vào năm 2008 xuống còn 75 hộ, chứng tỏ tính bấp bênh của loại hình kinh doanh này.
Mười năm sau khi tách huyện, cũng là 10 năm Văn Giang thực hiện thành công công tác DĐĐT đất nông nghiệp và từng bước công nghiệp hoá
- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kết quả nhìn thấy rò nhất là sự thay đổi bộ mặt kinh tế ở các vùng nông thôn của huyện. Một số nhà máy, xí nghiệp hiện đại đã xuất hiện, hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn được nâng cấp, xây mới, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng nông thôn ở Văn Giang từng bước được kiên cố hoá, nhất là các công trình dân sinh và nhà ở của nông dân. Kết quả của sự tăng trưởng kinh tế đối với từng hộ gia đình là sự thay đổi trong đời sống vật chất và tinh thần.
2.3. Những biến đổi về xã hội
2.3.1. Biến đổi trong lực lượng lao động
Văn Giang là huyện đồng bằng, có dân số đông, mật độ dân số cao. lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ và lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn.
Bảng 2.16: Dân số, lao động Văn Giang qua các năm
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Tổng số (người) | 91.758 | 94.859 | 96.945 | 102.400 |
Mật độ (người/km2) | 1.276 | 1.321 | 1.330 | 1.427 |
Số người trong độ tuổi lao động (người) | 43.902 | 45.715 | 46.747 | 56.655 |
Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (%) | 42.84 | 48.19 | 48.18 | 47.05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Chuyển Biến Trong Cơ Cấu Đất Và Cây Trồng Nông Nghiệp.
- Giá Trị Sản Xuất Văn Giang Công Nghiệp Theo Giá Hiện Hành
- Sự Xuất Hiện Những Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Cao
- Tỉ Lệ Học Sinh Tốt Nghiệp Pt Huyện Văn Giang Qua Các Năm
- Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Quá Trình Dđđt Của Văn Giang
- Vấn Đề Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Số người trong độ tuổi lao động của huyện chiếm tỉ lệ lớn, ở mức xấp xỉ 50% dân số. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của huyện cũng tăng dần theo các năm, từ 42,84% năm 2000 lên 48,18% năm 2003 và 47.05%
năm 2008.
Đặc điểm của lực lượng lao động này là có trình độ nhận thức, sức khoẻ tốt và năng động trong cơ chế thị trường, rất nhạy bén với việc phát triển kinh tế của gia đình và địa phương. Đây là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Văn Giang. Phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó được thể hiện qua bảng tổng kết cân đối lực lượng lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 2.17: Cân đối lao động trên lãnh thổ (thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị: Người
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Số người đang làm việc trong các ngành KTQD | 42546 | 44575 | 46717 | 52305 |
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản | 37706 | 36146 | 36287 | 38705 |
Số lao động trong các ngành kinh tế khác | 4840 | 8429 | 10430 | 13600 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Bảng 2.18: Tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế trên lãnh thổ (thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị %
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Số người đang làm việc trong các ngành KTQD | 100% | 100% | 100% | 100% |
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản | 88.62 | 81.09 | 77.67 | 74.00 |
Số lao động trong các ngành kinh tế khác | 11.38 | 18.91 | 22.33 | 26.00 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Biểu đồ: Tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế trên lãnh thổ (thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
100%
90%
80%
70%
Số lao động trong các ngành kinh tế khác
Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2000 2003 2005 2008
Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản có tăng lên về số lượng qua các năm. Từ năm 2000 đến năm 2008 tăng lên 999 người theo đà gia tăng của dân số, đặc biệt là dân số nông thôn. Nhưng tỉ lệ lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản lại giảm đi rò rệt từ 88.62% năm 2000 xuống 81.09% năm 2003 và sau DĐĐT là 74.00 % năm 2008. Điều đó cho thấy, sau quá trình DĐĐT, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển mạnh theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, giảm nhiều lao động chân tay. Đồng thời, cơ cấu lao động của huyện cũng chuyển biến theo hướng chuyển dịch về số lượng và tỉ trọng từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế phi nông nghiệp. Từ chỗ chiếm 11.38% năm 2000, tăng lên 18.91% năm 2003 và 26.00% năm 2008. Sau DĐĐT sản xuất nông nghiệp của Văn Giang đã được chuyên môn hoá, cơ giới hoá ở nhiều khâu: gieo trồng, làm đất, tưới tiêu, thu hoạch. Thời gian lao động được rút ngắn. Nhiều hộ gia đình cho thuê đất hoặc bán đất cho các chủ trang trại nên lao động trong nông nghiệp tăng về số lượng nhưng không đáng kể. Một số lượng lớn lao động trong nông nghiệp rơi
vào tình trạng dư thừa. Số lao động này chuyển sang làm việc tại các ngành kinh tế khác.
Bảng 2.19: Cân đối lao động trong các ngành KTQD huyện Văn Giang (thời điểm 1 tháng 7 hàng năm)
Đơn vị: Người
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản | 37706 | 36146 | 36287 | 38705 |
Công nghiệp chế biến | 1249 | 3035 | 3355 | 4233 |
Xây dựng | 237 | 2031 | 1628 | |
Sản xuất và phân phối điện nước | 31 | 33 | 66 | |
Thương nghiệp và sửa chữa | 800 | 2411 | 3192 | |
Khách sạn, nhà hàng | 60 | 290 | 588 | |
Vận tải, kho bãi và TTLL | 351 | 411 | 1072 | 1337 |
Tài chính tín dụng | 70 | 58 | 68 | 101 |
Các hoạt động KDTS và DVTV | 124 | 132 | 122 | 72 |
GD, YT, VH-TT, Đảng , Đoàn... | ||||
Phục vụ cá nhân, cộng đồng | 200 | 280 | 320 | |
Làm thuê công việc gia đình | 120 | 200 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Cơ cấu lao động huyện Văn Giang từ năm 2000 đến năm 2008 có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Sự chuyển dịch lao động tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình.
Sự chuyển dịch này đánh dấu sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ. Sau khi DĐĐT, sự tập trung và tích tụ ruộng đất không chỉ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân, mà còn góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương, giảm số lao động trong nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển, tăng tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Trong sản xuất nông nghiệp, những khâu lao động được cơ giới hoá tăng lên nhiều so với trước DĐĐT. Ruộng đất tập trung liền khoảnh, việc sử dụng máy móc thuận tiện hơn, giảm chi phí, giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông sản.
Bảng 2. 20: Máy móc thiết bị và công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
1. Máy móc và thiết bị công trình thuỷ lợi (cái) | ||||
Máy kéo lớn | 73 | 30 | 26 | 21 |
Máy kéo nhỏ | 60 | 49 | 80 | 77 |
Máy bơm nước | 59 | 89 | 135 | 265 |
Máy tuốt lúa | 5 | 51 | 81 | 141 |
Máy bơm thuốc trừ sâu có động cơ | 61 | 162 | 355 | |
Trạm bơm | 22 | 22 | 22 | 22 |
Trong đó trạm bơm điện | 19 | 19 | 19 | 19 |
2. Cơ giới hoá và tưới tiêu (ha) | ||||
Tổng diện tích gieo trồng | 8775.3 | 8428.66 | 8683 | 8790 |
Diện tích được cày bừa bằng máy | 7554 | 7334 | 7640 | 7728 |
Diện tích được tưới tiêu | 6915 | 7861 | 8160 | 8220 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Số lượng máy móc thiết bị nông nghiệp và diện tích đất được cơ giới hoá và tưới tiêu trong nông nghiệp đồng nghĩa với lực lượng lao động chân tay trong nông nghiệp giảm, số lao động tham gia kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp tăng lên để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá của địa phương.
Nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, từ máy kéo, máy gặt đập, máy bơm nước, phun thuốc đến máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi. Đây là kết quả từ việc ruộng đất đã liền bờ liền khoảnh với diện tích tương đối lớn, người nông dân đã mạnh dạn thay đổi cách làm ăn, hướng đầu tư sản xuất. Từ đó, họ có điều kiện chăm lo đến việc học tập của con trẻ. Sau nhiều năm, lực lượng lao động có trình độ của huyện cũng tăng lên đáng kể.
2.3.2. Thu nhập và đời sống của nhân dân
Sau khi tách huyện, các cấp lãnh đạo huyện Văn Giang nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng đời sống kinh tế - xã hội địa phương theo hướng tập trung phát huy các thế mạnh sẵn có, phát triển kinh tế huyện ngang tầm với các huyện khác trong tỉnh, trong vùng và nâng cao từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác, Nghị quyết về DĐĐT của UBND huyện đã có tác động tích cực làm thay đổi mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự phát triển của kinh tế chung và sự phát triển mạnh của ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trước hết đã tăng mức thu nhập cho nhân dân.
Bảng 2.21: Bình quân thu nhập đầu người huyện Văn Giang qua các năm
Đơn vị: đồng/ người/tháng
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Thu nhập bình quân đầu người | 552.000 | 679.000 | 882.000 | 916.000 |
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Giang (2000-2008)
Thu nhập bình quân đầu người của huyện được xếp vào loại cao trong tỉnh, đời sống của nhân dân được cải thiện rò rệt. Nhiều hộ gia đình đã xây được nhà mái bằng 2 - 3 thậm chí 4 - 5 tầng. Những tiện nghi sinh hoạt hiện đại cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các gia đình. Huyện phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo, đói, tăng tỉ lệ hộ khá, giàu, kết hợp với các chương trình hỗ nâng cao chất lượng đời sống cho nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ và các dự án phi chính phủ, đưa chương trình nước sạch, điện sinh hoạt… đến các hộ gia đình nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo.
Bảng 2. 22: Một số chỉ tiêu về đời sống của các xã
(Đơn vị %)
2000 | 2003 | 2005 | 2008 | |
Tỷ lệ hộ giàu, nghèo | 100 | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ hộ khá, giàu Trong đó giàu | 5.03 2.30 | 6.80 3.60 | 8.90 5.00 | 22.60 8.00 |
Tỷ lệ hộ TB | 66.60 | 67.80 | 71.20 | 72.05 |
Tỷ lệ hộ nghèo, đói Trong đó tỉ lệ đói | 28.37 6.70 | 25.40 4.30 | 19.90 3.50 | 5.25 0.10 |
Tỷ lệ hộ có tivi | 65.60 | 78.10 | 89.90 | 91.83 |
Tỷ lệ hộ có rađiô | 51.00 | 58.76 | 69.05 | 81.10 |
Tỷ lệ hộ dùng nước sạch | 45.00 | 55.08 | 65.78 | 89.94 |
Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh | 21.00 | 38.08 | 55.60 | 68.38 |
Tỷ lệ số hộ có dùng điện | 81.88 | 85.00 | 91.16 | 98.60 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Những chỉ tiêu về đời sống xã hội trên chứng tỏ sự thay đổi trong đời sống của nhân dân theo hướng nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Trước DĐĐT, tỉ lệ hộ có kinh tế giàu và khá chỉ chiếm 5.3 % tổng số hộ trong huyện, thì đến năm 2003 đã tăng lên 6.8 %, sau DĐĐT tỉ lệ này nâng lên là 8.9% và đến nay đã là 22.6 %. Tỉ lệ hộ có mức sống trung bình cũng tăng đáng kể từ 66% năm 2000 lên 72.05% năm 2008. Tỉ lệ nghịch với sự gia tăng đó là tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện giảm đi rò rệt, từ 28.37% năm 2000 xuống còn 19.9% sau DĐĐT và đến nay chỉ còn 5.25%. Trong đó tỉ lệ hộ đói đã giảm từ 6.7% năm 2000 xuống còn 0.1% năm 2008.
Kết quả này có được là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của cả chính quyền và người dân địa phương trong việc tích cực xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương mang lại hiệu quả cao, kịp thời và đúng đắn nhất chính là chủ trương DĐĐT. Chủ trương này không những kích thích tư duy làm giàu từ đất nông nghiệp của nông dân mà còn tạo công ăn việc làm cho một số hộ gia đình khó khăn. Sự hỗ trợ về giống, vốn, kĩ thuật làm ăn của Ngân hàng, HU, phòng Nông nghiệp huyện... cho các gia đình nông dân khó khăn trong sản xuất giúp họ yên tâm, tự tin và mạnh
dạn hơn trong làm ăn kinh tế. Một số hộ, một số lao động khác tìm được việc làm thuê trong các trang trại, các gia đình có nhu cầu thuê lao động nông nghiệp lâu dài, giải quyết tình trạng thất nghiệp và góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo đói trong huyện, nâng cao đời sống của nhân dân.
2.3.3. Việc làm cho lao động ở nông thôn
Quá trình đô thị hoá nhanh kéo theo thực trạng là một phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển giao cho các dự án công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù là của tư nhân hay nhà nước thì nó cũng đẩy một bộ phận nông dân đến chỗ mất hết hoặc không còn nhiều ruộng đất để sản xuất, trong khi họ lại không có trình độ để tham gia sản xuất trong các ngành công nghiệp. Đây là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Với lợi thế gần các khu công nghiệp lớn, tốc độ đô thị hoá của Văn Giang 10 năm trở lại đây tăng lên nhanh chóng. Tổng diện tích đất dành cho trồng trọt của Văn Giang giảm đi đáng kể, năm 2008 là 6.506,5ha, giảm 1898ha so với năm 2000. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.
Như vậy một bộ phận nông dân sẽ rơi vào tình trạng không còn đất đai và không có việc làm trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình DĐĐT gắn liền với quá trình đẩy nhanh cơ giới hoá, chuyên môn hoá trong nông nghiệp, lao động chân tay thay thế bằng lao động máy móc, thời gian lao động rút ngắn, cũng góp phần tạo ra một lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa. Đáng chú ý là những người trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động trẻ.
Vấn đề đặt ra cho Văn Giang là nếu không có phương hướng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này thì vừa không tận dụng hết nguồn nhân lực, mà lại làm gia tăng các tệ nạn xã hội ở địa phương.