Giá Trị Sản Xuất Văn Giang Công Nghiệp Theo Giá Hiện Hành

2008. Sự thay đổi này chứng tỏ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Văn Giang sau DĐĐT năm 2003.

Tỉ trọng nông nghiệp giảm, giá trị sản xuất và tỉ trọng công nghiệp của Văn Giang tăng lên, và trong cơ cấu ngành công nghiệp cũng có những biến đổi. Sự biến đổi thể hiện qua giá trị sản xuất các ngành công nghiệp của huyện qua các năm

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất Văn Giang công nghiệp theo giá hiện hành


Năm

2000

2003

2005

2008

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Tổng số

33.570

60.323

106.870

567.525

Công nghiệp khai thác

51

0

0

0

Công nghiệp chế biến

33519

60.233

106.870

565.497

Sản xuất và phân phối điện nước

0

0

0

2.028

Cơ cấu (%)

Tổng số

100

100

100

100

Công nghiệp khai thác

1.51

0

0

0

Công nghiệp chế biến

98.49

100

100

96.43

Sản xuất và phân phối điện nước

0

0

0

3.57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 – 2008

Biểu đồ: Giá trị sản xuất công nghiệpVăn Giang theo giá hiện hành


100%

90%

80%

Sản xuất và phân phối điện nước

Công nghiệp chế biến


Công nghiệp khai thác

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2000 2003 2005 2008


Cơ cấu ngành của công nghiệp huyện Văn Giang tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến. Tỉ trọng của ngành này luôn chiếm hơn 90% giá trị sản xuất công nghiệp. Những năm 2003, 2005, công nghiệp chế biến còn

chiếm toàn bộ 100% giá trị sản xuất công nghiệp của Văn Giang. Từ sau năm 2000, công nghiệp khai thác đá, cát, cao lanh đã không còn hoạt động. Năm 2008, sản xuất và phân phối điện nước bắt đầu có sự đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp dù còn ít ỏi: 3,57%. Trong công nghiệp chế biến, có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành sản xuất trang phục, chế biến các sản phẩm từ da, gỗ, tre nứa, giấy, hoá chất, từ chất khoáng, phi kim, sản xuất thiết bị điện, điện tử và giường tủ, bàn ghế. Tỉ trọng các ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su, plastic, tái chế phế thải...

Mặc dù chưa có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp nặng, nhưng trong cơ cấu ngành công nghiệp, huyện Văn Giang cũng chú trọng phát triển những ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng của người sản xuất. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, da, giấy... đã có truyền thống từ lâu trong các làng thủ công ở đây. Sau khi có Nghị quyết chuyên đề số 36 – NQ/HU “Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2003 - 2010” ngày 21 tháng 2 năm 2003, huyện đã đầu tư cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả về mở rộng quy mô, số lượng và kĩ thuật, khôi phục một số nghề thủ công truyền thống như mây tre đan ở Thị trấn Văn Giang, chế biến gỗ ở Mễ Sở, Long Hưng, Vĩnh Khúc, bánh các loại ở Phụng Công, Cửu Cao, Mễ Sở, gạch ngói nung ở Xuân Quan... Các sản phẩm thủ công nghiệp, công nghiệp của Văn Giang đã có giá trị xuất khẩu trong và ngoài nước.

Trong ngành thương mại, dịch vụ cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng trưởng về giá trị sản xuất và chuyển dịch về cơ cấu ngành.

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất ngành thương mại theo giá hiện hành


Năm

2000

2003

2005

2008

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Tống số

6.731

168.519

247.110

339.778

Thương mại dịch vụ

5.987

150.018

227.000

312.993

Khách sạn, nhà hàng

744

18.501

20.109

26.785

Cơ cấu (%)

Tống số

100

100

100

100

Thương mại dịch vụ

88.9

89.02

91.86

92.1

Khách sạn, nhà hàng

11.1

10.98

8.14

7.9

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 – 2008

Biểu đồ: Giá trị sản xuất ngành thương mại theo giá hiện hành


100%

90%

80%

70%

Khách sạn, nhà hàng

Thương mại dịch vụ

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2000 2003 2005 2008


Tốc độ tăng trưởng của thương mại và dịch vụ đạt mức cao nhất trong tất cả các ngành, từ năm 2000 đến năm 2008 tăng 50,5 lần, đặc biệt là từ sau năm 2003. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cũng tăng 15,72% từ 2000 đến 2008 trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Nghị quyết số 37 – NQ/HU “Về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái giai đoạn 2003 - 2010” ngày 21 tháng 2 năm 2003 đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Trong nội bộ cơ cấu ngành vẫn tập trung chủ yếu cho hoạt động thương mại và dịch vụ cung ứng từ 88,9% năm 2000 tăng lên 89,2% và 92,1% năm 2008. Hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng có chiều hướng giảm về tỉ trọng.

Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của các cấp các ngành và nhân dân Văn Giang. Kinh tế Văn Giang đã có sự vận động mạnh mẽ cùng với sự vận động của nền kinh tế chung của tỉnh, của khu vực và cả nước. Trong sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá này, chủ trương DĐĐT đóng vai trò quan trọng. Sự thay đổi trong quản lí và sử dụng đất đai của huyện Văn Giang đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi trong tư duy, tập quán làm ăn của nông dân, vừa tạo điều kiện cho nông dân có thể phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên đất đai của mình, vừa góp phần vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương.

2.2.2. Chuyển dịch nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 13 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Văn Giang khoá 21 về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Nghị quyết số 13 – NQ/HU “Về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp” ngày 8 tháng 6 năm 2001) và kế hoạch công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sau DĐĐT của UBND huyện, cơ cấu cây trồng vật nuôi của Văn Giang đã có nhiều thay đổi.

Thay đổi rò nhất là việc huyện đã lên quy hoạch chuyển một diện tích lớn đất trồng lúa và rau màu đơn canh, kém hiệu quả sang mô hình VAC kết hợp, trồng chuyên canh những cây có hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản cùng lúc với thực hiện DĐĐT, đưa những diện tích đất có khả năng trồng cây nông nghiệp hàng hoá vào trong vùng quy hoạch, chuyển diện tích đất trồng trọt kém hiệu quả thành vùng chăn nuôi thuỷ sản tập trung.

Bảng 2.9: Diện tích đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

Đơn vị: ha


Năm

2000

2003

2005

2008

Tổng diện tích đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

5.422.6

5.427.4

3.961

4.433.0

1. Diện tích đất nông nghiệp

5.028.6

5.017.4

3.489.0

3.994.0

Diện tích đất trồng cây hàng năm

4.421.9

4.391.0

2.244.0

2.966.0

Diện tích đất trồng cây lâu năm

606.7

626

1.047.0

1.028.0

2. Diện tích mặt nước nuôi trồng TS

394

410

472

439

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Tổng số diện tích đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện giảm từ 5422.6ha năm 2000 xuống còn 4433ha năm 2008. Nhưng trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản lại có xu hướng tăng, cơ cấu diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi.

Bảng 2.10: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp

Đơn vị: %


Năm

2000

2003

2005

2008

Tổng diện tích đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

100

100

100

100

1. Diện tích đất nông nghiệp

92.73

92.44

88.08

90.09

Diện tích đất trồng cây hàng năm

87.91

87.5

64.3

74.26

Diện tích đất trồng cây lâu năm

12.09

12.5

35.7

25.74

2. Diện tích mặt nước nuôi trồng TS

7.27

7.56

11.92

9.91

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008

Theo bảng số liệu này có thể thấy, tỉ lệ diện tích đất trồng trọt giảm đi đáng kể từ 92.73% năm 2000 giảm xuống còn 92.44% năm 2003 và sau DĐĐT thì giảm xuống còn 90.09% năm 2008. Đó là do sự giảm mạnh của diện tích đất trồng cây hàng năm, từ 87.91% năm 2000 xuống còn 74.26% năm 2008. Tỉ lệ diện tích cây lâu năm tăng lên gấp đôi đặc biệt sau DĐĐT. Bên cạnh đó, diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng nhanh, từ 7.27% năm 2000 lên 9.91% năm 2008. Huyện đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi trồng thuỷ sản vừa và nhỏ ở những vùng đất trũng, đất trồng lúa trước đây hay bị ngập nước, khuyến khích các hộ nông dân chuyển sang đào ao, thả cá kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Sự thay đổi cơ cấu diện

tích đất nông nghiệp này nằm trong quy hoạch phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của huyện Văn Giang trong những năm 2000 – 2010. Theo đó, giảm dần tỉ lệ diện tích đất lúa, rau màu, để thay bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, cây ăn quả...

Mặc dù giảm về diện tích, nhưng giá trị sản xuất các sản phẩm nông sản của huyện lại tăng mạnh.

Bảng 2.11: Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác (theo giá hiện hành)

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2003

2005

2008

Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi

trồng thuỷ sản





1. Giá trị sản phẩm trồng trọt/ha

194.986

228.452

254.900

314.330

Giá trị sản phẩm cây hàng năm

167.406

190.182

171486

237.705

Giá trị sản phẩm cây lâu năm

27.580

38.270

83.054

76.625

2. giá trị sản phẩm nuôi trồng thuỷ

sản

10.253

14.447

24.952

46.229

Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản/ha





1. Giá trị sản phẩm bình quân 1ha

đất nông nghiệp

45.6

59.2

70.7

81.3

2. Giá trị sản phẩm bình quân 1ha

đất canh tác

50.0

61.0

73.1

78.7

3. Giá trị sản phẩm nuôi trồng thuỷ

sản bình quân 1ha thuỷ sản

44.0

46.2

52.9

105.2

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang 2000 - 2008

Sự suy giảm về diện tích trồng trọt, nhất là diện tích trồng cây hàng năm chỉ là sự suy giảm trong quy hoạch phát triển chung ngành nông nghiệp của Văn Giang, giảm bớt về diện tích để chuyển sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả chứ không thể hiện sự suy giảm của hiệu quả sản xuất. Điều đó thể hiện rò ở sự tăng lên của giá trị sản phẩm trồng trọt nói chung và trồng cây hàng năm nói riêng. Giá trị sản phẩm trồng trọt tăng từ 194.986 triệu đồng năm 2000 lên 314.330 triệu

đồng vào năm 2008, gấp 1,6 lần. Trong đó, giá trị sản phẩm cây hàng năm tăng 1.4 lần, cây lâu năm tăng 2.8 lần, thuỷ sản tăng 4.5 lần.

Trên 1ha diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, đất nuôi trồng thuỷ sản, bình quân giá trị sản phẩm nông nghiệp cũng tăng nhanh. Kết quả này chủ yếu là từ các mô hình sản xuất tập trung, chuyên canh năng suất cao, cung cấp sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.

Cơ cấu vật nuôi trên đất nông nghiệp của huyện cũng có những thay đổi lớn. Từ chỗ chăn nuôi đa dạng, quy mô nhỏ các loạt vật nuôi trong các hộ gia đình đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ, từ năm 2000, đặc biệt là sau khi hoàn thành DĐĐT, cơ cấu vật nuôi của huyện Văn Giang chuyển biến mạnh theo hướng tăng số lượng, quy mô, giá trị sản phẩm gia súc, nhất là nuôi lợn thịt theo hướng cung cấp hàng hoá cho thị trường.

Bảng 2.12: Chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng năm



ĐVT

2000

2003

2005

2008

Gia súc






Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa)

Con

34.679

50.532

58.178

80.481

Trong đó: lợn nái

Con

1.259

2.047

2039

4866

Lợn thịt

Con

33.420

48.450

56.100

75.615

Số lợn xuất chuồng

Con

65.400

87.695

117.810

183.354

Sản lượng thịt xuất chuồng

Tấn

1839

4.777

7.304

11.487

Tổng đàn trâu

Con

260

91

82

35

Trong đó trâu cày kéo

Con

221

89

75

26

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

14.7

5.4

3.7

4.7

Tổng đàn bò

Con

981

2.074

2.726

1.967

Trong đó: Bò cày kéo

Con

506

949

1249

253

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

5.4

72.6

94.5

244.1

Gia cầm

Con

395.110

304.070

193.300

181.100

Gà,

Con

316.578

195.750

119.880

113.400

Vịt, ngan, ngỗng

Con

78.532

180.320

73.500

67.700

Sản lương thịt hơi xuất bán

Tấn

536

599

367

575

Chăn nuôi khác






Ngựa

Con

199

83

70

70

Ong

Con

381

470

747

498

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang 2000 - 2008

Sự thay đổi về cơ cấu vật nuôi của huyện biểu hiện ở sự gia tăng số lượng gia súc, giảm số lượng gia cầm. Trong đó, tăng nhanh nhất là số

lượng đàn lợn, từ 34.697 con (không kể lợn sữa) năm 2000 tăng lên 80.481 con năm 2008. Số lợn xuất chuồng cũng tăng mạnh từ 65.400 con năm 2000 lên 183.354 con năm 2008, kéo theo sản lượng thịt xuất chuồng tăng lên gấp khoảng 10 lần. Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp hiện nay đang là một hình thức làm ăn hiệu quả, được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu ở Văn Giang. Sản phẩm thịt lợn ở đây được tiêu thụ khắp cả nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Mô hình kinh tế này vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng..., đang là mô hình kinh tế được huyện chú trọng đầu tư và phát triển.

Bên cạnh đó, số lượng và sản lượng đàn bò của huyện cũng tăng lên đáng kể, từ 981 con và 5.4 tấn năm 2000 lên 1967 con và 244.1 tấn năm 2008. Các hộ nông dân đã phát triển chăn nuôi bò sữa với kĩ thuật mới, góp phần vào sự gia tăng của số lượng đàn bò trong toàn huyện.

Ngược lại, tổng số trâu và gia cầm của toàn huyện lại giảm mạnh. Số lượng trâu nuôi giảm mạnh từ 260 con năm 2000 xuống còn 35 con năm 2008, chủ yếu là do sau DĐĐT, 90% các khâu trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá, diện tích đất trồng trọt thu hẹp, mà huyện không có kế hoạch phát triển đàn trâu thịt vì không thích hợp với điều kiện tự nhiên. Số lượng gia cầm cũng giảm mạnh từ 395.110 con năm 2000 xuống còn

181.100 con vào năm 2008, trong đó giảm đều cả ở đàn gà và vịt, ngan, ngỗng. Sản lượng gia cầm xuất bán tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy chăn nuôi gia cầm đã chú trọng vào việc nâng cao năng suất.

Như vậy, trong cơ cấu chăn nuôi của huyện Văn Giang, đặc biệt là sau DĐĐT chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển chăn nuôi gia súc, giảm quy mô chăn nuôi gia cầm. Thế mạnh chăn nuôi gia súc của huyện được xác định là chăn nuôi lợn, nghiên cứu, phát triển chăn nuôi bò, vừa mở rộng về quy mô, vừa tăng về sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí