ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PAOTHAO CHAPEAR
BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN NAM NGƯM 2, BẢN PHONESAVAT, HUYỆN MƯƠNG PHƯƠNG, TỈNH VIÊNG CHĂN, LÀO
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học Mã số: 60 31 03 02
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 2
- Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Nam Ngưm 2, bản Phonesavat, huyện Mương Phương, tỉnh Viêng Chăn, Lào - 3
- Giới Thiệu Các Tộc Người Tái Định Cư Ở Thủy Điện Nam Ngưm 2
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Bá Nam
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài và kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Học viên
Paothao CHAPEAR
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài luận văn “Biến đổi sinh kế của người dân TĐC tại thủy điện NN2: Bản Phonesavat, huyện Mường Phương, tỉnh Viêng Chăn”tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các qúy thầy, cô giáo trong Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình của lớp Cao học Nhân học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lâm Bá Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, Bộ Nông nghiệp Lào, Ủy ban Phát triển Nông thôn Lào, Thủy điện Nam Ngưm2 và người dân tái định cư bản Phonesavat đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình đi thực địa và cung cấp thông tin để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ và góp ý kiến tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Paothao CHAPEAR
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
5. Câu hỏi nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phương pháp xử lý tài liệu………………………………………… 8
8. Kết cấu luận văn 8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝTHUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU…………………………… 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý thuyết 16
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 22
Tiểu kết chương 1… 25
Chương 2: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC NĂM 29
2011………………………………………………………………………...
2.1. Hoạt động sinh kế của người Khơmú. 31
2.2. Hoạt động sinh kế của người Lào 31
2.3. Hoạt động sinh kế của người Hmông38
Tiểu kết chương2 44
Chương 3: DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN 50
BIẾN ĐỔI SINH KẾ.....................................................................................
3.1. Thủy điện Nam Ngưm 2 và yêu cầu di dân 51
3.2. Di dân và tái định cư 51
3.3. Thực trạng môi trường sinh kế 54
3.4. Tiền đề biến đổi sinh kế 59
Tiểu kết chương3 62
Chương 4: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU NĂM 64
2011...............................................................................................................
4.1. Hoạt động sinh kế của các tộc người sau khi tái định cư 66
4.2. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp ....................................... 66
4.3. Định hướng sinh kế mới 70
4.4. Một số khuyến nghị 71
Tiểu kết chương 4. 73
Kêt luận 74
Tài liệu tham khảo 75
Phục lục. 78
87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB DFID GDP HMP NN NN1 NN2 NN3 NT2 SK TĐC THCS UNDP
WB
Ngân hàng phát triển Châu Á Bộ phát triển quốc tế Anh
Nguồn thu nhập phân cho đầu người Huyện Mương Phun
Sông Nam Ngưm
Thủy điện Nam Ngưm1 Thủy điện Nam Ngưm2 Thủy điện Nam Ngưm3 Thủy điện Nam Theum2 Sinh kế
Tái định cư
Trường trung học cơ sở Liên hợp quốc
Ngân hàng thế giới
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mức thu nhập của người Khơ mú trước năm 2011 38
Bảng 2.2: Mức thu nhập của người Lào trước năm 2011 44
Bảng 2.3: Mức thu nhập của người Hmong trước năm 2011 49
Bảng 3.1: Tổng 16 bản dân bị thiệt hại bởi dự án thủy điện NN2 52
Bảng 3.2: Tổng số dân và các tài sản bị ảnh hưởng bởi dự án 52
Bảng 3.3: Thực hiện đền bù các tài sản bị thiệt hại của người dân…… 57 Bảng 3.4: Các khoản tiền người dân được nhận từ đền bù 57
Bảng 3.5: Các nghề đào tạo mới và vốn hỗ trợ sinh kế 59
Bảng 4.1: So sánh biến đổi sinh kế của người dân trước và sau TĐC…. 70 Biểu đồ 2.1: Diễn biến mức thu nhập của các dân tộc trước năm 2011... 49
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào là một quốc gianằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích 236.800 km2 và dân số 6.5 triệu người (Lao Statistatics, 2015). Trong đó, khoảng 65.8%của dân số cư trú ở khu vực nông thônsốngdựa vào kinh tế nông nghiệptự cung tự cấp,chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Nước Lào vô cùng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhưng về phát triển kinh tế - xã hộicòn ở mức độ thấp so với các nước ASEAN(ADB, 2015). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lào đã và đang tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy điện và có thể nói là nhiều nhất tạiĐông Nam Á. Trong đó 24 công trình sản xuất
điện đã hoàn thành, 38 công trình đang thi công và hơn 100 công trình nằm trong kế hoạch xây dựng trên toàn quốc. Chính phủ Lào ưu tiên xây dựng nhiều công trình thủy điện đểđạt được mục đích xuất khẩu năng lượng điện cho các nước trong khu vực, người mua là Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc. Năng lượng còn lại là để cung cấp trong nước thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội [5, tr.3]. Đến nay, hàng loạt các dự án thủy điện đã được triển khaixây dựng với không ít thành tựu,bên cạnh đó cũng không ít tác động bất lợi tới đời sống người dân. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB, 2010),người dân Lào có xu hướng chịu áp lực ngày càng cao dưới tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện, khai thác mỏ và khai thác gỗ. Có khoảng 100.000 đến
280.000 người dân trong nước sẽ phải tái định cư không tự nguyện do kết quả trực tiếp của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Lào đến năm 2020 [4, tr.131].Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Chính phủ Lào, vấn đề biến đổi sinh kế của người dân đã được bàn đến vì tài nguyên thiên nhiên là cơ sở sinh kế cho người dân Lào. Trong một số chính sách của Chính phủ Lào đã được đề ra để bảo vệ lợi ích của người dân có như: Nghị định số 68/TTCP, ngày