Kể Khan, Đời Sống Thứ Hai Của Người Tây Nguyên


Đố…Ông gọi đủ các thần ở sông xa núi gần về dự. Tất cả im phắc.”[38, tr. 512]. Các bài khấn trong lễ thổi tai thường là giống nhau vì nó có tính chất mệnh lệnh, còn các bài khấn trong lễ mừng sức khỏe sẽ khác nhau vì nó mang tính chất cầu xin cho riêng mỗi người. Sau giây phút thiêng liêng của nghi lễ, điều được chờ đợi nhất là phần hội được bắt đầu: “Khi bài khấn vừa dứt, thì chiêng lại nổi lên vang động. Hai con lợn đã được khiêng tới. Những ghè rượu cần bằng sành màu da lươn tím dịm đặt la liệt trước sân nhà em gái Núp. Bếp lửa ở ngoài vườn được đốt lên. Chảo gang, nồi đồng khuân tới…”[38, tr. 512]. Đây là thời gian mà không còn cá nhân nào tồn tại, cả những giới hạn cũng bị xóa nhòa, con người hòa trong dòng chảy của tình cảm cộng đồng, của niềm vui bất tận với rượu cần, với cồng chiêng...

Lễ cưới của người Tây Nguyên khá đa dạng, mỗi tộc người có một cách thức cưới hỏi riêng. Nhưng vì đa số theo chế độ mẫu hệ nên nữ đi cưới nam. Khi nhà gái đem chiếc vòng đồng đến hỏi cưới chàng trai, thì bao giờ gia đình chàng trai cũng có câu nói từ chối theo kiểu đưa đẩy, đại khái: “Con gà chúng tôi còn nhỏ lắm. Nó chưa biết cách mời rượu, chia cơm xẻ thịt cho khách đâu; nó chưa biết cách đánh dây buộc trâu ngựa đâu”v.v…Và bao giờ gia đình cô gái cũng “năn nỉ”: “Nó chưa biết cách mời rượu, chia cơm, chúng tôi dạy. Nó chưa biết đánh dây buộc trâu chúng tôi bảo” v.v…Sau lễ hỏi vài tuần, lễ cưới sẽ được tiến hành ở nhà gái. Trước khi làm lễ, trai làng chú rễ và trai làng cô dâu thi đánh chiêng với nhau rất vui. Khi các bài chiêng kết thúc, buổi lễ bắt đầu: “Sau khi ngồi xuống, trai thì chân trái, gái thì chân phải để lên chiếc rìu sắt. Lúc đó thầy cúng từ bếp ngoài, đầu quấn khăn nhiễu tím sẫm, mình mặc áo đỏ ngực, khố thêu đi tới ché rượu. Ông ta bắt đầu cúng, vừa mời gọi các thần núi thần sông thì tiếng chiêng cũng vang lên…[7, tr. 237-238]. Sau khi làm lễ xong, họ tiếp tục đánh ching chiêng và uống rượu cần. Theo phong tục, nhà gái phải có


rượu dành riêng cho thanh niên làng nhà trai, nếu không thì không được đánh chiêng nữa.

Con voi rất gắn bó với đời sống của người Êđê, người ta dùng voi để lao

động, để vui chơi…và cả đi rước rể:

Nhà H’Lâm đưa cả đàn năm voi con đi rước rể. Voi Y Dăm đi đầu. Trán nó đính một bông hoa dã quì vàng chói. Trên những tấm chăn vỏ cây màu nâu phủ lưng voi, mọi chiếc bành đều dắt đầy hoa rừng. Những tấm thổ cẩm màu chỉ đen đỏ mới tinh rực rỡ của con gái cả buôn dệt, đưa tới, không chỉ làm đệm ngồi, mà còn làm lọng che ánh nắng mặt trời cho đôi vợ chồng trẻ [20, tr.195].

Một đám cưới mang màu sắc lãng mạn của núi rừng.

Đám tang của họ cũng có những điều thật lạ. Truyện ngắn Người của buôn làng của Phạm Minh Mẫn phản ánh một nghi thức lễ tang của người Jrai:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Thi thể người chết được kê trên hai tấm ván đặt nằm trước sân. Mọi người đi vòng quanh, vừa đi vừa thì thầm hát…Vòng người cứ đều đều xoay tròn. Bảy vòng xoang, bốn vòng quanh nhà sàn, ba vòng quanh người chết. Khi đến tấm phên đựng xôi, mọi người đều phải bốc xôi vo lại chấm vào mồm người chết rồi cắn một miếng gọi là chia miệng. Mỗi vòng ai cũng phải chia miệng một lần, lúc nào ăn hết thì bốc tiếp [41, tr.285-286].

Lễ hội được xem là lớn nhất ở Tây Nguyên là lễ Pơthi, tức lễ bỏ mả. Sau khi người chết được chôn cất, người Tây Nguyên hàng ngày vẫn đem cơm nước đổ vào ống tre xuống mộ cho người chết ăn uống. Họ quan niệm rằng, linh hồn người chết vẫn ở bên người sống, vẫn sinh hoạt ăn uống như người còn sống. Sau một thời gian không qui định, tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình, người Tây Nguyên làm lễ bỏ mả, tức là làm lễ trả người ấy về với rừng, để qua

Văn hóa và con người tây nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945- 2000 - 11


bảy lần biến hóa (thành hổ - mèo rừng – chồn – cheo – chuột - chuột chũi - sương mù) sẽ đầu thai làm người trở lại dưới một hình hài khác.

Truyện ngắn Pơthi mênh mang mùa gió của H’Linh Niê đưa ta đến với một buổi lễ Pơthi của người Êđê: “Ngày thứ nhất đón khách xa khách gần. Ngày thứ hai bàn việc chia của cải và nối dây cho bà mẹ vợ. Xong việc thì ăn uống vui chơi cho sáng đêm rạng ngày thứ ba, vì đây là dịp lũ trai gái gặp gỡ, không chỉ nhảy múa mà làm quen, nên vợ nên chồng. Người lớn tuổi cũng gặp lại bà con, bè bạn”[24]. Lễ bỏ mả là để chia tay vĩnh viễn người đã khuất, nhưng thực ra đây là một ngày hội mang tính tổng hợp: nối dây cho bà mẹ vợ (Ama Phi là con rể tổ chức lễ bỏ mả cho cha vợ), trai gái gặp gỡ vui chơi múa hát để có điều kiện tìm hiểu nhau, người lớn tuổi thì gặp lại bạn bè...Chúng ta thấy nó khá giống với văn hóa chợ phiên của đồng bào Tây Bắc.

Lời khấn trong buổi lễ Pơthi thường có nội dung là gửi gắm người đã khuất cho thần núi, thần sông và lời chia tay vĩnh viễn của người sống: “Hãy trôi đi, trôi đi, đưa linh hồn Aê Phi về với đất nước ông bà. Từ nay ở xa hồn uống nước Yang sông Blang, hồn ăn cơm Yang núi Mlang, người sống, người chết chúng ta không còn có gì liên hệ với nhau nữa…ơ Yang atao”[24]. Cũng như mọi lễ hội khác, khi thầy cúng xong nhiệm vụ, người ta bắt đầu vào hội với những âm thanh và vũ điệu của núi rừng: “…Âm thanh như vọng đến tận nơi sâu thẳm nhất của rừng già. Bất kể bụi tung mù mịt và cái nóng nung người cuối mùa khô còn bốc lên từ đất, rầm rập rầm rập hàng trăm bước chân con trai con gái mê mải sát hông bên nhau trong vòng múa dường như bất tận…”[24]. Ít thấy nơi nào người sống chia tay với người chết đầy vui vẻ như ở Tây Nguyên. Có lẽ do xuất phát từ triết lý về lẽ sống chết: chết không phải là sự kết thúc mà là sự mở đầu. Một quan niệm như vậy dẫn đến thái độ sống tích cực cùng với tinh thần lạc quan thường trực. Nỗi buồn bao giờ cũng được quên đi nhanh chóng để nhường chỗ cho niềm vui ngự trị. Điều này thể hiện qua rất


nhiều lễ mừng: mừng có thai, mừng sinh nở, mừng đầy năm, mừng trưởng thành, mừng sức khỏe, mừng lúa mới, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng…

Ngay trong lễ Pơthi, họ cũng biến buồn thành vui, thì trong lễ thuần túy vui như lễ mừng chiến thắng thì niềm vui ấy thăng hoa đến nhường nào: “…Cuộc vui mỗi lúc một chuyển động phức tạp hơn. Con trai con gái trộn lẫn vào nhau. Ai uống nữa thì cứ ôm ghè mà uống. Ai ưng múa hát với ai thì thả sức đưa đẩy, mời chào, lôi kéo. Còn ai thích đùa giỡn thì cứ đùa giỡn…”[5, tr.114]. Lễ mừng chiến thắng của làng Đê Chơ Rang cũng như bao buổi lễ khác, nó đưa con người đến vương quốc của niềm hân hoan vô bờ. Cuộc sống của người Tây Nguyên bây giờ có thể đã khác, nhưng trước đây là vậy, mục đích của họ không phải là hướng đến những giá trị vật chất.

Một nghi lễ cũng rất quan trọng ở Tây Nguyên là lễ cúng bến nước. Với vai trò to lớn của bến nước, sau mùa thu hoạch lúa, vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, người Tây Nguyên tổ chức lễ cúng này. Đây cũng là một lễ hội rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ để tạ ơn thần nước trong năm qua đã phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, no ấm mà còn cầu xin năm tới luôn có được nguồn nước tốt, dân làng được khỏe mạnh, làm ăn no đủ, tránh được dịch bệnh...Trước và trong buổi lễ người ta không cho người lạ vào làng. Công việc chuẩn bị cho buổi lễ rất công phu:

Việc của bọn con trai là trồng chéo trên cột goong drai tám cái cọc khác, cao chừng bảy tám cùi tay buộc nối nhau cho chắc chắn. Mỗi cột đều có một sợi dây rừng buộc từ ngọn thả xuống tận đất. Trên mỗi sợi dây lại treo những mảnh gỗ nhỏ vẽ nhiều màu sắc để chào đón tổ tiên ông bà về dự hội. Chung quanh đàn phải cắm nhiều lưỡi dao nhọn bằng gỗ và một mảnh hình trăng lưỡi liềm, tượng trưng cho quyền tối cao của các Yang atao [20, tr.17].


Lễ cúng bến nước có khi chỉ hiến tế con gà, con heo; hoặc nếu lễ lớn thì người ta sẽ tổ chức đâm trâu. Cũng trong lễ cúng bến nước của người Jrai ở trên, chúng ta được chứng kiến một nghi lễ đâm trâu: “Tám thanh niên ngực nâu trần vạm vỡ, bóng láng, vung tròn vũ khí trong tay, dẫn đầu đoàn ching trống đi vòng quanh những con trâu và cột nêu. Lựa được khoảng cách tốt nhất, họ phải đâm một nhát lao hay kiếm, cho trúng ngay tim con vật. Vừa múa vòng tròn vừa tiếp tục đâm cho đến khi con vật tắt thở”[20, tr.19]. Nhiều người đứng trên một cảm thức văn hóa khác, một quan niệm thẩm mỹ khác đã lên án tính dã man của lễ đâm trâu, nhưng thực ra, cư dân làm lúa rẫy nuôi trâu chỉ để hiến tế nên hành động đâm trâu không hề “ghê rợn” mà là biểu thị tinh thần thượng tôn thần linh và thượng võ của người Tây Nguyên. Đối với người Tây Nguyên, niềm tin thần linh, niềm tin cội nguồn là điều thiêng liêng nhất.

Hướng về cội nguồn là ý thức chung của loài người, nhưng hiếm thấy nơi nào ý thức ấy lại được biểu hiện một cách sinh động và phong phú như ở Tây Nguyên. Suốt một mùa “ăn năm uống tháng” con người nơi đây luôn giao hòa với thần linh, với tổ tiên của mình để được tắm gội trong suối sông cội nguồn. Lễ hội Ninh Nông là lễ hội đặc biệt của người Tơ Trá sống chênh vênh trên sườn núi Ngọc Linh. Có lẽ vì ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà người dân ở đây vẫn con giữ được khá nguyên vẹn một lễ hội đặc sắc, đầy sức cuốn hút:

Tháng Ninh Nông Tơ Trá không chỉ có tiếng cồng chiêng. Còn có một phong tục lạ lùng khác nữa: đến tháng đó, vào một ngày nhất định, cả làng vứt bỏ lại hết mọi thứ mà công cuộc tiến hóa hàng vạn hay hàng triệu năm đã đem lại cho người: rìu rựa, dao mác, nhà cửa, chiêng ché, gạo bắp, nồi niêu...Tất cả, tất cả...người ta nói ngày trước cả quần áo nữa, cả làng theo già làng kéo nhau đi vào rừng thật sâu. Ở đó, họ hú gọi linh hồn tổ tiên về


cùng mình và họ sống lại đời sống nguyên thủy, hái lượm và săn bắt. Mươi ngày, có khi nửa tháng hay một tháng”[26, tr. 182-183].

Trong công cuộc mưu sinh đầy mệt mỏi này, con người sẽ hạnh phúc biết mấy khi bỏ lại tất cả để được đắm mình trong dòng suối tự do. Lễ hội Ninh Nông của người Tơ Trá đã đưa con người trở về với đời sống bản nguyên. Xã hội càng văn minh, con người càng muốn được trở về với cội nguồn, tổ tiên. Lễ hội Ninh Nông trong vắt như nước suối được chắt ra từ những khe núi.

Ngoài những lễ hội được miêu tả chi tiết, có những lễ hội, tác giả chỉ điểm qua một vài nét chung chung. Đó là lễ Lirboong (tết mừng lúa mới) của các dân tộc Lâm Đồng được tác giả Phạm Kim Anh phản ánh trong truyện Chung dòng máu đỏ: “Theo phong tục, các dân tộc đều ăn tết Lirboong. Tiếng trống, tiếng đồng la và những giọng cười ròn rã, thanh thoát vẫn vang lên khắp buôn làng thâu đêm suốt sáng”[39, tr.60]. Đó là lễ mừng nhà rông mới của người Bana trong truyện Tiếng chiêng buồn của Nguyễn Văn Toàn: “Giữa khoảng sân rộng, một đống lửa hừng hực bốc cao. Cạnh bên là con trâu đang nằm quỵ, đầu cúi vào cây nêu cao chót vót. Ánh lửa bập bùng soi lên vòng người bao quanh đang hò reo cuồng nhiệt”[39, tr.400]v.v...Dù miêu tả chi tiết hay sơ lược, người đọc cũng cảm nhận được nét chung của của các lễ hội Tây Nguyên là ở tình cảm đắm đuối, chan hòa và hết mình của người Tây Nguyên với lễ hội của mình.

Không như lễ hội ở vùng núi phía Bắc trong tác phẩm của Tô Hoài in rất đậm tính giai cấp, lễ hội ở Tây Nguyên mang tính cộng đồng rõ rệt. Điều này thể hiện bản chất xã hội của từng vùng. Vùng miền núi phía Bắc đã có sự phân chia giai cấp, sự phân chia giai cấp ấy làm cho nhiều lễ hội thấm đẫm nước mắt, và điều này vốn không thuộc về bản chất của lễ hội. Trong khi đó ở Tây Nguyên vẫn còn là xã hội cộng đồng, không có sự phân biệt giai cấp. Lễ hội Tây Nguyên vì vậy còn mang tính hồn nhiên, giao hòa với trời đất, thần linh,


chưa phải nếm trải mùi cay đắng của sự sang- hèn, giàu- nghèo. Đời sống lễ hội ở Tây Nguyên không được phản ánh một cách chi tiết nhất do đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng từ những chi tiết có tính điển hình ấy mà người đọc có thể hình dung được đời sống lễ hội và cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Qua một số lễ hội có được, chúng ta thấy hiện lên một lẽ sống cao đẹp, một cuộc sống hồn nhiên đậm tính nhân văn, một ý thức cộng đồng ngây thơ của những con người sống vào “thời thơ ấu của nhân loại”.

1.10 Kể khan, đời sống thứ hai của người Tây Nguyên

Con người luôn có nhu cầu vượt thoát thế giới hiện thực chật hẹp và quá ư nhiêu khê, nhàm chán bằng nhiều cách khác nhau. Những dân tộc văn minh có thể đi vào thế giới của tiểu thuyết, phim ảnh, của những chuyến du lịch miền xa; người Tây Nguyên thì đi vào thế giới của những thiên sử thi. Khan là từ để gọi sử thi của người Êđê, người Jrai gọi là Hơri, người Bana gọi là Hơmon, người M’nông gọi là Ot Nrông…(Xin được mượn từ khan của người Êđê để nói về văn hóa kể sử thi ở Tây Nguyên). Chính nhu cầu sống trong thế giới huyền thoại quá lớn, các dân tộc Tây Nguyên có một gia tài sử thi đồ sộ. Khoảng 800 thiên sử thi đã được sưu tầm và 70 tác phẩm đã được in thành sách. Công việc khai quặng sử thi vẫn đang được tiếp tục một cách khẩn trương ở Tây Nguyên, và chắc chắn kho tàng văn học của dân tộc sẽ có thêm nhiều tác phẩm độc đáo nữa. Tại sao ở Tây Nguyên lại có nhiều sử thi đến như vậy? Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes lý giải như sau:

Người Tây Nguyên cũng như mọi người khác, đều có phần mang tính tôn giáo. Có ý thức hay không về sự tồn tại của họ trên trần thế này, họ cũng cảm thấy mong muốn được giải thoát và bày tỏ điều đó bằng cách tưởng tượng ra một thế giới siêu nhiên. Từ đó mà sau một ngày lao động vất vả trong bùn lầy đồng ruộng, họ


ham thích những câu chuyện truyền thuyết được hát bên bếp lửa

đêm đêm, dù phải thức trắng đêm” [59, tr. 190].

Người Tây Nguyên tôn vinh anh hùng sử thi vì đó là những người tiêu biểu cho tất cả những gì đẹp đẽ nhất. Họ bao giờ cũng tự đồng nhất mình với người anh hùng. Họ tôn vinh anh hùng huyền thoại là để đưa mình lên một tầm cao mới mà trong thế giới hiện thực không sao có được. Đến với những đêm kể khan bên nhà dài hay nhà rông là đến với một thế giới lý tưởng, là được tái sáng tạo ra chính mình trong một vũ trụ thần tiên. Bởi vậy, những đêm kể khan luôn có sức hút mãnh liệt đối với dân làng: “Ông Gô Lônh nằm ở hồi phía tây của nhà rông, không có đèn, chỉ thấy bếp lửa, chỉ có bóng đêm bao trùm lên người ông. Ông nằm ngửa trên sàn, đầu gối trên một khúc gỗ, chân bắc chữ ngũ, tay trái đặt lên bụng, tay phải đặt lên trán. Các gian ngoài dân làng người lớn trẻ em ngồi trước bếp lửa tránh hơi lạnh của trời đêm, tất cả các gương mặt đều hướng về ông Gô Lônh…”[18, tr.68]. Nghệ nhân, những anh hùng huyền thoại và màn đêm đã đem đến nguồn cảm hứng bất tận cho mọi người Tây Nguyên. Không chỉ đối với người Tây Nguyên, anh bộ đội người Kinh (Người của buôn làng- Phạm Minh Mẫn), sau những đêm theo dân làng nghe kể khan cũng bị nó hút lấy: “…Và những đêm nghe kể khan ở nhà rông bên bếp lửa bập bùng, anh như lạc vào một vùng trầm tích văn hóa…anh được tắm minh trong âm hưởng những bản trường ca mang bao ước mơ, khát vọng của các bộ tộc Tây Nguyên”[41, tr.284]. Sử thi Tây Nguyên là thế giới tâm linh và bóng đêm đầy huyền hoặc.

Ở Tây Nguyên không có tộc người nào kể khan vào ban ngày, ban đêm mới là thích hợp cho cuộc sống sử thi: “Đêm Tây Nguyên hoang sơ bịt bùng đổ xuống đại ngàn. Mặt đất nhà sàn đổ vào cây lá, chỉ còn mái nhà rông là cố vươn mãi, vươn mãi lên bầu trời bàng bạc không trăng sao. Thỉnh thoảng tiếng nước suối chảy, tiếng thú ăn đêm vọng đến làm cho núi rừng Chư Prông đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2022