Chủ Trương Dđđt Của Nhà Nước: Quá Trình Thực Hiện Và Những Kết Quả Ban Đầu

Ở Việt Nam nói riêng, ngoài nguyên nhân chủ yếu là do quá trình giao đất, sự manh mún còn có khả năng do sự trục trặc của thị trường đất đai, quy định của nhà nước về mức hạn điền trong sở hữu, sử dụng và trao đổi đất. Thị trường trao đổi quyền sử dụng đất ở Việt Nam rất phức tạp. Nông dân nếu muốn sử dụng đất của họ để thế chấp vay ngân hàng cần có sự chấp nhận của chính quyền địa phương. Những nông dân có điều kiện tích tụ ruộng đất lớn thì lại vấp phải chính sách hạn điền của Nhà nước.

Thậm chí manh mún ruộng đất có thể do chính người nông dân muốn duy trì khi họ cho rằng manh mún có thể có lợi ích nào đó. Với những mảnh ruộng ở những vùng khác nhau, nông dân có thể giảm thời điểm căng thẳng bằng cách đa dạng hoá cây trồng.

Hệ quả của sự manh mún về ruộng đất có thể nhìn thấy rò rệt là sự cản trở việc cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ và đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách quá xa giữa các mảnh ruộng, tăng chi phí, giảm diện tích sử dụng do ảnh hưởng của các bờ vùng bờ thửa, tăng các tác động xấu. Quá nhiều hộ sản xuất với quy mô các thửa đất quá nhỏ đã tạo ra cản trở lớn đến việc tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá và hiệu quả, không huy động được tiềm năng về vốn và lao động tại chỗ có thể đầu tư vào cải tạo đồng ruộng vì người sử dụng đất sợ rủi ro.

Sự manh mún có thể còn gây khó khăn cho việc quy hoạch đồng ruộng, chi phí sản xuất lớn, giá thành tăng cao trong khi chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến thiếu khả năng cạnh tranh.

Nhưng ở một góc độ khác, manh mún có ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng cây trồng. Nếu mức độ manh mún càng cao thì mức độ đa dạng hoá cây trồng cũng càng cao. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang nhiều tính tự cung tự cấp thì điều này dẫn đến mức độ an toàn không những về lương thực mà còn về thu nhập cho hộ nông dân. Điều đó lí giải

tại sao ở một số tỉnh nông dân vẫn muốn duy trì manh mún ở một mức độ nào đó. Như vậy sự cân bằng giữa mức độ đa dạng cây trồng và manh mún đất đai cũng như phát triển sản xuất hàng hoá là vấn đề cần được chú ý và nghiên cứu.

Manh mún và phân tán ruộng đất, xong lại đảm bảo tâm lí sản xuất cho nông dân, bởi sự công bằng giữa các nông hộ, không chỉ là vấn đề ruộng đất, mà còn là vấn đề chênh lệch thu nhập và mức sống trong phạm vi xã hội nông thôn thu nhỏ ở các làng xã.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tập trung lại đất nông nghiệp đối với mỗi hộ sản xuất, giảm số thửa và tăng quy mô mỗi thửa ở từng hộ để tạo ra diện tích đất tập trung cùng loại sản phẩm ở từng địa phương. Nhưng tập trung như thế nào để tăng hiệu quả sản xuất mà vẫn đảm bảo tính công bằng cho nông dân, đặc biệt là khi chuyển sang sản xuất theo hướng cung cấp hàng hoá, người sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc giảm các chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

1.1.3. Chủ trương DĐĐT của nhà nước: quá trình thực hiện và những kết quả ban đầu

Trên cơ sở phân tích những tác động của manh mún ruộng đất, bài học từ DĐĐT và tích tụ ruộng đất của các nước khác, Chính phủ đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích việc chuyển đổi đất đai đề giảm bớt sự manh mún. Trước khi có chủ trương DĐĐT, việc tập trung ruộng đất nông nghiệp đã diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Hình thức thứ nhất là chuyển đổi đất đai có hướng dẫn của địa phương ngay trong quá trình chia ruộng. Hình thức này được thực hiện theo tinh thần Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993. Một số địa phương sớm nhận thức được yêu cầu phải sử dụng đất tập trung để phát triển sản xuất hàng hoá nên ngay trong khi chia đất nông nghiệp cho hộ nông dân theo Nghị định 64/CP đã chủ động bàn với các hộ tiến hành đổi ruộng cho nhau sau

khi đã xác định rò từng mảnh đất cho mỗi hộ trên bản đồ. Đi đầu trong công tác này là huyện Ứng Hoà của tỉnh Hà Tây cũ. Ngay từ năm 1993, chính quyền xã Trầm Lộng (Ứng Hoà) đã khuyến khích các hộ tự chuyển đổi đất cho nhau để tránh tình trạng quá nhiều mảnh, thửa. Đến năm 1997, Tỉnh uỷ Hà Tây đã có Chỉ thị số 14/CT- TU về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 3

Hình thức thứ hai là chuyển đổi đất tự phát giữa các hộ nông dân sau một thời gian sử dụng. Đây là tình trạng các hộ tự thấy tình hình manh mún của đất nông nghiệp làm cản trở sản xuất đã tự chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau để tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, thích hợp với khả năng canh tác. Hình thức này mang tính tự phát, diễn ra lẻ tẻ, chính quyền không can thiệp cũng không hướng dẫn, nên không giải quyết được những vẫn đề chung như quy hoạch vùng sản xuất, thiết kế lại đồng ruộng.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tập trung ruộng đất cũng đã được tiến hành như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thế chấp, cầm cố đất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại...

Cho đến nay, hình thức tập trung ruộng đất được thực hiện nhiều nhất, được nâng lên thành một chủ trương lớn trong thời gian gần đây là DĐĐT, hay là chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có sự chỉ đạo của Đảng uỷ và chính quyền các cấp.

Chủ trương này bắt đầu được nhắc đến từ sau Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi đất nông nghiệp do Tổng cục Địa chính tổ chức tại Hà Tây cũ năm 1997. Đến tháng 11 năm 1998 Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ đã thông qua Nghị quyết số 06 – NQ/TƯ, mở đường cho phong trào DĐĐT diễn ra rộng khắp ở các địa phương trong cả nước, trong đó nhiều nhất là các địa phương trong cả nước, trong đó nhiều nhất là ĐBSH. Chính phủ đã hỗ trợ cho việc DĐĐT với hi vọng điều này sẽ giảm chi phí sản xuất trong dài hạn và tăng cường thâm canh. Các nghị quyết của TƯ chủ yếu tập trung

vào việc DĐĐT bao gồm: Nghị quyết về việc thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng khoá IX – Nghị quyết số 15 – NQ/TƯ, ngày 18 – 3 – 2002) và Nghị quyết về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả nền kinh tế tập thể (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ngày 19 – 4 đến 22 – 4 – 2001).

Nghị quyết về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể chỉ rò: “Tiếp tục phát triển kinh tế trang trại trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt trong đó trọng tâm là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển, gắn với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”. Trong đó chính sách về đất đai được nhắc đến là: “Khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân DĐĐT, tập trung ruộng đất theo chính sách của nông nghiệp để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng ngày 18 - 3 - 2002 cũng chỉ rò: “cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường, sản xuất nông nghiệp nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chậm, trình độ khoa học công nghệ của sản xuất nhiều mặt còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững”. Nghị quyết nêu rò nội dung của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn nước ta đến năm 2010 là: công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn liền với công nghiệp cơ bản và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học công

nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường. Nghị quyết cũng chỉ ra những chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, chính sách về đất đai là: “Nhà nước tạo điều kiện để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện DĐĐT trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất kinh doanh … Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.

Thực hiện tinh thần này, một số tỉnh, thành phố chủ động ra chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp bằng các Nghị quyết, chủ trương của tỉnh uỷ, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, hướng dẫn chuyển đổi đất nông nghiệp ở từng huyện, xã, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSH. Đi đầu trong việc thực hiện chủ trương này là tỉnh Phú Thọ. Năm 1998, Phú Thọ chọn 4 xã: Lương Lỗ (Thanh Ba), Nga Sơn (Sông Thao), Bản Tuyên (Phong Châu) và Trưng Vương (Thành phố Việt Trì) tổ chức làm thí điểm và sau khi sơ kết, tỉnh đã quyết định mở rộng thí điểm ở 60 xã thuộc các vùng khác nhau.

Tại Bắc Ninh, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 03 về việc vận động nông dân chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau. Đến hết năm 1998 có 237 thôn đã hoàn thành chuyển đổi ruộng đất.

Ở Thanh Hoá, huyện Thọ Xuân là huyện đi đầu trong công tác chuyển đổi đất nông nghiệp với mục tiêu: khắc phục tình trạng manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên mỗi hộ, kết hợp quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá. Đầu năm 1998, huyện mở cuộc vận

động DĐĐT. Đến tháng 5 – 1999, 100% xã trên toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc DĐĐT. Số thửa ruộng giảm từ 329000 thửa xuống còn 152000 thửa (giảm 54%). Bình quân mỗi hộ còn 3,2 thửa, quy mô thửa được nâng lên từ 272,52m2 lên 586,61m2 trên thửa [37, Tr 221].

Trong những năm tiếp theo, các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Nam… đã triển khai rộng rãi và có hiệu quả việc DĐĐT. Đến ngày 20 – 5 – 2008, tại thành phố Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Tài nguyên – Môi trường và UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức diễn đàn: Công tác DĐĐT phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với sự tham dự của đại diện các sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nông dân các tỉnh vùng ĐBSH, các bộ, ngành liên quan. Kết quả bước đầu được tổng kết: “Các địa phương hầu hết đã giảm được một phần hai số thửa, có nơi giảm tới 80%. Diện tích mỗi thửa bình quân tăng 3 lần, tạo điều kiện cho nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên nhờ giảm phần đất làm bờ (chiếm từ 2 đến 4%). Cơ sở hạ tầng nội đồng được nâng cấp, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng. Thu nhập của các hộ nông dân sau khi DĐĐT tăng từ 2 đến 3 lần so với trước.

Sau 8 năm thực hiện chủ trương này, có 2 tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh hoàn thành cơ bản việc DĐĐT, khắc phục tình trạng manh mún. Đi liền với đó là công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từng bước được hoàn thành. Tuy nhiên tốc độ thực hiện nhìn chung vẫn còn rất chậm.

Lợi ích từ việc DĐĐT về cả kinh tế lẫn xã hội đều được thấy rò. Đất đai được dồn đổi tập trung lại tạo điều kiện cho việc quy hoạch đồng ruộng. Nhiều vùng, nhiều nơi nông dân đã chuyển sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, nhiều mô hình trang trại được mở rộng, tốc độ công nghiệp

hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được đẩy nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện rò rệt.

Sau một thời gian thực hiện chủ trương này ở các địa phương trong cả nước, nhất là vùng ĐBSH, đã tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, kéo theo sự thay đổi trong đời sống kinh tế và xã hội ở nhiều vùng nông thôn, dấu hiệu của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đang biểu hiện rò rệt.

Tuỳ theo đặc điểm tự nhiên, đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, mỗi địa phương, đến cấp huyện, xã, lại có cho mình một phương án DĐĐT và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau DĐĐT một cách hợp lí và hiệu quả nhất.

1.2. Quá trình thực hiện DĐĐT ở tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang‌‌

1.2.1 Quá trình triển khai công tác DĐĐT ở Hưng Yên.

* Thực trạng ruộng đất Hưng Yên trước DĐĐT

Năm 1997, Hưng Yên được tách ra từ tỉnh Hải Hưng. Sau khi tái lập tỉnh, lãnh đạo và nhân dân Hưng Yên tập trung toàn bộ tinh thần cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Vốn là một phần của tỉnh Hải Hưng cũ, nhưng so với khu vực Hải Dương thì kinh tế Hưng Yên lại kém phát triển hơn về mọi mặt, nhất là về ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.

Tháng 4 năm 1993, Ban thường vụ TU Hải Hưng ra Nghị quyết số 03/NQ.TU (ngày 01/04/1993) về việc giao ruộng đất cho các hộ gia đình sử dụng lâu dài trước khi thực hiện Nghị định 64/CP (ngày 27/09/1993) của Chính phủ. Khi đó các huyện thuộc địa phận Hưng Yên đã sớm triển khai việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1998, toàn tỉnh Hưng Yên đã giao 52.293 ha đất canh tác cho 951.584 khẩu nông nghiệp thuộc 250.897 hộ nông dân.

Kết quả đó có tác động tích cực thúc đẩy nông nghiệp Hưng Yên phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản lượng lương thực tăng nhanh góp phần quan trọng vào sự ổn định tình hình kinh tế, xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, với cơ chế khoán hộ, để đảm bảo sự công bằng trong quá trình giao quyền sử dụng đất, mỗi hộ nông dân Hưng Yên được nhận trên dưới 10 thửa ruộng lớn nhỏ khác nhau ở các xứ đồng trong một thôn. Những cánh đồng vốn không bằng phẳng, đồng đều về độ cao và chất đất của Hưng Yên đã bị xé lẻ. Nhà nhà đều có chân ruộng tốt, ruộng xấu, đồng vàn, đồng trũng, cánh xa, cánh gần. Bình quân mỗi hộ được nhận 0,21 ha đất nông nghiệp. Điều này đã dẫn đến một thực trạng là sau khi giao quyền sử dụng đất, ruộng đất nông nghiệp trở nên phân tán, manh mún. Biểu hiện manh mún là ruộng đất bị “băm nhỏ” để chia đều cho các hộ nông dân, nên một hộ canh tác rất nhiều thửa (khoảng từ 8 đến 10 thửa), cá biệt có hộ tới 15 thửa nằm rải rác trên tất cả các cánh đồng, xứ đồng của thôn. Kích thước các thửa cũng đa dạng. Diện tích bình

quân các thửa đất lúa phổ biến từ 200 đến 300m2, diện tích trồng rau màu

và cây công nghiệp ngắn ngày bình quân từ 100 đến 200m2. Thậm chí có những thửa vài chục m2, nhất là đất mạ diện tích có thửa dưới 10m2 [66, tr 1,2].

Tình trạng manh mún ruộng đất tập trung chủ yếu ở các loại đất trồng cây hàng năm đã giao ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân như đất trồng lúa, đất trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày... Loại đất càng tốt, có điều kiện thâm canh càng cao thì càng bị manh mún. Canh tác bất lợi, khó đầu tư thâm canh, dẫn đến chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm ra khối lượng hành hóa lớn. Thậm chí vụ đông, nhiều cánh đồng được coi là màu mỡ lại bị bỏ hoang. Sản xuất nông nghiệp của Hưng Yên vẫn tăng nhưng khá chậm chạp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022