Tỉ Lệ Học Sinh Tốt Nghiệp Pt Huyện Văn Giang Qua Các Năm

Thực tế cho thấy, đời sống của nhân dân trong huyện càng được nâng cao thì tỉ lệ người thất nghiệp và thất học ngày càng nhiều.

Bảng 2. 23: Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp PT huyện Văn Giang qua các năm

Đơn vị: %


Năm

2000

2003

2005

2008

Tiểu học

99.5

100

100

99.5

THCS

97

99

97.4

98

THPT

97

99.7

99.5

91.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 11

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT giảm xuống đồng nghĩa với lực lượng lao động chưa có trình độ tăng lên, phần lớn trong số này là con em nông dân. Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động từ nông nghiệp này đang là một bài toán khó cho huyện. Một bộ phận người lao động có trình độ, sức khoẻ, trong đó chủ yếu là thanh niên từ 18 đến 35 tuổi tìm được việc làm ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh... Một bộ phận khác làm thuê những công việc lao động chân tay trong các ngành nông nghiệp, xây dựng, thủ công nghiệp. Số lao động còn lại chưa tìm được việc làm. Tỉ lệ lao động thất nghiệp của Văn Giang năm 2008 chiếm từ 5 đến 6% số người trong độ tuổi lao động.

Sự phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp sẽ là nơi thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi này. Đa số họ là lao động chưa qua đào tạo. Giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ nông nghiệp đòi hỏi huyện Văn Giang cũng phải có kế hoạch đào tạo nghề thường xuyên cho lao động phổ thông, giúp họ có được công việc ổn định và đảm bảo cuộc sống.

Kết luận chương

Sau gần 10 năm triển khai công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhìn chung cơ cấu kinh tế xã hội của huyện Văn Giang (Hưng Yên) có sự chuyển biến mạnh mẽ theo

hướng tích cực. Trước hết là chuyển biến trong quản lí và sử dụng đất tự nhiên, đất nông nghiệp diễn ra theo hướng tập trung, dễ quản lí, có quy hoạch, giảm tối đa diện tích đất bỏ hoang, dành một phần quỹ đất cho xây dựng cơ bản, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Trong quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp, công tác DĐĐT không chỉ giúp người nông dân thuận tiện hơn trong sản xuất mà còn làm thay đổi tư duy làm ăn, làm giàu từ chính nông nghiệp, đồng thời giúp cho việc quản lí đất đai được dễ dàng.

Về kinh tế, sau DĐĐT, cơ cấu kinh tế Văn Giang chuyển biến mạnh theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2008, tỉ trọng đóng góp của 3 ngành đạt mức tương đương nhau. Đây là những kết quả khả quan trong tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của một huyện đồng bằng. Trong nội bộ mỗi ngành lại có sự chuyển dịch cụ thể tuỳ theo nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh, sản xuất của mỗi hộ gia đình.

Giảm về tỉ trọng, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều qua các năm nhờ tinh thần hăng hái lao động sản xuất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất khi ruộng đất đã được tập trung của người nông dân. Bên cạnh đó, huyện cũng có quy hoạch kịp thời và cụ thể về cây trồng, vật nuôi đến từng thôn xã, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá.

Về mặt xã hội, sự phát triển kinh tế đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lao động tại địa phương. Hướng chuyển dịch chủ yếu là giảm lao động chân tay trong nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là nông dân được cải thiện rò rệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như việc làm cho lao động nông nghiệp dư thừa do quá

trình tập trung, thu hẹp ruộng đất, ổn định, cân bằng mức sống cho nhân dân, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh...

Từ kết quả trên, có thể khẳng định: DĐĐT là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, cần tiếp tục rút kinh nghiệm và tiến hành trong thời gian tới. Nhưng đây chỉ là bước đi ban đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Văn Giang nói riêng, của Hưng Yên và các vùng miền khác. Vì vậy Văn Giang đang cần rất nhiều những sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là xây dựng mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội một cách rò ràng, đồng bộ.

CHƯƠNG 3‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VĂN GIANG 1999 - 2008.

3.1. Về công tác DĐĐT

DĐĐT là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện DĐĐT trên diện rộng đã tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại. Là một huyện nằm ở trung tâm ĐBSH, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã sớm triển khai DĐĐT cho diện tích đất nông nghiệp còn manh mún. Công tác DĐĐT của Hưng Yên nói chung và Văn Giang nói riêng tính đến năm 2008 về cơ bản đã được hoàn thành, tình trạng manh mún ruộng đất bước đầu được khắc phục, sản xuất nông nghiệp của huyện từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện DĐĐT vẫn còn một số hạn chế cần phải được nhìn nhận và khắc phục để có những bước đi thích hợp hơn trong thời gian tới.

3.1.1. Tiến độ thực hiện còn chậm và chưa triệt để‌

Mục tiêu của huyện là tiến hành DĐĐT xong trong năm 2003, hoàn thành nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp để tâm lí người nông dân và sản xuất nông nghiệp sớm đi vào ổn định, tập trung cho phát triển kinh tế. Chủ trương, quyết định, mục tiêu DĐĐT của huyện là tiến hành đồng bộ ở tất cả các xã nhưng do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, dân cư và đồng đất ở các xã là khác nhau nên hiệu quả thực hiện cũng khác nhau. Nhìn chung tốc độ thực hiện DĐĐT ở Văn Giang vẫn còn chậm. Trên địa bàn toàn huyện đến nay hầu hết các xã đã hoàn thành DĐĐT cho nông dân, nhưng vẫn còn một số thôn, xã chưa dồn đổi được ở

những khu vực trồng màu, gieo mạ như Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Cửu Cao. Mục tiêu của huyện là hoàn thành DĐĐT vào năm 2003, nhưng phải đến đầu năm 2005, việc DĐĐT trên thực địa mới hoàn thành ở cả 11 xã, thị trấn.

Ở một số xã vẫn còn tồn tại những thửa, mảnh ruộng có diện tích quá nhỏ, chủ yếu là đất dược mạ. Như vậy, người nông dân vẫn hoàn toàn phải áp dụng biện pháp sản xuất thủ công, năng suất thấp. Tính tập trung của các thửa ruộng cho 1 hộ chưa cao và còn phân tán. Rất nhiều thôn xã vẫn còn những hộ có 3, 4 thửa ruộng ở 3, 4 xứ đồng cách xã nhau hàng km như Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ. Các xã này đều là những xã có cơ cấu cây trồng là lúa và cây hoa màu.

Do tác động của quá trình đô thị hoá, việc lấy đất nông nghiệp để xây dựng các công trình dân sinh và kinh tế khoảng 5 năm trở lại đây nên một bộ phận người nông dân lại nảy sinh tâm lí không muốn dồn đổi ruộng đất để chờ quy hoạch, đền bù, giải toả, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cho người dân mà vẫn phải hoàn thành kế hoạch DĐĐT. Một số hộ nông dân do tâm lí ngại thay đổi nên chưa tự nguyện và mặn mà với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Một số khác không muốn chuyển đổi những diện tích đất tốt. Với các xã trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây cảnh, việc chuyển đổi càng gặp nhiều khó khăn do tính ổn định của các loại cây đã trồng nhiều năm trước đó của các hộ gia đình. Qua rà soát ở cơ sở, một số xã là Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi do đã chuyển đổi cây trồng gần hết số diện tích quy hoạch cây hàng năm của xã đề nghị làm theo phương pháp tự chuyển đổi cho nhau kết hợp quy hoạch đồng ruộng. Việc vận động dồn đổi vì thế còn phải tính toán đến lợi ích kinh tế của các hộ gia đình này mà chưa thể giảm số thửa ruộng xuống mức thấp nhất.

Để đảm bảo tính công bằng, huyện chưa thể vận động và tiến hành dồn đổi tiếp để đưa số lượng thửa/ hộ bình quân trong toàn huyện xuống thấp hơn 3 mảnh. Ở một vài thôn, xã, việc DĐĐT mới chỉ hoàn thành ở bước 3 (chuyển đổi trên thực địa). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế một cách đồng bộ của từng xã và cả huyện.

Do quá trình chỉ đạo từ cấp huyện chưa tích cực và kiên quyết, dứt khoát nên một số thôn, xã còn để tình trạng “nhôi nhai”, không muốn làm, nên để ảnh hưởng đến các xã khác và tiến độ chung. Cá biệt có một vài thôn ở một số xã còn chưa thông, không muốn làm, viện lí do này khác để kéo dài thời gian như: Đòi đo lại diện tích đất đang sử dụng, nhất là ruộng của cán bộ; đòi xã phải trả đủ diện tích ruộng của mỗi định xuất khi giao đất theo dự kiến (vì diện tích đất đã giao thực tế thấp hơn dự kiến) hoặc yêu cầu xã phải sử dụng số liệu do dân tự đo mà không dùng bản đồ địa chính của Nhà nước đang quản lí... Lẻ tẻ có thôn cho là số lượng 5, 6 thửa là hợp lí nên không cần phải DĐĐT hoặc phải làm cho xong giao thông thuỷ lợi theo như quy hoạch rồi mới giao mốc giới trên thực địa cho nông dân. Ngoài ra còn tình trạng triển khai chưa đúng với chỉ đạo, hướng dẫn của huyện và tỉnh nên để dân phản ứng. Từ đó làm cho tiến độ bị chậm, mục tiêu giảm tối đa số thửa chưa thực hiện triệt để.

3.1.2 Những vướng mắc từ cơ chế.

Lợi ích của việc DĐĐT thì đã rò, song khi triển khai, huyện và các xã lại gặp phải những trở ngại từ phía người nông dân và cơ chế, chính sách đất đai của Nhà nước. Cụ thể là: những thửa ruộng mà người nông dân đang sở hữu dù nhỏ và ở những cánh đồng xa nhau nhưng lại là tài sản riêng được Nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài, được cấp sổ đỏ và đảm bảo tính công bằng. Đã nhiều năm nay, những người nông dân bằng lòng chấp nhận những khó khăn trong quá trình sản xuất, để yên tâm hơn với

quyền sở hữu và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Nay DĐĐT, họ lại lo lắng liệu cuốn sổ đỏ cũ còn có giá trị. Sự thay đổi vị trí các thửa ruộng dù là không thay đổi về diện tích, vẫn gây tâm lí lo ngại cho người nông dân về sự thay đổi quyền sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp.

Mặc dù sau Nghị định 17/CP (ngày 29/3/1999) về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị thế chấp quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho việc giảm bớt các trình tự, thủ tục chuyển đổi nhưng trong tâm lí người nông dân vẫn còn nhiều lo ngại. Trong khi đó việc thay đổi vị trí sử dụng đất, cấp lại sổ đỏ còn đang tiến hành rất chậm. Đó là chưa nói đến những diện tích đất nông nghiệp của huyện Văn Giang đang nằm trong tầm ngắm của các dự án xây dựng, sẽ giải toả và được hưởng đền bù trong tương lai. Giá đền bù đất khác nhau khiến người nông dân ngần ngại. Địa phương lại thiếu kinh phí cho việc lập lại hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất sau DĐĐT dẫn đến những tranh chấp đất đai, kiện tụng về giá cả đền bù.... Qua làm điểm DĐĐT cho thấy đây là việc làm tốn kém nhiều thời gian, công sức, nên UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Giang đã hỗ trợ về kinh phí cho các xã triển khai công việc, nhưng kinh phí cấp chưa kịp thời. Có xã đã triển khai công việc từ đầu năm 2001 nhưng mãi đến 2003 mới nhận được kinh phí hỗ trợ, nên các xã gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Việc DĐĐT cũng cần phải đi liền với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác như: quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thủ công nghiệp, công nghiệp, cải tạo hệ thống kênh mương, thuỷ lợi nội đồng, những chính sách hỗ trợ đầu tư cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp... Đây là việc cần làm của cả một hệ thống các phòng ban trong huyện, trong đó DĐĐT là bước đầu tiên. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các phòng ban và các kế hoạch, chính sách còn chưa nhịp nhàng, nhiều

vùng đất sản xuất nông nghiệp còn bị bỏ hoang, sản phẩm làm ra nhiều lúc còn chưa đạt chất lượng, yêu cầu, hoặc không tiêu thụ kịp thời, gây nhiều khó khăn cho sản xuất của hộ gia đình nông dân.

Việc chuyển đổi dồn thành ô thửa lớn là nguyện vọng của nông dân, nhất là những hộ có điều kiện về vốn và lao động. dám nghĩ, dám làm kinh tế, cần phải được khuyến khích và tạo mọi điều kiện. Song nguyện vọng chung là muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sang những loại cây con có hiệu quả kinh tế cao, chứ không chỉ muốn chuyển đổi đơn thuần về vị trí đất sản xuất, sẽ gây mất thời gian và tốn kém. Vì thế trên thực tế phải chuyển đổi vị trí thời 5, 6 lần mới tạo ra được thửa lớn và phù hợp với nguyện vọng của nông dân (do mỗi hộ có số khẩu khác nhau, số ô thửa khác nhau và diện tích mỗi ô cũng khác nhau).

3.1.3. DĐĐT chưa gắn liền với quá trình tích tụ ruộng đất

Trên thực tế, công tác DĐĐT ở Văn Giang mới chỉ góp phần tập trung ruộng đất, từng bước cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, tăng quy mô sản xuất cho từng hộ gia đình chứ chưa thực sự đồng nghĩa với chuyển sang sản xuất lớn. Để thúc đẩy nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn thì một xu hướng tất yếu đi liền là tích tụ ruộng đất. Nhưng việc DĐĐT khác với tích tụ ruộng đất. DĐĐT là làm nhỏ đi số mảnh, số thửa ruộng cho từng hộ gia đình. Còn tích tụ ruộng đất là bước rất cao của quá trình sản xuất hàng hoá lớn. Tích tụ ruộng đất là một hướng đi tích cực cho người nông dân, mà bước đi đầu tiên là DĐĐT để tập trung sản xuất. Tuy nhiên ở Văn Giang, hai quá trình này chưa thực sự gắn liền với nhau. Một số hộ nông dân đã có hướng làm ăn lớn, chủ động đầu tư tích tụ ruộng đất, xây dựng trang trại quy mô hàng chục ha. Nhưng số lượng trang trại với quy mô lớn này còn quá ít ỏi. Đa số nông dân trong huyện vẫn sản xuất trên diện tích đất được chia, hoặc vì thiếu vốn, hoặc còn ngại ngần do chính sách hạn điền của Nhà nước, quy định về thời hạn giao đất nông nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022