Xu Hướng Quốc Tế Và Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Việt Nam Về Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Trong Tố Tụng


điều tra chỉ thông báo cho chính quyền địa phương 1-2 ngày sau khi bắt giữ, trách nhiệm thông báo tiếp theo thuộc về chính quyền địa phương [85].

Thứ hai, thực hiện chức năng giám sát đối với NCTN

Theo quy định tại Điều 304 BLTTHS thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của NCTNPT là những người mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao cho họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của NCTN khi có giấy triệu tập.

Trước đây, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 thì

"người đỡ

đầu" có thể

được cha mẹ

cử, nếu cha mẹ

không cử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

được thì

những người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 15

đỡ đầu do UBND xã, phường, thị trấn công nhận. Hiện nay, thuật ngữ

"người đỡ đầu " trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2001 đã được thay thế bằng thuật ngữ "người giám hộ" theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Để thống nhất cách sử dụng thuật ngữ này, chúng tôi kiến nghị thay thế cụm từ: "người đỡ đầu” thành cụm từ: "người giám hộ "ở Điều 304 BLTTHS.

Bên cạnh đó, trong Điều 304 không quy định cụ thể nếu cha mẹ, người đỡ đầu từ chối nghĩa vụ giám sát thì cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào. Trên thực tế đã có những trường hợp, khi cơ quan tiến hành tố tụng giao NCTN cho cha mẹ, nhưng cha mẹ đã từ chối trách nhiệm giám sát

với lý do không thể giám sát được con cái. Chúng tôi cho rằng trong mọi

trường hợp khi các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định giao cho cha mẹ, người giám hộ của NCTNPT phải có trách nhiệm giám sát thì cha mẹ, người giám hộ phải có nghĩa vụ giám sát mà không được từ chối. Điều này sẽ giúp NCTN tránh được những mặc cảm, mà vẫn có cơ hội hoà nhập với cộng đồng, nhà trường, xã hội trong thời gian tham gia tố tụng.

Mặt khác, do hiện nay Điều 304 BLTTHS không đặt ra trách nhiệm cụ thể đối với người có nghĩa vụ giám sát khi họ để bị can, bị cáo là NCTN bỏ trốn, hoặc tiếp tục phạm tội. Thực trạng này chính là nguyên nhân khiến cơ


quan tố tụng phải "lạm dụng" biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam với NCTN, đã được tác giả phân tích, làm rõ tại tiểu mục 3.2.1.2.

Thứ ba, chưa được bảo đảm sự có mặt của gia đình bị cáo NCTN tại phiên tòa xét xử

Trên thực tế, việc hoãn phiên tòa khi thiếu đại diện gia đình của bị cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 306 BLTTHS, vẫn chưa được Hội đồng xét xử quan tâm đúng mức.

Ví dụ: Vụ án Thái Vũ L. (sinh ngày 19/11/1997) có hành vi phạm tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” ngày 1/8/2012 tại rạch Dì Tho, khu vực Phú Luông, phường Long Hưng, quận Ô Môn, thành phố C. Tại phiên tòa Hình sự sơ thẩm ngày 7/3/2013 của Tòa án nhân dân thành phố C, mặc dù không có mặt người đại diện hợp pháp cho bị cáo mà chỉ có Luật sư Thi Tấn Sản bào chữa cho bị cáo, nhưng Hội đồng xét xử đã không hoãn phiên tòa mà vẫn tiến hành xét xử.

3.3.2. Về phía nhà trường, tổ chức

Sự tham gia của nhà trường trong tố tụng là không đáng kể trong các lần hỏi cung cũng như tại phiên tòa xét xử. Đại diện nhà trường và tổ chức hầu như không có mặt tại phiên tòa xét xử NCTN, nguyên nhân có thể đến từ hai phía: do Tòa án không yêu cầu triệu tập hoặc do sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của nhà trường, tổ chức đối với NCTN.

Trên thực tế phiên tòa xét xử người chưa thành niên ở nhiều Tòa án

nhân dân quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội thời gian qua, hầu hết không

có sự tham gia của đại diện nhà trường và tổ chức xã hội [86]. Đây là một

thực trạng, tuy nhiên, chưa có bản án nào bị Tòa án cấp trên hủy án do vi phạm này. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, những vi phạm này xuất phát từ tất cả các bên thực hiện:

3.3.2.1. Từ phía Tòa án

Trong thực tiễn, sự

tham gia của các chủ

thể

này còn rất hạn chế,

nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những quy định thiếu rõ ràng, thống nhất


trong BLTTHS; đó là trong trường hợp hoãn phiên tòa khi thiếu thành phần nhà trường, tổ chức

BLTTHS hiện hành quy định việc hoãn phiên tòa chỉ đối với các trường hợp: trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án); bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng; vắng mặt Kiểm sát viên; người bào chữa vắng mặt trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa; vắng mặt người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ làm trở ngại cho việc xét xử; người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt; vắng mặt người giám định trong trường hợp cần có mặt người giám định.

Khoản 3 Điều 306 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tại phiên tòa xét xử bị cáo là NCTN phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức”.

Như vậy, với quy định này, chỉ trong trường hợp đại diện gia đình của bị cáo là NCTN cố ý vắng mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Hay nói một cách khác, trong trường hợp đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên vắng mặt tại phiên tòa mà có lý do chính đáng hoặc vắng mặt đại diện của nhà trường, tổ chức thì Tòa án phải hoãn phiên tòa vì sự có mặt của những người này là bắt buộc.

Tuy nhiên, quy định để hoãn phiên tòa (Điều 194 BLTTHS) lại không dẫn chiếu đến trường hợp vắng mặt của Điều 306 (3) BLTTHS. Do đó, Hội đồng xét xử khi xem xét, quyết định việc có hoãn phiên tòa hay không trong trường hợp này xảy ra đều rất lúng túng. Thực tế, nhiều Hội đồng xét xử vận dụng Điều 191 BLTTHS, coi đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức cũng là đại diện hợp pháp của NCTN để xem xét, quyết định việc hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, theo tôi, nếu áp dụng quy định Điều 191 BLTTHS cũng chưa chính xác và không phù hợp, bởi vì “người đại diện hợp pháp” và “đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức” là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất. Hơn nữa,


Điều 306 đã quy định cụ thể sự có mặt bắt buộc của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức đối với việc xét xử NCTNPT, do vậy đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong trường hợp này là những đối tượng tham gia tố tụng đặc biệt theo quyết định của Tòa án, hoàn toàn khác và không thể cùng lúc đóng cả vai trò là “người đại diện hợp pháp” trong tố tụng hình sự.

3.3.2.2. Từ phía cơ quan, tổ chức

Một là, hiện chưa có quy định cụ thể trách nhiệm tham gia của cơ quan, tổ chức tham gia Hội đồng xét xử

Theo Điều 307, thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ của Đoàn Thanh niên nhưng lại không quy định về trình

độ hay kiến thức họ cần có để tham gia. Trên thực tế, việc đảm bảo hội

thẩm có đủ kiến thức chuyên môn về NCTN là rất khó. Điều luật cũng chỉ quy định chung về thành phần Hội đồng xét xử đối với các vụ án có bị cáo là NCTN mà không cụ thể thành phần đó được áp dụng trong giai đoạn xét xử nào nên trong thực tiễn xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên ở cấp cao hơn, hầu hết thành phần Hội đồng xét xử không có Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hai là, thiếu thành phần cơ NCTN

quan chuyên môn về

chăm sóc, bảo vệ

Trên thực tiễn, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em có vai trò quan trọng trong việc giáo dục người chưa thành niên. Chính vì vậy, cùng với đại diện gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cần quy định thêm đại diện của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em trong thành phần Hội thẩm nhân dân khi xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Qua nghiên cứu các quy định BLTTHS 2003 về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; thực tiễn thi hành các quy định pháp luật này và tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến NCTN có thể rút ra những kết luận sau:

1. Các quy định theo BLTTHS 2003 là những quy phạm đặc biệt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NCTN khi họ tham gia tố tụng; thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước;

2. Nhìn chung, các quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, mô hình tố tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam, về cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn giải quyết các vụ án có NCTN tham gia tố tụng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất; một số quy định còn bất cập cả về lý luận lẫn thực tiễn; một số quy định lại chưa được điều chỉnh dẫn đến khó khăn trong cơ chế bảo vệ quyền cho NCTN tham gia tố tụng. Cụ thể

như: quy định trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh

trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án NCTN; Trong việc xác minh về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN…Đặc biệt các quy định liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với NCTN và bảo đảm cho việc tham gia tố tụng của người bào chữa và trợ giúp pháp lý

3. Đặc biệt, trong tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

tụng, của Người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến NCTN còn nhiều bất cập với những nguyên nhân chủ quan: nhận thức, năng lực, trình độ, trách nhiệm của các Cơ quan, Người này; bên cạnh đó còn những nguyên nhân khách quan như chưa có cơ quan chuyên trách điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN; Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vẫn còn rất hạn


chế, chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng như phù hợp các tiêu chí do Quốc tế khuyến nghị;

4. Một trong những thiết chế quan trọng để bảo vệ NCTN là sự tham gia của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành, tác giả đã chỉ rõ những điểm bất cập, là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN;

5. Nghiên cứu các tồn tại, bất cập, chỉ rõ nguyên nhân của các phương thức bảo vệ là cơ sở để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS, ngày càng tiếp cận gần các quyền của NCTN theo luật pháp Quốc tế.


Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ CÓ HIỆU QUẢ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


4.1. XU HƯỚNG QUỐC TẾ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

4.1.1. Xu hướng quốc tế

Luật pháp và chính sách về người chưa thành niên không phải là bất biến. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc một quốc gia ứng xử như thế nào với trẻ em gặp khó khăn. Những nhân tố này bao gồm sự thay đổi về tình hình nhân khẩu, các cấu trúc gia đình mới, sự thay đổi về kinh tế và chính trị, các phát minh khoa học, tiến bộ kỹ thuật, và những trải nghiệm trước đó. Mặc dù mỗi hệ thống pháp luật đều vận hành và thay đổi theo nhiều hướng khác nhau nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy một số xu hướng xuất hiện trên tất cả các hệ thống này. Trong lĩnh vực luật pháp và chính sách về người chưa thành niên, những xu hướng chung đó bao gồm: (1) Việc thông qua các tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn quốc tế đã tạo ra ảnh hưởng to lớn tới cách nhìn nhận của các quốc gia về trẻ em, cũng như hoàn cảnh và nhu cầu của các em. Việc CUQTE được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia ký kết đã cho thấy rằng đại bộ phận các quốc gia trên thế giới đã thống nhất được với nhau trong cách nhìn nhận những nhu cầu của trẻ em để các em đạt được tối đa tiềm năng phát triển của mình cũng như vai trò của các Quốc gia thành viên trong việc đảm bảo an toàn và cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em. (2) Toàn cầu hoá đã tạo ra cơ hội cho việc hỗ trợ lẫn nhau và thụ hưởng từ nhau giữa các quốc gia phải đối mặt với những thách thức tương đồng. Từ đó, các quốc gia có thể học tập kinh nghiệm của nhau trong quá trình tìm tòi áp dụng các quy định của CƯQTE và các Hiệp định quốc tế khác. (3) Các tiến bộ khoa


học trong lĩnh vực nghiên cứu bộ não con người đã cho chúng ta hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ em. Các nhà khoa học xã hội đang ngày càng tìm ra nhiều bằng chứng từ việc thể

nghiệm để

trả

lời hàng loạt các câu hỏi quan trọng như tác động của tổn

thương tâm lý đối với trẻ em, mức độ hiệu quả của những nỗ lực hiện nay

nhằm đáp

ứng các nhu cầu của trẻ

em, hoặc cần phải tăng cường các hệ

thống phục vụ trẻ em bằng cách nào. (4) Tiến bộ về kỹ thuật đã dẫn đến sự phát triển của các hệ thống tinh vi hơn phục vụ công tác thu thập, lưu trữ và phân tích số liệu có thể sử dụng để thông tin cho các nhà hoạch định chính sách. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã giúp tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề mà trẻ em đang gặp phải trên toàn thế giới và ngay trong cộng đồng của mình. (5) Cấu trúc gia đình cũng đang chuyển biến mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Ngày càng có nhiều trẻ em được nuôi nấng trong môi trường đô thị cũng như trong các gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân nuôi con.

Các nhân tố này cùng với những vấn đề khác nữa đã góp phần tạo nên những xu hướng mang tính toàn cầu trong các vấn đề về chính sách liên quan tới trẻ em, bao gồm: Nhận thức ngày càng thấu đáo hơn về sự phát triển của trẻ em và người chưa thành niên; Hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về tác động của tổn thương tâm lý đối với hành vi của trẻ em; Xu hướng chuyển từ những mô hình tư pháp người chưa thành niên mang tính thuần nhất phúc lợi hoặc trừng phạt sang mô hình tư pháp phục hồi; Mong muốn chuyển hướng càng nhiều càng tốt các trường hợp có thể ra khỏi hệ thống tư pháp chính thức; Tăng cường khả năng hỗ trợ của cộng đồng đối với trẻ em và gia đình các em; Xu hướng tập trung hỗ trợ, củng cố gia đình ngày càng đạt được sự ủng hộ rộng rãi hơn.

4.1.2. Quan điểm cuả Đảng, Nhà Nước về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022