Trước là sông lớn Sau có đê bao
Lớn thay di tích Còn tựa thửơ nao
Dân thôn đóng góp Công quả lớn lao
Quế dài Hán ngọc Phật tượng các toà
Nhà bia đã dựng Sừng sững nguy nga
Tín quan tín chủ Phú quí đề đa
Phúc cho thôn xóm Khắp cả muôn nhà
Dựng tấm bia lớn Vạn thế truyền xa Tất cả mọi điều ghi rò ra sau đây:
Kể: Công đức: Tín quan Đỗ Văn Tổ tự là Minh Quang thiếp là Nguyễn Thị ất xã An Ngưu huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tiền 2 mạch. Tín quan Nguyễn Hiển, tự Phúc… thiếp Phạm Thị An hiệu Từ Thái ở huyện Chương Đức, cúng một cột gỗ, 9 mạch. Phạm Tất Quí tự Phúc Thọ ở xã Thời Trung, tiền 9 mạch. Thiền sư tự Thân Duy hiệu Dương Hạnh ở xã Sinh Quả tiền 5 mạch… Lê Đình Duệ tự Đạo Hiền hiệu Minh Lương, thê Nguyễn Thị Điều hiệu Từ Tâm ở xã….. Quách Văn Hiền tự Phúc Thứ ở thôn Thị; Quách Văn Cẩm, thê Quách Thị Hoa. Thiện vãi Quách Thị Đảm hiệu Từ Nhân tiền ngũ mạch. Nguyễn Văn Vệ, tự Phúc Đại, thê Lưu Thị, Trương Văn Trung; Trương Phong Phú tự Phú Cường, Nguyễn Thận, Nguyễn Văn Lý tự Phúc Nghĩa, thê Lưu Thị Liễu. Bản thân tín chủ Nguyễn Ngôn tự Phúc Sinh. Tín sĩ Phan Văn Động tự Phúc Tiên ở xã Tử La. Thượng thư tham tụng Thái bảo Đường quận công Nguyễn Danh Thế, tiền 50 quan, ruộng 4 mẫu ở trước chùa để cúng hương đăng, lưu truyền vạn đại.
Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ niên hiệu Dương Hoà 8 (1642) khắc
Có thể bạn quan tâm!
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 15
- Di Tích Hà Tây (1999), Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Tây, Hà Tây.
- Chùa Ánh Linh (Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) 1
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 19
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 20
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 21
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
lại.
Bài minh bên phải do phủ sinh Nguyễn Chuyết Phu người bản phủ, soạn
II. BIA CHÙA BỐI KHÊ (TAM HƯNG, THANH OAI, HÀ NỘI)2 1. Bia số 1:
- Dịch nghĩa: Bi ký về Tam quan
2 Tư liệu Viện Bảo tồn di tích
Văn bia và bài minh thuật về việc các sãi vãi, thiện nam tín nữ các xã Bối Khê và Hồng Khê huyện Thanh Oai khởi dựng Tam quan chùa Đại Bi
Thường nghe: tu phúc là việc làm điều thiện vậy. Người luôn tu đức tất được hưởng phúc vậy. Nay thấy trong hương có Tiên Lữ sơn nghĩa tồn bình đẳng hành thiện Bồ tát chân tượng tại đây, há chẳng tin sao? Trước ngày hai xã hưng tạo chùa, nhưng lâu ngày hư hỏng. Nay gặp lúc Lê triều đức thịnh, mở vận Trung hưng, vì thế các thiện sãi hai xã nhà là Trung Cần bá Phạm Tuấn, Lê Đình Khôi, Nguyễn…, Nguyễn Sảng Sư, Nguyễn Kỳ Hiệu, Phạm Đôn, Trần Văn An, Đào Tấn, Trần Túc, Nguyễn Duy Hoà, Nguyễn Doãn Huân, Kiều Khắc Gia, Phạm Văn Ngạn, Đỗ Hữu Bản, Hoàng Mai, Vũ Vinh, Phạm Viết Hiền, Nguyễn Như Lân, Nguyễn Cường, Nhữ Bá Nha, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Công Lượng, Trần Hữu Ích, Nguyễn Cốn, Phạm Khắc Cương, Kiều Đăng Long, Phạm Viết Tạo, Nguyễn Dỹnh, Nguyễn Thì Bạt, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Bách Cốc, Nguyễn Cấu, Lê Đình Tư, Bùi Khả Vi, Trần Văn Tuyển, Tăng Mậu Long, Nguyễn Liêm Vãi, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Duệ, những người này cùng vun trồng quả phúc, bồi đắp phúc thiện, nên đã bỏ tiền của tư nhân và tín thí tài vật cho chùa. Mọi thứ đã đầy đủ, nhằm ngày 12 tháng 8 năm Quý Mão (1603) khởi công. Việc xây dựng chẳng mấy chốc đã hoàn thành, liền nhờ đến tôi soạn vài văn bia để ghi lại. Thiền nghĩ, dẫu không mẫn cảm, không hết lòng ngợi khen cũng vẫn hiển hiện vậy. Kinh Dịch viết: ‘‘Nhà tích
thiện, tất có phúc nhiều’’. Sử cũng viết: ‘‘Tây Bá luôn lặng lẽ làm điều thiện’’, lại
viết: ‘‘Làm việc thiện là điều vui sướng nhất’’. Tuyệt thay, những lời nói trên! Vì thế kẻ quê kệch tôi đây xin ghi lại. Minh rằng:
Nhờ vua anh minh Luôn có luôn sinh
Khởi tạo Tam quan Dân được ban phúc
Có nhân có quả Bốn phương rạnh danh
Ngày 12 tháng 9 năm Hoằng Định 4 (1604) dựng bia. Nho sinh Tú lâm cục Nguyễn Chí Trung tự Ngọc Xuyên, người xã Hồng Khê soạn; phủ sinh trong phủ
Phạm Viết Tạo tự Đức Lâm viết chữ; Nguyễn Thế, Nguyễn Lỗi và Ngô Văn Lâm xã Tử Trầm huyện Ninh Sơn khắc bia.
2. Bia số 2:
- Dịch nghĩa: Đại Bi tự
Văn bia và bài minh hai xã Bối Khê và Hồng Khê huyện Thanh Oai trùng tu chùa Đại Bi.
Đại loại từ sách trời đã ghi rò ở hương Bối Hồng nước An Nam có chùa Đại Bi, hình thế hùng vĩ, quy mô nguy nga. Thật là cổ tích danh lam vậy. Việc tu sửa, khôi phục lại chùa, không có lực lượng lớn, phương sách lớn thì không thể thành được.
Nay có vị họ Nguyễn ở xã Nhân Mục huyện Thanh Trì, hiệu Từ Đức trụ trì chùa này đứng ra quyên góp mọi người trong hương cùng lão ông lão bà là Nguyễn Văn Lệnh… Nguyễn Đắc Lộc, Trần Thịnh, Trần Đình, Nguyễn Văn Nham, Bùi Khả, Nguyễn Công, Trần Văn, Tăng Hữu, Nguyễn Tất Đắc, Phạm Văn Minh, Nguyễn Quang Khải, Vũ Kiên, Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Nho,… Nguyễn Hữu Đẳng, Kiều Đình Nghị, Trần Đình Khoa, Nguyễn Văn Thông, Trần Văn Hồng, Ngô Khắc Kính, Nguyễn Chí Kính. Minh rằng:
Trời mở Nam Việt Đắc địa hùng vĩ Làm nền đá mới Công việc hoàn hảo Họ tên kê hết Sánh cùng trời đất Giới định Bối Hồng Chùa cổ danh lam Tiện ngồi nghị bàn Dựng đá khắc văn Công đức lớn lao Mãi mãi trường tồn
Hưng công hội chủ: công tượng Trịnh Thiên Tích khắc, thạch tượng Kiều Thái và vợ là Nguyễn Thị Học. Nguyễn Thị Tịnh hiệu là Từ Đức, vị họ Nguyễn người xã Bối Khê huyện Thanh Oai tự Đức Thịnh, Đặng Thiên Tích, Kiều Văn Tăng, Nguyễn Phú Nhuận, Bùi Tiến Lộc, Đào Văn Lập; Vũ Nhuận Tu người xã Đăng Ân huyện Yên Sơn; Trần Văn Thái người xã Nhân Mục môn; Tăng Lục Ty tăng thống Nguyễn Bá Vạn tự Đạo Đức người xã Hồng Khê.
Tín thí: Nguyễn Thị Kim Thuyên, Nguyễn Thị Lục, Nguyễn Thị Điệu, Nguyễn Thị Ngoa hiệu Từ Đức, Nguyễn Thị Chiêm, Đào Thị Mạn, Nguyễn Thị Lương, Phạm Thị Thiệu; phủ sĩ Nguyễn Tiến Dụng tự Đạo Uyên xã Quần Siêu, giám sinh Phạm Giám, Phạm Văn Minh, Ngô Duệ, Nguyễn Khắc Hài, Hoàng Kỳ, Hoàng Duy Năng.
Kiều Nhân Mục và vợ là Nguyễn Thị Đắc công đức bia đá; Kiều Đăng Long tự Đức Sùng và vợ là Phạm Thị Thuỳ; Đỗ Thị Thịnh; Đỗ Thị Tiên người Thạch Thất; Hiến sứ Tạ Đình Đương người xã Đại Định; Tạ Đình Tá người huyện Bình Lục, Tạ Đình Tuấn người huyện Sơn Vi; Phạm Thị Ngọc Giản, Phạm Thị Giác; bản tự vãi Phạm Thị Thiềm, Lê Thị Lễ, Phạm Thị Kim Hồng, Phạm Thị Điển, Nguyễn Thị Mông, Phạm Thị Giáp, Nguyễn Thị Trung, Nguyễn Thị Miên, Trần Thị Mỹ.
Ngày 20 tháng Giêng năm Vĩnh Tộ 11 (1629), phủ sinh Phạm Văn Hội tự Đạo Hồng người xã Hồng Khê, Đô lại Nguyễn Hữu Công người xã Bối Khê viết văn tự. Tạo bia năm Kỷ Tỵ (1629).
3. Bia số 3:
- Dịch nghĩa: Văn bia và minh hậu phật Cúng tiến ruộng Tam bảo
Bia là khắc lên đá để ghi sự việc mà ngợi ca sự hưng thịnh và lưu truyền công đức mãi mãi vậy. Nay ở xã Bối Khê và Hồng Khê huyện Thanh Oai có cổ tích đại danh lam là chùa Đại Bi, dân các nơi đến cầu đảo đều linh ứng, quả là ngôi chùa số một ở trời thiền này đấy. Hình thế của chùa thì: bên phải - bên trái có Bạch Hổ, Thanh Long uốn lượn; phía trước, phía sau có Chu Tước, Huyền Vũ sừng sững; điện trên điện dưới lớp lớp nguy nga; toà chính lộng lẫy rồng bay phượng múa, trong ngoài tường vây, hoạ lên những cảnh hổ phục lân quỳ; rùa vàng nghiêm trang trên tòa sen, sắc ngọc sáng trời ở bảo toạ, Cửu Phẩm liên hoa rạng rỡ, ba nghìn La hán lung linh, chư Phật cùng giáng, vạn cảnh đều mới mẻ, thật là tiên cảnh bậc nhất vậy.
Nay có cung tần Nguyễn Thị Ngọc Hân hiệu Diệu Huy, người xã Xích Đằng huyện Kim Động phủ Khoái Châu, vốn là Hà Thị Ngọc Hân tự Đạo Minh là người
con gái trung trinh, thanh khiết, một bậc chân nhân nơi trần thế. Bà được tuyển chọn làm cung nữ ở Thị nội Vương phủ, rồi được sủng ái. Khi có ân lộc nhiều, bà thương nhớ đến chung dân, cảm kích về tổ tông và công sinh thành nên có chút mong mỏi báo đền ân huệ. Nhân thấy chùa cổ tích danh lam mà muốn xin được tôn bầu hậu Phật ở chùa cho cha mẹ đẻ được thờ phụng. Bà bỏ tiền mua 6 mẫu ruộng ở xã Hà Liễu huyện Thanh Trì, nhờ làm chúc thư theo thời giá là 60 quan tiền để cúng cho chùa và còn biếu 2 dật bạc để làm của Tam bảo. Nay khắc bia và lập cam kết ghi trong điển lệ thờ phụng của chùa này là để linh vị tổ tiên cùng phối hưởng để lưu truyền mãi mãi. Vì thế khắc lại để lưu truyền lâu dài lời cam kết trường tồn cùng sông núi, sáng ngời tựa trăng sao. Mọi việc đều thật là tuyệt mỹ. Hơn thế đức hiếu thảo đối với tổ tiên với quí tần. Sẽ được hậu thế khen ngợi kính phục như cành vàng lá ngọc, rạng rỡ trên còi trần gian này. Ân huệ lớn khiến toàn gia được hưởng lộc trời. Phúc đức của gia đình này quả thật viên mãn. Vì thế mà khắc lên đá tốt, nhân đó làm bài minh để truyền lại lâu dài. Minh rằng:
Thanh Oai tráng lệ Đại Bi chùa đó
Linh thiêng bất hủ ở huyện Kim Động
Danh quê Hà Thị Trong cung sủng ái
Đoan trang duy nhất Trước thờ tiên tổ
Tiền bạc không tiếc Trên đồng Hà Liễu
Đền nhang cúng dường Lễ ghi điển lệ
Chỉ sông thề núi Lưu truyền mãi mãi Cháu con chung hưởng Khánh thiện bền vững Bia dựng sừng sững Hồng, Bối dân lành
Cổ tích lừng danh Cảm ứng diệu kỳ
Có xã Xích Đằng Đức sánh Khương nhân
Cận kề thánh quân Hiếu tựa hiền nhân
Sau kính cha mẹ Ruộng mua vô biên
Cúng vào chùa ta Chùa Phật trang nghiêm Hưởng cùng Phật Thần Cam kết thành văn
Phúc lộc tràn đầy Muôn đời Cung tần
Còn mãi ngàn thu Trời đất chẳng phai
Phối hưởng tín chủ Thị nội Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Hân hiệu Diệu Huy người xã Xích Đằng, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu gửi giỗ cho tổ tiên nội ngoại phối hưởng, cùng các tôn linh là:
- Hiền cao tổ Vạn Lộc hầu Nguyễn Quý Công hiệu Đức Thọ, cùng Chánh phu nhân Nguyễn Thị hiệu Từ Minh.
- Hiển cao tổ Quỳnh Xuyên hầu Nguyễn Quý Công tự Trung Nghĩa phủ quân cùng Chánh phu nhân Nguyễn Thị hiệu…
- Tổ khảo Dực vận tán trị công thần, đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Trung quân Đô đốc phủ Tả đô đốc, Chưởng phủ sự, Thiếu bảo, gia phong Thái phó Nghị Quận công Nguyễn Quý Công tự Pháp Thịnh, thuỵ Trung ý phủ quân và Chánh phu nhân Nguyễn Thị hiệu Từ Đức.
- Hiển cô Thị nội Vương phủ đệ nhất Cung Tần có công nuôi dưỡng là Nguyễn Thị hiệu Từ Ái.
- Hiển khảo Dực vận tán trị công thần, đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô đốc phủ Tả đô đốc, Chưởng phụ sự, Thiếu bảo, gia phong Thái bảo Quyền Quận công Nguyễn Quý công tự Phúc An, thuỵ Trung Khương phủ quân; Tỷ khảo Trần Thị Trình hiệu Phương Nhan; Hiển thúc Khương Quận công tự Thuần Lương phủ quân; Hiển bá Thiếu Phó Lâm Quận Công tự Chánh Hữu phủ quân; Hiển cô Vương phủ Nguyễn Thị Ngọc Duyên hiệu Từ Nhan; Hiển huynh Nguyễn Duy Nhậm tự Khoan Hoà thuỵ Mưu Trí phủ quân; Hiển huynh Nguyễn Công Sĩ; Hiển tôn Nguyễn Thị Hoan hiệu…
- Cao cao tổ Nguyễn Quý Công người xã … Khê huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín; Ngoại tổ khảo Trần Văn… tự Chính Trung người xã… Cầu huyện Gia Phúc phủ Hạ Hồng.
Ngày lành tháng trọng Thu năm Thịnh Đức thứ 3 (1655) dựng bia.
III. CHÙA CỐNG XUYÊN (NGHIÊM XUYÊN - THƯỜNG TÍN- HÀ NỘI)3
3 Tham khảo cuốn “Văn bia Hà Tây” – Nguyễn Tá Nhí
1. Bia số 1:
- Phiên âm: Vạn cổ vĩnh truyền
Thường Tín phủ, Thượng Phúc huyện, Cống Xuyên xã Hoàng Thị Ngọc Nhất, tự Diệu Bảo Quang đức diện dung Bồ- tát, sở hữu tân mãi điền các sở cộng thập mẫu, phó dữ bản xã quan viên tịch Tướng Thần xã thôn trưởng hương lão thượng hạ đại tiểu đẳng quân phân canh chủng truyền tử nhược tôn, lưu truyền vạn đại. Tự tư dĩ hậu đệ niên sinh nhật dĩ cung phụng tự hương hoả, tái hữu điền ngũ cao hựu phó bản xã trạch đắc trung hiếu chi nhân ưng vi điến phu, lĩnh thử kỳ điền thủ khán hương đăng. Nhược bản thôn thượng hạ đại tiểu đẳng hậu hữu sinh tâm bội nghĩa vòng tứ bạc tình, bất phụng đoan ngôn, hưu phế kỵ lạp, hương hoả bất cần, đãi cung phụng sự; hoăc tự tư canh chiếm; hoặc vòng nạp kỳ điền; hoặc thời cai hổ thế; hoặc thời chấp đoạt canh, cập bản xã bất tuần đoan nội, nguyện hoàng thiên hậu thổ bản quốc chữ linh thần đồng kỳ chiếu giám, thu chấp tru chi, dĩ minh đoan phép. Đệ nhân sinh nhật dụng bạch ngân, bản xã bát giáp mỗi giáp thục thực trai bàn, mỗi bàn lục đấu các vật dùng hậu hảo nhất. Phụ tiến hiển khảo Hoàng Quí công thuỵ Phúc Sơn, hiền tỷ Bùi thị phu nhân thuỵ Từ An, cập thân sinh Trịnh Thị, thuỵ Tư Thục, Tăng Chân Tiết nam- mô viên quang thế giới giác tính trừng không quảng đại hưng từ tịnh hạnh bồ- tát.
Dương Hoà thất niên tứ nguyệt thập lục nhật. Hoàng Thị Ngọc Nhất tự Diệu Bảo Quang đức diện dung Bồ tát.
- Dịch nghĩa: Lưu truyền mãi mãi
Bà Hoàng Thị Ngọc Nhất hiệu Diệu Bảo quang đức diện dung Bồ tát, người xã Cống Xuyên, huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín. Bà đem số ruộng mới mua được ở các nơi tổng cộng được 10 mẫu giao cho quan viên bản xã, cùng với thôn trưởng, xã trưởng, hương lão và già trẻ xã Tướng Thần để chia đều nhau canh tác, truyền từ đời con sang đời cháu, lưu lại mãi mãi. Từ nay về sau đến ngày sinh nhật hàng năm, lấy đấy để lo việc đèn nhang. Bà lại giao thêm cho bản xã 5 sào ruộng, xã sẽ chọn một người trung hiếu đồng ý làm điền phu, người ấy sẽ nhận số ruộng này để trông nom đèn nhang. Nếu mọi người lớn nhỏ trong xã sau này có sinh lòng
bội nghĩa bạc tình, không giữ đúng lời ước, bỏ không cúng giỗ, không siêng năng việc đèn nhang, lười nhác thờ cúng; hoặc tự chiếm lấy ruộng cày cấy, hoặc không chịu nộp ruộng, hoặc tranh chấp ruộng cày, hoặc uỷ quyền cậy thế và bản xã không tuân theo đoan ước thì nguyện hoàng thiêng hậu thổ, các thần linh bản quốc sẽ chứng giám, sẽ trừng phạt họ để làm sáng tỏ lời đoan ước. Hàng năm vào ngày sinh dùng bạch ngân. Tám giáp ở bản xã mỗi giáp 3 năm cỗ chay chín, mỗi mâm 6 đấu cung tiến; cúng lên hiền khảo là Hoàng Quý Công thuỵ Phúc Sơn, hiển tỉ là Bùi Thị phu nhân, thuỵ Từ An và thân sinh Trịnh Thị, thuỵ Tư Thục, tặng Chân tiết nam - mô Viên quang thế giới giác tính trừng không quảng đại hưng từ tịnh hạnh Bồ tát.
Ngày 16 tháng 4 năm Dương Hoà 7 (1641)
Bà Hoàng Thị Ngọc Nhất hiệu Diệu Bảo quang đức diện dung bồ tát.
IV. CHÙA ĐẬU (NGUYỄN TRÃI, THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI)4 1.Bia số 1:
- Dịch nghĩa: Văn bia ghi việc tu tạo chùa Pháp Vũ Lời thuật và bài minh về việc tu tạo chùa Pháp Vũ.
Chùa Pháp Vũ vốn là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý. Trải hơn mấy trăm năm, chùa vẫn đứng ở đất Phúc của các làng Thượng, Gia và Hoằng, sánh ngang cùng thắng cảnh Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện. Người người cầu khẩn đều rất linh ứng. Nhưng bởi năm dài dấu cũ, mưa dập gió vùi, khiến cảnh chùa mấy độ tang thương. Để có thể chấn hưng, khôi phục được cảnh ấy, ắt phải nhờ bậc đại từ bi xuất thế. Nay có cung tần Vương phủ Ngô Thị Ngọc Nguyên vốn là lệnh tốc đất Hoan Châu, lại là thế gia nơi Thạch ấp, dòng dòi trâm anh, vị ngôi quý hiển, mến mộ đức tốt của bà Ỷ Lan Nguyên phi, ngưỡng vọng tông phái còn truyền lại của Quan Âm bồ tát, nên đã mở lòng Bồ đề, ra tay đàn việt. Thế là vào tháng 10 năm Bính Tý (1636) liền dùng của nhà, tìm thợ giỏi, vung rìu múa búa trắng, dựng lên hai toà thiêu hương và tiền đường. Cột rường chạm trổ, ngói lợp long lân. Những chỗ hỏng dột khác thì tu bổ thêm. Đến tháng 2 năm đó, công việc hoàn tất. Đến lúc
4 Tư liệu Viện Bảo tồn Di tích