Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------


NGUYỄN THỊ THANH MỸ


BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN GIANG (HƯNG YÊN) SAU QUÁ TRÌNH DỒN ĐIỀN

ĐỔI THỬA 1999 - 2008


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54


Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đình Lê


HÀ NỘI 2009

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1. Lí do chọn đề tài 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ 11

4. Phạm vi nghiên cứu 12

5. Phương pháp nghiên cứu 13

6. Bố cục của luận văn 13

CHƯƠNG 1:QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) 1999 – 2008. 14

1.1 Một số vấn đề về chủ trương dồn điền đổi thửa 14

1.1.1 Quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai ở Việt Nam trước khi có chủ trương DĐĐT

................................................................................................................................ 14

1.1.2. Tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam: nguyên nhân, thực trạng và hệ quả 16

1.1.3. Chủ trương DĐĐT của nhà nước: quá trình thực hiện và những kết quả ban đầu 19

1.2. Quá trình thực hiện DĐĐT ở tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang 24

1.2.1 Quá trình triển khai công tác DĐĐT ở Hưng Yên. 24

1.2.2. Tình hình thực hiện DĐĐT ở huyện Văn Giang 32

CHƯƠNG 2:BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN GIANG KHI THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA (1998 – 2008) 45

2.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất 45

2.1.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất tự nhiên và đất nông nghiệp của huyện. 45

2.1.2. Những chuyển biến trong cơ cấu đất và cây trồng nông nghiệp. 50

2.2 Những biến đổi về kinh tế 54

2.2.1 Biến đổi cơ cấu kinh tế chung 54

2.2.2. Chuyển dịch nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 61

2.2.3. Sự xuất hiện những mô hình kinh tế hiệu quả cao 67

2.3. Những biến đổi về xã hội 74

2.3.1. Biến đổi trong lực lượng lao động 74

2.3.2. Thu nhập và đời sống của nhân dân 79

2.3.3. Việc làm cho lao động ở nông thôn 81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI KINH TẾ

- XÃ HỘI Ở VĂN GIANG 1999 - 2008. 85

3.1. Về công tác DĐĐT 85

3.1.1. Tiến độ thực hiện còn chậm và chưa triệt để 85

3.1.2. Những vướng mắc từ cơ chế 87

3.1.3. DĐĐT chưa gắn liền với quá trình tích tụ ruộng đất 89

3.1.4. Về mặt xã hội 90

3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT của Văn Giang 92

3.3. Một số kiến nghị 94

3.3.1 Với công tác DĐĐT ở Văn Giang 94

3.3.2. DĐĐT và vấn đề tích tụ ruộng đất ở Việt Nam. 96

3.3.3. Vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 98

KẾT LUẬN 103

PHỤ LỤC 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌

DĐĐT: Dồn điền đổi thửa ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng HTX: Hợp tác xã

HU: Huyện uỷ

UBND: Uỷ ban nhân dân huyện TU: Tỉnh uỷ

TƯ: Trung ương

MỞ ĐẦU‌


1. Lí do chọn đề tài

Đất đai là một nguồn lực quan trọng của Việt Nam. Sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả hay không nguồn lực đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai, thị trường đất, các đầu tư và nguồn lực tương ứng. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, đất đai và sử dụng đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử cũng như trong sự phát triển của Việt Nam hiện tại và tương lai. Với khoảng 75% dân số vẫn còn sinh sống ở khu vực nông thôn, thì các vấn đề liên quan đến tập trung đất đai, tính linh hoạt trong sử dụng đất, vai trò của thay đổi kĩ thuật, công nghệ hay ảnh hưởng của các chính sách về thuế, tín dụng… luôn luôn là vấn đề có tính thời sự.

Là một nước nông nghiệp, mọi chủ trương, chính sách về đất đai của Việt Nam đều có tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội. Nửa cuối thế kỉ XX, Việt Nam đã chứng kiến nhiều nỗ lực cải cách đất đai của chính quyền ở cả hai miền Nam, Bắc. Đặc biệt là từ sau năm 1986, những chính sách về nông nghiệp nói chung, đất đai nói riêng đã tác động trực tiếp đến đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam.

Đặc điểm của đất nông nghiệp Việt Nam từ sau đổi mới là tình trạng manh mún, phân tán. Tình trạng này bắt nguồn từ việc Nhà nước luôn đảm bảo tính công bằng trong chính sách giao quyền sử dụng đất cho nông dân. Nhưng mặt trái của sự công bằng lại là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, năng suất thấp, khó áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhiều cơ hội để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền nông nghiệp đã bị bỏ qua. Từ năm 1993, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích các địa phương cho các hộ tiến hành đổi ruộng để tránh tình trạng một hộ phải

canh tác trên hai mảnh ruộng. Chủ trương này đã được áp dụng ở một số địa phương và cho kết quả khả quan. Những năm 1999 – 2000, chủ trương dồn điền đổi thửa (DĐĐT) - hay còn gọi là dồn thửa đổi ruộng - đã trở thành một chủ trương lớn trong cả nước, trong đó chú trọng ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi có tình trạng ruộng đất manh mún nhất nước, nhằm tập trung ruộng đất thành những mảnh có diện tích tương đối lớn, để từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hưng Yên là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện công tác này. Từ năm 1998, Hưng Yên đã có chủ trương thực hiện DĐĐT đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, nhằm đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, tận dụng được lợi thế của một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu. Chủ trương này của Hưng Yên đã nhanh chóng được triển khai đến từng thôn, xã và mang lại những hiệu quả kinh tế khả quan.

Là một trong những huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển hàng đầu của Hưng Yên, lại nằm ở vị trí địa lý tương đối thuận lợi, huyện Văn Giang đã sớm triển khai và hoàn thành tốt công tác DĐĐT. Sau một thời gian tiến hành, công cuộc DĐĐT ở Văn Giang không những khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún mà còn mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm từ 1999 đến 2008, chủ trương DĐĐT đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất tập trung, cung cấp hàng hoá cho thị trường, tạo đà để các ngành kinh tế khác phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội của địa phương.

Với mong muốn tìm hiểu những biến đổi về kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang sau 10 năm triển khai công tác DĐĐT tôi chọn đề tài:

Biến đổi kinh tế - xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999 - 2008 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

DĐĐT là một chủ trương lớn của nhà nước nhằm làm thay đổi cung cách sử dụng đất nông nghiệp, thói quen, tập quán làm ăn của người nông dân, đưa người nông dân đến gần hơn nữa với nền nông nghiệp hàng hoá, một trong những bước quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về tình hình đất nông nghiệp và vấn đề sử dụng, sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới.

Năm 1996, hai tác giả Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang có công trình nghiên cứu “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, NXB CTQG, Hà Nội 1996, đã đưa ra những nhìn nhận, đánh giá, phân tích về đặc điểm nền nông nghiệp Việt Nam, tác động của những chính sách kinh tế đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn từ 1981 đến 1996. Tuy nhiên, vấn đề tập trung ruộng đất mới chỉ được nhắc đến như một giải pháp cho nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

Năm 2001, Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản cuốn sách “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào thế kỉ XXI”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001, đã đánh giá tình hình nông nghiệp Việt Nam cho đến hết năm 2000, trong đó đề cập đến thực trạng nông nghiệp Việt Nam và những và những chính sách phát triển nông nghiệp trước năm 2000. Sách lược DĐĐT ở đây được đánh giá là một chính sách tích cực nhưng tiến trình thực hiện và hiệu quả chưa cao.

Năm 2006, tác giả Đặng Kim Sơn có công trình nghiên cứu: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới, NXB CTQG, Hà Nội 2006, đã có những nhìn nhận, phân tích và đánh giá về nông nghiệp Việt Nam những năm trước và sau đổi mới. Tác giả có đề cập đến những Nghị quyết của TƯ về vấn đề DĐĐT và tác động của chủ trương này đến nông nghiệp Việt Nam cho tới năm 2005. Những phân tích của Đặng Kim Sơn về tính chất manh mún của ruộng đất, đặc biệt ở khu vực ĐBSH và kết quả trước mắt của công tác DĐĐT đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và thế giới.

Năm 2008, tác giả Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn “Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008, đã dành một phần tập trung đánh giá tình hình “tích tụ và tập trung đất nông nghiệp” ở Việt Nam. Trong đó tác giả đã có những phân tích cụ thể về thực trạng manh mún đất đai của ĐBSH, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng này và phân tích những hình thức tập trung và tích tụ ruộng đất, trong đó có chủ trương DĐĐT. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới đề cập đến kết quả sơ bộ của chính sách này mà chưa đi sâu phân tích những tác động đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Trong số những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể kể đến hai công trình nghiên cứu khá trực tiếp và sâu sắc đến tình trạng manh mún, những chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng manh mún về ruộng đất và tác động của nó đến nông nghiệp Việt Nam. Đó là cuốn “Phát triển nông nghiệp và những chính sách đất đai ở Việt Nam” của các tác giả Sally P.Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng – Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx-trây-lia và Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội năm 2007 và “Đất đai trong thời kì đổi mới, cải cách và nghèo đói của nông thôn Việt Nam” của Martin Ravallion và Dominique van de

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí