- Glucose 0,54- 0,6g/1
- NaCl 7-7,3 g/l
1.1. Chỉ định chọc dò dịch não tuỷ
Các trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm ở hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tuỷ, viêm rễ thần kinh. Đặc biệt là những trường hợp nghi ngờ có tổn thương màng não.
Các trường hợp tai biến mạch máu não: xuất huyết não, xuất huyết màng não, tắc mạch não, cần phân biệt nhanh chóng chảy máu màng não và các bệnh lý khác.
Các trường hợp nghi chèn ép tuỷ, hội chứng ép tuỷ không có tổn thương cột sống, đĩa đệm.
Tăng áp lực trong sọ không do choán chỗ, có thể do viêm, tắc nghẽn lưu thông DNT: kén sán não, củ lao...
Các trường hợp điều trị: tiêm thuốc vào dịch não tuỷ để điều trị.
Phân biệt một số bệnh trong nhiễm trùng thần kinh mà khi chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ không xác định được.
Chảy máu dưới nhện.
Có thể bạn quan tâm!
- Viêm Nhiều Dây Thần Kinh Trong Các Bệnh Về Máu Và Các Bệnh Ác Tính:
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 31
- Trình Bày Được Một Số Phương Pháp Thăm Dò Trong Thần Kinh.
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 34
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
Xác định các yếu tố gây bệnh.
1. 2. Chống chỉ định
- Chống chỉ định tuyệt đối: người bệnh có hội chứng tăng áp lực nội sọ do u não, nhất là trường hợp có phù gai thị trên 2 Diop.
- Cần đề phòng, không nên chọc lúc người bệnh
ăn no.
- Chống chỉ định tương đối:
+ Có ổ nhiễm trùng tại nơi chọc dò.
+ Tình trạng bệnh nặng hoặc đã có chẩn
đoán xác định qua chụp X quang.
+ Có bệnh ưa chảy máu.
1 3. Kỹ thuật
Vị trí chọc: có 3 nơi có thể lấy DNT.
- Vùng thắt lưng L3-4, L4-5, đây là vị trí thường dùng nhất.
- Vùng dưới chẩm (giữa đốt sống C2-C3) rất ít khi chọc qua đường này.
- Não thất: qua thóp hoặc lỗ khoan sọ.
Phương pháp thông dụng nhất là chọc dò thắt lưng nên trong bài này chỉ nói về chọc dò vùng thắt lưng. Chọc DNT ở vùng thắt lưng: (hình 49.1)
Hình 49.1: Tư thế nằm và vị trí chọc dịch não tuỷ ở lưng
- Chuẩn bị bệnh nhân cần lưu ý:
+ Giải thích, chuẩn bị về tâm lý để người bệnh yên tâm hợp tác làm thủ thuật.
+ Đảm bảo tính pháp lý (ký giấy làm thủ thuật).
+ Vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh trước khi chọc
dò.
- Chuẩn bị dụng cụ cần lưu ý:
+ Ở các trường hợp bình thường dùng kim cỡ
20 dài 8-10 cm, ở người
nghi có tăng áp lực nội sọ và người trẻ thì dùng kim bé hơn.
+ Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
+ Phải sẵn sàng dụng cụ và thuốc cấp cứu.
- Phụ giúp thầy thuốc tiến hành thủ thuật:
+ Sát khuẩn vùng chọc tất nhất là vị trí L4-L5, xác định ở trên da là đường liên gai sau của cột sống gặp đường liên hai mào chậu, sát khuẩn bằng cồn Iod và sau đó là cồn 70 độ.
+ Người phụ thứ nhất làm nhiệm vụ đưa dụng cụ, thuốc cho bác sĩ.
+ Người phụ thứ hai giữ người bệnh, lưu ý làm cho cột sống cong về phía lưng tối đa để mở các gai sống, mặt phẳng lưng phải vuông góc với mặt giường (nếu chọc ở tư thế nằm), cho người bệnh ngồi ôm vào tựa ghế (nếu ở tư thế ngồi) giữ hai vai người bệnh thật chắc.
+ Khi có dịch thì người phụ thứ nhất hứng vào 3 ống nghiệm để làm xét nghiệm sinh hoá (3ml), xét nghiệm tế bào (1ml) và xét nghiệm vi trùng (1ml).
+ Trường hợp có máu chảy thì phải hứng vào 3 ống để đánh giá xem máu chảy ra từ đâu.
1.4. Các tai biến có thể xảy ra
* Trong khi chọc dò:
- Đau do chạm rễ thần kinh, chạm xương.
- Chảy máu do chọc phải mạch máu.
* Sau khi chọc dò:
- Người bệnh choáng váng, gặp ở người bệnh quá sợ hãi hoặc chọc nhiều lần gây đau đớn.
- Dịch tiếp tục chảy ra sau khi đã rút kim, thường xẩy ra ở người gầy, người già, hoặc dùng kim quá to.
- Đau đầu: do lấy nhiều dịch và người bệnh ngồi dậy sớm.
- Tụt hạnh nhân tiểu não: là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng hiếm gặp nếu tuân thủ chặt chẽ chỉ định và chống chỉ định.
Nếu biến chứng xảy ra người bệnh sẽ có biểu hiện đau đầu dữ dội, gồng cứng kiểu mất não, mạch giảm, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở sau cùng là ngừng tim và ngừng thở nguy cơ tử vong rất cao.
- Nhiễm trùng: thường ít gặp, nếu vô trùng không tốt có thể làm người bệnh bị viêm màng não mủ.
5. Chăm sóc người bệnh sau chọc dịch não tuỷ
Sau khi chọc DNT cần để người bệnh tại giường như
sau:
- Nằm sấp 15 phút.
- Sau đó nằm đầu thấp 4-6 giờ.
- Nằm bình thường cả ngày, phục vụ tại chỗ.
- Dinh dưỡng:
- Ăn lỏng, nhẹ, giàu năng lượng.
- Chia nhiều bữa.
- Kết hợp với chăm sóc bệnh chính.
1.6. Các biểu hiện bất thường của dịch não tuỷ
- Viêm màng não mủ:
+ Màu sắc: đục hoặc trắng như nước vo gạo, có thể có lắng cặn.
+ Tế bào tăng nhiều, có thể trên 1000/mm3 với đa số là bạch cầu đa nhân trung tính, có nhiều bạch cầu thoái hoá.
+ Sinh hoá: đường giảm nhiều và sớm, muối có thể giảm nhưng muộn, cấy có thể thấy vi khuẩn nếu chưa dùng kháng sinh trước khi chọc dò.
- Viêm màng não do lao:
+ Màu sắc: vàng chanh, có thể có vẩn đục và có thể có máu.
+ Áp lực tăng nhẹ.
+ Tế bào: tăng từ 10-500 tế bào/1mm3 chủ yếu là tế bào lympho.
+ Sinh hoá: muối giảm sớm, đường có thể giảm nhưng muộn hơn, nuôi cấy có thể thấy trực khuẩn lao.
- Xuất huyết màng não:
+ Màu sắc: đỏ như máu hoặc hồng nhạt đều cả 3 cốc, để không đông.
+ Tế bào có nhiều hồng cầu.
+ Sinh hoá: ở giai đoạn thoái hoá, máu sẽ có
bilirubin.
Cần phân biệt với chọc kim vào mạch máu, khi đó dịch ở 3 ống thì ống sau nhạt màu hơn ống trước và máu đông lại.
- Hội chứng chèn ép tuỷ:
+ Protein tăng nhiều.
+ Tế bào bình thường.
2. Điện não đồ
Điện não đồ là ghi các hoạt động điện sinh học của tế bào não riêng biệt hay một tập hợp các tế bào não được dẫn truyền trực tiếp qua vỏ não và da đầu, đây là phương pháp thăm dò chức năng hoạt động sinh lý của tế bào não bổ sung cho chẩn đoán và theo dõi bệnh nên được gọi là điện não đồ lâm sàng.
Người bệnh đến ghi điện não phải có chỉ định của thày thuốc, ghi rõ họ tên, tóm tắt triệu chứng, chẩn đoán, các thuốc đã dùng.
2.1. Chuẩn bị người bệnh
- Gội đầu và sấy khô tóc trước khi tiến hành.
- Ngừng hoặc không dùng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc an thần kinh ít nhất trước 3 ngày.
- Đối với người bệnh đang điều trị do có cơn động kinh hàng ngày hoặc ở tình trạng cấp cứu thì không nhất thiết phải ngừng thuốc nhưng cần biết loại thuốc, liều lượng và thời gian điều trị.
- Đối với trẻ em lớn và người trưởng thành thường ghi điện não trong khi thức.
- Trẻ nhỏ ghi trong giấc ngủ tự nhiên.
- Cần giải thích cho người bệnh trước khi ghi để bệnh nhân không lo sợ, không hồi hộp và tất nhất là ở trạng thái không suy nghĩ.
- Người bệnh ngồi chờ nơi yên tĩnh, thoáng khí.
2.2. Phòng ghi điện não
- Phải là nơi yên tĩnh, không ồn ào, xa nơi phát tiếng động, phát sóng điện hay máy nổ.
- Các thiết bị phải cách điện, có dây tiếp đất an toàn.
- Phòng có ánh sáng vừa phải, có điều hoà không
khí.
- Nguồn điện ổn định.