mà không cần chế biến, trang phục trong đám cưới cũng thuê mà không

cần may sắm. Văn hóa Kinh đang thâm nhập ngày càng nhiều vào nghi lễ cưới xin của người Tày ở đây. Đó là tập quán dùng tiền thay lễ vật, sử dụng một số món ăn chế biến của người Kinh như giò, chả, nem... Đồ mừng đám cưới có sự thay đổi qua các thời kỳ. Trước năm 1990 mọi người thường mừng nhau bằng hiện vật như chậu rửa mặt, bộ ấm chén, chăn màn, phích nước, chỉ có chú bác ruột, anh chị em của cô dâu, chú rể mới mừng tiền. Từ sau năm 1991 đến năm 2000, số tiền mừng là 20.000 đến 50.000 đồng. Từ năm 2000 đến nay, đa số mừng đám cưới bằng tiền mặt, từ 50.000 đến 200.000 đồng.

Những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh hiện nay vừa mang cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Điểm tích cực là đã giảm bớt đi một số thủ tục, lễ nghi rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức của người dân. Nhưng bên cạnh đó là sự mất dần một số yếu tố văn hóa độc đáo, đặc biệt là thơ đám cưới. Có thể nói, nội dung và hình thức của thơ đám cưới rất phong phú, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, phản ánh sâu sắc tình cảm của tộc người. Việc bảo tồn và phát huy nó trong điều kiện mới là vấn đề cần suy nghĩ với những nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý văn hóa.

Tang ma

Hiện nay, những nghi lễ trong tang ma của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh vẫn được duy trì với các bước chính như chuẩn bị tang lễ (chọn ngày, giờ tốt để phát tang), liệm người chết, cúng tế người chết, chọn ngày, giờ tốt để đưa tang, các lễ nghi sau đám tang và cải mả. Tục xây mộ mới xuất hiện từ những năm 1990 trở đi do ảnh hưởng của văn hóa Kinh. Mặc dù vẫn duy trì những trình tự trong tang lễ nhưng so với trước đây thì thời gian tổ chức đám tang và lưu giữ người chết trong nhà đã được rút ngắn hơn trước. Xưa kia người Tày thường để người chết trong nhà từ 5 - 7 ngày, ngày nay rút xuống từ 1 - 3 ngày tùy theo từng gia đình. Với sự có sẵn của dịch vụ bán đồ tang lễ nên người Tày ở thôn Bản Thẩu hiện nay không còn mất nhiều thời

gian cho khâu chuẩn bị này5. Nếu như trước đây, thời gian mãn tang kéo dài 3 năm và đi liền với nó là những kiêng cữ trong vòng 3 năm thì ngày nay thời gian mãn tang là 1 năm.

4.2.3. Đời sống xã hội

Giáo dục và Y tế

Do đời sống kinh tế của người dân trong thôn ngày một nâng cao, kéo theo các hoạt động xã hội có những chuyển biến mới theo hướng tích cực, nhất là trong giáo dục và y tế. Hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt - học tốt với sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường với chính quyền địa phương nên hiện nay con em các gia đình trong thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã được đi học đầy đủ theo đúng độ tuổi. Thành tích của các trường ngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Có được thành tích đó là do tập thể Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của xã Tân Thanh ngày một tốt hơn.

Trong những năm qua, các cấp Uỷ Đảng và Chính quyền xã Tân Thanh thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và tiêm chủng mở rộng, thường xuyên tổ chức việc thăm khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2011 vừa qua, Trạm Y tế xã Tân Thanh đã tổ chức khám bệnh được 4.087 lượt người, trong đó khám bệnh tại cơ sở Y tế là 2.231 lượt người và khám bệnh tại gia đình là 1.856 lượt người. Hàng năm, các hộ dân trong thôn Bản Thẩu đều được phát thẻ Bảo hiểm Y tế miễn phí (đối với trường hợp người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi). Ngoài ra, với những đối tượng có công trong kháng chiến, thanh niên xung phong...cũng được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh. Xã luôn duy trì Trạm Y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia.


5 Trước đây, khi trong gia đình có người mất, người Tày phải vào rừng tìm gỗ đóng quan tài hay tự dệt vải may quần áo tang.

Các công tác xã hội khác như tổ chức tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công,thương binh liệt sỹ cũng được thực hiện đầy đủ. Xã đang hoàn thành 12 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội cho các đối tượng trên 80 tuổi và 01 hồ sơ trẻ em mồ côi đề nghị được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn. Phong trào phát động thi đua “Gia đình văn hóa” được thực hiện trên toàn thôn bản.

Quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ

Do kinh tế ngày càng phát triển và tiếp xúc nhiều với xã hội bên ngoài nên cơ cấu hộ gia đình và những quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ ngày càng có nhiều thay đổi, vừa tích cực và vừa tiêu cực. So với trước đây, quy mô của hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu hiện nay nhỏ hơn, phổ biến là có 2 thế hệ cùng chung sống đó là bố mẹ và con cái chưa lập gia đình. Do đó, những mâu thuẫn do xung đột thế hệ cũng được hạn chế nhiều. Bên cạnh đó, những điều cấm kỵ giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu cũng đã được giản lược khiến cho quan hệ trong gia đình trở nên thân thiết hơn. Ngoài ra, sự bình đẳng giữa người vợ và người chồng ngày càng rò rệt hơn như người vợ ngày càng tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội hay các hoạt động tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình thông qua các hoạt động buôn bán, làm thuê. Hoạt động của công tác đoàn thể, đặc biệt là của Chi hội Phụ nữ thôn Bản Thẩu đã góp phần tích cực trong việc hòa giải và tuyên truyền nếp sống gia đình văn hóa tới mọi nhà trong thôn. Xưa kia, quan hệ dòng họ ở người Tày rất đậm nét như tiếng nói của trưởng họ, việc họp dòng họ, xây dựng mồ mả, giỗ họ...thì nay quan hệ dòng họ ở người Tày thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh rất mờ nhạt và lỏng lẻo. Thậm chí quan hệ tương trợ giữa các hộ gia đình trong thôn bản còn mạnh hơn quan hệ tương trợ giữa các hộ trong họ tộc. Hầu như đa số các hộ trong thôn bản trả lời rằng không cần hỏi ý kiến của trưởng họ khi có công việc quan trọng trong gia đình.

Đời sống cộng đồng làng bản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022