Sự Xuất Hiện Những Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Cao‌

Với những trang trại chăn nuôi, trồng trọt rộng hàng ngàn m2, hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn nông sản ra thị trường trong và ngoài huyện, nhiều sản phẩm đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, ngành nông nghiệp Văn Giang sau quá trình DĐĐT đã phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

* Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp

Mô hình HTX sản xuất nông nghiệp không còn là mô hình được chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Nhưng với nhu cầu phát triển nông nghiệp và mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện, thì hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Huyện đã có những hướng dẫn thay đổi kịp thời hoạt động của các HTX nông nghiệp theo nội dung trong Luật HTX nông nghiệp sửa đổi. Nghị quyết số 12 – NQ/HU “Về tiếp tục củng cố, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp” ngày 31 tháng 5 năm 2001 đã xác định rò mục tiêu, đinh hướng phát triển các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nhìn chung, các HTX này sau khi thực hiện việc chấn chỉnh tổ chức và tiến hành hoạt động theo Luật HTX mới đã thể hiện vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp.

HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhận những khâu chung của quá trình sản xuất nông nghiệp theo sự chỉ đạo của huyện và Phòng Nông nghiệp. Những dịch vụ chủ yếu như thuỷ lợi, điện, bảo vệ thực vật đều được các HTX đảm nhận có hiệu quả ở phần lớn các xã. Hoạt động của các HTX là để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi, kịp thời vụ, đúng quy trình kĩ thuật, hỗ trợ đắc lực cho quá trình sản xuất của các hộ nông dân. Mỗi xã trong huyện đều xây dựng mô hình các HTX dịch vụ để phục vụ sản xuất của nhân dân trong xã.

2.2.3. Sự xuất hiện những mô hình kinh tế hiệu quả cao‌

Cùng với quá trình tập trung ruộng đất, những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn của huyện và sự năng động trong sản xuất, kinh doanh của nhân dân, đã tạo điều kiện cho sự ra đời những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đó là những mô hình sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến... với quy mô cá thể, hộ gia đình hoặc tập thể.

* Mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp:

Đây là mô hình kinh tế phổ biến nhất ở Văn Giang, đặc biệt sau quá trình DĐĐT. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình kinh tế trang trại VAC nhưng quy mô còn nhỏ, số lượng còn ít. Sau DĐĐT, điều kiện quan trọng nhất là đất đai tập trung vào một nơi, cộng với những chính sách hỗ trợ về giống, vốn, kĩ thuật, đầu ra cho sản phẩm của huyện, rất nhiều hộ gia đình ở Văn Giang đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp nhỏ sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, cung cấp hàng hoá ra thị trường.

Ngày 8 – 6 – 2001, HU Văn Giang ra Nghị quyết số 13 – NQ/HU về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp, xác định rò mục tiêu, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp Văn Giang là từng bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại. Trong đó, tập trung đẩy mạnh, mở rộng mô hình kinh tế trang trại cây trồng, vật nuôi, kết hợp với công tác DĐĐT của UBND, quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện, số trang trại của hộ gia đình đã tăng lên nhanh chóng sau 10 năm.

Bảng 2.13: Số liệu trang trại trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn


Năm

2000

2003

2005

2008

Trang trại tổng hợp (VAC)

76

98

135

151

Trang trại trồng cây các loại

21

30

58

68

Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

18

35

50

98

Trang trại nuôi trồng thuỷ sản

17

30

38

54

Số hộ gia đình cung cấp giống cây, con và TACN

31

38

45

51

Tổng

163

231

326

422

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 9

Nguồn:Báo cáo Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang

Nhìn vào bảng tổng kết trên có thể thấy rằng từ năm 2000 đến năm 2008, số lượng trang trại của toàn huyện đã tăng lên 2,6 lần. Từ 163 trang trại đã lên đến 422. Quy mô trang trại nhỏ nhất được tính là từ 5 sào Bắc Bộ trở lên. Trong đó, số trang trại theo mô hình tổng hợp VAC vẫn chiếm tỉ lệ cao và tăng lên mạnh nhất. Năm 2000, số trang trại VAC là 76, chiếm tỉ lệ 46,6%, đến năm 2003 là 98 trang trại, chiếm 42,4% và đến năm 2008 tăng lên 151, chiếm 35,8%. Mặc dù giảm về tỉ lệ, nhưng lại tăng nhanh về mặt số lượng và giá trị đóng góp cho kinh tế của huyện. Với quy mô vừa và nhỏ, trên dưới 1 mẫu Bắc Bộ, đây vẫn là mô hình sản xuất nông nghiệp tỏ ra có hiệu quả nhất đối với Văn Giang, vừa tận dụng được đất đai, vừa phát huy được những thế mạnh sẵn có. Trong số những trang trại kiểu này phải kể đến những tấm gương nông dân sản xuất có hiệu quả như trang trại của gia đình ông Đỗ Văn Mậu ở thị Trấn Văn Giang có diện tích 3600m2 nuôi

trồng kết hợp thuỷ sản nước ngọt, chăn nuôi lợn, gà, vịt, trồng chuối, cam, bưởi, hàng năm cho thu nhập 40-50 triệu đồng. Hộ gia đình ông Vũ Văn Trụ ở Mễ Sở có trang trại VAC với diện tích hàng chục ha kết hợp trồng trọt và chăn nuôi mỗi năm cho thu lãi vài trăm triệu đồng.

Sau khi huyện có quy hoạch cụ thể thành 3 vùng sản xuất chuyên canh là vùng cây ăn quả, đặc sản, vùng cây cảnh, vùng lúa chất lượng cao và chăn nuôi, thả cá, thì số hộ gia đình chuyển sang làm trang trại tập trung theo hướng chỉ sản xuất một sản phẩm trồng trọt hoặc chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Đây cũng là những mô hình

trang trại cho hiệu quả kinh tế cao bằng việc tập trung phát triển một loại cây con cho năng suất và chất lượng tốt. Số trang trại trồng cây các loại tăng từ 21 trang trại (12,9%) năm 2000 lên 68 trang trại (16%) vào năm 2008. Số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng mạnh từ 18 trang trại năm 2000 (11%) lên tới 98 trang trại năm 2008 (23,3%). Trong số này, tăng nhiều nhất là những trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn giống và bò sữa. Những trang trại chăn nuôi lợn có hiệu quả cao là trang trại của gia đình ông Đào Tất Hiệp ở xã Mễ Sở, chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm trên

diện tích 7000m2 cho thu lãi bình quân 150 triệu đồng/năm… Trang trại

chăn nuôi bò sữa của ông Đỗ Văn Hưng ở Thị trấn Văn Giang, trang trại chăn nuôi gà, vịt của gia đình ông Nguyễn Văn Xây ở Long Hưng... là những trang trại cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm.

Trang trại của nông dân nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt cũng tăng lên 3 lần từ 17 trang trại năm 2000 lên 54 vào năm 2008. Những trang trại này tập trung ở những xã vùng trũng, đất nông nghiệp dễ bị ngập nước như Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Xuân Quan. Sản phẩm chủ yếu là tôm cá nước ngọt, không chỉ cung cấp thực phẩm cho nhân dân trong huyện, đa số sản phẩm từ các trang trại này được xuất vào Hà Nội và các huyện, tỉnh lân cận.

Mô hình trang trại trồng cây chuyên canh gia tăng trong quy hoạch vùng cây trồng thế mạnh của huyện. Điển hình có trang trại anh Chử Văn Hưng ở xã Liên Nghĩa. Đây là một mô hình trồng cây mang lại giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua ở Liên Nghĩa. Năm nay 41 tuổi nhưng anh Hưng đã có thâm niên 15 năm trong nghề trồng cây quất cảnh, cam cảnh. Với diện tích 6 mẫu, anh trồng 2 nghìn cây quất cảnh, cam cảnh và hàng nghìn cây cam đường canh, các loại cây cảnh quý hiếm. Anh Hưng cho biết, ngoài áp dụng kỹ thuật để trồng và chăm sóc cây thì khâu cải tạo đất rất quan trọng. Thường thì sau khi thu hoạch vào cuối năm, anh đầu tư

hàng chục triệu đồng vào việc cải tạo đất. Việc làm này giúp nâng cao hiệu quả trồng trọt. Hàng năm, gia đình anh ước thu 10 tấn cam, quất và hàng trăm cây cảnh các loại. Năm 2008 vườn cây của anh cho thu nhập khoảng gần 500 triệu đồng.

Tuỳ điều kiện cụ thể của mình, mỗi địa phương tự xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên theo cách riêng. Với công thức trồng mỗi năm luân canh 2 vụ ngô nếp + rau màu hè thu, thu đông trên cánh đồng ngoài bãi rộng 121 ha, nông dân xã Thắng Lợi (Văn Giang) thu trên 70 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng hoa, cây cảnh ở xã Liên Nghĩa, Mễ Sở, Phụng Công cho thu nhập 80 - 130 triệu đồng/ha/năm.

Đây là thay đổi thực sự nhìn thấy rò nhất ở nông thôn Văn Giang sau DĐĐT. Khi ruộng đất đã tập trung thành những thửa lớn, một số gia đình tiếp tục dồn đổi tự nguyện cho các gia đình khác hoặc mua và thuê thêm đất của những thửa kề bên để mở rộng quy mô trang trại, sau đó đưa vào nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, nằm trong quy hoạch sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương và có sự đảm bảo về đầu ra cho sản phẩm. Các loại cây, con thường được đưa vào canh tác là: Chuối, bưởi, cam, quýt, táo, cây cảnh, cây thuốc, cây rau màu các loại, lợn thịt, bò sữa, bò thịt, gia cầm, tôm cá nước ngọt...

Khi số trang trại gia đình tăng lên, thì những hộ gia đình chuyên cung cấp cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cung tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Số hộ gia đình cung cấp giống cây, con và thức ăn chăn nuôi trong toàn huyện tăng từ 31 hộ năm 2000 lên 45 hộ năm 2005 và 51 hộ năm 2008. Bình quân mỗi xã trong huyện có 4,6 cơ sở cung cấp cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tương đối đảm bảo về nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi cho các xã. Đây cũng là một hướng làm giàu của một số ít hộ nông

dân nhanh nhạy với sự phát triển kinh tế trong địa phương. Đa số những hộ này đã cho thuê ruộng đất để tập trung kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp.

* Mô hình cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Công tác DĐĐT ở Văn Giang không chỉ tạo điều kiện cho một số hộ nông dân phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, mà còn tạo điều kiện cho một số hộ gia đình nông dân thoát khỏi nông nghiệp để tập trung phát triển kinh tế thủ công nghiệp. Quá trình DĐĐT và Nghị quyết chuyên đề “Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2003

- 2010” tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành sản xuất thủ công nghiệp ở Văn Giang. Quy mô của những cơ sở sản xuất thủ công nghiệp này dù còn khá nhỏ, nhưng cũng đã bước đầu có những đóng góp cho ngân sách địa phương, phát triển kinh tế gia đình và tạo nên những thay đổi trong cơ cấu kinh tế của huyện. Số lượng các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp ở Văn Giang tăng lên rất nhanh sau năm 2003.

Bảng 2.14: Số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp Văn Giang qua các năm


Năm

2000

2003

2005

2008

Tổng số

1031

1048

1224

2158

I. Phân theo thành phần kinh tế

1031

1048

1224

2158

Khu vực kinh tế nhà nước





Khu vực kinh tế ngoài nhà nước

1031

1047

1223

2517

Tập thể, HTX

4

4

4

1

Cá thể, tổ chức

1021

1036

1212

2145

Kinh tế tư nhân

6

6

7

11

Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài

0

1

1

1

II. Phân theo ngành công nghiệp

1031

1048

1224

2158

Sản xuất thực phẩm và đồ uống

506

573

586

664

Sản xuất trang phục

60

106

130

132

Sản xuất sản phẩm bằng da

13

22

32

889

Sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa.

59

37

70

153

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

5

3

1

44

Sản xuất sản phẩm từ chất chất khoáng phi kim

224

186

122

71

Sản xuất sản phẩm từ kim loại

60

59

161

164

Sản xuất thiết bị điện, điện tử



1

1

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

84

57

118

33

Sản xuất hoá chất và sản phẩm từ hoá chất

4

3

3

3

Sản xuất và phân phối điện nước




2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Tổng số cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp tăng từ 1031 cơ sở năm 2000 lên 1048 năm 2003. Sau khi DĐĐT, con số này là 1224 năm 2005 và 2158 vào năm 2008. Điều đó đồng nghĩa với việc số hộ nông dân làm nông nghiệp thuần tuý giảm đi, một số hộ gia đình và một số thôn chuyển hẳn sang sản xuất thủ công nghiệp. Số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp theo hình thức cá thể và tư nhân cho thấy rò sự thay đổi này. Từ chỗ có 1021 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp cá thể, tư nhân năm 2000 đã tăng lên 1036 cơ sở năm 2003 và 2145 cơ sở vào năm 2008. Trong cơ cấu sản xuất phân theo ngành công nghiệp, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ lệ cao là 49.07% năm 2000 và 30.76% năm 2008, ngành sản xuất các sản phẩm bằng da tăng mạnh từ 13 cơ sở năm 2000 lên 22 cơ sở vào năm 2003 và tăng vọt lên 889 cơ sở vào năm 2008, chiếm 41.2% số cơ sở thủ công nghiệp. Các ngành thủ công sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa và sản phẩm từ kim loại cũng tăng mạnh.

Quy mô sản xuất của những cơ sở thủ công nghiệp này vẫn còn nhỏ so với nhu cầu thực tế và yêu cầu công nghiệp hoá. Hầu hết các cơ sở sản xuất này đều là thủ công nghiệp gia đình, cá thể. Một số hộ gia đình sau DĐĐT đã chuyển nhượng hoặc cho thuê ruộng đất, tập trung vào sản xuất thủ công để làm giàu. Sản xuất thủ công nghiệp của Văn Giang tập trung ở các xã: Xuân Quan, Thị trấn Văn Giang, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Long Hưng.

Nhưng Văn Giang đến nay vẫn chưa có một làng nghề thủ công truyền thống nào mang tính chuyên nghiệp. Đa số các hộ sản xuất thủ công vẫn làm ăn theo lối tự phát. Số hộ gia đình vừa sản xuất thủ công, vừa sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều.

* Mô hình kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng:

Bên cạnh những mô hình sản xuất thủ công nghiệp gia đình, tư nhân, thì kinh doanh dịch vụ cũng là một hình thức phát triển kinh tế mới nổi ở

Văn Giang sau năm 2003, đáp ứng nhu cầu dịch vụ của địa phương. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tăng mạnh qua các năm, đóng góp vào sự tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung. Sự gia tăng của số hộ gia đình kinh doanh các loại hình dịch vụ một phần do nhu cầu dịch vụ tại địa phương tăng lên, phần khác do sau DĐĐT, một số hộ nằm trong vùng quy hoạch khu, cụm công nghiệp, khu đô thị… không còn đất sản xuất, chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ. Số lao động dư thừa từ nông nghiệp tìm đến các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ, bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng cũng tăng nhanh. Mô hình này cũng mở ra một hướng phát triển kinh tế mới ở Văn Giang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá.

Bảng 2.15: Số hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng du lịch và dịch vụ cá thể

Năm

2000

2003

2005

2008

Tổng số

456

1616

1937

2372

1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình

392

1342

1604

2040

1.1 Bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ

20

78

97

125

1.2 Bán buôn và bán đại lí

12

103

122

150

1.3. Bán lẻ và sửa chữa đồ dùng cá nhân, gia đình

360

1161

1385

1587

2. Dịch vụ

26

97

150

75

3. Khách sạn, nhà hang

38

177

183

257

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Số lượng hộ gia đình tham gia vào các hoạt động thương mại dịch vụ ở Văn Giang tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là sau năm DĐĐT 2003. Từ 456 hộ năm 2000 tăng lên 1616 hộ vào năm 2003 và 2372 năm 2008. Số hộ gia đình tham gia hoạt động thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tăng mạnh hơn cả. Năm 2000 có 392 hộ thì đến năm 2008 đã tăng lên 2040 hộ, gấp 5,2 lần. Dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện cũng gia tăng theo nhu cầu thị trường. Số hộ kinh doanh dịch vụ tăng lên vào năm 2003 (97 hộ) và 2005 (150 hộ) rồi đột ngột giảm mạnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022