Bảng 3.1: BẢNG GIÁ GIỐNG VỤ XUÂN NĂM 2012
Loại giống | Đơn giá (nghìn đồng/kg) | Ghi chú | |
1 | Lúa lai LS1 | 90.000 | |
2 | Lúa lai NƯ 838 | 68.000 | |
3 | Lúa lai BIO 404 | 96.000 | |
4 | Lúa lai PHB 71 | 96.000 | |
5 | Lúa thuần DV 108 | 17.000 | Bình ổn giá |
6 | Lúa thuần Khang dân 18 | 17.000 | Bình ổn giá |
7 | Ngô lai NK 54 | 95.000 | |
8 | Ngô lai NK 66 | 93.000 | |
9 | Ngô lai NK 67 | 98.000 | |
10 | Ngô lai AG 59 | 66.000 | Bình ổn giá |
11 | Ngô lai C 919 | 78.000 | Bình ổn giá |
12 | Ngô lai DK 9901 | 90.000 | |
13 | Ngô lai DK 9955 | 90.000 | |
14 | Ngô lai B 9698 | 82.000 | |
15 | Ngô lai B21 | 94.000 | |
16 | Ngô lai DK 6919 | 78.000 | |
17 | Ngô lai DK 8868 | 95.000 | |
18 | Ngô lai NK 6326 | 96.000 | |
19 | Ngô lai LCH9 | 80.000 | |
20 | Ngô lai CP 888 | 72.000 | |
21 | Ngô lai CP 999 | 78.000 | |
22 | Ngô lai CP 989 | 68.000 | |
23 | Ngô lai A 88 | 88.000 | |
24 | Ngô lai CP 3Q | 72.000 | |
25 | Ngô lai CP 333 | 88.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Thành Phần Của Sinh Kế Truyền Thống
- Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 7
- Sự Chuyển Đổi Sinh Kế Truyền Thống
- Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 10
- Mở Cửa Biên Giới Và Bình Thường Hóa Quan Hệ Việt - Trung
- Chương Trình Phát Triển Vùng Biên Của Trung Quốc - Chiến Lược “Hưng Biên Phú Dân”
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tài liệu điền dã tại thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/ 2012)
Các loại cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển theo hướng thâm canh trên cơ sở tăng cường đầu tư và những nỗ lực bước đầu về đổi mới công nghệ - kỹ thuật.
Bảng 3.2: Diện tích và Năng suất cây trồng thôn Bản Thẩu năm 2011
Diện tích | Năng suất | |
Lúa | 12 ha | 4,5 tấn/ha |
Ngô | 4,5 ha | 5 tấn/ha |
(Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 2/2012)
Bảng 3.3.: Cây ăn quả chính trên địa bàn thôn Bản Thẩu năm 2011
Cây ăn quả | Số lượng | |
1 | Mận | 400 cây |
2 | Hồng | 300 cây |
3 | Na | 200 cây |
(Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 2/2012)
Cơ giới hóa trong sản xuất
Một trong những chiếc chìa khóa để giảm sức lao động, tăng nhanh vòng quay của đất, tạo ra năng suất cao là đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Được sự định hướng của cán bộ huyện và xã, người Tày ở thôn Bản Thẩu đã bắt đầu thấy được lợi ích của việc dùng máy cày, kết hợp với các công cụ khác tạo ra năng suất cao. Hầu hết các gia đình trong thôn bản hiện nay đã có máy cày, máy tuốt lúa, một số hộ do điều kiện còn khó khăn nên đã chung vốn với 2 - 3 nhà. Máy cày được mua ở các đại lý của Lạng Sơn, có những hộ gửi mua tận miền Nam hay tỉnh Thái Nguyên. Do mật độ dân số ngày càng cao gây sức ép đối với vấn đề ruộng đất nên việc sử dụng phân bón hóa học, phân đạm, NPK ngày càng được chú trọng đối với người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh.
3.1.2. Trong chăn nuôi Thay đổi về giống vật nuôi
Trước đây, việc chăn nuôi trâu, bò là một thế mạnh trong kinh tế của người Tày, gia đình nào ít vốn, không có công trông nom cũng nuôi một vài con để cày kéo. Những gia đình khá giả có thể nuôi hàng chục con để khi cần giải quyết những công việc lớn như làm nhà, cưới xin, tang ma thì có thể bán trâu. Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi trâu ở các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh rất ít do hạn chế về bãi chăn thả như đồi, rừng vì Bản Thẩu là một trong hai thôn (cùng với thôn Nà Lầu) thuộc xã Tân Thanh bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Hơn nữa, do kinh tế ngày càng phát triển nên các gia đình đều đã sử dụng máy móc trong nông nghiệp như máy cày, máy tuốt lúa giúp cho quá trình sản xuất tiện lợi hơn rất nhiều. Vì thế hầu như hiện nay người Tày ở đây không còn nuôi trâu nữa. Như trường hợp của thôn Bản Thẩu, tính đến tháng 12 năm 2011, trong số 81 hộ người Tày chỉ có 5 con trâu.
So với các gia súc lớn thì gia súc nhỏ và gia cầm như lợn, gà, vịt lại được người Tày ở thôn Bản Thẩu đầu tư nuôi nhiều hơn và chu đáo hơn. Cách thức nuôi cũng mang tính công nghiệp hơn, chuồng trại được làm cao ráo, thoáng mát, thức ăn không còn phụ thuộc vào tự nhiên như trước đây mà chăn nuôi bằng cám công nghiệp kết hợp với một số sản phẩm trồng trọt như bột ngô, bột sắn. Do đó, thời gian chăn nuôi được rút ngắn, lợn, gà, vịt đã trở thành sản phẩm hàng hóa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Trước đây, đồng bào thường nuôi giống lợn nái nhưng do khó nuôi vì phải có đất rộng mới nuôi được nên hiện nay người Tày ở thôn Bản Thẩu đã chuyển sang giống lợn lai kinh tế mua ở thị trấn Na Sầm. Trung bình 1 năm nuôi được 2 lứa lợn, khoảng 6 - 7 tháng cho một lứa. Hàng kỳ, Phòng Thú y của xã vào tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch bệnh.
Gà và vịt là những gia cầm được các gia đình người Tày ở đây nuôi phổ biến nhất vì đây là nguồn thực phẩm cung cấp thịt, trứng cho gia đình trong các bữa ăn hàng ngày. Trước đây đồng bào nuôi giống gà ri và vịt đàn nhưng hiện nay để mua giống mới, người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh trực tiếp lên các trại giống ở Lạng Sơn mua. Bên cạnh đó, họ còn mua giống gà, vịt Trung Quốc được người dân bên đó mang qua đường tiểu ngạch vì nếu sang cửa chính thì phải qua trạm kiểm dịch. Qua phỏng vấn được biết, các giống vịt này rẻ hơn và phát triển nhanh hơn so với giống Việt Nam.
Bảng 3.4: Thực trạng chăn nuôi của thôn Bản Thẩu năm 2011
Loại con | Số lượng (con) | |
1 | Trâu | 5 |
2 | Lợn | 200 |
3 | Gà, vịt | 1.200 |
(Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 2/2011)
Rò ràng, so với tập quán cổ truyền, tư duy và cách thức chăn nuôi hiện nay của Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã có sự thay đổi nhiều trên cơ sở gắn với cơ chế thị trường và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, họ đã chuyển đổi giống vật nuôi nhằm thích ứng với điều kiện, nhu cầu của thị trường và tình hình thực tiễn ở địa phương.
3.1.3. Sinh kế từ rừng
Đối với cư dân miền núi, rừng có vai trò rất quan trọng bởi vì rừng, đất rừng có những đóng góp to lớn tới cả sinh kế và phúc lợi của họ như tạo thu nhập, cung cấp lương thực thiết yếu, giảm nhẹ những thiệt hại khi mùa màng thất bát, khi không có công ăn việc làm hay khi gặp những khó khăn khác [51, tr.17]. Còn theo tác giả Jin Sato, người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh. Thứ nhất là phụ thuộc về thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được từ bán các sản phẩm rừng. Thứ hai là sự phụ thuộc về sinh
kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày. Như vậy, rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ [51, tr.35]. Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh cũng là một trường hợp như vậy.
Từ những năm 1990 trở đi, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của huyện Văn Lãng, chính sách giao đất, giao rừng (chương trình 327) đã được thực hiện trên địa bàn xã Tân Thanh. Chương trình 327 hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, được thành lập theo NĐ 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành năm 1992. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Hưởng lợi từ chính sách trên, các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đều được chính quyền xã giao diện tích đất lâm nghiệp cùng với diện tích rừng để quản lí, sản xuất và cải tạo. Tuy nhiên, đất đai được chia theo đất cha ông để lại cho mỗi hộ gia đình nên có hộ nhiều, hộ ít đất. Rừng và đất rừng có chủ sẽ góp phần quản lí và bảo vệ rừng bền vững hơn. Có đất lâm nghiệp, bà con thôn Bản Thẩu đã tiến hành trồng bạch đàn, keo, dẻ, trám, hồi...là những loại cây thích hợp với chất đất ở đây. Qua phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Hoàn - trưởng thôn Bản Thẩu được biết, trong những năm gần đây, do thay đổi thời tiết nên cây hồi vốn được coi là một trong những cây đặc sản của vùng thì nay năng suất thu hoạch giảm, khi cây lớn thường bị sâu bọ và không sai hoa, quả. Cây trồng chính trên đồi rừng của các gia đình trong thôn hiện nay là bạch đàn. Trồng bạch đàn khoảng 5 - 6 năm mới cho thu hoạch một lần, đồng bào lấy gỗ về để làm dáo, làm hoành trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu giấy, ván ép. Thời điểm năm 2011, giá 1 cây gỗ bạch đàn là 100 nghìn đồng/cây. Thấy được lợi ích kinh tế như vậy nên hầu như các hộ trong thôn Bản Thẩu đều dành những mảnh rừng của mình cho trồng bạch đàn. Có gia đình trồng được khoảng hơn 10.000 cây.
Ngoài việc lên rừng thu hái lâm thổ sản, lấy củi, rau, măng, nấm.. phục vụ thường xuyên cho đời sống hàng ngày thì người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã
Tân Thanh còn có một công việc tạo ra nguồn thu nhập đó là đốt than để bán. Qua phỏng vấn ông Hoàng Văn Điền - người dân thôn Bản Thẩu được biết về cách làm than như sau: Ban đầu, đồng bào chặt các cây củi dài khoảng 1m và xếp chồng lên nhau theo từng khối (trung bình cứ 1 khối sẽ cho ra 1 lò than) và phải đi chặt từ 2 - 3 ngày mới được số củi cần làm. Sau khi xếp củi xong, họ lấy lá cây xanh phủ hết lên toàn bộ đống củi, tiếp đó là phủ thêm xung quanh một lớp đất bên ngoài và làm một lỗ thông hơi. Đất phải được đắp kín, dày khoảng 1 gang tay để không cho gió lùa vào. Công việc này cũng phải huy động các thành viên trong gia đình cùng đi làm. Khi đã chuẩn bị xong những công đoạn đó thì đồng bào mới tiến hành đốt âm ỉ trong khoảng 1 tuần cho cháy hết củi. Việc đốt củi này được tiến hành ngay tại cánh rừng của gia đình và hàng ngày phải thường xuyên có người trông than nếu không than sẽ bị cháy thành tro. Những năm gần đây, đa số các hộ dân trong thôn Bản Thẩu,
xã Tân Thanh đều làm than. Họ mang than đi bán ngay tại cửa khẩu Tân Thanh, có những người mang sang cả Trung Quốc bán2. Gía thành một cân than dao động từ 10.000 - 15.000 đồng, đồng bào bán theo bao, mỗi bao than khoảng 30 kg. Than được người dân mua về chủ yếu để nướng đồ ăn hay sưởi ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, việc làm than chỉ được tiến hành vào khoảng tháng 10, tháng 11, trong thời gian nông nhàn. Mặt khác, đây cũng là lúc mùa đông, thời tiết giá rét, nhu cầu tiêu thụ sẽ cao. Ông Hoàng Văn Điền cho biết “Bán than mang lại thu nhập nhưng lại gây ra phá rừng và việc đốt than cũng có mùa nên nguồn thu nhập này cũng không phải là thường xuyên”.
3.2.Các hình thức sinh kế mới
3.2.1. Lao động làm thuê
Với các dân tộc ở Việt Nam hiện nay, đi làm thuê đã trở thành hiện tượng khá phổ biến và rất bình thường trong quy luật phát triển kinh tế và
2 Hiện nay, ở một số địa phương của tỉnh Lạng Sơn đã cho công ty nước ngoài (Công ty InnovGreen Trung Quốc) thuê đất trồng rừng ở Việt Nam với thời hạn 50 năm. Nhưng ở địa bàn xã Tân Thanh không có hiện tượng này.
càng được thúc đẩy ở điều kiện kinh tế thị trường. Nghiên cứu về di dân nội địa của Đồng Bá Hướng (2007) đã chỉ ra dòng chảy lao động từ nông thôn về thành phố, từ khu vực kém phát triển đến phát triển hơn. Ngay với các dân tộc thiểu số ở nhiều vùng miền, lao động làm thuê không chỉ xuất hiện trong lúc nông nhàn mà còn có thể diễn ra quanh năm. Tác giả Vương Xuân Tình và Trần Văn Hà (2007) đã cho biết về lao động làm thuê của người Mường ở một làng không xa thị trấn Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; vào vụ nông nhàn, có khoảng 60 người trong làng đi làm thuê ở nhiều nơi, từ nội tỉnh đến ngoại tỉnh, từ miền núi đến thành phố. Nghiên cứu về người Chăm ở vùng miền Trung rời làng quê đi làm ăn ở khu vực đô thị, tác giả Đoàn Việt (2009) đã phát hiện tỷ lệ nữ giới có xu hướng ngày càng tăng, thậm chí vượt trội nam giới vào năm 2005. Còn tác giả Bùi Xuân Đính (2010) trong một nghiên cứu về quan hệ dân tộc xuyên biên giới ở tỉnh Lạng Sơn đã nêu lên sự sôi động trong lao động làm thuê, nhiều cư dân Tày, Nùng ở các xã vùng biên đã vào nội địa Trung Quốc làm thuê với công việc chính là lao động nông nghiệp [44; 97].
Từ bối cảnh trên, khi nhìn vào thực tế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh cho thấy việc làm thuê là hệ quả tất yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu đảm bảo cuộc sống của người dân. Với bình quân ruộng nước mỗi hộ khoảng 1 - 2 sào, trong khi nương rẫy không đáng kể và rừng ngày càng bị thu hẹp nên hầu hết các hộ gia đình ở thôn phải tìm kiếm nguồn thu nhập bằng làm thuê. Đặc biệt hơn nữa, Bản Thẩu là một trong hai thôn của xã nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh nên sự tác động của nó đến hoạt động sinh kế của người Tày ở đây là một hiện tượng tất yếu.
Làm thuê bên Trung Quốc
Qua phỏng vấn và thảo luận nhóm ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết hiện nay có khá nhiều người Tày ở đây sang Trung Quốc làm thuê và cũng không thống kê được hết. Họ thường đi làm theo thời vụ, đặc biệt là khi thu hoạch mùa màng xong, có thể đi ngắn ngày như sáng đi, tối về, cũng
có thể đi cả tuần và lâu dài. Việc khai báo tạm trú, tạm vắng thực hiện cũng chưa được triệt để.
Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh thường sang Trung Quốc làm thuê theo những hình thức như chủ thuê lao động dẫn đường, qua người môi giới hoặc qua người quen.
- Chủ thuê lao động là các chủ trang trại Trung Quốc ở những thôn giáp biên. Mỗi khi cần người làm giúp, họ sang tận các thôn bản của ta để tìm lao động (thuê trực tiếp).
- Người môi giới: Thời gian đầu sang làm thuê, người Tày chưa thông thổ nên nếu không gặp trực tiếp được các chủ trang trại thì phải qua môi giới dẫn dắt. Môi giới là những người Trung Quốc sống giáp biên, có mối quen biết với những người trong các làng bản. Họ trực tiếp sang tìm hoặc nhờ một người quen ở Việt Nam giới thiệu. Khi tìm đủ người thì họ đưa sang Trung Quốc, lấy tiền môi giới từ chủ cần lao động. Thông qua họ, người Tày được bảo đảm qua biên giới “hợp lệ, an toàn”.
- Đi cùng người quen: Chủ yếu là những người đã từng làm việc ở bên đó rồi, vì nếu đi một mình cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm.
Những công việc chủ yếu mà người Tày ở Bản Thẩu sang Trung Quốc làm thuê là :
- Trồng và thu hoạch mía, trong đó thu hoạch mía là việc có nhiều người tham gia thường xuyên, chủ yếu từ tháng 10 (âm lịch) trở đi cho đến hết tết Nguyên Đán.
- Trồng rừng và thu hoạch từ rừng như trồng thông, bạch đàn, phát rẫy, xẻ rãnh, chăm sóc cây, chặt cây đến kỳ thu hoạch.
- Bốc vác tại các bến tàu, bến xe của Trung Quốc
- Đi xây và sơn nhà cao tầng
- Làm ở công ty sản xuất nhựa cứng, đồ sứ.
- Làm quần áo, may mặc
- Giúp việc nhà cho các gia đình Trung Quốc...