Do Vi Khuẩn: Vi Khuẩn Là Tác Nhân Thường Gặp Nhất Gây Viêm Tủy Răng:


1. Đại cương

Bài 24

DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG

- Bệnh răng miệng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ngày nay bệnh phát triển nhiều, do vậy việc điều trị trở thành một vấn đề xã hội.

- Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe do đau nhất là khi ăn uống. Do đó, nhiều nước coi trọng công tác phòng bệnh răng miệng.

- Sâu răng gây nhiều biến chứng như viêm tủy, viêm quanh cuống dẫn đến mất răng.

2. Phòng bệnh toàn thân

2.1. Vấn đề ăn uống

2.1.1. Người mẹ khi có thai

Cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu ăn uống thiếu nhất là canxi, photpho, vitamin sẽ ảnh hưởng xấu đến răng của con sau này.

2.1.2. Thời kỳ cho con bú

Việc ăn uống cũng như dùng thuộc của người mẹ đều ảnh hưởng đến con. Nên cho trẻ bú đủ thời gian, không cai sữa sớm, nếu không ảnh hưởng đến trẻ gây bệnh còi xương suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.

2.1.3. Chế độ ăn của trẻ em và người lớn:

Không nên ăn những thức ăn nóng, quá lạnh, chế độ ăn cần đảm bảo đủ canxi, photpho, vitamin

2.2. Vấn đề chế biến thức ăn

Khi chế biến thức ăn cần giữ lại tối đa các yếu tố vi lượng B1, K, E, fluor (có tác dụng phòng bệnh sâu răng) có trong thịt, cá, rau, chè, uống.

3. Phòng bệnh tại chỗ

3.1. Đối với trẻ sơ sinh

Hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ dùng gạc tẩm nước sôi để nguội lau sạch miệng cho trẻ. Sau 6 tháng tuổi cần tăng cường giữ vệ sinh cho trẻ.

3.2. Đối với trẻ em:

- Khám định kỳ dùng các loại thuốc để dự phòng, hàn các rãnh, điều trị các răng mới sâu

- Đến tuổi thay răng thì mới nhổ răng, không nên nhổ sớm vì sẽ làm răng vĩnh viễn mọc lộn xộn do thiếu chỗ.

- Hàng ngày hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, chải răng buổi tối và sáng ngủ

dậy.

- Không nên ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ

3.3. Đối với người lớn:

3.3.1. Vệ sinh răng miệng

- Chải răng 3 cách: ngang, tròn, dọc lên xuống theo kẽ răng (dọc được coi là sạch nhất)

- Chải đều 3 mặt của răng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy

- Dùng thuốc chải răng có natri fluor để răng cứng chắc.

3.3.2. Chấm thuốc tại chỗ:

Dùng cồn cánh kiến 5% và natri flour 75% vào chỗ nghi sâu răng.

3.3.3. Chú ý:

- Không vô cớ bịt răng vàng

- Không dùng răng cắn thay kìm

- Không cưa răng, mài răng

- Không dùng chất nhám để đánh răng cho trắng

- Khi có bệnh về răng miệng thì nên đi khám chữa sớm

Bài 25

VIÊM TỦY RĂNG

1. Đặc điểm về giải phẫu sinh lý tủy răng

Tủy răng là một mô mềm gồm mạch máu, thần kinh, bạch mạch và tổ chức đệm nằm trong một hốc giữa ngà răng gọi là hốc tủy răng, các tổ chức tủy răng thông thương với cơ thể qua một lỗ rất nhỏ ở cuống răng.

Hốc tủy có hai phần: hốc thân răng (buồng tủy) và hốc chân răng (ống tủy)

1.1. Buồng tủy:

- Buồng tủy ở răng số 1 và số 2 có hình như hình đuôi én, ở các răng nanh giống như hình ngọn lửa.

- Buồng tủy ở các răng hàm có dạng hình hộp, gồm 4 thành (vách) và 2 mặt:

- Mặt trên (trần buồng tủy): trần buồng tủy không phẳng là có nhiều nhánh nhú nhô cao lên tương ứng với các múi răng, gọi là sừng tủy.

- Mặt dưới (sàn tủy): có hình vòm, có các đầu lỗ ống tủy.


1.2. Ống tủy.

- Một chân răng có thể có 1 hay nhiều ống tủy. Ống tủy hình tròn hoặc bầu dục hay dẹt, ống tủy hẹp dần, khi cách lỗ cuống răng khoảng 1mm thì thắt lại.

- Buồng và ống tủy khi răng mới mọc thì to, càng trưởng thành thì càng thu hẹp lại do các lớp ngà thứ phát sinh ra dần dần.

- Mô tủy là một mô liên kết mềm giống như mô liên kết non. Cấu trúc tủy răng gồm 2 vùng: vùng giữa tủy răng và vùng cạnh tủy.

- Tuỷ răng có nhiều mạch máu và thần kinh. Các mạch máu đi qua lỗ cuống răng và hình thành một mạng lưới dày đặc trong tủy răng. Thần kinh và nhánh tận của dây thần kinh V.

- Hệ bạch mạch có tác giả nói có, có tác giả nói không có hệ bạch mạch trong tủy răng.

- Tủy răng có 4 nhiệm vụ chính:

- Hình thành ngà răng thứ phát

- Nuôi dưỡng ngà răng

- Dần truyền cảm giác

- Bảo vệ tủy răng


2. Nguyên nhân

2.1. Do vi khuẩn: vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây viêm tủy răng:

- Các loại vi khuẩn rất đa dạng tồn tại trong khoang miệng như trực khuẩn, vi khuẩn hình sợi, thoi- xoắn khuẩn

- Đường thâm nhập của vi khuẩn vào tủy răng: chủ yếu qua lỗ sâu răng, ngoài ra vi khuẩn còn qua các tổn thương men ngà khác, qua cuống răng trong bệnh lý quang răng (viêm tủy ngược dòng).

2.2. Do hóa chất:

- Các chất hàm răng như các loại xi măng, amalgam, nhựa acrylic, composte

- Thuốc sát khuẩn có phenol, formol, bạc nitrat, flounatri

2.3. Vật lý:

- Do sang chấn: mạnh đột ngột làm đứt mạch, nghẽn mạch của máu vùng cuốn răng

- Sang chấn nhẹ nhưng thường xuyên liên tục

- Thay đổi áp suất môi trường khi đi máy bay, thợ lặn.


2.4. Do thầy thuốc:

Gặp khá nhiều do bất cẩn trong thực hành chữa răng:

- Khoan chạm vào sừng tủy

- Dùng máy khoan tốc độ lớn mà không có nước làm mát

- Thăm khám, đặt chất hàn không nhẹ nhàng.

3. Triệu chứng

Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ đối với các tác nhân gây bệnh. Tổn thương viêm có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau. Nhưng các dấu hiệu lâm sàng nổi bật có thể thấy được là:

3.1. Triệu chứng cơ năng:

Biểu hiện bằng cơn đau, đau tự nhiên, không có nguồn kích thích nào cũng làm xuất hiện cơn đau. Nhưng nếu có nguồn kích thích như cơ học, nóng, lạnh … có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc làm gia tăng cường độ đau.

Cường độ cơn đau có thể nhẹ nhàng thoáng qua (tiền tủy viêm) hoặc đau âm ỉ kéo dài (viêm tủy mãn) hoặc dữ dội (viêm tủy cấp) …

Thời gian cơn đau có thể thoáng qua, có thể âm ỉ kéo dài hàng giờ hoặc chỉ 5 10 phút tùy mức độ viêm.

3.2. Triệu chứng thực thể:

- Thường người ta phát hiện ra nguyên nhân gây ra viêm tủy răng là: lỗ sâu răng, răng hàn cũ, vết nứt vỡ thân răng, tiêu cổ răng, túi lợi bệnh lý trong bệnh viêm quanh răng…

- Có những trường hợp rất khó phát hiện tổn thương gây viêm tủy. Vì vậy cần khám xét tỷ mỷ, đối chiếu so sánh từng răng nghi ngờ, chụp X quang … để tìm đúng răng có tủy tổn thương.

- Dấu hiệu gõ răng đôi khi có giá trị trong trường hợp khó chẩn đoán, khi gõ răng có tủy bị viêm tiếng gõ có thể trầm đục hơn răng khác, gõ ngang đau hơn gõ dọc…

- Ngưỡng cảm giác của răng thay đổi. Người ta có thể tìm ngưỡng cảm giác tủy bằng nhiệt độ, ví dụ: dùng lạnh (kelen), dùng nóng (hơ nóng cây gutta-percha đặt vào răng nghi ngờ) hoặc dùng dòng điện 1 chiều để thử.


3.3. Triệu chứng X.quang:

Thường ít có giá trị chẩn đoán trong viêm tủy, nó chỉ có giá trị xác định các lỗ sâu ở dưới lợi, ở mặt xa hoặc gần của răng, một số tổn thương vỡ răng tương đối rõ.

4. Điều trị.

4.1. Điều trị bảo tồn răng:

- Kỹ thuật điều trị bảo tồn tủy răng (chụp tủy) được áp dụng trong các trường

hợp.


- Viêm tủy chớm phát

- Chạm tủy răng khi thăm khám, khi tạo lỗ hàn…

- Phương pháp hàn bảo tồn răng (chụp tủy)

- Chụp tủy trực tiếp: là phương pháp đặt trực tiếp chất chụp tủy nóng lên đáy

lỗ sâu đã được làm sạch hoặc lên tổn thương của tủy gây nên do thao tác điều trị sâu răng của thầy thuốc.

- Chụp tủy gián tiếp: đặt chất chụp tủy vào lỗ sâu mà không lấy hết ngà mủn hoặc tăng cường thêm ngà vụn khi khoan tạo hình lỗ sâu (ngà nguội).

Sau đó, hàn phủ lên trên bằng một lớp eugenat đặc hay xi măng trung tính.

Sau 3 6 tháng sẽ lấy bớt chất hàn và thay vào đó là chất hàn vĩnh viễn.

4.2. Điều trị bằng phương pháp lấy bỏ tủy răng:

4.2.1. Xử lý cơn đau tủy cấp tính:

- Cho bệnh nhân ngậm nước mát, không dùng nước nóng quá hoặc lạnh quá.

- Dùng một số lá cây như cây xuyên tiêu, dễ cây lá lốt, búp cây bang, cây bồ giác… Có thể sắc lấy nước ngậm hoặc nhai tương với muối đắp tại chỗ.

- Thăm khám nhẹ nhàng, tìm lỗ sâu, đặt các thuốc giảm đau như dung dịch xylocain 5 10%, bonain.

- Phong bế tại chỗ bằng novacain 1 2%

- Cho thuốc uống giảm đau như panadol, efferalgan, idarac

- Dùng thuốc an thần như seduxen, rotunda

- Sau khi tạm ổn định chuyển bệnh nhân tới tuyến chuyên khoa điều trị tiếp.

- Tuyến chuyên khoa tiến hành lấy bỏ tủy và hàn ống tủy.

4.2.2. Điều trị tủy răng viêm:

Với các trường hợp tủy viêm cấp hoặc mãn thì điều trị cơ bản và lấy bỏ toàn bộ tủy răng và hàn kín ống tủy. Các bước điều trị tủy viêm như sau:

- Làm chết tủy bằng thuốc diệt tủy (AS2O3) hoặc gây tê lấy tủy răng

- Lấy bỏ tủy buồng và tủy chân

- Nong bộng ống tủy thành hình chóp từ buồng tủy tới cuống răng làm sạch bằng bơm rửa các hóa chất như dung dịch H2O 3-5 thể tích, nước muối sinh lý

- Hàn kín ống tủy đặc biệt là 1/3 chân răng về phía cuối răng.

4.2.3. Điều trị tủy răng hoại tử: Điều trị tủy hoại từ có các bước sau:

- Lấy bỏ tủy răng

- Nong rộng làm sạch ống tủy

- Đặt thuốc sát trùng ống tủy: dùng C.P.C (Chhlorophenolcamphre), TCF 1/1 (Tricresolformalin), grinazole

- Hàn kín ống tủy.

Bài 26

TAI BIẾN MỌC RĂNG KHÔN


1. Sự phát triển của răng

Chia làm 3 giai đoạn

1.1. Giai đoạn 1:

- Từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi mọc 20 răng sữa: hàm trên 10 răng, hàm dưới 10 răng, đối xứng từng đôi

- Kỳ hiệu số hàm là 5, 6, 7 tương ứng với hàm trên bên phải, hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.

- Ký hiệu số răng là 1, 2, 3, 4, 5 tính từ đường giữa

- Chữ số ký hiệu hàm viết trước, ký hiệu răng viết sau

- Trong 20 răng sữa có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm.

1.2. Giai đoạn 2:

- Từ 6 tuổi đến 13 tuổi 20 răng sữa lần lượt được thay thế bằng 20 răng vĩnh

viễn


- Mọc thêm 8 răng hàm lớn là số 6 và số 7

- Ký hiệu hàm răng vĩnh viễn là 1, 2, 3, 4 tương ứng hàm trên bên phải, hàm

trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.

- Ký hiệu số răng giống như răng sữa.

1.3. Giai đoạn 3:

- Từ 18 đến 32 tuổi mọc thêm 4 răng hàm lớn là răng số 8 gọi là răng khôn, có người mọc đủ 4 răng khôn, tổng số răng là 32. Có người không có răng khôn nào.

Răng

Tuổimọc

răng sữa(tháng)

Thay răngsữa, mọc

răng vĩnhviễn (tuổi)

Răng cửa giữa hàm trên

7

7 – 8

Răng cửa giữa hàm dưới

6

6 – 7

Răng cửa bên hàm trên

8

8 – 9

Răng cửa bên hàm dưới

7

7 – 8

Răng nanh hàm trên

16 – 20

11 – 12

Răng nanh hàm dưới

16 – 20

9 – 10

Răng hàm thứ nhất hàm trên

12 – 16

10 – 11

Răng hàm thứ nhất hàm dưới

12 – 16

10 – 12

Răng hàm thứ hai hàm trên

20 – 30

10 – 12

Răng hàm thứ hai hàm dưới

20 – 30

10 – 12

Răng số 6 hàm trên

Không

có ở trẻ

6 – 7

Răng số 6 hàm dưới

Không

có ở trẻ

6 – 7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 11

Không

có ở trẻ

12 – 13

Răng số 7 hàm dưới

Không

có ở trẻ

11 – 13

Răng số 8 hàm trên

Không

có ở trẻ

18 – 32

Răng số 8 hàm dưới

Không

có ở trẻ

18 – 32

Răng số 7 hàm trên

2. Nguyên nhân tai biến răng khôn

- Răng số 8 mọc muộn và chậm (muộn về thời gian, chậm về tốc độ) khi đó khớp cắn của răng đã ổn định, khoảng cách để răng mọc thiếu, vì vậy khi nó mọc hay gây nhiều biến chứng.

- Mầm răng số 7 và số 8 cùng chung nhau cho nên răng số 7 mọc trước có xu hướng kéo răng số 8 về phía nó.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng

- Đau ở góc hàm chỗ răng mọc nhất là khi ăn uống

- Sốt 38 – 39oC mệt mỏi, ăn uống kém

3.2. Thực thể

- Lợi trùm: vì răng số 8 mọc ở chỗ lợi dày, đồng thời do mặt nhai của răng to nên không mọc được dễ gây viêm tấy tại chỗ.

Khám thấy lợi chỗ đó nền đỏ, có khi sưng tấy to và đội lên thành hình vòng

cung


- Mọc lệch:

+ Răng số 8 mọc thường nghiêng đâm vào mặt xa của răng số 7 và gây sâu

mặt xa của răng số 7, là biến chứng hay gặp nhất. Có thể tạo ổ viêm cục bộ hay lan tỏa ra vùng cơ cắn gây khít hàm, hạn chế ăn uống

+ Răng số 8 mọc lệch ngoài má gây viêm loét niêm mạc má

- Mọc ngầm: hay gây viêm tổ chức liên hết trong góc hàm

3.3. X.quang: chụp X quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán xác định tình trạng mọc răng số 8.

4. Điều trị:

- Lợi trùm: cắt lợi hình bán nguyệt phía trên mặt răng để cho răng mọc lên bình thường khi răng đủ chỗ mọc.

- Các biến chứng khác: nhổ răng số 8 càng sớm càng tốt.

- Kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần.

Bài 27

CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN


I. NHỔ RĂNG SỮA

1. Chỉ định nhổ răng sữa:

- Nhổ răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc.

- Nhổ răng sữa có hướng dẫn:

+ Răng sữa sâu bị nhiễm trùng ở chân răng hoặc chẽ chân răng nhổ để tránh gây ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn (thiểu sản men răng vĩnh viễn và abcess xương ổ răng).

+ Mầm răng lạc chỗ gây biến chứng.

+ Răng cản trở cho sự mọc răng vĩnh viễn (nhổ răng số 3 sữa nếu răng số 2 vĩnh viễn mọc lệch do thiếu chỗ nhiều).

+ Răng cần nhổ để nắn hàm.

2. Chống chỉ định:

- Trẻ đang bị viêm lợi cấp hay các loại viêm cấp tương tự.

- Bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những bệnh nhân này chỉ nhổ khi có sự chuẩn bị càng: có sự hội chẩn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết học, truyền máu và dùng kháng sinh trước và sau nhổ.

- Khi trẻ bị thấp khớp cấp hay bệnh lý gan: cần cho trẻ dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

- Khi trẻ đang bị bệnh truyền nhiễm (ví dụ như sởi) vì dễ gây biến chứng do nhiễm độc ổ răng.

- Khi trẻ đang mang các khối u ác tính.

- Trong mùa sốt bại liệt cũng không nên nhổ răng cho trẻ.

- Trẻ bị đái tháo đường, nếu cần nhổ thì phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, cho trẻ ăn theo chế độ thích hợp, dùng kháng sinh trước và sau nhổ.

3. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau nhổ răng

- Lưu bệnh nhân lại 10-30 phút sau nhổ răng để kiểm tra lại tình hình chảy máu.

- Cần căn dặn bệnh nhân trước khi cho về những điểm sau:

+ Cắn ép gạc ở ổ răng mới nhổ khoảng 15-30 phút để cầm máu.

+ Không mút chíp, thay bông nhiều để cục máu đông được hình thành tốt.

+ Không đá lưỡi, sờ tay hoặc nhét bông gạc vào ổ răng.

+ Tránh ăn nhai bên răng nhổ một bữa, nên ăn thức ăn mềm hoặc lỏng.

+ Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

+ Nếu sau nhổ có chảy máu hoặc sưng đau, sốt đến khám lại ngay để giải quyết kịp thời.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí