Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam - 14

- Phạm vi hoạt động và đối tượng xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm;

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức định mức tín nhiệm;


- Vấn đề công bố thông tin của tổ chức định mức tín nhiệm;


- Chế độ tài chính, kế toán của tổ chức định mức tín nhiệm;


- Việc thanh tra, giám sát các hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm.

Có ý kiến cho rằng, quy định về tổ chức định mức tín nhiệm có thể được bổ sung vào Luật Chứng khoán. Bởi Luật Chứng khoán điều chỉnh về mọi hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán trong đó có hoạt động niêm yết và tổ chức xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ đánh giá về năng lực của các tổ chức niêm yết. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn thoả đáng. Hoạt động xếp hạng định mức tín nhiệm có phạm vi khá rộng, nó không chỉ đánh giá năng lực của các công ty niêm yết mà còn đối với cả các quốc gia. Do vậy, hoạt động này vừa định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán vừa định hướng đầu tư cho các quốc gia khi quyết định bỏ vốn vào thị trường nước ngoài. Từ lý do này mà quy định về hoạt động xếp hạng định mức tín nhiệm và tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm nên được xây dựng một cách độc lập với Luật chứng khoán.

Song song với xây dựng luật là đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm.

Để tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ xây dựng những văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực này, mà phải có sự đồng bộ hoá các

quy định pháp luật liên quan đến chúng mà trước hết là Luật Chứng khoán. Chúng ta thấy rằng, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư cũng như toàn bộ thị trường chứng khoán. Do vậy, Luật tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm cần dự liệu khả năng phát sinh các quan hệ và xung đột lợi ích với một số quy định của Luật Chứng khoán như: quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, giám sát... Đối với pháp luật về thuế thì cần có những quy định ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp được xếp hạng hoặc có chứng khoán được xếp hạng nói chung và đối với tổ chức định mức tín nhiệm nói riêng. Đối với pháp luật tố tụng dân sự, có thể xem xét bổ sung những quy định thừa nhận các tranh chấp phát sinh từ hoạt động định mức tín nhiệm giữa tổ chức định mức tín nhiệm với công ty niêm yết hoặc giữa tổ chức định mức tín nhiệm với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là các tranh chấp về kinh tế và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế.

Khung pháp lý rõ ràng là cơ sở cho hoạt động đối với tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cơ quan quản lý Nhà nước được hiệu quả. Hơn nữa, hoạt động xếp hạng định mức tín nhiệm góp phần rất lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, công khai và lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào các loại chứng khoán.

KẾT LUẬN


Sự hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta có điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Ở các nước như Bỉ, Pháp, Hà Lan, Mỹ, các nước Bắc Âu và các nước Tây Âu... thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát rồi mới xuất hiện cơ quan quản lý thị trường. Còn ở nước ta, để thực hiện đường lối đổi mới và phát triển kinh tế, cơ quan quản lý lại được thành lập trước khi có thị trường chứng khoán. Dù có điểm khác biệt như trên nhưng yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư trong đó có trách nhiệm của công ty niêm yết đối với quyền lợi của nhà đầu tư luôn được đặt ra đối với bất kỳ thị trường chứng khoán nào bởi có đảm bảo tốt quyền và lợi ích chính đáng của họ thì thị trường mới ổn định và bền vững.

Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở nước ta đã được hình thành rõ nét. Nhưng thực tế, quyền lợi của nhà đầu tư vẫn chưa được đảm bảo hữu hiệu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích ở trên. Điều này cũng dễ xảy ra bởi thị trường chứng khoán nước ta là thị trường chứng khoán mới nổi và thực tiễn hoạt động giao dịch của thị trường lại xuất hiện sau các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.

Thị trường chứng khoán nước ta sau giai đoạn phát triển nóng từ năm 2005-2007, bắt đầu bước vào thời kỳ giảm sâu từ đầu năm 2008. Ở tầm vĩ mô thì thực tế này là do chính sách thắt chặt tiền tệ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ về một số giải pháp nhằm thắt chặt tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội. Ở góc độ vi mô thì nguyên nhân là do các công ty niêm yết chưa quan tâm đến việc bảo vệ nhà đầu tư. Các công ty niêm yết có chính sách bảo vệ nhà đầu tư tốt thì nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu còn những doanh nghiệp không thực hiện quyền lợi của nhà đầu tư thì đương nhiên họ sẽ thoái vốn cho dù có bị lỗ. Vì

vậy, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là hết sức cấp bách. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với nhà đầu tư mà còn tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trong tiếp cận nguồn vốn, cải thiện hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong con mắt giới đầu tư nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dung cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dung cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Cung và Tổ hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) (2008), Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam. Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề, Hà Nội.

4. Diễn đàn kinh tế thế giới (2011), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010 – 2011, Hà Nội.

5. Nguyễn Thu Hiền và Trần Duy Thanh (2011), “100 công ty niêm yết được quản trị ra sao?”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 11/2011.

6. Lê Mai Linh (2003), Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Hà Minh (2008), “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ: Biết bệnh nhưng chưa tìm thấy thuốc?”, Tạp chí chứng khoán, ngày 15/6/2008.

8. Đào Lê Minh (2010), Giáo trình cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Lê Hoàng Nga (2010), “Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (số 20/2010).

10. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ (2009), Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2009, Hà Nội.

11. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ (2010), Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2010, Hà Nội.

12. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế (chương trình sau Đại học), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nhóm tư vấn kinh doanh về quản trị công ty (1998), Quản trị công ty – Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

14. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.


15. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

16. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.


17. Trung tâm từ điển học (1999), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

18. Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh Luật Công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine, Hà Nội.


TIẾNG ANH


20. OECD (2001), Corprate Governance in Asia: A comparative perspective, OECD Publication, 2 rue Andre’ Pascal, Paris.

TRANG WEB


21. http//atpvietnam.com.vn


22. http//www.baomoi.com


23. http//www.cafef.vn


24. http//www.dddn.com.vn


25. http//www.dtck.com


26. http//www.informatik.uni-leizig.de/~/Dict/


27. http//www.sec.gov.ph


28. http//www.ssc.gov.vn


29. http//www.stox.vn


30. http//www.thanhnien.com.vn


31. http//www.vdict.com


32. http//www.vietnamnet.vn


33. http//www.vneconomy.vn


34. http//www.vnexpress.net


35. http//www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 36.http//www.world-exchanges.org

PHỤ LỤC


Phụ lục 1


Cấu trúc cổ đông của các công ty niêm yết ở các nước phát triển




Mỹ


Anh


Nhật


Úc


Pháp

Thụy Điển


Đức

Cổ đông là các tổ chức


46%


68%


42%


37%


30%


30%


30%

Cổ đông là cá nhân


49%


21%


20%


20%


23%


19%


15%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam - 14


Nguồn: OECD, Corprate Governance in Asia: A Comparative Perspective, OECD Publication, 2 rue Andre’ Pascal, Paris, 2001, tr. 22.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí