Cấu Trúc Giải Phẫu Tai Gồm 3 Phần: Tai Ngoài, Tai Giữa Và Tai Trong.

II. QUẶM.

1. Định nghĩa.

Quặm là sự cuộn vào trong của một phần hay toàn bộ bờ mi. Bệnh nặng bởi những biến chứng giác mạc do cọ xát của lông mi (viêm loét, đục giác mạc) và đây là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây mù loà do bệnh mắt hột.

Cần phân biệt quặm với lông xiêu: Lông xiêu là sự mọc lệch lạc của số ít lông mi trong khi bờ mi vẫn ở vị trí bình thường.

2. Các hình thái lâm sàng:

Quặm do tuổi già:

Quặm do tuổi già thường ở mi dưới. Phần lớn quặm tuổi già là ở trên những mắt bị lõm do tiêu mỡ hốc mắt, làm mất chỗ dựa phía sau của mi khiến cho bờ mi bị đổ ra sau và vào trong.

Quặm bẩm sinh:

Bờ mi lộn vào trong do khuyết tật cấu trúc của sụn mi, tăng sản cơ vòng mi và lớp da.

Quặm do sẹo:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Là một biến chứng muộn của những bệnh kết mạc và sụn mi (mắt hột, hội chứng Stevens – Johnson, bỏng hoá chất, bệnh Pemphigut mắt…). Sụn mi mắt bị uốn cong vào trong, kết mạc mi có sẹo, đôi khi có dính mi một phần.

Quặm do co thắt:

Chủ yếu ở mi dưới, xảy ra ở người lớn khi có co thắt mi mạn tính (do sang chấn sau phẫu thuật, viêm ở mắt). Bệnh nhân nheo mắt kéo dài làm cho bờ mi bị cuộn vào trong. Sự kích thích giác mạc làm cho quặm ngày càng nặng thêm.

3. Điều trị.

- Tra mỡ kháng sinh (Tobramicin, Erythromycin… 3 lần/ngày để điều trị viêm giác mạc chấm nông).

- Tạm thời có thể dùng băng dính lật bờ mi ra xa nhãn cầu.

- Muốn điều trị dứt điểm thường phải phẫu thuật.


III. BỆNH CHẮP MẮT

Chắp là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Tổn thương tiêu đi sau nhiều ngày đến nhiều tháng, khi chất lipit xâm nhập bị thực bào tiêu diệt; có thể còn lại một phần nhỏ mô sẹo.

Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

1. Nguyên nhân:

Do viêm tuyến meibomius của sụn mi

2. Triệu chứng:

- Cảm thấy vướng ở mi chớp mắt khó.

- Khám thấy: ở mi xuất hiện một u nhỏ, có thể bằng hạt đậu, hạt ngô, sờ nắn thấy chắc, không đau. Vùng sưng không đỏ. Nếu lật mi lên sẽ thấy đối diện với vùng sưng có màu xám. Chắp không dính vào da mi.

- Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

3. Tiến triển:

Chắp không bao giờ gây ung thư hoá. Khi mới xuất hiện nó nhỏ và tiến triển chậm. Có thể giữ nguyên kích thước trong vài năm, có thể teo nhỏ đi nhưng cũng có khi phát triển to lên gây mủ tạo thành chắp bội nhiễm. Trên lâm sàng ngoài các triệu chứng trên ta còn thấy thêm: Sưng nóng, đỏ, đau…

Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Hầu hết chắp đều vô trùng, do đó dùng kháng sinh không có giá trị.

4. Xử trí:

- Chắp nhỏ không gây cảm giác khó chịu thì để nguyên, khuyên bệnh nhân day, xoa hàng ngày để tự khỏi (dùng ngón trỏ day trên da mi có chắp).

- Chắp to gửi đến cơ sở chuyên khoa đế trích chắp.

- Chườm nóng có thể làm giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.

- Chắp thường tự tiêu tan sau nhiều tuần.

- Những chắp to hoặc chắp dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích chắp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Ngoài ra, lạnh đông hay laser được sử dụng thử nghiệm với một số trường hợp và cho kết quả tốt.

Bài 9

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

1. Đại cương

- Tai, mũi, họng là những hốc tự nhiên nằm sâu trong khối sọ, mặt các hốc này nhỏ, ngóc ngách nên thăm khám, chẩn đoán bệnh nhiều khi gặp khó khăn, dẫn đến điều trị dự phòng ít hiệu quả, bệnh dễ trở nên tiềm tàng mãn tính.

- Tai, mũi, họng liên quan mật thiết với nhau: họng thông với mũi qua cửa mũi sau, họng thông với tai qua vòi Eustachi, vì vậy bệnh tai, mũi, họng dễ lây sang nhau.

- Tai mũi họng liên quan mật thiết với các cơ quan khác trong cơ thể, họng là nơi qua lại của mạch máu và thần kinh lớn, tai giáp với não vì vậy bệnh tai, mũi, họng dễ gây biến chứng nguy hiểm như áp xe não do tai, viêm áp xe trung thất do học dị vật.

- Tai, mũi, họng có cấu tạo phức tạp, đảm nhiệm chức năng sinh lý tinh vi như thính giác, khứu giác, vị giác, thăng bằng.

- Bên trong cơ quan tai, mũi, họng được phủ một lớp niêm mạc mỏng liên tục với nhau, do đó bệnh lý chính là bệnh của hệ thống niêm mạc.

- Bệnh tai, mũi, họng phụ thuộc vào cơ địa, một số bệnh có tính chất di truyền. Những người có hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm không thăng bằng dễ mắc bệnh hơn. Bệnh viêm mũi dị ứng điếc bẩm sinh di truyền cho con cháu.

- Bệnh tai, mũi, họng phụ thuộc vào khí hậu thời tiết và nghề nghiệp như khi thay đổi thời tiết dễ mắc bệnh hơn, điếc do tiếng ồn, viêm mũi do hóa chất.

2. Nguyên lý điều trị.

- Điều trị toàn diện:

Cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết chặt chẽ với nhau. Bệnh tai mũi họng ảnh hưởng đến toàn thân. Ví dụ viêm tai giữa có thể dẫn đến viêm màng não. Ngược lại, bệnh toàn thân có ảnh hưởng đến cơ quan tai, mũi, họng (viêm mũi dị ứng). Vì vậy, trong quá trình điều trị phải kết hợp với nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả, như nội khoa kết hợp với ngoại khoa, dùng thuốc kết hợp với ăn uống hợp lý, điều trị Đông y kết hợp với Tây y. Phải động viên giúp đỡ tinh thần cho bệnh nhân.

- Điều trị bệnh tai, mũi, họng phải kiên trì, áp dụng từ biện pháp đơn giản đến phức tạp, cố gắng điều trị nội khoa để bảo tồn chức năng sinh lý cho các cơ quan. Điều trị dứt điểm khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính.

- Phẫu thuật:

+ Nguyên tắc phẫu thuật là tỷ mỷ, thận trọng, chính xác không được làm tổn thương thêm.

+ Cần cân nhắc chỉ định chặt chẽ tránh những cuộc phẫu thuật không cần thiết làm ảnh hưởng chức năng sinh lý (vì phẫu thuật tai, mũi, họng là phẫu thuật tiệt căn hủy hoại như đốt họng hạt, cắt Aminđan).

- Điều trị bệnh tai, mũi, họng phải chú ý đến cơ địa thể trạng, nghề nghiệp và môi trường sống của bệnh nhân. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng phải giải thích cho bệnh nhân biết nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả điều trị và cách phòng chống để bệnh nhân hiểu rõ bệnh tật của mình, sử dụng thuốc tùy theo thể trạng của bệnh nhân cho phù hợp.

- Điều trị viêm tai, mũi họng nên kết hợp Tây y, Đông y và vật lý trị liệu.

Ví dụ: điều trị viêm xoang hàm kết hợp kháng sinh với viên ngũ sắc, sau mổ chiếu tia hồng ngoại để chống phù nề, giảm viêm.

3. Nguyên tắc dự phòng

- Phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Bệnh tai mũi họng nhiều khi triệu chứng không rầm rộ điển hình làm thầy thuốc và bệnh nhân chủ quan, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã trở thành mãn tính.

Vì vậy, phải có chế độ khám sức khỏe định kỳ và bất thường nhằm phát hiện bệnh sớm, trên cơ sở chẩn đoán đúng đề ra phương pháp điều trị kịp thời thích hợp, dập tắp bệnh ngay từ đầu, tránh lây lan, phòng ngừa biến chứng.

- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh tai, mũi, họng.

- Tai: không ngoáy tai bằng dụng cụ sắc bẩn, không tắm ao tù nước bẩn, bảo vệ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng nổ lớn hoặc áp lực thay đổi đột ngột.

- Với mũi họng: làm việc trong môi trường có bụi, hóa chất phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc, giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Dự phòng bệnh tai, mũi, họng theo nghề nghiệp: Công nghiệp ngày càng phát triển dẫn đến bệnh tai, mũi, họng ngày càng nhiều do nghề nghiệp như điếc do tiếng ồn, viêm mũi họng do hóa chất. Do vậy phải có biện pháp bảo vệ cơ quan tai mũi họng nói riêng, cơ thể nói chung phù hợp với điều kiện riêng của từng ngành.

- Dự phòng bệnh tai, mũi, họng phải thường xuyên, đúng chế độ. Vì tai, mũi, họng là những cơ quan nằm sâu và ngóc ngách, bệnh hay trở nên tiềm tàng mãn tính, do vậy phải dự phòng đúng chế độ, thường xuyên, không ngắt quãng làm kém hiệu quả dự phòng.

Bài 10

GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI VÀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA


1. Sơ lược giải phẫu sinh lý Tai

1.1. Giải Phẫu Tai

1.1.1. Cấu trúc giải phẫu tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài: gồm loa tai (vành tai), ống tai.

Tai giữa: gồm hòm tai, vòi Eustachi và các xoang chũm. Hòm tai gồm các hộp gồm 6 mặt:

+ Mặt ngoài là màng nhĩ ngăn cách tai ngoài với tai giữa

+ Mặt trong liên quan tai trong qua cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn

+ Mặt trên là trần hòm nhĩ, gồm 1 lớp xương mỏng ngăn cách hòm nhĩ với màng não và não.

+ Mặt dưới là hạ hòm nhĩ, ngăn cách với vịnh cảnh

+ Mặt trước có vòi Eustachi thông với vòm mũi họng

+ Mặt sau có cửa thông với hang chũm

Trong hòm tai có chuỗi xương con là xương búa, xương đe và xương bàn đạp các xương này liên kết với nhau bởi các khớp. Có lớp niêm mạc bao phủ liền với niêm mạc mũi họng qua vòi tai

Các tế bào chũm. Vòi Eustache là ống thông giữa hòm nhĩ với thành sau họng. Vòi nhĩ có chức năng điều hòa cân bằng áp lực trong hòm nhĩ và môi trường bên ngoài màng nhĩ.

Tai trong: Gồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Tai trong nằm sâu trong xương đá, cấu tạo rất phức tạp (còn gọi là mê nhĩ) gồm hai phần mê nhĩ xương và mê nhĩ màng. Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có ngoại dịch, bên trong mê nhĩ màng có nội dịch. Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não.

1 1 2 Chức năng sinh lý Tai có các chức năng chính Dẫn truyền âm thanh Cơ chế 1


1.1.2. Chức năng sinh lý

* Tai có các chức năng chính:

- Dẫn truyền âm thanh

Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não.

- Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian: cơ quan tiền đình có chức năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều.

Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe. Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng.

2. Bệnh Viêm tai giữa

2.1. Phân loại:

Thường chia làm 2 loại:

- Viêm tai giữa thể nhiễm khuẩn

- Nguyên nhân do nhiễm khuẩn tụ cầu, liên cầu

- Đường vi khuẩn vào tai giữa: qua vòi tai là chủ yếu, ngoài ra còn theo lỗ thủng màng nhĩ, đường máu và bạch huyết.

- Viêm tai giữa thể dịch thấm xuất tiết:

+ Thường gặp do viêm V.A, u vòm họng

+ Do mất thăng bằng áp lực trong và ngoài tai giữa, áp lực tai giữa giảm làm xuất tiết âm thanh dịch từ niêm mạc tai hay gặp ở thợ lặn, phi công, hành khách đi máy bay.

2.2. Triệu trứng (viêm tai giữa nhiễm khuẩn)

2.2.1.Viêm tai giữa cấp tính: Chia làm 2 giai đoạn:

a. Giai đoạn khởi phát:

- Triệu trứng toàn thân: sốt nhẹ hoặc vừa, mệt mỏi, ăn ngủ kém, trẻ em thường quấy khóc, bỏ ăn

- Triệu trứng cơ năng:

- Đau tai là chủ yếu, lúc đầu nhẹ, sau tăng dần

- Sức nghe giảm

- Triệu chứng thực thể: màng tai mất sáng bong, các mạch máu sung huyết, giãn rộng dọc cán xương búa và màng Shrapnell

b. Giai đoạn này toàn phát:

Giai đoạn này được chia làm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ chưa vỡ mủ:

+ Toàn thân: sốt cao liên tục 39 – 40oC, người mệt mỏi, trẻ em có thể có co giật.

+ Triệu chứng cơ năng:

+ Đau tai, đau dữ dội liên tục cho đến khi vỡ mủ, đau theo nhịp đập của mạch, đau lan ra nửa mặt bên bị bệnh.

+ Ù tai: ù tiếng trầm, cảm giác nặng đầy trong tai.

+ Nghe kém kiểu truyền âm.

+ Có thể có rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

+ Triệu chứng thực thể: Toàn bộ màng nhĩ đỏ thẫm, mất các mốc giải phẫu. Nếu mủ ít có thể nhìn thấy ngấn mủ, nếu mủ nhiều màng nhĩ bị đẩy ra ngoài cong hình mặt kính đồng hồ.

- Thời kỳ vỡ mủ

+ Triệu chứng toàn thân và cơ năng: các triệu chứng giảm đi rõ rệt sốt giảm, đau giảm, đỡ ù tai, còn nghe kém nhẹ.

+ Triệu chứng thực thể:

Ống tai có mủ, lúc đầu màu vàng chanh, không mùi, sau thành màu vàng mùi hôi.

Màng nhĩ có lỗ thủng, lỗ thủng tự vỡ thường ở trên cao, bờ nham nhở, nếu do chích rạch lỗ thủng ở cấp rộng.

2.2.2. Viêm tai giữa mãn tính:

Thường do viêm tai giữa cấp tính điều trị không tốt chuyển thành viêm tai giữa mãn tính. Ngoài viêm niêm mạc tai giữa còn kèm theo viêm chuỗi xương con.

a. Triệu trứng toàn thân và cơ năng:

- Cơ thể sốt hoặc không.

- Đau tai âm ỉ trong các đợt tái phát.

- Ù tai khi có khi không

- Có thể chóng mặt do biến chứng tổn thương tiền đình tai trong.

b Triệu chứng thực thể:

- Ống tai có mủ màu vàng, mùi hôi.

- Có thể có bã trắng (cholesteatome) mùi thối khẳm

- Màng nhĩ có lỗ thủng, lỗ thủng có thể nhỏ như đầu đinh ghim, hoặc to phá hủy toàn bộ màng tai.

3. Điều trị:

3.1. Viêm tai giữa cấp tính:

3.1.1. Giai đoạn khởi phát:

- Kháng sinh toàn thân:

Lincomycin 600mg x 2 ống/ngày Ampixilin 1 g x 2 lọ/ngày

- Khí dung mũi họng hàng ngày dung dịch gồm: kháng sinh, nước muối sinh lý, tinh dầu và corticoide

- Nhỏ mũi: protagol 3%

- Hạ sốt giảm đau

Paracetamol 0,5g x 4 viên/ngày Nhỏ tai Gyxerin borat 5%

- An thần: Seduxen 5mg x 2 viên; uống

- Vitamin B1, B6, C…

3.1.2. Giai đoạn toàn phát:

* Khi màng tai chưa thủng:

- Chủ động chích rạch màng tai dẫn lưu, tháo mủ (đường rạch 3 4 mm, cách khung xương 2mm, xung quanh điểm tụ 7h)

- Làm thuốc tai: gồm 4 bước:

+ Dùng bong lau sạch mủ ống tai

+ Rửa tai bằng oxy già 12V

+ Lau tai lại bằng cồn boric 3%

+ Đặt bấc tẩm kháng sinh dẫn lưu mủ hoặc thổi vào tai một ít thuốc bột, cloroxit, axit boric

- Kháng sinh toàn thân uống hoặc tiêm

- Giảm đau hạ sốt nếu cần

4.1.2.2. Khi màng tai đã thủng

- Làm thuốc tai hàng ngày

- Kết hợp dùng kháng sinh toàn thân

- Nhỏ mũi protacgol 3% hoặc dung dịch kháng sinh

3.2. Viêm tai giữa mãn tính:

- Làm thuốc tai hàng ngày

- Dùng kháng sinh toàn thân nếu cầu

- Phẫu thuật khi có biến chứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024