Protein niệu
3.3. Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiền sản giật nặng
- Lâm sàng: Có 1 trong các triệu chứng sau:
+ Huyết áp tối đa > 160mmHg và tối thiểu > 110mmHg.
+ Rối loạn thị giác.
+ Đau đầu dùng thuốc giảm đau không kết quả.
+ Đau vùng thượng vị.
+ Phù phổi hoặc xanh tím.
+ Thiểu niệu ( < 400ml / 24h)
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được10 Nội Dung Chăm Sóc Sơ Sinh Ngay Sau Đẻ
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Rau Tiền Đạo.
- Trình Bày Được Các Dấu Hiệu Lâm Sàng Và Hướng Xử Trí Của Từng Nguyên
- Trình Bày Được Triệu Chứng Và Hướng Xử Trí Viêm Cổ Tử Cung
- Tính Chất Khí Hư Trong Viêm Âm Đạo Do Ký Sinh Trùng Roi Trichomonas Là :
- Trình Bày Được Đặc Điểm Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Trẻ Em Qua 6 Thời Kỳ Của Tuổi
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
- Cận lâm sàng.
+ Protein niệu > 3g/l/24 giờ hoặc + + +
+ Tiểu cầu giảm < 150.000/mm3.
+ Bất thường các men gan (tăng SGOT, SGDT)
3.4. Chẩn đoán phân biệt
- Cao huyết áp mãn tính dựa vào tiền sử cao huyết áp xuất hiện trước 20 tuần tuổi
thai.
- Bệnh lý về thận: Viêm thận cấp, viêm thận mạn, viêm mủ bể thận.
- Phù do tim, phù do dinh dưỡng.
3.5. Biến chứng của tiền sản giật nặng
+ Biến chứng về phía mẹ.
- Sản giật.
- Xuất huyết não
- Mù mắt
- Hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp
- Chảy máu dưới bao gan, có thể vỡ gan xuất huyết vào ổ bụng.
- Suy tim cấp.
- Phù phổi cấp.
- Có thể rối loạn đông máu như giảm tiểu cầu.
+ Biến chứng về phía con.
- Thai chậm phát triển (56%)
- Đẻ non (40%)
- Tử vong chu sinh cao (10%)
3.6. Dự phòng - điều trị
3.6.1. Dự phòng.
- Đăng ký quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất để phát hiện sớm cao huyết áp, phù, protein niệu để điều trị kịp thời.
- Phát hiện sớm cao huyết áp và thai nghén để điều trị sớm tránh các biến chứng nặng cho mẹ và con.
- Chú ý các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật mùa đông mặc ấm, tránh lạnh.
- Khai thác kỹ bệnh sử gia đình, bệnh nội khoa và bệnh sử lần này.
3.6.2. Điều trị.
+ Tiền sản giật nhẹ: Có thể điều trị ngoại trú hoặc nhập viện.
- Nghỉ ngơi, ăn nhạt nằm nghiêng trái (đỡ chèn ép tĩnh mạch chi dưới đỡ ứ
máu) cực.
- An thần: Uống Diazepam
- Theo dõi hàng tuần nếu có các dấu hiệu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích
- Nếu thai đã đủ tháng theo dõi chuyển dạ đẻ.
+ Tiền sản giật nặng: Nhập viện điều trị tại tuyến tỉnh. Điều trị theo hướng nội khoa - Sản khoa - Ngoại khoa.
4. Sản giật
Sản giật là những cơn giật trong sản khoa biểu hiện trên lâm sàng bằng những cơn giật sau đó đi vào hôn mê. Đây là biến chứng cấp tính của tiền sản giật nặng. Sản giật có thể xảy ra trước - trong và sau đẻ.
4.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
4.1.1. Lâm sàng: Cơn giật điển hình qua 4 giai đoạn.
- Giai đoạn xâm nhiễm: Khoảng 30 giây – 1 phút.
Đặc điểm: Có những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng. Mí mắt nhấp nháy nét mặt nhăn nhúm sau đó cơn giật lan xuống 2 tay.
- Giai đoạn giật cứng: Khoảng 30 giây.
Biểu hiện bằng những cơn giật cứng lan tỏa khắp người. Toàn thân co cứng các cơ thanh quản và cơ hô hấp co thắt lại làm cho người bệnh dễ ngạt thở vì thiếu ô xy.
- Giai đoạn giật giãn cách: Khoảng 1 phút.
Sau cơn giật cứng các cơ toàn thân giãn ra trong chốc lát rồi lại tiếp cơn co giật khác. Lưỡi thè ra thụt vào nên dễ cắn vào lưỡi, miệng sùi bọt mép.
- Giai đoạn hôn mê: Các cử động co giật thưa dần rồi ngừng. Người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê. Tuỳ theo tình trạng nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.
Trường hợp nhẹ: Hôn mê 5'-7' rồi tỉnh.
Trường hợp nặng: Bệnh nhân hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày, mất tri giác, đồng tử giãn rộng, rối loại cơ vòng đại tiểu tiện không tự chủ. Có thể chết do hôn mê kéo dài.
4.1.2. Cận lâm sàng
- Protein niệu > 5g/l có thể > 30g/l.
- Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu.
- Nước tiểu ít, có khi vô niệu.
- Trường hợp suy thận: U rê máu, Creatinin, Acid uric tăng.
- Đáy mắt: Có thể phù gai thị, xuất huyết võng mạc.
- Bilirubin máu tăng > 1,2mg/l.
- Não: Có thể phù, thiếu máu khu trú và chảy máu não.
4.2. Chẩn đoán
4.2.1. Chẩn đoán xác định
Cơn giật điển hình qua 4 giai đoạn trên bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật.
4.2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Động kinh: Có tiền sử động kinh trước khi có thai.
- Cơn Tetani: Có thể có hay không có tiền sử. Cơn giật xuất hiện đột ngột hoặc có dấu hiệu báo trước như tăng thân nhiệt, đau bụng, cảm giác kiến bò ở chân tay. Các ngón tay duỗi thẳng và dúm lại.
- Cơn Hysteria: Cơn co giật không giống nhau, tuy không tỉnh nhưng người xung quanh nói nhưng người bệnh vẫn biết. Mất tri giác nhưng không mất phản xạ.
- Các tai biến mạch máu não: Xuất huyết não, tắc mạch máu não.
- Tổn thương não: U não, áp xe não.
- Các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm màng não, viêm não.
- Các bệnh chuyển hoá: Hôn mê do đái tháo đường, hôn mê do urê máu cao, hôn mê gan.
4.3. Biến chứng
4.3.1. Về phía mẹ
- Cắn phải lưỡi
- Ngạt thở
- Phù phổi cấp, viêm gan cấp, viêm thận cấp.
- Xuất huyết não, màng não.
- Mù, thong manh, ngớ ngẩn.
- Cao huyết áp mãn tính, viêm gan, viêm thận mạn.
4.3.2. Về phía con
- Thai kém phát triển trong tử cung.
- Đẻ non.
- Thai chết trong tử cung.
4.4. Điều trị
4.4.1. Tuyến y tế cơ sở
- Tránh ngã bằng cách giữ bệnh nhân hoặc cố định vào giường.
- Ngáng miệng để tránh cắn vào lưỡi.
- Hút đờm rãi phòng tắc đường hô hấp.
- An thần: Diazepam 10mg TBT hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Giải thích cho gia đình và hộ tống chuyển tuyến trên.
4.4.2. Tuyến trên
Điều trị theo hướng: Kết hợp nội khoa – Sản khoa và ngoại khoa.
* Chăm sóc
Để bệnh nhân ở nơi yên tĩnh tránh mọi kích thích nên ăn nhạt. Ngáng miệng phòng cắn vào lưỡi.
Hút đờm rãi để phòng tắc đường hô hấp.
Theo dõi cơn giật, huyết áp, lượng nước tiểu, mạch, nhiệt độ và ghi vào bảng theo dõi phục vụ cho chế độ điều trị.
* Điều trị nội khoa
- Chống co giật và đề phòng cơn co giật: Dùng Diazepam (Seduxen ). Có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm.
- Thuốc lựa chọn chống co giật: Magiesulfat 15% 2 – 4 ống/24h tiêm tĩnh mạch
chậm.
- Thuốc chống cao huyết áp: Hydralazine, Labetolot, Nifedipine
- Lợi tiểu và vấn đề truyền dịch.
Dùng Lasix khi lượng nước tiểu < 400ml/ 24h. Bù dịch phụ thuộc vào lượng nước tiểu.
Truyền tối đa 700ml/24 giờ cộng với số nước tiểu bài suất.
- Kháng sinh và phòng bội nhiễm: Dùng kháng sinh ít độc cho con.
* Điều trị sản khoa
Nếu thai sống sau cơn giật phải lấy thai ra bằng bấm ối và truyền oxytoxin.
* Điều trị ngoại khoa.
Mổ lấy thai nếu điều trị sản khoa không kết quả, mổ lấy thai là biện pháp thích hợp nhất.
Chú ý: Không được dùng Ecgometrin trong tiền sản giật và sản giật vì làm tăng nguy cơ co giật và tai biến mạch máu não.
* Chăm sóc sau đẻ.
- Duy trì chế độ điều trị chống co giật trong 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng.
- Tiếp tục điều trị cao huyết áp khi huyết áp tâm trương > 110mmHg.
- Tiếp tục theo dõi lượng nước tiểu.
LƯỢNG GIÁ
1. Hãy phân loại cao huyết áp và thai nghén?
2. Trình bày yếu tố thuận lợi và triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật?
3. Trình bày tiêu chuẩn để chẩn đoán tiền sản giật nặng và biến chứng của tiền sản giật nặng?
4. Trình bày 4 giai đoạn của cơn sản giật và biến chứng của sản giật?
* Trả lời ngắn các câu từ câu 5 - 10:
5. Cao huyết áp và thai nghén được phân làm 5 loại là: A …….
B ……. C ……. D ……. E …….
6. Ba triệu chứng chính của tiền sản giật là: A …….
B …….
C …….
7. Ba biến chứng của tiền sản giật nặng đối với con là: A …….
B …….
C …….
8. Kể tên 4 giai đoạn của cơn sản giật là: A …….
B ……. C ……. D …….
9. Kể tên 6 biến chứng của cơn sản giật đối với mẹ là: A …….
B …….
C …….
D ……. E ……. G …….
10. Kể tên 3 loại thuốc hạ huyết áp thường dùng trong điều trị cơn sản giật là: A …….
B ……. C …….
Bài 93
VỠ TỬ CUNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại, nguyên nhân, triệu chứng của dọa vỡ và vỡ tử
cung.
2. Mô tả được cách xử trí dọa vỡ và vỡ tử cung ở tuyến y tế cơ sở và cách dự
phòng.
NỘI DUNG
Vỡ tử cung là một trong năm tai biến sản khoa rất nguy hiểm, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén và lúc chuyển dạ đẻ.
1. Định nghĩa và phân loại
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm dẫn đến tử vong mẹ và thai nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Về giải phẫu bệnh lý vỡ tử cung có 4 hình thái.
1.1. Vỡ tử cung hoàn toàn
Tử cung bị xé rách từ niêm mạc, cơ, đến phúc mạc. Trong trường hợp này thường thai và rau bị đẩy vào trong ổ bụng.
1.2. Vỡ tử cung dưới phúc mạc( vỡ không hoàn toàn )
Chỉ có lớp niêm mạc và lớp cơ bị xé rách, phúc mạc đoạn dưới bị bong ra nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Trong trường hợp này thai và rau vẫn nằm trong tử cung, cơn co tử cung vẫn còn, đoạn dưới tử cung căng phồng nhưng ấn đau đặc biệt đau nhiều ở chỗ bị vỡ, thăm âm đạo có ít máu theo tay.
1.3. Vỡ tử cung phức tạp
Ngoài vỡ tử cung hoàn toàn, tổn thương có thể kéo dài xuống âm đạo xé rách cùng đồ, xé rách bàng quang tạo nên một vết vỡ phức tạp.
1.4. Nứt sẹo mổ ở tử cung
Thường do sẹo ở tử cung bị toác ra hoặc bị nứt một phần. Bờ vết rách không nham nhở và ít khi chảy máu.
Tất cả những trường hợp vỡ tử cung trong khi chuyển dạ đều phải qua dấu hiệu doạ vỡ tử cung trừ trường hợp tử cung có vết sẹo mổ cũ.
2. Nguyên nhân
- Khung chậu hẹp hay bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu, khối u tiền
đạo. to.
- Do thai: Ngôi trán, ngôi vai, não úng thuỷ, thai dính nhau trong sinh đôi, thai
- Do nứt sẹo ở cơ tử cung: Sẹo mổ lấy thai, sẹo mổ bóc nhân xơ, sẹo cắt
vách ngăn tử cung, sẹo cắt góc tử cung trong chửa ngoài tử cung.
- Do dùng thuốc tăng co tử cung không đúng.
- Do ấn đáy tử cung khi sản phụ rặn mà ngôi chưa lọt.
- Do thủ thuật sản khoa: forceps cao, xoay thai (chỉ gặp ở bệnh viện).
3. Doạ vỡ tử cung
3.1. Triệu chứng
- Sản phụ đau nhiều do cơn co tử cung mạnh và mau.
- Tử cung co cứng, chiều cao tử cung cao hơn so với lúc chưa có dấu hiệu doạ vỡ vì đoạn dưới tử cung kéo dài và căng phồng, thắt ngẵng thành một vòng giữa đoạn
dưới và thân tử cung gọi là vòng Bandl. Vòng Bandl lên cao, tử cung có hình quả bầu nậm.
- Có thể sờ được hai dây chằng tròn căng như dây đàn do bề cao tử cung cao nhanh đột ngột.
- Thai suy: Tim thai nhanh, chậm hoặc không đều.
- Ngôi cao hoặc chưa lọt.
3.2. Xử trí
3.2.1.. Tuyến xã
+ Cho thuốc giảm co bóp tử cung: Papaverin 0,04g x 1-2 ống (TBT).
+ Tư vấn gửi đi tuyến trên ngay và có nhân viên y tế đi kèm.
3.2.2.Tuyến huyện
+ Cho thuốc giảm co bóp tử cung Papaverin 0,04g x 1-2 ống (TBT).
+ Nếu đủ điều kiện đẻ đường dưới thì làm Forceps
+ Nếu chưa đủ điều kiện thì mổ lấy thai.
Chú ý: trường hợp giảm co bóp tử cung bằng papaverin mà cơn co tử cung vẫn dồn dập nguy cơ vỡ tử cung thì dùng Morphin 0,01g 01 ống tiêm bắp thịt.
4. Vỡ tử cung
4.1. Triệu chứng vỡ tử cung
- Trước khi vỡ tử cung thường có dấu hiệu doạ vỡ tử cung trừ trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung thì không có dấu hiệu doa vỡ. Thai phụ đang đau dữ dội sau một cơn đau chói đột ngột rồi bớt đau dần.
- Cơn co tử cung không còn.
- Tim thai không còn.
- Tử cung không còn hình trứng, không còn dấu hiệu vòng Bandl.
- Bụng chướng, nắn bụng sản phụ đau.
- Có phản ứng thành bụng.
- Sờ thấy phần thai dưới da bụng.
Chú ý: Nếu vỡ tử cung dưới phúc mạc khi hầu hết các thớ cơ bị rách, nhưng lớp phúc mạc vẫn còn nguyên. Vì vậy, một phần thai nhi không nằm trong ổ bụng, nắn bụng không thấy phần thai nhi.
- Ra máu âm đạo.
- Có dấu hiệu choáng: Nhợt nhạt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh, huyết áp hạ.
4.2. Xử trí
4.2.1 Tuyến xã
+ Hồi sức chống choáng và chuyển tuyến trên ngay, nhất thiết phải có nhân viên y tế đi kèm.
+ Nếu tình trạng nặng phải mời tuyến trên đến hỗ trợ.
4.2.2. Tuyến huyện
+ Hồi sức chống choáng và mổ cấp cứu, xử trí vết rách tử cung (bảo tồn hoặc cắt tử cung).
+ Nếu tình trạng nặng: Chuyển lên tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh đến hỗ trợ.
4.3. Dự phòng
- Phải thực hiện tốt quản lý thai nghén để phát hiện các nguy cơ cao như: Khung chậu hẹp, u tiền đạo, bất tương ứng giữa thai và khung chậu, ngôi trán, ngôi ngang, có sẹo mổ cũ ở tử cung… cần phải gửi tuyến trên theo dõi và xử trí.
- Cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không đẻ dày, không đẻ nhiều.
- Khi có thai phải đi khám định kỳ và thực hiện đúng lời khuyên của cán bộ y
tế.
- Theo dõi chuyển dạ cẩn thận, nhất là phải sử dụng biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và xử trí sớm dấu hiệu doạ vỡ tử cung.
- Đỡ đẻ đúng phương pháp, tuyệt đối không được đẩy bụng.
- Chuẩn bị sẵn phương tiện vận chuyển và hồi sức cấp cứu.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày phân loại, nguyên nhân, triệu chứng của dọa vỡ và vỡ tử cung.?
2. Trình bày cách xử trí dọa vỡ và vỡ tử cung ở tuyến y tế cơ sở ?
* Trả lời ngắn các câu từ 3 - 6
3. Vỡ tử cung được phân làm 4 hình thái:
A …….
B…….
C…….
D…….
4. 6 nguyên nhân gây vỡ tử cung là: A …….
B…….
C…….
D …….
E…….
G…….
5. Triệu chứng lâm sàng của doạ vỡ tử cung là: A …….
B…….
C…….
D …….
E…….
5. Xử trí doạ vỡ tử cung ở tuyến xã. A …….
B