Mở Cửa Biên Giới Và Bình Thường Hóa Quan Hệ Việt - Trung

công việc này cũng không vất vả lắm mà lại kiếm được tiền để tăng thu nhập. Khi có hàng, người chủ Trung Quốc sẽ bảo mình đi chở hàng về, sau đó bán và trông hàng. Còn các chủ hàng Trung Quốc không cần làm gì cả, họ tụ tập khoảng 4 người chơi bài mạt chược với nhau - loại bài truyền thống của người Trung Hoa. Chị Hoàng Thị Mươi, thôn Bản Thẩu cho biết “Sở dĩ như vậy là vì tâm lý của người Trung Quốc là họ thích làm chủ, hơn nữa thuê người của mình có giá công rẻ hơn và nhu cầu cần việc làm của mình cũng nhiều. Tiền bán hàng thuê trung bình của mọi người được khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nhưng do mình biết tiếng Trung, không phải mất giá phiên dịch nên mỗi tháng mình được hơn của mọi người, khoảng 3,5 triệu/tháng. Mình biết tiếng Trung cũng chỉ là học lỏm thôi, không qua trường lớp gì cả”.

Như vậy, hiện nay việc biết tiếng Trung cũng là một yếu tố thuận lợi của đồng bào Tày thôn Bản Thẩu trong khi đi tìm việc làm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh.

3.2.2. Buôn bán, dịch vụ

Bản Thẩu là một trong hai thôn của xã Tân Thanh bị Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu. Sau khi bị mất đất nông nghiệp, Ban Quản lý thương mại Tân Thanh đã phân chia cho mỗi hộ trong thôn một ô làm ki ốt bán hàng ngay gần cửa khẩu, mỗi năm phải nộp gần 4 triệu tiền thuế chỗ ngồi. Vì thế, hiện nay bên cạnh làm nông nghiệp và đi làm thuê/ cửu vạn thì người Tày ở thôn Bản Thẩu còn đi bán hàng tại chợ cửa khẩu. Các mặt hàng chủ yếu vẫn là quần áo, giày dép, điện tử...Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ trong thôn do không quen với thương trường nên họ đã không trực tiếp bán hàng mà cho thuê ki ốt để lấy tiền. Trong năm 2010, thôn Bản Thẩu có 60 hộ có ki ốt cho thuê ở chợ cửa khẩu. Gía thuê ki ốt thời điểm đó là 40 - 50 triệu/năm tùy từng lô ở mặt đường hay ở bên trong. Ngoài việc có ki ốt cho thuê, theo khảo sát của tôi, người Tày ở thôn Bản Thẩu còn có một loại hình dịch vụ nữa là cho thuê nhà trọ. Đây cũng là một loại hình sinh kế khá đặc

trưng ở vùng cửa khẩu Tân Thanh này. Do tận dụng được vị trí địa lý gần khu vực cửa khẩu - nơi thu hút rất nhiều cư dân ở trong tỉnh cũng như tỉnh khác đến làm ăn, những hộ có nhiều đất đai ở trong thôn đã xây những dãy nhà trọ cho những người ở dưới xuôi lên thuê. Ông Hoàng Văn Hoàn cho biết “Trong năm 2011 vừa qua, có khoảng gần 30 hộ người Tày cho thuê nhà trọ. Ngay cả chính nhà tôi cũng có nhà trọ cho thuê”.. Đối tượng thuê nhà chủ yếu là những người dưới xuôi lên làm ăn, đông nhất là các tỉnh Bắc Giang, Bắc

Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên...Nhà trọ được xây thành dãy, mỗi gian khoảng 20 m2 với giá trung bình từ 300 - 500 nghìn đồng/tháng. Ông Hoàn cũng cho biết thêm, có nhiều nhà trọ trong thôn được xây rất rộng, nhiều tầng, tùy theo đặc điểm gần mặt đường hay trong ngò, diện tích rộng hay hẹp cũng có những giá khác nhau. Những gian nhà khang trang thì có giá

từ 800 nghìn đến 1 triệu/tháng. Cũng có người thuê một căn hộ tầng 2 với giá 50 triệu/năm. Có người do xác định buôn bán ở đây lâu dài cũng mua được nhà trong thôn.

Trong thôn Bản Thẩu hiện nay cũng xuất hiện một số dịch vụ khác của đồng bào như mở nhà hàng cơm phở, tiệm giải khát, máy ảnh, cửa hàng photocopy, dịch vụ cho thuê xe, một số công ty nhỏ được thành lập. Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng còn rất ít, hạn chế, rải rác vài cửa hàng và chủ yếu thuộc về phần đông hộ gia đình có nguồn vốn lớn và có kinh nghiệm trong kinh doanh. Khác với các hộ người Tày sống chủ yếu bằng nông nghiệp và đi làm thuê thì việc tham gia vào những hoạt động dịch vụ mới này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình người Tày ở đây.

Tiểu kết chương 3

Hoạt động sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay rất đa dạng và phong phú. Trong đó, vừa có sự đổi mới về sinh kế truyền thống lại vừa biết tận dụng lợi thế của vùng biên nên người Tày ở đây đã mạnh dạn tiếp cận các nguồn sinh kế mới để tăng thu nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Những đổi mới trong sinh kế truyền thống dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng gắn với trồng rừng. Nhờ đó, làm cho diện tích và năng suất cây trồng tăng, an ninh lương thực được đảm bảo.

Từ khi mở cửa biên giới Việt - Trung đến nay, đặc biệt là khi Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh được thành lập từ đầu những năm 90, một số phương thức mưu sinh mới đã xuất hiện ở thôn Bản Thẩu. Đó là lao động làm thuê với các hình thức như làm thuê trong các vùng nội địa của Trung Quốc; cửu vạn, bốc vác hàng tại cửa khẩu; bán hàng thuê cho các chủ hàng người Trung Quốc và người Việt. Dù nguy hiểm và vất vả nhưng đội ngũ đi làm thuê ở trong thôn ngày một nhiều lên vì nó là cách mưu sinh nhanh chóng nhất mà con người ở đây có thể làm được và phải đối diện để đổi lấy sự sống khi nào họ chưa tìm ra được hướng đi mới cho cuộc đời.

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 11

Bên cạnh đó, một số hoạt động buôn bán, dịch vụ cũng đã xuất hiện ở trong thôn như cho thuê ki ốt bán hàng; cho thuê nhà trọ; mở nhà hàng ăn uống...Thu nhập từ các hoạt động này đã có những đóng góp đáng kể cho kinh tế hộ gia đình, giúp giải quyết được một phần nhu cầu chi tiêu trong thời buổi giá cả thị trường đắt đỏ hiện nay.

Chương 4‌‌

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH KỀ CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ TÂN THANH

4.1.Những yếu tố tác động

4.1.1. Tác động của yếu tố Chính sách

Với sự tác động thiết thực từ các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước, sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, giúp xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng và điều kiện sẵn có, UBND huyện Văn Lãng đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ nghèo trong thôn, trợ giá, trợ cước cho đồng bào trong thôn. Đồng thời, chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Các công trình thủy lợi như hồ, đập, trạm bơm nước, kiên cố hóa kênh mương đã được Nhà nước cấp vốn và xi măng để xây dựng và nâng cấp, tạo nên hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật được xã chuẩn bị chu đáo, cung ứng kịp thời các loại giống mới, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất. Bằng những biện pháp tích cực, trong những năm qua, sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã có những tăng trưởng tích cực (1 sào lúa thu được hơn 200 kg).

Trong những năm gần đây, diện mạo kinh tế - xã hội ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh có nhiều khởi sắc. Kết quả đó có sự góp phần quan trọng của việc triển khai thực hiện những chương trình tín dụng vốn ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn. Có 4 đoàn thể trong xã Tân Thanh đứng ra tín chấp cho hội viên làm công tác vay vốn, hướng dẫn làm thủ tục với Ngân hàng Chính sách Xã hội đó là Hội phụ nữ, Hội Nông dân, hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

Thực hiện các chương trình tín dụng, cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội

huyện Văn Lãng đã không ngừng quan tâm nâng cao chất lượng các chương trình cho vay với nhiều đối tượng khác nhau như cho nông dân vay sản xuất, kinh doanh; cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Tại thôn Bản Thẩu, trong năm 2010 đã có 14 hộ gia đình được hỗ trợ vay làm nhà với thời gian dài hạn 5 năm. Cùng với sự quan tâm và động viên, khuyến khích việc vay vốn để phát triển kinh tế, nhiều hộ dân đã vay với số vốn hàng chục triệu đồng, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Vào ngày 22 hàng tháng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Lãng vào xã giao dịch, thu tiền lãi suất. Nếu có nguồn vốn giải ngân thì cũng cho dân vay và không phải thế chấp tài sản. Hàng tỷ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách đã được người dân sử dụng mua sắm máy móc phục vụ sản xuất như máy cày tay, máy bơm nước, mua giống cây trồng, vật nuôi... giúp giải quyết những khó khăn trong lao động sản xuất, tăng năng suất, sản lượng. Từ đó tăng nguồn thu nhập, cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong thôn.

Hàng năm, Đồn biên phòng Tân Thanh và Mặt trận tổ quốc tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều chương trình hỗ trợ cho đồng bào khó khăn trong thôn Bản Thẩu với nhiều hình thức như hỗ trợ bằng tiền mặt, ngày công, dỡ nhà...

Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng được huyện Văn Lãng chú ý khai thác và phát huy tiềm năng. Trong nhữ ng năm qua , bằ ng nhiề u nguồ n vố n đầ u tư trự c tiế p từ ngân sá ch trung ương và đị a phương , huy độ ng vố n trong nhân dân , tại thôn Bản Thẩu , xã Tân Thanh đã xây dự ng được nhiề u công trì nh hạ tầ ng về điệ n, đườ ng, trườ ng, trạm, góp phần làm thay đổi kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã được Đảng và Nhà nước đầu tư, xây dựng thành khu kinh tế mở buôn bán sầm uất, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của người dân địa phương.

Thực hiện Quyết định 120/2003 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các xã biên giới và Quyết định số 34/QĐ- UB ngày 8/6/2004 của UBND tỉnh

Lạng Sơn ban hành Quy định hướng dẫn thực hiện Quyết định 120/2003 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Văn Lãng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức, xây dựng các kế hoạch, cơ chế điều hành, hướng dẫn các xã biên giới thực hiện chương trình 120 theo phân cấp quản lý. Đến năm 2010, tổng số vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới là gần 20 tỉ đồng. Qua đó, đã xây dựng, mở mới được 8 công trình đường giao thông với tổng chiều dài gần 13km, 4 công trình nâng cấp đường và 6 công trình cầu cống, ngầm tràn với tổng nguồn vốn đầu tư 10,38 tỉ đồng; đầu tư 3 công trình đưa điện lưới quốc gia về 100% số thôn bản của các xã biên giới với tỉ lệ số hộ được dùng điện đạt khoảng 96%. Bên cạnh đó, cũng từ nguồn vốn của chương trình 120, huyện Văn Lãng đã đầu tư xây dựng được 1 trạm bơm phục vụ công tác thủy lợi, sửa chữa trạm y tế, 2 lớp học phân trường tại xã Tân Thanh với tổng nguồn vốn đầu tư trên 473 triệu đồng. Ngoài ra, công tác hỗ trợ bảo vệ cột mốc biên giới cũng được chú trọng, tổng kinh phí thực hiện trong 7 năm (2003 - 2010) đạt gần 2,5 tỉ đồng. Tân Thanh là 1 trong 5 xã biên giới của huyện Văn Lãng được hưởng lợi từ các chương trình trên (bên cạnh xã Thanh Long, Thụy Hùng, Tân Mỹ, Trùng Khánh). Mỗi năm xã được hỗ trợ 400 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và 100 triệu để xây dựng cột mốc biên giới.

Việc thực hiện có hiệu quả nguồn vốn của chương trình 120 tại xã Tân Thanh đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nơi đây, làm cho sinh kế của đồng bào Tày ở thôn Bản Thẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận của bà con trong thôn vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

4.1.2.Mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung

Giao lưu kinh tế qua biên giới Việt – Trung đã có truyền thống từ lâu đời. Theo những biến động về chính trị, mối bang giao kinh tế cũng bị ảnh hưởng và thay đổi theo từng thời kỳ. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố chính: sự ra

đời, trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa và đường lối phát triển của hai nước có chung đường biên.

Sau Chiến tranh thế giới II, ngày 2/9/1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 1/10/1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng được thành lập và ngày 17/1/1950 Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ năm 1951, hai nước bắt đầu quan hệ mậu dịch với nhau và quan hệ này được chính thức hóa vào năm 1952 khi Hiệp định thương mại được ký giữa hai Chính phủ. Tiếp theo đó, năm 1954 Chính phủ hai nước ký “Nghị định thư về việc mở mậu dịch tiểu ngạch ở biên giới hai nước”. Ngày 4/11/1958 Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 486/TTg ban hành “Điều lệ quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân trong khu vực biên giới Việt - Trung”. Ngày 5/12/1962 Chính phủ hai nước đã ký “Hiệp ước thương mại và hàng hải”...

Các văn bản trên đã mở ra quan hệ buôn bán giữa hai nước với hai hình thức: buôn bán tiểu ngạch dân gian biên giới và buôn bán xuất nhập khẩu chính ngạch.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quan hệ kinh tế Việt

- Trung được phát triển bình thường. Ngoài thương mại hàng hóa đơn thuần, trong thời gian này Trung Quốc còn viện trợ cho Việt Nam một số vật tư, hàng hóa và viện trợ quân sự.

Có thể nói, trước năm 1979, giao lưu kinh tế được tiến hành trên quy mô lớn giữa hai Nhà nước là chủ yếu. Trao đổi hàng hóa thương mại qua biên giới thời gian này chỉ là những quan hệ mang tính chất khởi đầu. Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam mang nặng dáng dấp và nội dung của viện trợ chính phủ vì được rót theo kế hoạch, giá rẻ và hạch toán không đầy đủ [9, tr.26]. Trao đổi hàng hóa qua biên giới lúc này còn chịu ảnh hưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung hay nói cách khác là phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của hai Đảng và hai Nhà nước. Những đặc điểm của cơ chế là nguyên nhân kìm hãm sản xuất phát triển, làm cho lưu thông bị bó buộc và do chính

sách “ngăn sông, cấm chợ”, không mở cửa. Ngoài các đơn vị thương nghiệp quốc doanh, việc buôn bán của tư nhân thời kỳ này bị coi là xấu xa, không đúng bản chất XHCN. Do đó, các thành phần kinh tế không được tham gia XNK kể cả bằng hình thức tiểu ngạch, nhân dân các xã giáp biên chỉ “bán lén lút những cái có, mua không được đủ những cái cần”. Cơ cấu kinh tế khép kín, tự cân đối lương thực, hàng tiêu dùng theo kiểu “mỗi địa phương là một pháo đài” đã tỏ rò không phù hợp với các tỉnh biên giới, trong đó có tỉnh Lạng Sơn vì nó không chứa đựng những yếu tố phát triển để tiến bước vững chắc trên con đường tự cân đối thu - chi ngân sách, xây dựng vùng biên giới giàu mạnh.

Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra đã làm ngưng đọng mọi quan hệ kinh tế vùng biên giới vốn đã không mấy phát triển trước đây giữa hai nước. Trên tinh thần vì lợi ích cơ bản và lâu dài, Việt Nam đã tỏ rò thiện chí, khởi đầu là chính sách mở cửa biên giới của Đảng và Nhà nước ta.

Chính sách mở cửa biên giới không nằm ngoài hệ thống đường lối Đổi mới, mở cửa nói chung và đường lối phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đảng và Nhà nước ta. Đó là đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, là đường lối tiến hành CNH - HĐH đất nước, là phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước mà Đảng ta đã dầy công tìm tòi và thử nghiệm.

Bước khởi đầu trong lĩnh vực Ngoại thương là Nghị định 40 - CP ngày 7/2/1980 của Chính phủ về Chính sách và biện pháp nhằm phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Điểm thay đổi là ở nguyên tắc mới “Nhà nước độc quyền ngoại thương, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở...”

Đại hội V của Đảng (1982) khẳng định thêm “Tăng nhanh xuất khẩu và mở mang các dịch vụ để thu ngoại tệ là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, một khâu trọng yếu góp phần đảm bảo các cân đối của kế hoạch.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí