Trong Việc Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Người Chưa Thành Niên


Đối với tất cả

những khó khăn này, nếu

ở quốc gia phát triển, với

những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại (như công nghệ genne, tế bào,

phân tích xương…) sẽ

rất dễ

dàng cho việc xác định chính xác tuổi. Tuy

nhiên, ở điều kiện Việt Nam, do điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giám định của chúng ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

* Trong việc xác minh về điều kiện sinh sống và giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Để xác định điều kiện sinh sống và giáo dục của người phạm tội là NCTN, trước hết, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập những tài liệu về hoàn cảnh gia đình của bị can như nghề nghiệp, trình độ học vấn, lối sống của cha, mẹ của NCTN, sự quan tâm của họ đối với con cái, tình trạng kinh tế gia đình của NCTN. Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ trình độ học vấn của NCTN. Đối với trường hợp khi phạm tội, NCTN đang còn đi học thì cần thu thập kết quả học tập của họ, xác định thái độ của NCTN trong việc học tập thông qua các đánh giá của nhà trường, thầy cô giáo và các bạn học của NCTN.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành xác minh các tài liệu liên quan đến điều kiện sinh sống và giáo dục của bị can, bị cáo chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp không ít khó khăn, cụ thể:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 12

Một là, đối với các đối tượng bỏ học, loại trừ một số ít đi làm, số còn lại nói chung không còn nghề nghiệp nào nhất định;

Hai là, đối với các đối tượng sống lang thang. Theo số liệu thống kê trên cho thấy, số lượng NCTN bị khởi tố đã bỏ học chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó cho thấy để chứng minh được điều kiện giáo dục của NCTN này là một việc làm hết sức khó khăn.

Đối với các đối tượng trong hai trường hợp nêu trên, mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc xác minh nơi cư trú, lý lịch của bị can, bị cáo song không ít các trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng không thể thu thập được những tài liệu đó. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều tra,


truy tố, xét xử và không đảm bảo được quyền, lợi ích của bị can, bị cáo khi họ tham gia tố tụng.

* Trong việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục phạm

tội

Trong quá trình tố tụng các vụ án mà NCTNPT, cơ quan, người tiến

hành tố tụng phải xác định việc có hay không người thành niên xúi giục

NCTN thực hiện hành vi phạm tội để

xác định mức độ

trách nhiệm của

NCTNPT. Trên thực tế, do khả năng phân tích, đánh giá vấn đề còn hạn chế cho nên trẻ em thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Có nhiều vụ án, cha mẹ phạm tội sau đó dụ dỗ con em mình cùng tham gia; NCTN tham gia với những vai trò khác nhau và thông thường là đồng phạm với vai trò là người thực hành. Do mối quan hệ đặc biệt như vậy, nên để xác định có tình tiết này hay không là những trở ngại không nhỏ đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

3.1.2. Trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên

* Đối với việc bắt

Bắt trong trường hợp khẩn cấp, theo quy định tại Điều 81 BLTTHS thì

có ba căn cứ bắt khẩn cấp, nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 303

BLTTHS thì: Chỉ được bắt khẩn cấp NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy đối với trường hợp

NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm

nghiêm trọng do cố ý thì không thể áp dụng Điều 81 BLTTHS. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, khó có thể xác định ngay được các tội phạm đó là loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để xem xét áp dụng bắt khẩn cấp NCTN có hành vi phạm tội. Do vậy, không thể cùng lúc áp dụng quy định tại cả Điều 81 và cả

Điều 303 Bộ luật, vì đương nhiên, nếu áp dụng vào các quy định tại các

khoản 1, 2 Điều 303 Bộ

luật thì không thể

bắt khẩn cấp NCTNPT trong


nhiều trường hợp khi có đủ căn cứ quy định tại Điều 81 Bộ luật. Quy định nêu trên đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự do NCTNPT, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra vụ án, vì không được bắt mà đối tượng đã bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trường hợp bắt NCTNPT quả tang hoặc đang bị truy nã phải áp dụng theo quy định chung tại Điều 82 và quy định riêng tại Điều 303 BLTTHS. Tuy nhiên theo Điều 303 quy định "do cố ý" nhưng việc xác định người đó phạm tội ý thức chủ quan của tội phạm cũng như tính chất của tội phạm phải có thời gian điều tra, truy tố, xét xử mới có thể khẳng định được; tại thời điểm bắt quả tang không thể có đủ căn cứ xác định. Mặt khác, việc quy định về hai mức độ tuổi áp dụng cũng không có tính khả thi cao do những khó khăn thực tế trong xác định độ tuổi (đã phân tích ở trên).

* Trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với NCTN

Chuẩn mực quốc tế không hạn chế việc bắt người chưa thành niên

phạm tội, nhưng đòi hỏi rằng việc bắt giữ đó không được tuỳ tiện và phải theo đúng quy định của pháp luật [20]. Ngược lại, các chuẩn mực quốc tế về

tư pháp người chưa thành niên tập trung rất nhiều vào việc hạn chế việc

tước tự do của người chưa thành niên. Theo đó, tạm giữ và tạm giam chỉ

được sử dụng như là phương án cuối cùng, khi không còn cách nào khác, và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể [20]. Các cán bộ thực thi pháp luật cũng cần được trao quyền tự quyết rộng hơn trong việc quyết định chuyển vụ án có người chưa thành niên phạm tội ra bên ngoài hệ thống tư pháp chính thức.

Trong thực tiễn áp dụng, việc quyết định tạm giam đối với NCTNPT là

vấn đề

khá "nan giải" đối với Cơ

quan tiến hành tố

tụng, chủ

yếu trong

trường hợp NCTN bị

bắt là người vô gia cư

và không có nơi

ở cố

định

(thường xảy ra với NCTN ở các tỉnh khác đến sinh sống và lao động tại các thành phố lớn). Điều này có nghĩa là những NCTN này đều "đáp ứng" điều kiện: có khả năng ‘bỏ trốn’ để trốn tránh phải tham gia vào quá trình TTHS.


Do đó, trong thực tiễn, Cơ quan điều tra thường buộc phải áp dụng giam giữ đối với những em vi phạm từ hai tội trở lên, và những em “có dấu hiệu bỏ

trốn”,

áp dụng căn cứ

Điều 81 “Bị

can, bị

cáo phạm tội nghiêm trọng, ít

nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho

rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.

Đặc biệt, với những đối tượng vô gia cư, ngay cả khi họ chỉ vi phạm những tội ít nghiêm trọng thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng khó có thể trả tự do cho NCTN và thường phải giam giữ họ để đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, việc giam, giữ NCTN hiện nay còn chưa đảm bảo quy định của pháp luật. Ở hầu hết các tỉnh, công tác quản lý của nhà tạm giữ chưa tốt, tình trạng giam giữ chung giữa NCTN với người thành niên khá phổ biến mà lẽ ra họ phải được giam, giữ riêng, tránh giam chung với người lớn. Trên thực tế do điều kiện về phòng giam còn ít và chật hẹp, thường chỗ nằm tối thiểu chưa được 2m2 trên một người, mặt khác do nhận thức của người có trách

nhiệm còn hạn chế, NCTN vẫn bị giam, giữ chung với người lớn tuổi. Ở

nhiều địa phương nhà tạm giữ, tạm giam chỉ có vài phòng, nên mặc dù biết vi phạm luật tố tụng nhưng vẫn buộc phải giam chung NCTN và người đã thành niên. Trong khi giam, giữ chung này, có một số NCTN bị người thành niên xâm hại thân thể, hoặc bị trấn lột nhưng do quá sợ hãi nên các em không dám báo cho cán bộ điều tra biết. Đây là loại vi phạm thường thấy mà qua công tác kiểm sát bất kỳ, thường kỳ hàng năm về giam, giữ, mà Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã kiến nghị, yêu cầu các nhà tạm giữ, tạm giam khắc phục, tuy nhiên tình trạng vi phạm này vẫn còn xảy ra nhiều.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, ngoài yếu tố

chủ

quan về

nhận thức của cán bộ tiến hành tố tụng, việc "lạm dụng" biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với NCTN xuất phát từ yếu tố khách quan, cụ thể:


Một là, mặc dù rất cố gắng hạn chế việc tạm giữ NCTN, nhưng trên thực tế việc này nhiều khi rất khó thực hiện do thực trạng quản lý lý lịch tư pháp, điều kiện kỹ thuật giám định của chúng ta hiện nay, rất khó xác định độ

tuổi chính xác của trẻ em đường phố. Trong khi đó, trong thực tế, nhiều

trường hợp khi không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp tạm giam với tư cách là biện pháp ngăn chặn, người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Hai là, hiện còn thiếu quy định về những biện pháp thay thế bảo đảm việc chấp hành của NCTN khi được cơ quan tố tụng cho tại ngoại, đặc biệt đối với NCTN không có nơi ở cố định; ác hình thức bảo lãnh và giám sát, mặc dù có quy định nhưng thiếu chế tài xử lý đối với người bảo lãnh, giám sát khi để xảy ra hậu quả (người CTN được bảo lãnh, giám sát bỏ trốn hoặc gây án mới). Do đó, mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng không muốn giam giữ NCTN song buộc phải vi phạm quy định tại Điều 303 BLTTHS do phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu trả tự do cho các đối tượng này, nên tạm giam vẫn là cách duy nhất có hiệu quả để bảo đảm NCTN vi phạm pháp luật có mặt tại tòa và tham gia trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.

3.1.3. Trong việc tham gia tố tụng của luật sư, người bào chữa

Nghĩa vụ của một quốc gia theo Điều 40 CƯQTE không chỉ đơn thuần là quy định cho phép người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự được có luật sư mà điều quan trọng hơn cả là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự phải được cung cấp luật sư ngay sau khi bị bắt giữ, và luật sư đó phải có đủ thời gian và điều kiện cần thiết để chuẩn bị hồ sơ pháp lý.

Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chung và của NCTNPT nói riêng là một trong những bảo đảm thực thi quyền công dân mà Hiến pháp quy định. Pháp luật tố tụng hình sự quy định việc bào chữa trong những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN là bắt buộc khi tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc quy định này để đảm bảo quyền lợi cho các em bởi vì NCTN rất hạn chế về hiểu biết và


nhận thức xã hội. Theo điểm b Khoản 2 Điều 57 BLTTHS, người bào chữa tham gia tố tụng hình sự là bắt buộc đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Đây là một quy định mang tính nhân đạo cao, là phương tiện bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện việc bào chữa (hoặc tự bào chữa) của NCTN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân có thể từ chính các quy định BLTTHS chưa tạo cơ chế bảo đảm thực hiện quy định này, khiến quy định này không thể hoặc khó thực hiện trên thực tế hoặc xuất phát từ chính đội ngũ luật sư tham gia bảo vệ. Cụ thể:

* Những bất cập trong quy định của BLTTHS

Thứ nhất, chưa đảm bảo quyền bào chữa cho người chưa thành niên từ thời điểm bị bắt. Điều 11 BLTTHS quy định “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” và Điều 58 quy định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ”. Trong khi đó, Điều 305(1) cũng quy định “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc

tự mình bào chữa cho

người bị

tạm giữ, bị

can, bị

cáo” và Điều 305(2):

“Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình”.

Thứ hai, về việc nhờ người bào chữa. Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 57 BLTTHS quy định, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp cho họ có quyền nhờ người khác bào chữa. Tuy nhiên, trong thực tế,


người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị cách ly (tạm giữ, tạm giam) thì khó có thể lựa chọn được người bào chữa. Còn người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn người bào chữa thì thường gặp khó khăn liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư.

Thứ ba, chưa quy định về việc tham gia của người bào chữa là bắt

buộc trong suốt các giai đoạn tiến hành tố tụng. Trong thực tế, người bào chữa chỉ có mặt trong buổi hỏi cung bị can chỉ một vài buổi làm việc cuối cùng chứ không có mặt trong toàn bộ giai đoạn điều tra. Từ đó, câu hỏi đặt ra là: những biên bản hỏi cung bị can không có mặt người bào chữa thì có hợp pháp không, có được coi là chứng cứ không? Chính vì không quy định cụ thể nên thông thường, đa số các biên bản hỏi cung bị can không có mặt người bào chữa vẫn được coi là hợp pháp và vẫn là chứng cứ buộc tội bị can.

Thứ

tư, quy định chưa cụ

thể về

phương thức gặp giữa người bào

chữa và bị can, bị cáo. Hiện nay, Điều 58 BLTTHS tuy có quy định nhưng còn chung chung, thiếu cụ thể về phương thức (gặp thế nào, gặp kín hay gặp có cảnh sát giám sát, ngồi ngay bên cạnh; có hạn chế thời gian gặp vào giờ làm việc không; khi gặp bị can, bị cáo thì người bào chữa có được phép đưa cho họ đọc bản bào chữa hoặc những tài liệu có trong hồ sơ vụ án không v.v…). Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục thu hẹp lại trong một chừng mực nhất định.

Điển hình tại Khoản 2 Điều 22 Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban

hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ quy định: người bị tạm giam có thể được gặp luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Giám thị trại giam quyết định thời gian gặp, nhưng không quá 1 giờ mỗi lần gặp. Như vậy, theo Nghị định này, việc gặp của Luật sư quy định rất tùy nghi dẫn đến sự tùy tiện của Trại Tạm giam, muốn cho gặp thì được gặp và không muốn cho Luật sư gặp thì không thể gặp được.


Mặt khác, thời gian gặp chỉ tối đa trong vòng có 60 phút/lần. Trong thực tế, tại nhiều trại tạm giam, khi Luật sư gặp bị can, bị cáo thường có cảnh sát ngồi bên cạnh giám sát và bị can, bị cáo không được đọc bản bào chữa của Luật sư cũng như đọc các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Điều này đã hạn chế quyền của bị can, bị cáo.

Ngoài ra, trong trường hợp Bị cáo có đơn kháng cáo gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án tuyên án, bản án của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị cáo được coi là người chưa có tội. Họ vẫn là bị cáo. Tuy nhiên, các trại tạm giam lại không cho phép người bào chữa được tiếp tục gặp bị cáo đang bị tạm giam với lý do bị cáo đã bị xét xử sở thẩm và quyền của người bào chữa trong giai đoạn này đã kết thúc. Đây là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự vì tại Điều 58 BLTTHS quy định, người bào chữa có quyền gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.

* Trong thực tiễn áp dụng

Trong thực tiễn thi hành, hầu như tất cả người chưa thành niên phạm tội đều có luật sư đại diện trước toà, mặc dù không phải luật sư nào đại diện

cho họ

cũng đều được đào tạo để

làm việc với người chưa thành niên vi

phạm pháp luật hình sự. Hiện nay, những yếu tố hạn chế vai trò của luật sư hay người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN đến từ nhiều phía: từ các cơ quan tiến hành tố tụng; từ phía luật sư; từ chính NCTN và đại diện gia đình.

Thứ nhất, từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng

Thực tế, luật sư bào chữa chỉ có mặt hình thức vì luật sư không được tham gia vào việc bảo vệ một cách thực chất cho thân chủ của mình. Vai trò của luật sư bào chữa bị hạn chế, từ đó hạn chế nghiêm trọng khả năng hỗ trợ của luật sư bào chữa cho người chưa thành niên [22].

- Trong trường hợp chỉ định Luật sư tham gia tố tụng, phần lớn các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát địa phương đều không có danh sách Luật sư đang hành nghề trên địa bàn thuộc thẩm quyền của mình để có thể đưa ra cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022