Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Gãy Xương

A- Miệng vết thương có thể đang chảy máu hoặc đã được cục máu bít lại. Bờ vết thương có thể sắc nhọn hoặc dập nát.

B- Nếu bệnh nhân đến muộn triệu chứng nổi bật là hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, môi khô, hốc hác, mạch nhanh.

C- Nếu bệnh nhân đến muộn triệu chứng nổi bật là hội chứng sốc: Sốt cao, môi khô, hốc hác, mạch nhanh…

D- Phụ thuộc vào trạng thái của vết thương nặng hay nhẹ. Bệnh nhân có thể bị sốc: Da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp giảm…

Câu 3: Những việc không nên làm khi xử trí vết thương phần mềm ở tuyến y tế cơ sở: A- Cố định vết thương. Dùng kháng sinh. Không bôi hoặc rắc thuốc lên miệng vết

thương.

B- Cố định vết thương. Cầm máu. Không bôi hoặc rắc thuốc lên miệng vết thương.

C- Không bôi hoặc rắc thuốc lên miệng vết thương. Không thăm dò chọc ngoáy vào vết thương. Không khâu kín vết thương.

D- Không bôi hoặc rắc thuốc lên miệng vết thương. Không dùng kháng sinh.

Không khâu kín vết thương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

Câu 4: Xử trí vết thương phần mềm tại tuyến y tế cơ sở:

A- Sơ cứu vết thương. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi cần.

B- Rửa vết thương, khâu cầm máu. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi cần.

C- Sơ cứu vết thương. Dùng kháng sinh liều đầu rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến

trên.

D- Rửa vết thương, khâu cầm máu. Dùng kháng sinh liều đầu rồi chuyển bệnh

nhân lên tuyến trên khi cần.

Bài 54

ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG



MỤC TIÊU

1. Trình bày được 3 nguyên nhân của gãy xương

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của gãy xương

3. Trình bày được 3 biến chứng của gãy xương

4. Trình bày được các biện pháp xử trí gãy xương ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Gãy xương là một thương tổn ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương.

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Nguyên nhân trực tiếp

Do một tác nhân đập trực tiếp vào nơi gãy, hay gặp trong các trường hợp: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt và các vết thương do bom đạn.

1.2.2. Nguyên nhân gián tiếp

Do hiện tượng đè ép của cơ thể và sức chống đỡ của chi nơi gãy xa nơi chịu tác động của chấn thương....

Ví dụ: trong gãy xương kiểu Pouteau-Colles bệnh nhân ngã chống bàn tay xuống đất (bàn tay duỗi hết sức), đầu dưới xương quay bị ép giữa mặt đất và sức nặng của cơ thể nên dễ bị gãy.

1.2.3. Nguyên nhân bệnh lý

Gặp trong các trường hợp viêm xương mãn tính, u xương, lao xương...

2. Giải phẫu bệnh

2.1. Phân loại tổn thương

2.1.1. Tổn thương xương

- Gãy kín: ổ gãy không thông với bên ngoài.

- Gãy hở: ổ gãy thông với bên ngoài

- Gãy hoàn toàn: Hai đầu xương gãy rời nhau và có thể di lệch theo các chiều: Ngang, dọc, gấp góc.

- Gãy không hoàn toàn có thể chỉ tổn thương một phần của thân xương, 2 đầu xương còn dính vào nhau, còn gọi là gãy rạn cành tươi.

2.1.2. Gãy phức tạp

Xương bị gãy làm nhiều đoạn hoặc xương bị dập nát. Có trường hợp gãy xương kèm theo đứt mạch máu và thần kinh hoặc tổn thương xương và khớp.

2.1.3. Tổn thương phần mềm

- Da: Có thể bị thủng hay bị dập nát.

- Cơ: Các bắp cơ bị dập nát, bị đứt do 2 đầu xương cắt.

- Mạch máu và thần kinh: Có thể bị đứt hay bị kẹp vào chỗ gãy.

Các hình ảnh gãy xương:

Hình 54 1 Hình ảnh gãy phức tạp Hình 54 2 Gãy ngang Gãy chéo Gãy xoắn 3 Triệu 1Hình 54 1 Hình ảnh gãy phức tạp Hình 54 2 Gãy ngang Gãy chéo Gãy xoắn 3 Triệu 2

Hình 54.1. Hình ảnh gãy phức tạp Hình 54.2. Gãy ngang Gãy chéo Gãy xoắn

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng toàn thân

- Nếu gãy xương lớn và gãy xương phức tạp thường có sốc kèm theo.

- Nếu gãy xương nhỏ triệu chứng toàn thân vẫn bình thường.

3.2. Triệu chứng cơ năng

3.2.1. Đau: Đau ngay sau khi bị chấn thương và nhất là khi thầy thuốc ấn vào ổ gãy.

3.2.2. Mất hoặc giảm cơ năng

- Nếu xương bị gãy hoàn toàn thì mất cơ năng vận động của chi.

- Nếu xương bị gãy không hoàn toàn thì giảm cơ năng vận động của chi.

3.3. Triệu chứng thực thể

Khi khám xét phải tỷ mỷ nhẹ nhàng và phải so sánh với bên chi lành.

3.3.1. Nhìn

- Tư thế:

+ Nếu gãy chi trên: Tay lành luôn luôn đỡ lấy tay đau, thân và đầu nghiêng về phía chi gãy.

+ Nếu gãy chi dưới: Bệnh nhân phải nằm, đùi duỗi, bàn chân xoay ra ngoài.

- Biến dạng của chi bị gãy: Chi ngắn, chi bị gấp góc, chi bị lệch trục, chi bị sưng nề và bầm tím.

3.3.2. Sờ nắn

Tìm điểm đau chói. Đối với loại gãy hoàn toàn tìm dễ, với loại gãy không hoàn toàn phải khám tỷ mỷ. Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ nắn hoặc vuốt từ chỗ không đau tới chỗ nào bệnh nhân đau nhất đó là điểm xương bị tổn thương.

- Dấu hiệu lạo xạo xương.

- Cử động bất thường (dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường ở tuyến y tế cơ sở không được làm vì nếu làm bệnh nhân có thể chết vì sốc hoặc gây tổn thương phức tạp thêm).

- Cần phát hiện tổn thương về mạch máu và thần kinh. Phải bắt mạch ở gần ngọn chi (cổ tay, cổ chân), khám vận động, cảm giác ở ngọn chi

3.4. Triệu chứng X quang

Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để phát hiện vị trí và sự di lệch của 2 đầu

xương



4. Biến chứng

.

Hình 54 3 Di lệch trong gãy thân xương đùi 4 1 Biến chứng ngay Sốc Từ kín trở 3

Hình 54.3. Di lệch trong gãy thân xương đùi

4.1. Biến chứng ngay

- Sốc.

- Từ kín trở thành gãy hở.

- Tổn thương các cơ quan lân cận: Đứt mạch máu và thần kinh trong gãy xương tứ chi, tổn thương niệu đạo hoặc bàng quang trong vỡ xương chậu, liệt tuỷ trong gãy cột sống....

4.2. Biến chứng sau

4.2.1. Nhiễm khuẩn: Hay gặp trong gãy xương hở (Gây viêm xương -tuỷ xương).

4.2.2. Di lệch thứ phát: Do bột lỏng.

4.2.3. Rối loạn dinh dưỡng của chi: Phù nề, đau buốt chi. Có nốt phỏng .

4.3. Biến chứng muộn

4.3.1. Teo cơ và cứng khớp: Hay gặp trong các trường hợp bất động kéo dài và bệnh nhân lười luyện tập.

4.3.2 .Can lệch: Khi kéo nắn 2 đầu xương bị gãy không thẳng trục với nhau. Can của 2 đầu xương phát triển chệch hướng tạo nên một điểm gồ lên.

4.3.3. Khớp giả: Do kéo nắn không tốt, 2 đầu xương cách xa nhau, giữa 2 đầu xương cơ và tổ chức liên kết đến phủ kín. Hai đầu xương phát triển nhưng không bám được vào nhau, tại đó tạo nên một khớp mới gọi là khớp giả, trường hợp này phải giải quyết bằng phẫu thuật.

4.3.4 .Chậm liền xương: Gặp trong trường hợp bệnh nhân có bệnh nội tiết kèm theo hoặc ăn uống thiếu thốn.

5. Xử trí gãy xương ở tuyến y tế cơ sở


a b Hình 54 4 Bất động khi sơ cứu gãy xương đùi a Bất động tạm thời tuỳ 4

a b

Hình 54.4. Bất động khi sơ cứu gãy xương đùi:

(a) - Bất động tạm thời tuỳ ứng.

(b) - Bất động tạm thời bằng nẹp

- Phòng và chống sốc: Tiêm Mocphin hay phóng bế Novocain tại ổ gãy.

- Cho uống nước chè đường ấm.

- Phải ủ ấm về mùa đông và đặt bệnh nhân ở nơi thoáng mát vào mùa hè.

- Phải xử lý vết thương mạch máu và vết thương phần mềm đúng nguyên tắc nếu có.

- Bất động tạm thời đúng nguyên tắc (bài này sẽ học trong phần cấp cứu chấn thương).

- Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim và chuyển nhẹ nhàng bệnh nhân lên tuyến trên khi hết sốc.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Định nghĩa gãy xương:

A- Gãy xương là một tổn thương làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương. B- Gãy xương là một tổn thương làm xương mất tính liên tục với nhau.

C- Gãy xương là một tổn thương làm xương di lệch khỏi vị trí bình thường trong giải phẫu.

D- Gãy xương là một tổn thương làm ảnh hưởng đến giải phẫu bình thường của xương.

Câu 2: Triệu chứng toàn thân gãy xương:

A- Nếu gãy xương lớn và gãy phức tạp có sốc kèm theo. Nếu gẫy xương nhỏ triệu chứng toàn thân vẫn bình thường.

B- Nếu gãy xương lớn và gãy phức tạp có sốc kèm theo. Nếu gẫy xương nhỏ triệu chứng toàn thân là sốt.

C- Nếu gãy xương lớn và gãy phức tạp có sốt nhẹ. Nếu gẫy xương nhỏ triệu chứng toàn thân vẫn bình thường.

D- Nếu gãy xương lớn và gãy phức tạp có hội chứng nhiễm trùng. Nếu gẫy xương nhỏ triệu chứng toàn thân có sốc.

Câu 3: Triệu chứng cơ năng gãy xương hoàn toàn:

A- Đau: Đau ngay sau chấn thương và nhất là khi thầy thuốc ấn vào ổ gãy.Giảm một phần cơ năng vận động của chi.

B- Đau: Đau ngay sau chấn thương và chi sưng nề nhiều.

Giảm một phần cơ năng vận động của chi.

C- Đau: Đau ngay sau chấn thương và nhất là khi thầy thuốc ấn vào ổ gãy.Mất cơ năng vận động của chi.

D- Đau: Đau ngay sau chấn thương, chi sưng nề nhiều.Mất cơ năng vận động của chi.

Câu 4: Tuyến y tế cơ sở không được khám dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất thường vì:

A- Dễ gây di lệch thứ phát.

B- Dễ làm tổn thương các cơ quan lân cận .

C- Bệnh nhân có thể chết vì sốc và làm tổn thương thêm. D- Làm tổn thương thêm phần mềm ở vị trí tổn thương.

Câu 5: Khám phát hiện tổn thương mạch máu thần kinh:

A- Khám vận động, cảm giác quanh vị trí tổn thương. B- Bắt mạch, khám vận động, cảm giác đầu chi.

C- Bắt mạch, khám vận động, cảm giác dưới vị trí tổn thương. D- Bắt mạch, khám vận động, cảm giác trên vị trí tổn thương.

Câu 6: Biến chứng ngay của gãy xương:

A- Sốc. Tổn thương mạch máu, thần kinh. Từ gãy kín thành gãy hở. B- Sốc. Tổn thương mạch máu, thần kinh. Nhiễm khuẩn.

C- Từ gãy kín thành gãy hở. Nhiễm khuẩn. Tổn thương các tạng lân cận. D- Từ gãy kín thành gãy hở. Sốc. Tổn thương các tạng lân cận.

Câu 7: Chuyển bệnh nhân gãy xương lên tuyến trên khi: A- Chuyển ngay sau chấn thương.

B- Chuyển khi đã hết sốc.

C- Chuyển sau khi tiêm trợ tim, trợ lực.

D- Chuyển sau khi đã tiêm giảm đau, kháng sinh.

Câu 8: Biến chứng teo cơ cứng khớp trong gãy xương: A- Hay gặp trong gãy xương lớn và phức tạp.

B- Chi phù nề, đau buốt. Có nốt phỏng.

C- Gặp trong bệnh nhân có bệnh nội tiết hay ăn uống thiếu thốn.

D- Hay gặp trong các trường hợp bất động kéo dài và bệnh nhân lười tập luyện.

Bài 55

GÃY CỘT SỐNG



MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân gãy cột sống

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng gãy cột sống

3. Trình bày được phương pháp sơ cứu ban đầu ở tuyến y tế cơ sở với bệnh nhân gãy cột sống


NỘI DUNG

Gãy cột sống là một cấp cứu ngoại khoa, chiếm tỷ lệ 3 - 4% trong tổng số các loại gãy xương. Sơ cứu ban đầu sớm, đúng là một việc quan trọng giúp cho điều trị tốt, làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho người bệnh.

1. Nguyên nhân

1.1. Nguyên nhân trực tiếp: Do tác nhân đập trực tiếp vào cột sống: Gỗ đè, cây đổ, sập nhà, tường đổ v.v.

1.2. Nguyên nhân gián tiếp: Ngã ngồi gây nên lún và gãy cột sống.

1.3. Nguyên nhân bệnh lý: Lao cột sống, sau cơn co cứng của uốn ván (ít gặp).

2. Giải phẫu và sinh lý bệnh

Hình 55 1 Gãy vững Hình 55 2 Gãy không vững kèm trật khớp 2 1 Sinh lý bệnh Cột 5Hình 55 1 Gãy vững Hình 55 2 Gãy không vững kèm trật khớp 2 1 Sinh lý bệnh Cột 6

Hình 55.1. Gãy vững Hình 55.2. Gãy không vững (kèm trật khớp)

2.1. Sinh lý bệnh

Cột sống đã tạo nên trục của bộ xương che chở cho tuỷ sống. Đầu thân cử động được là nhờ có các đĩa sống. Cột sống có 2 đoạn đóng vai trò bản lề:

- Bản lề giữa cột sống cổ và lưng.

- Bản lề giữa cột sống lưng và thắt lưng.

Hai vùng này di động nhiều. Đây là điểm yếu của cột sống lưng. Khi bị chấn thương phần lớn sức mạnh dồn vào đó nên dễ bị gãy hơn các điểm khác.

- Tuỷ sống có 2 đoạn phình to, đoạn ở cột sống cổ và lưng. Hai nơi này phát nguyên ra các dây thần kinh đi tứ chi. Khi gãy cột sống có ảnh hưởng đến tuỷ sống sẽ gây hiện tượng liệt chi. Tuỳ theo từng vị trí của tổn thương mà có thể bị liệt cả 2 chi dưới hoặc tứ chi.

2.2. Giải phẫu bệnh

Đa số gãy ở thân đốt, đường gãy chạy từ trên xuống dưới và từ sau ra trước của đốt sống cho nên đoạn trên chệch ra trước, đoạn dưới chệch ra sau làm cho cột sống bị cong và tuỷ sống bị đè ép hoặc bị đứt.

Các thể gãy xương sống:

Hình 55 3 Gãy lún Hình 55 4 Gãy và trật khớp Hình 55 5 Gãy làm nhiều mảnh 3 7Hình 55 3 Gãy lún Hình 55 4 Gãy và trật khớp Hình 55 5 Gãy làm nhiều mảnh 3 8Hình 55 3 Gãy lún Hình 55 4 Gãy và trật khớp Hình 55 5 Gãy làm nhiều mảnh 3 9

Hình 55.3. Gãy lún Hình 55.4. Gãy và trật khớp Hình 55.5. Gãy làm

nhiều mảnh

3. Triệu chứng lâm sàng

Tuỳ theo gãy cột sống có kèm theo tổn thương xương và tuỷ hay không mà chia làm 2 thể lâm sàng sau đây:

3.1. Gãy cột sống không liệt tuỷ

3.1.1. Đau: Đau khu trú rõ rệt ở 1 hoặc 2 đốt sống. Khi gõ nắn hoặc vuốt nhẹ từ dưới lên bệnh nhân đau nhiều nơi bị tổn thương.

3.1.2 .Giảm cơ năng: Các động tác cúi nghiêng ngửa giảm rõ. Nếu tổn thương nặng bệnh nhân không cử động được.

3.1.3. Biến dạng

Nhìn khoảng cách giữa 2 mấu gai doãng rộng. Mấu gai gồ ra sau làm gù lưng. Sờ nắn: Vuốt nhẹ từ dưới lên theo cột sống bệnh nhân đau ở nơi tổn thương.

3.1.4. X quang: Chụp hai phim thẳng và nghiêng để phát hiện vị trí của tổn thương và sự di lệch.

3.2. Gãy cột sống có liệt tuỷ

3.2.1. Triệu chứng về thần kinh (liệt tuỷ): Tuỳ theo thương tổn làm liệt hoàn toàn hay không hoàn toàn mà có dấu hiệu liệt nhiều hay ít.

* Liệt cơ:

- Nếu gãy trên đốt sống cổ V thì liệt tứ chi.

- Nếu gãy cột sống lưng hay thắt lưng thì liệt 2 chi dưới.

- Tính chất liệt: Liệt mềm làm các phản xạ và cử động mất.

* Liệt cơ thắt: Gây tình trạng bí đại tiểu tiện (ở nam giới khi đứt tuỷ thì dương vật luôn luôn bị cứng). Kèm theo có rối loạn về dinh dưỡng như loét. Nó xuất hiện vào ngày thứ 3 ngay sau khi bị liệt.

* Mất cảm giác:

- Nếu tổn thương dưới đốt sống thắt lưng I: Mất cảm giác vùng tầng sinh môn.

- Nếu tổn thương đốt sống thắt lưng I : Mất cảm giác mặt ngoài và sau của chi

dưới.


- Nếu tổn thương dưới đốt ngực X đến XII: Mất cảm giác vùng bụng.

- Nếu tổn thương càng cao thì mất cảm giác càng cao tương ứng với nơi xuất

phát của dây thần kinh tuỷ sống.

3.2.2. Triệu chứng gãy xương

- Đau: Đau chói khi ấn vào gai sống.

- Giảm cơ năng.

- Sưng: Sưng ở vùng bị gãy và có máu tụ.

- Biến dạng: Cột sống gồ rõ rệt ở nơi bị tổn thương.

3.2.3. Triệu chứng toàn thân

Sốc biểu hiện ngay sau khi bị chấn thương hoặc di chuyển không đúng phương pháp: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, chân tay lạnh, vã mồ hôi, thở nhanh...

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí