Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Quá Trình Dđđt Của Văn Giang‌

theo Luật đất đai, hoặc gặp những khó khăn về thủ tục trong quá trình tích tụ. Một phần do tâm lí không dám đầu tư sản xuất lớn, bởi quy mô trang trại cần phù hợp với trình độ lao động, cơ giới hoá, trình độ quản lí của người nông dân.

Nếu thực hiện DĐĐT một cách triệt để, mỗi hộ nông dân có 1 thửa ruộng thì thửa ruộng đó mới chỉ có diện tích khoảng trên dưới 0.3 ha. Như vậy, muốn hình thành một trang trại quy mô nhỏ thì đã cần đến đất của 5 đến 7 hộ gia đình. Nếu muốn sản xuất lớn thì không thể không tích tụ ruộng đất. Làm thế nào để sản xuất lớn có hiệu quả mà người nông dân không bị thiệt thòi đang là bài toán đặt ra cho huyện. Tích tụ ruộng đất có thể dẫn đến việc một bộ phận nông dân không có đất và có thể gây ra sự bất ổn về kinh tế và xã hội. Dưới góc độ chính sách, hiện chưa có đủ việc làm phi nông nghiệp để thu hút số lao động nông nghiệp dư thừa nếu đất đai được phép tích tụ trong tay của một số ít người.

3.1.4. Về mặt xã hội

DĐĐT rò ràng đã tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống kinh tế cho nhân dân huyện Văn Giang, nhất là cho nông dân. Nhưng một vấn đề khác lại nảy sinh là việc áp dụng máy móc, khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cơ giới hoá các khâu lao động chân tay, đã đẩy một lực lượng lao động nông nghiệp vào tình trạng dư thừa, thiếu việc làm. Mặc dù quá trình tích tụ ruộng đất lớn còn chưa diễn ra ở đây. Mặt khác, trong cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của huyện, diện tích đất nông nghiệp giảm đi rất nhiều sau DĐĐT. Một bộ phận trong số lao động này đã nhanh chóng tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn và các khu vực phụ cận. Một số khác tự chuyển đổi hướng làm ăn kinh tế ngay trong nông nghiệp hoặc chuyển sang sản xuất thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ... Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ lao động ở nông thôn chưa tìm được việc làm. Đa số lực lượng lao động này vừa trẻ, vừa thiếu trình độ, lại

ít gắn bó với sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện đời sống kinh tế của các hộ gia đình ngày càng được nâng cao, dẫn đến hệ quả là: tình trạng lao động nông thôn thất nghiệp tăng nhanh, một số tệ nạn xã hội gia tăng, số lao động bỏ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm ngày càng nhiều. Văn Giang lại giáp với Hà Nội nên thực trạng này càng trở nên phổ biến. Huyện sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe, có trình độ và sự nảy sinh của nhiều tệ nạn xã hội nếu không có những chính sách giải quyết việc làm kịp thời, thu hút lao động tại địa phương tham gia vào phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, vừa làm giàu cho chính mình, cũng như giữ chân những người lao động có trình độ. Trong phạm vi cấp huyện, Văn Giang chưa giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp dư thừa và những vấn đề về chính sách liên quan đến tích tụ ruộng đất.

Sau DĐĐT, phần lớn các hộ nông dân trong huyện đã nhanh chóng chuyển đổi cách làm kinh tế từ chính sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ hộ giàu và hộ thoát nghèo tăng nhanh sau năm 2003. Mặt bằng mức sống của nhân dân trong huyện tương đối đồng đều. Tuy vậy, do quá trình thu hồi một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các dự án công nghiệp, khu công nghiệp, các công trình dân sinh làm cho một số hộ nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp, lại không tìm được việc làm thay thế để duy trì đời sống. Và một số hộ nông dân chưa thay đổi được tập quán sản xuất thủ công, vẫn duy trì lối làm ăn kiểu cũ, không theo kịp với đà tăng trưởng chung nên cũng lại có một bộ phận hộ nông dân tái nghèo. Những hỗ trợ của địa phương chưa đến được với nhiều hộ nông dân trong huyện. Sự chênh lệch giàu nghèo đang gia tăng trở lại. Vấn đề đảm bảo tính công bằng trong đời sống xã hội cho nhân dân trong huyện lại trở nên khó khăn.

3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT của Văn Giang‌

DĐĐT là một chủ trương lớn và mang tính trọng tâm của ngành nông nghiệp huyện Văn Giang trong 10 năm trở lại đây. Trong quá trình thực hiện mặc dù một số thôn vẫn còn chưa hoàn thành chỉ tiêu, nhưng trải qua 10 năm tiến hành cũng đã để lại một số kinh nghiệm.

UBND huyện, phòng Địa chính, phòng Tài nguyên môi trường và các phòng ban khác trong huyện, UBND các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được hiệu quả của việc DĐĐT, giải quyết kịp thời những khúc mắc về vấn đề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sự thay đổi về vị trí thửa ruộng, tính chất đất ở những vị trí sản xuất mới, thay đổi nhỏ về diện tích đất nông nghiệp trên thực địa, tính công bằng trong việc giao đất... Đặc biệt là huyện tổ chức tuyên truyền cho nông dân thấy được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hoá bằng những điển hình ở trong chính địa phương, qua đó nông dân tự nhận thức được tính cấp thiết của việc dồn đổi, tập trung ruộng đất và kết quả của việc làm ăn, sản xuất theo hướng mới.

Trong quá trình thực hiện, đảm bảo tối đa nguyên tắc tự chủ, tự nguyện của nhân dân và tính công bằng trong việc phân chia ô thửa giữa các xứ đồng để tránh những tranh chấp, khiếu kiện sau quá trình dồn đổi. Việc triển khai ra diện rộng về tư tưởng của đa số cán bộ, đảng viên, nông dân đã nhận thức đúng đắn, đồng tình với chủ trương dồn đổi của TU, HU và UBND, nên trong các cuộc họp ở cơ sở không còn tình trạng dân bàn “có làm hay không” mà tập trung bàn phương pháp DĐĐT và cách thức thực hiện sao cho nhanh và hiệu quả. Huyện uỷ hỗ trợ kinh phí kịp thời cho việc đo đạc, phân chia lại và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Cùng với công tác DĐĐT, huyện Văn Giang cũng thực hiện đồng bộ những chính sách nhằm khuyến khích nông dân sản xuất hàng hoá như: khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch vùng trồng lúa, cây ăn quả, cây cảnh, vùng chăn nuôi..., hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ áp dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ vào đồng ruộng, tổ chức tập huấn, tham quan thực địa những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao tại địa phương và các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng.

HU, UBND và các phòng ban liên quan đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc trong quá trình dồn đổi ruộng đất. Việc chuyển đổi ruộng đất không đơn thuần là việc dồn gọn ô thửa, mà là cả một cuộc vận động lớn trong tư duy, nếp nghĩ, phương thức làm ăn vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của người nông dân từ bao đời. Chính bản thân đa số nông dân là người ngại thay đổi. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ những chủ trương, nghị quyết và sự hỗ trợ của TƯ, UBND tỉnh, đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cấp huyện, xã, thôn.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 12

Từ hiệu quả của công tác DĐĐT ở Văn Giang (Hưng Yên), có thể rút ra những kinh nghiệm chung cho các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước trong quá trình tiếp tục thực hiện chủ trương này. Muốn DĐĐT thành công, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được lợi ích thiết thực của việc DĐĐT, làm cho người nông dân đồng tình và tự nguyện tham gia là rất quan trọng. Công tác DĐĐT phải gắn liền với việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp chi tiết đến từng địa phương để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá mang tính ổn định và lâu dài. Vấn đề này cần có chủ trương và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lí và có những chính sách hỗ trợ đồng bộ, tránh để công tác này chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, mà phải coi đây như một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước và các địa phương

phải xây dựng các chính sách hỗ trợ trước và sau DĐĐT, giúp người nông dân tổ chức sản xuất tốt, có hiệu quả và mang lại thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc triển khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân ngay sau DĐĐT, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông từ dạng mô hình sang thực hiện các dự án hoặc chương trình khuyến nông trọng điểm phục vụ cho DĐĐT.‌

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Với công tác DĐĐT ở Văn Giang.

Từ kết quả của công tác DĐĐT của huyện Văn Giang (Hưng Yên) sau 10 năm thực hiện, có thể khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp và kịp thời đối với nhu cầu phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của huyện, của tỉnh Hưng Yên và của cả nước. Đến nay, cơ bản đất nông nghiệp của huyện đã được dồn đổi tập trung, các vùng sản xuất chuyên canh đã được quy hoạch. Nhưng trong thời gian tới, huyện vẫn còn tiếp tục phải hoàn thành việc DĐĐT và quy hoạch cho một số diện tích đất nông nghiệp còn lại chưa dồn đổi, hạ thấp tỉ lệ số thửa/hộ xuống mức tối thiểu, thu gọn diện tích đất công, hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Vì vậy một số đề xuất cho công tác DĐĐT trong thời gian tới của huyện cụ thể như sau:

Trước hết công tác DĐĐT cần có sự chỉ đạo tập trung của HU, UBND huyện bằng các nghị quyết, quy định, chỉ thị, hướng dẫn và phương án cụ thể trong toàn huyện và riêng với từng thôn xã, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện nhưng phải thống nhất, thực hiện đúng mục đích chuyển đổi ruộng đất mà Tỉnh uỷ đề ra. Đặc biệt để giảm tỉ lệ thửa/hộ trong điều kiện hiện nay, cần có những chính sách hỗ trợ các hộ nông dân tự dồn đổi cho nhau hoặc liên kết, tập trung sản xuất.

DĐĐT phải gắn liền với quy hoạch đồng ruộng và quy hoạch sử dụng đất đai, làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Nhất là việc quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh của huyện phải căn cứ vào sản phẩm nông nghiệp truyền thống và tập quán canh tác ở từng thôn xã, nhu cầu của thị trường nông sản hàng hoá, khả năng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, để vừa phát huy các lợi thế, vừa nâng cao năng lực sản xuất. Đối với những diện tích đất đã nằm trong quy hoạch, đất xây dựng các dự án cần phải có hướng dẫn, biện pháp cụ thể đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Đảm bảo tỉ lệ đất công ích đủ 5% theo nghị định 64CP và nghị định 85CP, phần dôi dư sẽ được giao hết cho đối tượng ưu tiên hoặc cho nông dân thuê để phát triển sản xuất lớn. Đất công ích cũng phải dồn đổi gọn thành khu như hướng dẫn và theo Nghị định 27/CT-UB của UBND tỉnh Hưng Yên.

Huyện phải quy hoạch kênh mương, giao thông, thuỷ lợi nội đồng, hoàn chỉnh xong mới giao đất cho nông dân. Tiếp tục thực hiện việc dồn đổi gắn với quy hoạch vùng sản xuất để cho nông dân nắm chắc được phương hướng sử dụng đất và tự nguyện nhận ruộng theo khả năng tiền vốn, lao động của gia đình mình.

Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại, việc xây dựng phương án dồn đổi phải công khai, dân chủ, không áp đặt. Việc quy định hạng đất và hệ số quy đổi đất đai phải do dân bình xét và tiến hành cho dân bốc thăm theo yêu cầu của dân (ai có nhu cầu lấy đất ở hạng nào? Lấy 1 thửa hay lấy 2,3 thửa). Sau khi giao đất trên thực địa, các nhóm, ngành Địa chính sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các hộ kê khai đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ địa chính theo đúng quy định của Luật đất đai.

Quá trình DĐĐT của Văn Giang được tiến hành trong thời điểm nhiều khu vực đất đai nằm trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu

đô thị, du lịch, giao thông của huyện, tỉnh và TƯ, vì vậy việc giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư do mất đất sản xuất và cơ giới hoá nông nghiệp cần phải được quan tâm, có biện pháp, phương hướng cụ thể, việc đào tạo lao động có trình độ, thu hút lao động nông nghiệp vào các ngành kinh tế khác... cần phải được tiến hành đồng thời, có kế hoạch.

Từ thành công của công tác DĐĐT của một địa phương là huyện Văn Giang, một số kinh nghiệm và kiến nghị trên đây có thể áp dụng cho các địa phương khác trong tỉnh Hưng Yên và trong khu vực ĐBSH. Nhất là những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sau DĐĐT. Tuỳ vào mỗi địa phương với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng mà tiến hành DĐĐT sao cho có hiệu quả, thực sự tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Giải quyết tốt vấn đề phát triển nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi địa phương sẽ là bước đi vững chắc trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3.3.2. DĐĐT và vấn đề tích tụ ruộng đất ở Việt Nam.

Trong Nghị quyết 26/NQ-TƯ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là Tam nông) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có đề cập đến một vấn đề nóng bỏng hiện nay là vấn đề tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn. Với hiện trạng nông nghiệp Việt Nam hiện nay thì DĐĐT và tích tụ ruộng đất là những hướng đi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại. Nếu cứ để ruộng đất manh mún thì sẽ không bao giờ có sản xuất hàng hoá, mà không có sản xuất hàng hoá thì không có tiêu thụ theo hợp đồng, cũng không thể công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. DĐĐT đã được tiến hành ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở ĐBSH. Khi tiến hành công tác DĐĐT, người ta luôn đặt câu hỏi về xu hướng tích tụ đất đai của nông nghiệp Việt Nam, liệu có theo

xu hướng giống của một số quốc gia khác như Mĩ, Trung Quốc đã làm. Nhưng như đã nói ở trên, DĐĐT chỉ là bước đi đầu tiên trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ởViệt Nam, trước mắt góp phần giải quyết vấn đề sản xuất tập trung cho quy mô hộ gia đình. Còn tích tụ ruộng đất là một bước rất cao của quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đất đai dù thuộc sở hữu Nhà nước thì cũng vẫn là hàng hoá, nông dân chính là “doanh nghiệp” ở nông thôn. Để phát triển sản xuất nông nghiệp lớn, tất yếu phải có tích tụ ruộng đất. Vấn đề này hiện đang bị “trói buộc” bởi nhiều thứ ở Việt Nam. Bản thân những người nông dân vẫn tự trói mình bởi thói quen làm ăn manh mún và tư tưởng cào bằng. Người có tư duy làm ăn lớn thì đứng ngoài tiếc rẻ, trong khi có nhiều người thì giữ chặt lấy sổ đỏ, dù đất chỉ để cỏ mọc. Trong Luật đất đai năm 2003, mức hạn giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối không quá 3ha, đối với đất trồng cây lâu năm không quá 10ha ở đồng bằng, 30ha ở miền núi. Nhiều người có khả năng tích tụ đất đai với quy mô lớn hơn sẽ gặp trở ngại. Bên cạnh đó là vấn đề chống đầu cơ ruộng đất. Luật đất đai 2003 quy định: Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Và nếu có tích tụ ruộng đất, thì sẽ lại có tình trạng nông dân mất đất, làm thuê trên chính ruộng đất của mình, mặc dù có những nông dân không ruộng làm thuê trên chính ruộng đất của mình hoặc chuyển nghề khác lại có thu nhập cao hơn so với sản xuất trực tiếp. Nhiều nhà hoạch định chính sách nông nghiệp lo lắng đến tình trạng đầu cơ ruộng đất và phát canh thu tô trá hình.

Hiện nay ở các nước tiên tiến, biện pháp để giải quyết hiệu ứng quy mô là tổ chức các HTX kiểu mới, HTX là liên minh của các nông trại gia đình, không cần phải tích tụ ruộng đất, mà chỉ cần tích tụ kinh doanh, chế biến và tiêu thụ đầu ra. Ở nước ta hiện nay song song tồn tại hai dạng kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022