Trình Bày Được Triệu Chứng Và Hướng Xử Trí Viêm Cổ Tử Cung

Bài 94

CÁC BỆNH PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP


MỤC TIÊU

1.Trình bày được triệu chứng và hướng xử trí viêm cổ tử cung

2. Trình bày được triệu chứng, biến chứng và hướng xử trí u xơ tử cung

3. Trình bày được triệu chứng, biến chứng và hướng xử trí u nang buồng trứng


NỘI DUNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

I. VIÊM CỔ TỬ CUNG

1. Giới thiệu về cấu trúc mô học của cổ tử cung

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 43

Về giải phẫu cổ tử cung có lỗ trong và lỗ ngoài. Biểu mô lớp ngoài cổ tử cung là biểu mô lát, biểu mô ở phía trong là biểu mô trụ.

2. Lộ tuyến

Ở vùng bình thường chỉ có biểu mô lát, nay xuất hiện biểu mô tuyến.

Có thể do 3 nguyên nhân:

- Lộ tuyến: do cổ tử cung sau đẻ bị hở lỗ ngoài và biểu mô tuyến bên trong lộ ra.

- Lan tuyến: biểu mô tuyến mọc lan ra ngoài (thường do ảnh hưởng của nội tiết).

- Lộn tuyến: do biến sâu của mô lát.

Dù cho nguyên nhân gì đi nữa, một khi biểu mô tuyến xuất hiện ở mặt ngoài cổ tử cung cũng sẽ dễ bị viêm loét hơn biểu mô lát.

Lộ tuyến làm tăng tiết gây khí hư và cũng có nguy cơ dẫn đến thương tổn tiền ung

thư.

Cách điều trị tốt nhất hiện nay là phương pháp đông lạnh hoặc đốt bằng CO2, Laze.

3. Viêm cổ tử cung

3.1. Viêm cổ tử cung cấp tính

Số lần gặp chắc chắn cao hơn số lần chẩn đoán được, chủ yếu do các nguyên nhân: bệnh lây theo đường sinh dục, lậu, Clamidia. Trong phần lớn trường hợp viêm cấp tính không có triệu trứng và chỉ một số có biểu hiện lâm sàng.

Viêm cấp tính cổ tử cung có thể gặp sau đẻ và cũng góp một phần gây nhiễm khuẩn sau đẻ.

Vùng viêm xung huyết, đỏ sẫm hơn niêm mạc bình thường vốn màu hồng.

Mạch máu có thể phát triển và nếu chấm mạnh có thể gây trợt, chảy máu.

3.2. Viêm cổ tử cung mạn tính

* Triệu chứng cơ năng: chính là khí hư. Thường có màu vàng bẩn ra rải rác suốt chu kỳ kinh. Không có những ngày tăng trội như nấm hoặc Trichomonas.

Đặt mỏ vịt:

- Thấy âm đạo có nhiều khí hư. Nhất là ở túi cùng sau, khí hư có thể che lấp một phần lỗ ngoài cổ tử cung

- Dùng bông mềm lau sạch, quan sát cổ tử cung vùng viêm sẽ khác vùng bình thường ở chỗ đỏ hơn, có thể thấy mạch máu nhỏ, bề mặt có thể cao hơn.

- Chấm Acid Acetic 3% dịch nhầy ở cổ tử cung sẽ được lau sạch hơn. Nếu là viêm vùng được chấm vẫn đỏ. Nếu là lộ tuyến vùng được chấm sẽ trắng ra.

- Tiếp theo chấm Lugol vùng viêm sẽ không bắt màu nâu.

- Vùng viêm không ảnh hưởng đến mật độ và di động bình thường của cổ tử

cung.

*Điều trị: Đặt viên kháng sinh trong 20 ngày dưới dạng viên nén hoặc viên trứng: Polygynax x 1 viên x 10 ngày đặt âm đạo hoặc Neo- Tergynan x 1 viên/24h x 10 ngày đặt âm đạo (thuốc có 3 tác dụng : kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, kháng nấm)

- Đốt điện, đốt lạnh: Với đốt lạnh tỷ lệ kết quả cao hơn và khí hư sau đốt cũng ra ít

hơn.

4. Loét cổ tử cung

Hiếm gặp, cần xem có phải ác tính, giang mai hay chấn thương (phá thai dấu diếm).

Cần sinh thiết và điều trị theo kết quả trả lời của sinh thiết.

II. U NANG BUỒNG TRỨNG

1. Các loại u nang buồng trứng

1.1. Nang cơ năng: có thể do nang bọc noãn hoặc nang hoàng thể phát triển thành. Đặc điểm là nang không to (<6cm đường kính) và không tồn tại quá 3 chu kỳ kinh.

1.2. Nang thực thể

- Nang bì: Trong chứa chất bã đậu, các phần khác như sụn, răng tóc.

- Nang nhầy: Thường nhiều nước nhầy, chứa nước nhầy sánh.

- Nang nước: Trong chứa toàn nước màu vàng trong.

- Nang hỗn hợp: Là hỗn hợp của 3 loại u nang nói trên.

Thường chỉ có một nang, kích thước có thể từ 6cm đến mức choán hết ổ bụng (nang nhầy hoặc nang nước).

2. Lâm sàng

2.1. Cơ năng

- Có thể hoàn toàn không có dấu hiệu gì, phát hiện khối u do khám phụ khoa

định kỳ.


- Nổi u ở bụng dưới.

- Đau bụng dưới.

- Ảnh hưởng đến kinh nguyệt: Một số trường hợp có thể mất kinh, ngược lại có thể rong kinh, rong huyết.

2.1. Thực thể

Nang có thể:

- Phát triển chủ yếu ở tiểu khung.

- Một phần ở tiểu khung, một phần ở ổ bụng.

- Phát triển ở ổ bụng.

- Dấu hiệu chủ yếu là thấy 2 khối: một là tử cung, một là khối u, di động biệt

lập.

2.3. Cận lâm sàng

- Định lượng HCG ( để loại trừ có thai ).

- Siêu âm.

- Chụp tử cung vòi trứng sẽ thấy buồng tử cung bình thường và bên có u nang sẽ bị kéo dài, uốn cong hoặc tắc lại. Với nang bì thì hình ảnh xương, răng có thể cản quang và thấy được trên phim.

2.4. Chẩn đoán

- U nang buồng trứng trong tiểu khung cần phân biệt với: có thai, u xơ tử cung, bàng quang đầy nước tiểu, máu tụ thành nang, áp xe Douglas.

- U nang phát triển vào ổ bụng cần phân biệt với cổ trướng, lao phúc mạc.

3. Diễn biến:

3.1. Xoắn nang.

3.2. Chảy máu trong nang.

3.3. Vỡ nang.

3.4. Ung thư hoá.

4. U nang buồng trứng và thai nghén:

4.1. U nang buồng trứng có thể gây vô sinh.

4.2. Khi có thai u nang buồng trứng có thể gây ngôi bất thường hoặc nếu u kẹt trong tiểu khung sẽ thành u tiền đạo gây đẻ khó.

4.3. Thai đủ tháng + u nang phát triển ở ổ bụng thường khó chẩn đoán, dễ nhầm với sinh đôi hoặc đa ối.

4.4. Sau đẻ u nang buồng trứng dễ bị xoắn.

5. Xử trí:

- Nguyên tắc chung là phải mổ sau khi đã có chẩn đoán chính xác.

- Về thời điểm: Các u nang xoắn vỡ phải mổ cấp cứu. Nếu có thai mà không có biến chứng cấp cứu thì nên để thai ngoài 3 tháng mới nên mổ để tránh sẩy thai. Các trường hợp khác mổ theo kế hoạch.

III. U XƠ TỬ CUNG

1. Cấu trúc và vị trí

1.1. Dạng chủ yếu của u xơ là nhân xơ

Tuy toàn bộ lớp cơ thân tử cung có thể bị xơ hoá.

1.2. Nhân xơ có thể phát triển ở thân (chủ yếu) hoặc hiếm hơn ở eo và rất hiếm ở cơ.

1.3. Tại thân tử cung nhân xơ có thể phát triển dưới thanh mạc, tại lớp kẽ hoặc dưới niêm mạc (dạng pôlíp).

1.4. Nhân xơ có thể rất nhỏ như hạt ngô, nhưng cũng có thể to như nắm tay hoặc hơn.

1.5. Số lượng có thể 1 hoặc nhiều hơn.

2. Triệu chứng và chẩn đoán:

2.1. Toàn thân

- Tuổi thường gặp từ 35 đến 45 tuổi, tuy có thể gặp sớm hoặc muộn hơn.

- Hay gặp hơn ở người béo, vô sinh hoặc đẻ ít, lâu năm không đẻ.

- Có biểu hiện thiếu máu nếu bị rong huyết kéo dài.

2.2. Cơ năng

- Khí hư ra nhiều, dịch loãng, trong.

- Ra máu: Lúc đầu là kinh dài và nhiều. Tiếp sau là rong kinh, rong huyết.

- Đau bụng dưới: Do chèn ép, thống kinh. Nếu nhân xơ thoái hoá, chảy máy trong nhân sẽ gây đau dữ dội.

2.3. Thực thể

Tuỳ thuộc số lượng, vị trí và thể tích nhân xơ mà dấu hiệu thực thể sẽ là:

- U xơ dưới thanh mạc: Có cảm giác như u ngoài tử cung, nhất là khi u có cuống.

- U xơ lớp kẽ làm thể tích thân tử cung to lên, nếu nhiều nhân bề mặt thân tử cung sẽ không đều và rắn.

- U xơ dưới niêm mạc: Khi còn nằm trong buồng tử cung có thể làm thể tích tử cung tăng, nhưng chủ yếu là gây chảy máu. Khi u to lên, phát triển qua cổ tử cung vào âm đạo thành Polip buồng tử cung.

- U xơ phát triển thấp ở phía eo và cổ tử cung thường làm xoá cổ tử cung, qua lỗ cổ tử cung có thể sờ thấy cực dưới của u. U nâng phần đáy và thân tử cung lên cao, khi khám dễ cho đó là một nhân xơ khác.

2.4. Cận lâm sàng

- Siêu âm: Có thể biết được thể tích, số lượng nhân.

- Chụp buồng tử cung: Sẽ thấy buồng tử cung rộng ra hoặc có các dấu hiệu chèn

ép.

- Người bị u xơ hầu hết còn trong tuổi sinh đẻ, do đó cần phải làm các test về thai

nghén.

2.5. Chẩn đoán

Dựa vào các dấu hiệu: Toàn thân, cơ năng, thực thể, cận lâm sàng đã mô tả ở trên. Cần phân biệt với:

- Có thai.

- Chửa ngoài tử cung huyết tụ thành nang.

- U nang buồng trứng.

3. Tiến triển và tiên lượng

Một số nhân xơ nhỏ có thể hy vọng sẽ teo nhỏ đi sau khi hết kinh hoặc mềm đi sau một quá trình thai sản. Nhưng phần lớn nhân xơ sau khi xuất hiện sẽ có xu hướng phát triển gây chảy máu, gây chèn ép, thoái hoá, đau hoặc một số nhỏ bị ung thư hoá.

4. U xơ tử cung và thai nghén

Thai nghén trên một người có u xơ tử cung phải được theo dõi cẩn thận. U xơ có thể là nguyên nhân gây xẩy thai, đẻ non. Khi chuyển dạ nếu nhân xơ phát triển ở đoạn dưới sẽ trở thành khối u tiền đạo, phải mổ lấy thai. Sau đẻ u xơ cũng sẽ gây chảy máu.

5. Xử trí

5.1. Nội khoa: Nếu nhân xơ nhỏ, số lượng ít, người phụ nữ chưa có con, cần điều trị nội khoa, thường dùng progesteron hoặc Testosteron với hy vọng làm cho u mềm và nhỏ đi. Đông y thường dùng cây trinh nữ hoàng cung hay nga phụ khang để điều trị

5.2. Ngoại khoa

- Mổ lấy nhân xơ (nếu thể tích nhỏ, số lượng ít, nhân nông, bệnh nhân chưa có

con).

- Cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần, tùy thuộc thương tổn : Bệnh nhân đã có

con, số lượng nhân xơ nhiều hoặc nhân xơ to, bệnh nhân trên 40 tuổi.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng, biến chứng, hướng xử trí u xơ tử cung ?

2. Trình bày triệu chứng, biến chứng, hướng xử trí u nang buồng trứng ?

3. Trình bày triệu chứng, hướng xử trí viêm cổ tử cung ?

*Chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu từ 4-6

4. Khối u buồng trứng nào không phải phẫu thuật :

A. U nang nước

B. U nang nhầy

C. U nang bì

D. U nang nhiễm khuẩn

E. U nang hoàng thể

5. U xơ tử cung gây cường kinh là loại :

A. U xơ tử cung dưới niêm mạc

B. U xơ tử cung dưới phúc mạc

C. U xơ kẽ

D. U xơ ở cổ tử cung

E. U xơ ở eo tử cung

6. Chẩn đoán viêm cổ tử cung cần sử dụng dung dịch :

A. Dung dịch Bethadin

B. Nước cất

C. Dung dịch Lugol

D. Dung dịch axit Acetic

E. Dung dịch thuốc tím

Bài 95

VIÊM ÂM HỘ, ÂM ĐẠO


MỤC TIÊU

1. Kể tên được các bệnh viêm âm hộ, âm đạo thông thường.

2. Trình bày được triệu chứng,hướng xử trí 1 số bệnh viêm âm hộ, âm đạo thông thường và cách đề phòng.


NỘI DUNG

Viêm âm hộ, âm đạo là một trong những viêm nhiễm đường sinh dục hay gặp.

Là những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở tuổi đang hoạt động sinh dục.

Tỷ lệ bệnh này có thể chiếm tới 50% các đối tượng nữ và chiếm trên 80% các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung.

Bệnh không gây tử vong, nhưng lại ảnh hưởng tới sinh hoạt và khả năng lao động của nữ, đôi khi ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ. Nếu vệ sinh tốt có thể phòng tránh và giảm tỷ lệ mắc bệnh.

1. Viêm âm hộ

1.1. Định nghĩa: Viêm âm hộ là nhiễm trùng khu trú từ màng trinh tới 2 môi lớn (khắp vùng tiền đình).

1.2. Nguyên nhân

- Điều kiện thuận lợi:

+ Vệ sinh cá nhân kém.

+ Giao hợp thô bạo gây xước niêm mạc vùng tiền đình.

+ Vi trùng: thường là vi trùng đường ruột như E.Coli, liên cầu, tụ cầu….

1.3. Triệu chứng

1.3.1. Viêm âm hộ cấp tính

Thường gặp ở người trẻ, sinh hoạt tình dục vô độ, không giữ vệ sinh trong sinh hoạt tình dục.

+ Triệu chứng:

- Đau, khó chịu sau giao hợp trong 1 – 2 ngày đầu.

- Ra nhiều khí hư màu vàng, đôi khi có mùi hôi.

- Sinh hoạt tình dục đau, khó chịu.

- Đi tiểu rát, đau.

- Khám: Vùng tiền đình có màu đỏ, có nhiều khí hư màu vàng lẫn mủ, chạm vào đau, đặc biệt vùng màng trinh, niêm mạc vùng tiền đình phù nề, màu đỏ.

- Cấy hoặc soi, Nhuộm Gam có thể thấy vi trùng gây bệnh.

1.3.2. Viêm âm hộ mãn tính

Xuất hiện sau viêm âm hộ cấp tính điều trị không tích cực hoặc không điều trị trở thành viêm âm hộ mãn tính.

Triệu chứng:

- Đau do viêm cấp đã giảm, nhưng khí hư không giảm, khí hư vẫn ra nhiều nên xuất hiện triệu chứng ngứa.

- Khám: Âm hộ có màu đỏ, không còn dấu hiệu phù nề do viêm, nắn còn đau ít, vẫn còn nhiều khí hư màu vàng, gây ngứa.

- Xét nghiệm khí hư: Có thể thấy vi trùng gây bệnh.

1.4. Xử trí:

- Hạn chế hoạt động tình dục, giữ vệ sinh trong sinh hoạt tình dục, vệ sinh trong và khi hành kinh, vệ sinh cá nhân.

- Rửa vùng sinh dục ngoài bằng các dung dịch sát trùng như dung dịch thuốc tím sau mỗi lần tiểu, đại tiện, hoạt động tình dục.

- Toàn thân: Dùng kháng sinh toàn thân.

2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin hay tuyến Skene

2.1. Định nghĩa

Tuyến Bartholin hay tuyến Skene đều nằm ở âm hộ, tuyến Skene ít bị viêm hơn vì cửa tuyến nhỏ ở cạnh lỗ niệu đạo.

Tuyến Bartholin thường bị viêm hay bị áp xe do cửa tuyến rộng, lại nằm ngay đầu dưới âm hộ, ngoài màng trinh, nên thường bị viêm và áp xe.

2.2. Nguyên nhân

- Là hậu quả của viêm âm hộ.

- Vi khuẩn thường gặp: Liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn Coli, cũng có thể do lậu

cầu.

2.3. Triệu chứng: (Cấp và mãn tính)

2.3.1.Cấp tính: Viêm tuyến Skene hay tuyến Bartholin cấp tính:biểu hiện lâm sàng giống như viêm âm hộ.

- Đau.

- Ra khí hư.

- Ngứa.

Thực thể:

- Vùng âm hộ viêm đỏ.

- Vùng cửa tuyến Skene và cửa tuyến Bartholin viêm đỏ. Nắn vào vị trí tuyến đó bệnh nhân đau, đôi khi thấy mủ từ trong tuyến chảy ra.

2.3.2. Mãn tính

- Tuyên Skene ít có biểu hiện viêm mãn tính.

- Tuyến Bartholin thường có biểu hiện viêm mãn tính bằng áp xe tuyến Bartholin. Sau 1 thời gian viêm tuyến Bartholin cấp tính điều trị không tích cực hoặc không điều trị sẽ trở thành áp xe tuyến Bartholin.

- Biểu hiện lâm sàng: Tình trạng viêm âm hộ giảm dần, nhưng vẫn còn ra khí hư và đau.

Đau tăng khi đi lại hoặc khi giao hợp. Khám bằng cách nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to, căng, rắn, tròn đều, nắn thấy đau và có mủ chảy ra ở cửa tuyến ở mặt trong môi bé và màng trinh.

2.4. Xử trí

- Cấp tính: Kháng sinh toàn thân, khi hết viêm tấy thì chích mủ dẫn lưu sau 3

– 6 tháng mổ bóc tách túi tuyến.

- Mãn tính: Mổ bóc tách cả khối, cho kháng sinh toàn thân trước khi mổ bóc tách ổ áp xe.

3. Viêm âm đạo

3.1. Nguyên nhân

- Do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên của âm đạo bị giảm ở tuổi già, Ertrogen giảm sẽ tạo điều kiện làm vi khuẩn gây bệnh phát triển.

- Do vệ sinh cá nhân kém, do vệ sinh khi giao hợp bị nhiễm khuẩn.

- Do ký sinh trùng roi, nấm Candida Albican.

3.2. Các hình thái lâm sàng

3.2.1. Viêm âm đạo do tạp khuẩn

* Triệu chứng: khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ, lau sạch âm đạo bôi dung dịch Lugol niêm mạc âm đạo bắt màu không đều, chỗ thẫm, chỗ nhạt.

* Điều trị:

- Rửa âm đạo bằng nước diệt khuẩn: thuốc tím.

- Đặt kháng sinh diệt khuẩn Sulfamit

Chú ý: Đặt thuốc trước khi đi ngủ sau khi làm vệ sinh vùng âm hộ. (Tốt nhất làm kháng sinh đồ điều trị).

3.2.2. Viêm âm đạo do ký sinh trùng roi Trichomonas

* Triệu chứng:

- Ngứa nhiều vùng âm hộ vào trước – trong – sau khi hành kinh.

- Khí hư ra nhiều màu trắng đục, loãng có bọt.

- Âm đạo có nhiều ổ viêm đỏ.

- Âm đạo đỏ không bắt màu Lugol nên khi bôi dung dịch này thấy trên nền niêm mạc âm đạo bắt màu nâu, có những điểm viêm không bắt màu (gọi là hình ảnh sao đêm).

- Xét nghiệm khí hư: thấy Trichomonas trong khí hư.

* Điều trị: Làm thuốc âm đạo bằng Axit Lactic 4%.

- Đặt Metronidazon (hoặc Klion); Flagyl 0,25g x 1 viên trong 10 ngày.

- Uống Flagyl 4 viên/24h, cả 2 vợ chồng trong 7 ngày.

- Không giao hợp trong khi điều trị, không tắm nước ao hồ. Khi vệ sinh phụ nữ dùng chậu riêng. Điều trị trong 2-3 chu kỳ kinh liên tiếp

3.2.3. Viêm âm đạo do nấm Candida Anbican

* Triệu chứng:

- Ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh.

- Khí hư đặc như bột có ánh trắng.

- Âm đạo có màu đỏ tím.

- Xét nghiệm khí hư thấy các sợi nấm Candida Albican.

* Điều trị:

- Khí hư nhiều phải làm thuốc âm đạo bằng dung dịch Bicacbonat Natri 1%.

- Đặt âm đạo Nystatin 0,07g x 01 viên/ ngày x 10 – 15 ngày.

- Nếu không xác định được viêm âm đạo do nấm hay ký sinh trùng roi nên dùng viên Flagystatin là loại có cả 2 Nystatin và Flagyl.

Điều trị ít nhất trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp

3.2.4. Viêm âm đạo ở người già

* Triệu chứng: Do dịch tiết giảm, âm đạo khô đi và do Estrogen giảm, PH âm đạo giảm, vi khuẩn dễ gây bệnh.

* Điều trị: Đặt viên (đạn, nén) thuốc Estrogen hoặc bôi kem Estrogen.

3.2.5. Viêm âm đạo không đặc hiệu

- Chủ yếu do 1 chủng vi khuẩn gây bệnh Gram âm có tên Gardnerelia âm đạo (Tên cũ Hemophilis âm đạo). Gọi là không đặc hiệu vì vi khuẩn này phải kết hợp với 1 loại vi khuẩn kỵ khí khác mới gây viêm và ra khí hư.

- Nếu đem soi tươi cũng có thể nhận ra những tế bào âm đạo có ở bờ răng

cưa.


hơn.


- Điều trị: Như điều trị với Trichomonas. Sulfamit đặt âm đạo kết quả thấp

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí