Trình Bày Được10 Nội Dung Chăm Sóc Sơ Sinh Ngay Sau Đẻ

Bài 86

CHĂM SÓC SƠ SINH SAU ĐẺ


MỤC TIÊU

1. Trình bày được10 nội dung chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ

2. Trình bày được 5 nội dung chăm sóc sơ sinh những ngày sau đẻ


NỘI DUNG

Tỷ lệ bệnh và tử vong của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc chăm sóc trẻ ngay sau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

đẻ.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo vô khuẩn và bú sữa mẹ. Đây là

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 39

nguyên tắc phải được áp dụng triệt để trong nhà hộ sinh, bệnh viện, phòng sơ sinh, nhân viên y tế cũng như người nhà đứa trẻ.

I . Chăm sóc ngay sau đẻ

1. Làm thông đường hô hấp

Ngay sau khi đầu trẻ lọt ra ngoài người hộ sinh lấy gạc sạch hoặc vải mềm vô khuẩn lau miệng, mũi, hoặc dùng ống hút hút dịch, nước ối trong họng, hầu và hai hốc mũi trẻ để tránh cho trẻ hít phải những dịch này.

2. Kẹp và cắt rốn

Thông thường chờ cho dây rốn hết đập thì mới tiến hành kẹp và cắt rốn (trong trường hợp thai suy thì cần cắt rốn ngay để cấp cứu không cần chờ cho dây rốn hết đập).

- Lấy kẹp thứ nhất trong hộp cắt rốn cặp cách chân rốn 15 – 20cm. Dùng tay vuốt dây rốn về phía mẹ sau đó dùng kẹp thứ hai, kẹp cách kẹp thứ nhất 1 – 2cm về phía mẹ.

- Lấy kéo vô khuẩn cắt giữa hai kẹp, người đỡ đẻ bế trẻ sang bàn làm rốn, lau khô, ủ ấm cho trẻ.

3. Lau khô, ủ ấm cho trẻ

Cần làm khẩn trương để tránh mất nhiệt của trẻ, bàn làm rốn phải có lò sưởi điện (ở những nơi không có lò sưởi phải dùng bóng điện làm ấm bàn làm rốn).

- Thứ thự các bước:

+ Lau khô vùng đầu, mặt, cổ.

+ Lau khô hai nách, bụng, mông, hai chân, lưng và hai tay trẻ sau đó mặc áo, đội mũ cho trẻ.

4. Làm rốn

Sau khi hút dịch, lau khô, ủ ấm cho trẻ kiểm tra thấy trẻ hồng hào, khóc to thì thay đôi găng mới vô khuẩn trong hộp làm rốn và tiến hành làm rốn.

* Các bước làm rốn:

- Nâng kẹp rốn lên, đặt một miếng gạc vô khuẩn che quanh chân rốn.

- Dùng cồn 700 sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn. Nếu dùng chỉ để buộc rốn:

- Buộc sợi chỉ 1 (vô khuẩn) buộc vòng cách chân rốn 3cm, buộc chặt để tránh chảy máu. Cắt sợi chỉ thừa cách nút buộc 1cm.

- Dùng sợi chỉ 2 (vô khuẩn) buộc cách sợi chỉ một 0,5 – 1cm về phía kẹp rốn và không cắt sợi chỉ thừa.

Nếu dùng kẹp nhựa để kẹp:

- Thì dùng kẹp nhựa kẹp rốn luôn thay cho chỉ buộc.

- Dùng kéo vô khuẩn cắt phần rốn còn lại trên nút chỉ buộc thứ hai.

- Kiểm tra mỏm cắt có chảy máu không, nếu chảy máu phải buộc lại (không được sờ tay vào mỏm cắt kể cả đã đi găng vô khuẩn).

- Sát khuẩn mỏm cắt một lần nữa bằng cồn 700.

- Dùng miếng gạc vô khuẩn bọc kín cuống rốn.

- Cắt chỉ thừa của sợi thứ 2.

- Băng rốn vừa phải không quá chặt bằng băng thun phải đảm bảo che kín hết gạc bọc rốn.

5. Quan sát dị tật

Chú ý các dị tật như: sứt môi hở hàm ếch, thừa hoặc dính ngón tay, ngón chân, không có hậu môn, dị tật đường sinh dục

6. Mặc quần áo, quấn tã lót

Đảm bảo áo, tã lót sạch và đủ ấm.

7. Cân đo

8. Nhỏ mắt

Thường dùng dung dịch Acgirol 1% để nhỏ mắt tránh viêm kết mạc sơ sinh.

9. Tiêm Vitamin K1

Thường dùng Vitamin K1 đóng ống 10mg x 1/10 ống tiêm bắp thịt để tránh xuất huyết não cho trẻ.

10. Trao bé cho gia đình

II . Chăm sóc những ngày sau đẻ

Những ngày sau đẻ cần phải quan tâm chăm sóc những vấn đề sau:

1. Tắm cho trẻ sơ sinh

Phải tắm bằng nước chín và ấm, nhiệt độ từ 35 – 370C phòng tắm phải kín không có gió lùa, nhiệt độ phòng 250C, thời gian tắm dưới 5 phút. Chú ý không để nước vào tai, mũi, mắt, rốn trẻ.

2. Giữ ấm

Phòng trẻ phải có nhiệt độ > 250C, tã ướt phải thay ngay tốt nhất là cho trẻ nằm cùng mẹ để tận dụng nguồn nhiệt của cơ thể mẹ.

3. Chăm sóc rốn

Đây là quá trình liên tục và phải làm ngay sau đẻ cho tới khi rụng rốn.

Nguyên tắc: Vô khuẩn trong khi chăm sóc rốn.

- Bình thường rốn sẽ rụng sau 6 – 8 ngày. Sau 10 ngày mà rốn không rụng cần phải kiểm tra rốn.

- Nếu rốn rỉ máu phải buộc lại.

- Nếu rốn ướt, hôi, da rốn đỏ, phù nề phải sát khuẩn hàng ngày bằng cồn 700 hoặc dung dịch Betadin 10% (không rắc bột kháng sinh vào rốn).

4. Khuyến khích cho trẻ bú sớm bằng sữa mẹ

Nếu mẹ đủ sữa thì cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi.

5. Theo dõi trẻ hàng ngày

- Màu sắc da: hồng hào.

- Nhịp thở: 40 - 60 lần/ phú. Nếu < 40 hoặc > 60 lần/ phút đều bất thường.

- Nhịp tim: 120 – 140 lần/ phút là bình thường.

- Thân nhiệt: bình thường: 36,50C – 37,40C (cặp ở nách).

- Tiêu hoá: Trẻ đi ngoài 3 – 4 lần/ngày phân màu vàng.

- Tiết niệu: Trẻ phải đi tiểu sau 24 giờ, nếu không phải theo dõi dị tật tiết niệu, sinh dục.

Chú ý: Những dấu hiệu cần chú ý phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

- Trẻ bỏ bú.

- Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.

- Ngủ li bì khó đánh thức.

- Co giật.

- Nôn nhiều.

Nếu trẻ có một hoặc tất cả các dấu hiệu trên đều thể hiện trẻ đang trong tình trạng nguy kịch.


LƯỢNG GIÁ


Câu1. Trình bày kỹ thuật buộc và cắt rốn cho trẻ sơ sinh sau đẻ?

Câu 2. Kể tên 10 nội dung chăm sóc trẻ thời kỳ sơ sinh? Nói rõ bước làm rốn cho trẻ?

Câu 3. Trình bày việc chăm sóc da và tắm cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh?

Câu 4. Trình bày việc kiểm tra, cân đo và ủ ấm cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh?

Chọn câu trả lời ngắn các câu từ 5 – 10:

Câu 5: Kể 2 loại thuốc dùng để nhỏ mắt cho trẻ mới đẻ là: A : ..................................

B: ..................................

Câu 6: Chất gây trên da trẻ sơ sinh có 2 tác dụng là: A : ..................................

B : ..................................

Câu 7: Hai loại thuốc sát khuẩn dùng để thay băng rốn cho tre sơ sinh là: A : ..................................

B : ..................................

Câu 8: Khi buộc và cắt rốn phải đảm bảo 2 nguyên tắc là: A : ..................................

B : ..................................

Câu 9: Hai biện pháp để giữ ấm cho trẻ sơ sinh về mùa đông thường áp dụng là: A : ..................................

B : ..................................

Câu 10 : Thời kỳ sơ sinh, rốn rụng nhưng ướt và ra nước vàng cần được sử trí là: A : ..................................

B : ..................................

Bài 87

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng chửa ngoài tử cung.

2. Trình bày được hướng xử trí chửa ngoài tử cung ở tuyến y tế cơ sở và cách đề phòng chửa ngoài tử cung.


NỘI DUNG

Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ về làm tổ ở đáy tử cung. Nếu vì một lý do nào đó trứng làm tổ ở bên ngoài (Vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng) gọi là chửa ngoài tử cung.

Đây là một cấp cứu chảy máu trong sản khoa có thể gây tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.

1. Nguyên nhân

- Viêm nhiễm vòi trứng.

- Nạo hút thai nhiều lần.

- Khối u chèn ép: U mạc treo ruột, u buồng trứng .v.v

- Vòi trứng bị hẹp bẩm sinh

- Vòi trứng bị co thắt bất thường.

- Ngoài ra có thể tinh trùng di chuyển nhanh hoặc do trứng phát triển mạnh.

2. Triệu chứng lâm sàng chửa ngoài tử cung vỡ

2.1.Cơ năng

- Tắt kinh, chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

- Ra máu: Là triệu chứng hay gặp. Máu ra ít một, màu đen.

- Đau bụng: thường đau âm ỉ vùng hạ vị, đột ngột đau dữ dội có thể gây choáng hoặc ngất.

2.2. Toàn thân

Shock mất máu

2.3. Thực thể

- Nhìn: Bụng chướng.

- Sờ: có phản ứng thành bụng

- Gõ: Đục vùng thấp.

- Thăm âm đạo: Có huyết ra theo tay. Túi cùng Douglas phồng và đau gọi là tiếng kêu Douglas.

Chọc dò túi cùng Douglas có máu đen, loãng không đông.

3. Hình thái lâm sàng

3.1. Chửa ngoài tử cung chưa vỡ

- Bệnh nhân có biểu hiện: Tắt kinh, đau bụng, ra máu âm đạo.

- Khám: Cạnh tử cung có một khối mềm, ranh giới rõ, ấn đau, túi cùng mềm

mại.

- Siêu âm. Trong tử cung không có thai, có khối chửa ở một bên vòi trứng.

3.2. Chửa ngoài tử cung huyết tụ thành nang

- Dựa vào tiền sử bệnh nhân có chậm kinh, ra máu âm đạo, đau bụng vùng hạ vị, tự nhiên đau chói rồi đau giảm đi.

Biểu hiện.

- Ra máu ít, màu đen.

- Đau tức bụng dưới.

- Có dấu hiệu chèn ép: Đái khó, táo bón.

-Toàn thân: Thiếu máu, da xanh.

- Khám: Vùng hạ vị có khối u, ranh giới không rõ.

-Thăm trong: Khối u rắn, ranh giới không rõ ấn đau, chọc dò khối u có thể thấy máu màu đen.

3.3. Chửa trong ổ bụng: ít gặp.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định

- Dựa vào triệu chứng tắt kinh, đau bụng ra máu âm đạo

- Có đau bụng đột ngột và có thể choáng kèm theo.

- Túi cùng Douglas đầy và đau

- Chọc dò túi cùng Douglas có máu đen, không đông.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

4.2.1. Viêm phần phụ

Bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm rõ. Đau cả hai bên hố chậu, phản ứng sinh vật âm tính, thăm âm đạo túi cùng bên dày dính, ranh giới không rõ. Điều trị kháng sinh các triệu chứng giảm.

4.2.2. Sẩy thai

Tử cung to tương xứng với tuổi thai. Nạo buồng tử cung thấy có thai. Giải phẫu bệnh có ngoại sản mạc và gai rau.

4.2.3. Viêm ruột thừa

Nếu khối chửa ở bên phải.

5. Điều trị và dự phòng

5.1. Điều trị

* Tuyến y tế cơ sở

Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu phải mổ càng sớm càng tốt. Cho nên khi nghĩ tới chửa ngoài tử cung cần thực hiện các công việc sau:

- Những việc không nên làm: Không dùng thuốc giảm đau Không thăm khám âm đạo nhiều Không giữ lại để theo dõi.

- Những việc cần làm: Đo mạch huyết áp.

Khuyên bệnh nhân hạn chế đi lại.

Chuyển bệnh nhân đến tuyến có điều kiện phẫu thuật.

Nếu chửa ngoài tử cung vỡ gây sốc cần hồi sức tích cực rồi chuyển tuyến phẫu

thuật.


* Tuyến trên: Tuỳ từng trường hợp.

- Đối với chửa ngoài tử cung vỡ đột ngột, mổ kẹp cắt khối chửa vỡ và khâu cầm

máu mỏm cắt và lấy máu truyền hoàn hồi cho bệnh nhân.

- Các trường chửa ngoài tử cung khác:Kẹp cắt khối chửa và khâu cầm máu, lấy máu tụ nếu là huyết tụ thành nang.

5.2. Dự phòng

- Khám phụ khoa định kỳ, phát hiện những trường hợp có bệnh phụ khoa (đặc biệt là viêm phần phụ) điều trị kịp thời và triệt để.

- Làm các thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn (hút thai, nạo thai, đặt dụng cụ tử cung

.v.v). Sau khi làm xong phải cho kháng sinh dự phòng.

- Vận động chị em phụ nữ khi có thai cần đăng ký thai sớm để phát hiện những yếu tố bất thường trong đó có chửa ngoài tử cung.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày nguyên nhân ? Triệu chứng chửa ngoài tử cung vỡ?

2. Trình bày hướng điều trị chửa ngoài tử cung ở tuyến y tế cơ sở và cách dự phòng?

* Trả lời ngắn các câu hỏi từ 3 - 5:

3. Triệu chứng cơ năng của chửa ngoài tử cung vỡ là: A. ........................

B. ........................

C. ........................

4. Chửa ngoài tử cung cần chẩn đoán phân biệt với 3 trường hợp là: A. ........................

B. ........................

C. ........................

5. Ba điều không nên làm đối với bệnh nhân chửa ngoài tử cung ở tuyến cơ sở là: A. ........................

B. ........................

C. ........................

* Chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu từ 6-7:

6.Vị trí nào dưới đây của chửa ngoài tử cung thường không có biểu hiện chậm kinh: A.Kẽ vòi trứng

B.Buồng trứng C.Cổ tử cung

D. Ổ bụng E.Eo tử cung

Bài 88

THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển biến chứng thai chết trong tử cung.

2. Trình bày được hướng xử trí thai chết trong tử cung và cách đề phòng.


NỘI DUNG

1.Đại cương

Thai từ 22 tuần trở lên chết trước khi có chuyển dạ được gọi là thai chết trong tử cung (Thai chết dưới 22 tuần được coi là sẩy thai )

Theo cổ điển: Thai chết trên 48 giờ lưu lại trong buồng tử cung được gọi là thai chết trong tử cung. Thai chết dưới 48 giờ được coi là chết trong chuyển dạ đẻ

Thai chết song vô trùng vì có màng ối bảo vệ, trường hợp ối vỡ có thể gây nhiễm khuẩn cho người mẹ.

Thai thết trong tử cung lâu ngày có thể gây rối loạn yếu tố đông máu. Thai chết ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người mẹ.

2. Hình thái lâm sàng

- Thể tự tiêu: Gặp ở thai dưới 2 tháng.

- Thể teo đét: Gặp ở thai 3-4 tháng.

- Thể úng mục: Do ngấm nước ối.

- Thể thối giữa: Do nhiễm khuẩn.

3. Nguyên nhân

3.1. Về phía mẹ

- Nhiễm khuẩn cấp tính cúm, viêm phổi.

- Những bệnh mãn tính: Viêm thận mãn, cao huyết áp, suy tim

- Bệnh nội tiết: Tiểu đường.

- Do tử cung dị dạng.

3.2. Về phía thai

- Thai dị dạng.

- Thai quá ngày sinh.

- Bất đồng nhóm máu (yếu tố Rh).

- Thai suy dinh dưỡng trong tử cung.

3.3. Về phía phần phụ của thai

- Dây rau ngắn.

- Dây rau cuốn cổ.

- Đa ối, thiểu ối.

4. Triệu chứng

- Cơ năng: Không thấy thai cử động, vú tiết sữa, bụng nhỏ đi

- Thực thể: Tử cung nhỏ hơn tuổi thai

Có thể thấy chiều cao tử cung giảm đi sau 2 lần khám Không nghe thấy tim thai.

- Cận lâm sàng.

+ Siêu âm: Có giá trị chẩn đoán xác định. Thấy thai không cử động, không thấy tim thai, có dấu hiệu 2 vòng ở xương sọ do da đầu bong ra. Xương sọ chồng khớp, nước ối ít hoặc hết.

+ X quang (ít sử dụng) xương sọ chồng khớp (dấu hiệu Spalding cột sống gấp

góc).

+ Xét nghiệm máu: Sinh sợi huyết có thể giảm.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định. Dựa vào:

- Không thấy thai máy.

- Bề cao tử cung giảm đi so với tuổi thai.

- Nghe không thấy tim thai.

- Siêu âm giúp cho chẩn đoán xác định.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

- Thai sống: Thai cử động bình thường.

Tim thai dương tính.

Bề cao tử cung tương xứng với tuổi thai.

- Thai trứng:

Bệnh nhân nghén nhiều.

Bề cao tử cung lớn hơn so với tuổi thai. Phản ứng sinh vật dương tính mạnh.

Siêu âm: Có hình ảnh túi trứng.

- U xơ tử cung: Bệnh nhân có rong kinh, siêu âm tử cung có nhân xơ

6. Tiến triển - Biến chứng

6.1. Tiến triển: Nếu không phát hiện và xử trí có thể dẫn đến Sảy thai lưu: Thường gặp tuổi thai < 12 tuần.

Đẻ thai lưu: Giống như cuộc đẻ thường.

6.2. Biến chứng

- Chảy máu

- Nhiễm khuẩn.

7. Xử trí

7.1. Tuyến xã; Tư vấn chuyển lên tuyến trên

7.2. Tuyến trên. Không vội vàng.

- Xét nghiệm sinh sợi huyết, số lượng tiểu cầu và thời gian máu chảy, máu đông, nhóm máu.

Nếu sinh sợi huyết < 2g hay thai phụ có bệnh nội khoa khác phải đề phòng tai biến chảy máu ở thì sổ rau (Dự trù máu cùng nhóm. Dùng Transamin 250 mg x 2 ống/24 giờ tiêm tĩnh mạch 2 lần).

- Có 2 cách kích thích cho thai ra.

Cách 1: Truyền Oxytoxin.

Cách dùng: Dùng Misoprostol (Citotex 200mg) để gây sẩy thai.

* Chú ý:- Không được bấm ối. Sau khi thai ra phải kiểm soát tử cung sạch và dùng thuốc tăng co bóp tử cung:

- Oxytocin 5 đơn vị x 2 ống tiêm bắp thịt để đề phòng chảy máu.

- Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

- Hỗ trợ tinh thần cho sản phụ.

8. Phòng bệnh.

- Làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ khi mang thai.

- Khi có thai ăn uống đầy đủ, hạn chế lao động nặng.

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí