nhìn rõ phải để xa đó là hiện tượng lão thị, thường từ 40 tuổi trở lên. Khi thuỷ tinh thể đục làm mắt mờ, nếu không được phẫu thuật bệnh nhân sẽ mù.
- Dịch kính: Chiếm toàn bộ bán phần sau của nhãn cầu, trong suốt, không có mạch máu và thần kinh. Dịch kính lầy nhầy giống như lòng trắng trứng. Khi dịch kính mất đi không có khả năng tái tạo.
2. Các bộ phận phụ cận nhãn cầu
Các bộ phận phụ cận nhãn cầu gồm 3 phần: Hố mắt, mi mắt và lệ bộ, Nhiệm vụ của các bộ phận này là bảo vệ nhãn cầu.
2.1. Hố mắt
Mỗi người có hai hố mắt. Hố mắt do xương nền sọ, xương mật, xương thái dương hợp thành một hình chóp có 4 thành, một đinh quay vào trong sọ, đáy quay ra phía ngoài.
- Đỉnh hố mắt thông với nền sọ bằng hai lỗ: lỗ thị giác có dây thần kinh số II và động mạch mắt đi qua. (Động mạch mắt là một nhánh bên của động mạch cảnh trong được tách ra trong sọ khi động mạch này ở xoang hang chui ra). Khe bướm có vòng zinn bám vào, chui qua vòng zinn có dây thần kinh III, IV, V, VI. Thần kinh mũi, lệ, trán, tĩnh mạch mắt và dây thần kinh hàm trên (VI) đi qua phần ngoài của vòng zinn.
- Đáy hố mắt là một khung xương hình bầu dục có 4 bờ.
+ Bờ trên 1/3 trong có lõm trên hố, ở đây dòng dọc cơ chéo lớn bám vào, thần kinh trên hố và thần kinh trán đi qua, 1/3 ngoài có dây thần kinh lệ.
+ Bờ ngoài xương dày có dây chằng mi ngoài bám vào.
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 1
- Điều Trị Theo Nguyên Nhân: Cố Gắng Tìm Nguyên Nhân Như Lao, Giang Mai, Viêm Xoang, Bệnh Răng … Phối Hợp Với Các Chuyên Khoa Tương Ứng Để Điều Trị Triệt
- Điều Trị Ngoại Khoa: Chỉ Có Phẫu Thuật Mới Có Thể Chữa Khỏi Đục Thể Thuỷ Tinh.
- Cấu Trúc Giải Phẫu Tai Gồm 3 Phần: Tai Ngoài, Tai Giữa Và Tai Trong.
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
+ Bờ trong có máng lệ và túi lệ nằm trong máng lệ...
+ Bờ dưới cách điểm giữa 10mm có lỗ dưới hố cho dây thần kinh hàm trên đi qua.
2.2. Mi mắt
Mỗi mắt có hai mi, mi trên và mi dưới. Bờ mi: có bờ trước, bờ sau. Bờ trước có lông mi cong ra ngoài. Cạnh chân lông mi có tuyến bã, tuyến mồ hôi. Khi các tuyến này bi viêm gây nên lẹo. Nhiệm vụ của mi mắt là bảo vệ nhãn cầu. Cấu tạo mi có 4 lớp, kể từ ngoài vào trong gồm:
+ Lớp da mi và tổ chức dưới da: da mỏng mịn, tổ chức dưới da lỏng lên có chứa nhiều mạch máu.
+ Lớp cơ: có hai cơ vận động, cơ nâng mi trên do dây thần kinh IỊI chi phối, cơ này liệt dẫn đến sụp mi. Cơ vòng cung mi do dây thần kinh VII chi phối, nhiệm vụ là khép mi, cơ này bị liệt làm cho mắt nhắm không kín đó là dấu hiệu Charler ben (+).
+ Lớp sụn mi là một tổ chức xơ cứng, chứa tuyến chế nhầy Meibomius, tuyến này viêm sẽ gây nên chắp.
+ Lớp kết mạc gồm có 3 phần: phần phủ mặt trong mi gọi là kết mạc mi, phần phủ lên củng mạc gọi là kết mạc nhãn cầu, phần nối tiếp giữa kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu gọi là kết mạc cùng đồ. Có bốn cùng đồ: cùng đồ trên, cùng đồ dưới, cùng đồ trong, cùng đồ ngoài.
2.3. Lệ bộ
2.3.1. Bộ phận chế tiết nước mắt:
Gồm tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ:
- Tuyến lệ chính nằm ở góc ngoài trên, thành trên hố mắt, bình thường không sờ thấy.
- Tuyến lệ chính chỉ tiết nước mắt khi có xúc động lạnh như khóc, cười chảy ước mắt hoặc có một tác động mạnh vào mắt.
- Tuyến lệ phụ gồm: tuyến Krause, Wolfring nằm rải rác ở kết mạc mi và kế mạc cùng đồ. Tuyến lệ này tiết nước mắt thường xuyên để cho mắt luôn luôn ướt. Nhiệm vụ của nước mắt là dinh dưỡng và bảo vệ kết mạc, giác mạc.
2.3.2 Đường dẫn nước mắt.
Nước mắt do tuyến lệ tiết ra, sau khi chan hoà khắp bề mặt kết mạc, giác mạc nước mắt được đẩy vào hồ lệ ở góc trong mắt, sau đó ngấm qua 2 điểm lệ trên, dưới đi vào tiểu lệ quản trên, dưới, ống lệ chung, túi lệ rồi qua có túi lệ đi đến ống lệ mũi, cuối cùng đi xuống họng. Ở người bình thường sau khi tra thuốc 2 - 3 phút thấy miệng đắng, chứng tỏ đường dẫn nước mắt thông. Nếu vì một lý do nào đó đường này bị tắc sẽ có triệu chứng chảy nước mắt thường xuyên cả ngày lẫn đêm.
3. Đường dẫn truyền thần kinh
Trụ của các tế bào hai cực và đa cực sau khi tập trung ở gai thị đi ra khỏi nhãn cầu tạo thành dây thần kinh thị giác gọi là dây số II. Đường thần kinh thị giác đi từ mắt tới vỏ não ở vùng chấm là trùng khu thị giác gồm: Dây thần kinh thị giác, giao thoa thị giác, giải thị giác, thể gối ngoài, tia thị và vỏ não ở vùng chấm là trung khu thị giác.
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Bài 2
BỆNH MẮT HỘT
Bệnh mắt hột là bệnh viêm kết mạc, giác mạc đặc hiệu, lây lan, mãn tính. Bệnh do Chlamydia Trachomatis là một loại vi khuẩn đặc biệt gây nên. Thể hiện trên lâm sàng bằng thẩm lậu tỏa lan, hột, nhú gai, màng máu. Tiến triển có thể tự khỏi hoặc kết thúc bằng sẹo.
1.2. Nguyên nhân và dịch tễ học
- Tác nhân gây bệnh mắt hột là một loại vi khuẩn đặc biệt ChlamydiaTrachomatis có khả năng gây bệnh đa dạng ở mắt, đường sinh dục người, đường hô hấp ở trẻ em.
- Nguồn lây bệnh thường thông qua những vật trung gian là tay, khăn, gối, chậu, ruồi…
- Ổ lây truyền là các tập thể như vườn trẻ, lớp học. Ổ lây chủ yếu là căn hộ gia đình nơi Chlamydia Trachomatis được lữu trữ trong môi trường khép kín cho nên trẻ thường nhiễm bệnh trước tuổi đi học.
2. Triệu trứng lâm sàng
- Thẩm lậu: là hiện tượng thâm nhiễm các tế bào viêm gây ra phù nền, đục đỏ kết mạc làm cho hệ thống mạch máu nằm sau bị mờ đi (bình thường thấy rõ các mạch máu trên bề mặt sụn mi)
- Nhú gai: là tổn thương không đặc hiệu do sự tăng sinh của lớp đệm. Trên lâm sàng nhú gai giống như các đầu đính ghim màu đỏ, mọc khắp trên điện kết mạc nhưng tập trung nhiều ở hai góc kết mạc mi.
2.1. Hột: là tổn thương cơ bản được dùng nhiều nhất để chẩn đoán bệnh mắt hột hoạt tính. Khi mới xuất hiện hột là những chấm trắng tròn rải rác trên diện kết mạc sụn mi trên, thường nằm cạnh cá nhánh mạch máu (giống tổ chim trên cành cây). Khi đã phát triển hột to ra và nổi lên bề mặt tạo thành hình bán cầu màu xám nhạt.
- Sẹo là hột thoái triển tạo thành. Trên lâm sàng, sẹo là những vạch trắng, mảnh, ngắn dài nằm rải rác. Về sau phát triển thành nhiều nhánh hình hoa khế, hình sao, có thể làm thành một dải sẹo dài.
2.2. Biểu hiện ở giác mạc:
Triệu chứng chủ yếu là hột và lõm hột ở vùng rìa, màng máu giác mạc
- Hột hình tròn, dẹt hơn ở kết mạc, màu xám hơi nâu thường xếp thành dãy dọc theo rìa giác mạc phía trên. Có khi chỉ có hai, ba hột.
- Lõm hột: màu trong nổi rõ trên nền trắng của vùng rìa ở phía trên đó là dấu tích của hột.
- Màng máu: là một vùng đục xám nhạt, xâm lấn từ phía trên đi vào giác mạc, giới hạn dưới là một đường cong mà chiều lõm hướng lên trên. Thành phần
màng máu mắt hột gồm: tân mạch, thẩm lậu giác mạc và hột. Màng máu che mờ mống mắt ở phía sau.
3. Chẩn đoán
Năm 1987 Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh mắt hột để phục vụ cho công tác phòng chống bệnh trên diện rộng. Các dấu hiệu của mắt hột tập trung vào 5 tiêu chuẩn:
- T.F (Trachomatous Inflammation – Folllicle): viêm mắt hột mức độ vừa, chủ yếu là hột (có 5 hột trên kết mạc sụn mi trên) kèm thẩm lậu vừa.
- T.I (Trachomatous Inflammation – Intense): viêm mắt hột mạnh, chủ yếu là thẩm lậu tỏa lan nặng che lấp 1/2 số mạch máu ở kết mạc sụn mi trên.
- T.S (Trachomatous scar): sẹo ở kết mạc sụn mi trên.
- T.T (Trachomatous trichiasis): lông xiêu và quặm, có ít nhất 1 lông mi chọc vào kết giác mạc.
- C.O. (Corneal Opacity): vết đục rõ ở giác mạc do quặm chà xát lên giác mạc lâu ngày.
4. Tiến triển
Bệnh mắt hột có một chu trình tiến triển nhất định qua 4 giai đoạn
4.1. Giai đoạn khởi phát:
- Thẩm lậu nhẹ
- Có hột chưa chín (tiền hột) trên kết mạc sụn mi trên và giác mạc như những chấm trắng nhỏ
- Các chấm nhú gai mọc khắp trên diện kết mạc, xuất hiện nhiều ở hai góc
4.2 Giai đoạn toàn phát:
Có đầy đủ các triệu chứng của giai đoạn 1 nhưng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng
-Hột chín mềm, dễ vỡ, mọc khắp trên diện kết mạc sụn mi, rõ nhất và đặc hiệu là ở kết mạc sụn mi trên
- Có phì đại nhú gai và nhiều hơn
- Có màng máu cực trên giác mạc
4.3. Giai đoạn thoái chuyển
- Xuất hiện sẹo với các mức độ khác nhau.
4.4. Giai đoạn lành sẹo khỏi bệnh:
Trên kết mạc, giác mạc hết các yếu tố hoạt tính chỉ còn lại sẹo ở các mức độ khác nhau
5. Biến chứng
- Viêm kết mạc phối hợp làm cho triệu chứng bệnh rầm rộ, nặng thêm
- Viêm loét bờ mi: bờ mi viêm loét trợt đỏ, nứt kẽ mắt, tiến triển dai dẳng
- Lông quặm: do sẹo xâm nhập vào sụn mi làm cho sụn mi dày lên uốn cong vào trong kéo lông mi quét lên giác mạc
- Loét giác mạc: do quặm gây chấn thương thường xuyên gây viêm loét giác mạc, là tổn thương nặng làm giảm thị lực
- Khô mắt: tuyến lệ bị sẹo mắt hột làm sơ hóa làm cho tiết nước mắt hạn chế dẫn tới khô mắt.
- Tắc lệ đạo: sẹo hột ở đường lệ gây bít tắc lệ đạo, có khi gây viêm mủ túi lệ.
6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc:
- Trước khi điều trị bệnh mắt hột phải điều trị các viêm phối hợp như viêm kết mạc, viêm loét giác, viêm mủ túi lệ.
- Điều trị phải toàn diện, triệt để
- Điều trị phải song song với công tác phòng bệnh (vệ sinh ngoại cảnh, giải quyết tốt vấn đề phân, rác, nước thải)
6.2. Điều trị cụ thể:
Điều trị mắt hột chủ yếu dùng thuốc. Phương hướng chung hiện nay là không dùng thuốc sát trùng và các phương pháp cơ giới như day, kẹp hột vì các biện pháp này gây thêm tổn thương cho mắt.
6.2.1 Điều trị hàng loạt:
- Điều trị đại chúng ở những vùng mắt hột lưu hành địa phương (tra thuốc cho tất cả mọi người trong cộng đồng)
- Áp dụng phương thức điều trị có dự phòng ở những nơi có tỷ lệ mắt hột hoạt tính 15% theo phác đồ:
- Cho tất cả những người có mắt hột hoạt tính trong gia đình:
+ Tại mắt: mỡ tetracycline 1% x 2 lần/ngày x 6 tuần
Hoặc mỡ Tetracyclin 1% z 1 lần/ngày x 10 ngày/tháng x 6 tháng. Những ngày khác tra cloroxit 4‰ hoặc sulfacylum 20% x 2 lần/ngày.
+ Toàn thân: zithromax
Liều dùng cho người lớn 500 mg/ngày x 3 ngày
Trẻ em dùng 10mg/kg/ngày x 3 ngày (uống 1 lần trong ngày).
- Cho những người khác trong hộ gia đình (chưa bị nhiễm hoặc đã khỏi):
+ Cloroxit 4‰ hoặc sulfacylum 20% x 2 lần/ngày x 3 tháng.
6.2.2. Điều trị cá thể
Mỡ Tetracyclin 1% (hoặc sulfacylum 20%) 1 lần/ngày x 3 tháng.
6.2.3. Điều trị các biến chứng:
Mổ quặm, bứng hoặc đốt lông xiêu, điều trị viêm loét giác mạc.
7. Phòng bệnh
- Mục tiêu phòng bệnh mắt hột là xây dựng phương tiện và giáo dục ý thức vệ sinh cho mọi người. Làm tốt công tác vệ sinh trong cộng đồng, gia đình và nhất là vệ sinh cá nhân.
- Chú ý tới nguồn nước, dùng nước sạch rửa mặt, tắm gội dùng khăn riêng.
Tạo nhu cầu thói quen cho cá nhân rửa mặt ngày nhiều lần.
1. Đại cương
1.1. Sơ lược giải phẫu:
Bài 3
VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
Giác mạc là một màng trong suốt và là một trong ba thành phần quang học của mắt (giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính). Giác mạc hình gần tròn, đường kính 10 – 11mm tiếp liền với củng mạc, chiếm 1/5 diện tích ở phần trước của nhãn cầu. Giác mạc không có mạch máu nhưng có nhiều đầu mút thần kinh, giác mạc được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu từ vùng rìa nước mắt và thủy dịch.
1.2. Nguyên nhân:
1.2.1. Chấn thương:
- Trong chiến tranh: do các mảnh hỏa khí nhỏ, chất độc hóa học
- Thời bình: phoi tiện, bụi đá, lá lúa, hạt thóc, bỏng
- Sang chấn giác mạc do lông xiên, lông quặm
1.2.2. Vi khuẩn:
Thường do bội nhiễm vi khuẩn sau một sang chấn: tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu … là những loại vi khuẩn hay gặp.
1.2.3. Các nguyên nhân khác:
- Vi rút Herpes
- Nhấm: thường ít gặp nhưng điều trị khó, dễ biến chứng nguy hiểm
- Có thể gặp loét giác mạc do hở mi do sẹo, liệt thần kinh, loét do suy dinh dưỡng
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng:
- Đau nhức: bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhối, âm ỉ, có lúc đau trội lên, đau có thể lan rộng ra xung quanh hố mắt và lên đầu, đau tăng khi có các tác động như ánh sáng, va chạm
- Chói mắt, sợ ánh sáng nhiều, bệnh nhân luôn nhắm nghiền mắt
- Chảy nước mắt nhiều, nếu tự mở mắt thì nước mắt chảy ràn rụa.
- Dử mắt (tiết tốt) ít hoặc không có
2.2. Triệu trứng thực thể:
- Mi co quắp rất khó mở, mắt sưng nề mọng
- Kết mạc: cương tụ rìa đậm, càng ra vùng chu biên càng nhạt dần, kết mạc phù nền nặng
- Giác mạc có ổ loét bắt màu thuốc nhuộm (fluorescein, bleuethylen) to hoặc nhỏ, bờ nham nhở (có thể nhỏ li ti, có thể to chiếm gần hết diện giác mạc.
- Tiền phòng có thể có mủ tạo thành ngấn ngang phía dưới thấp
- Mống mắt thể mi có thể viêm phản ứng gây giảm phản xạ ánh sáng, co đồng tử
- Thị lực giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào 3 yếu tố: vị trí, kích thước, độ sâu của vết loét.
3. Tiến triển
- Khỏi, thành sẹo: do điều trị và sức chống đỡ của bệnh nhân, nếu sẹo dày ảnh hưởng tới thị lực.
- Loét sâu, hoại tử rộng đe dọa thủng hoặc thủng dẫn đến viêm mủ nội nhãn
- Viêm mủ nội nhãn, thường tiên lượng rất xấu có khi phải bỏ mắt.
4. Điều trị
Viêm loét giác mạc cần điều trị tại tuyến bệnh viện có chuyên khoa mắt
4.1 Điều trị theo nguyên nhân
- Viêm loét giác mạc do vi khuẩn:
+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ
+ Đường dùng toàn thân, kết hợp với tại chỗ
- Do virus:
+ Idoxuridine dung dịch 0.1%, mỡ 0.5%
+ Viroptic Herpes dùng:
Zovirax 200mg x 4 -5 viên, uống chia 4- 5 lần/ngày x 5-7 ngày.
Mỡ Zovirax 3%: tra mắt.
- Do nấm
+ Sporan 100mgx 2 viên, uống 1 lần/ngày x 21 ngày.
+ Natacyn 5%: tra mắt cách 1 giờ/lần.
+ Dung dịch lugol 5%: chấm ổ loét hàng ngày.
- Khi chưa biết nguyên nhân cần dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ:
+ Toàn thân:
Cefotaxim 1g x 2 lọ
Gentamycin 80mg x 2 ống/ngày
+ Tại chỗ:
Tiêm dưới kết mạc: 100,000 đến 200,000 ĐV penixilin/ngày;
40 mg gentamycin/ngày.
Kết hợp trả mắt dung dịch kháng sinh. Nên kết hợp hai, ba loại thuốc và nhỏ theo vòng tròn, mỗi loại cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Mỡ kháng sinh cần tra mắt trước khi đi ngủ.
4.2. Chống hoại tử
- Tiêm huyết thanh tự thân hoặc máu tự thân pha lẫn dung dịch kháng sinh tiêm dưới kết mạc hàng ngày hoặc cách ngày
- EDTA (Etyl – Diamin – Tetraacetat) 3% tra mắt
4.3. Chống dính và giảm đau:
- Atropin 1% tra mắt 1 lần/ngày
- Chống phù nề: Danzen, - chymotrypsin
- Paracetamol 0,5% x 2 viên/uống
4.4. Tăng cường dinh dưỡng: vitamin A, B, C.
4.5. Loại trừ các yếu tố sang chấn:
- Giải quyết lông quặm, lông xiêu, sạn vôi.
- Tạo hình điều trị hở mi.
4.6. Điều trị các biến chứng:
- Viêm màng bồ đào: chống nhiên trùng tích cực kết hợp với giãn đồng tử.
- Doạ thủng, thủng giác mạc phải khâu phủ kết mạc.
- Viêm mủ toàn nhãn: cắt bỏ nhãn cầu.
- Điều trị di chứng sẹo giác mạc có nhiều phương pháp, các phương pháp này được chỉ định cho tưng trường hợp cụ thể, nhưng nói chung: Sẹo mới, nông cho chạy điện bằng dionin hoặc hydrocortison làm bào mòn mắt sẹo Thời gian chạy điện từ 10 đến 15 ngày.
- Sẹo mới, nông hoặc sâu cho tiêm hydrocortison dưới kết mạc.
- Ghép giác mạc trong trường hợp sẹo to dầy.