Về Năng Lực Cán Bộ Tiến Hành Tố Tụng Trong Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Liên Quan Đến Người Chưa Thành Niên


đối với việc làm rõ các tình tiết của vụ án. Cũng do thiếu sự chuẩn bị trước khi tiến hành lấy lời khai nên nhiều trường hợp việc tiến hành lấy lời khai phải làm đi làm lại nhiều lần mà vẫn không đảm bảo yêu cầu, gây phiền hà cho những người tham gia tố tụng, đồng thời cũng là nguyên nhân làm kéo dài

thời gian điều tra vụ án Đặc biệt, đối với các trường hợp những người ở

vùng nông thôn, vùng sâu, điều kiện kinh tế khó khăn…

Ví dụ: Vụ án Bùi Văn D. (sinh ngày 26/6/1994) có hành vi "Cố ý gây thương tích" xảy ra tối ngày 01/6/2010 tại thôn Phú Lĩnh, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh TH. Trong quá trình điều tra vụ án, Điều tra viên Đỗ Văn O. đã 13 lần triệu tập bị can cùng những người liên quan, có nhiều lần chỉ để hỏi về cùng một tình tiết. Việc làm này của Điều tra viên đã khiến năm học 2010 - 2011, em D. không hoàn thành được chương trình học và bị học lại.

Ba là, thái độ khi làm việc chưa đúng mực, vẫn còn tình trạng một số điều tra viên trong quá trình lấy lời khai có thái độ hống hách, bàng quan, lạnh nhạt tạo ra tâm lý ức chế không muốn cộng tác, thiếu lòng tin vào cơ quan điều tra làm ảnh hưởng đến công tác lấy lời khai để kiểm tra, xác minh tin báo cũng như tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo.

Ví dụ: vụ án Hoàng Văn Th. (sinh ngày 14/7/1993) cùng đồng bọn thực hiện hành vi "Giết người" vào hồi khoảng 20h ngày 22/9/2010 tại sân trường tiểu học thôn Bản Đuốc, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh LS. Trong quá trình điều tra vụ án, Điều tra viên Hoàng Trung T., Lương Văn T. do bức xúc với thái độ của bị can trong khai báo, thay vì lựa lời giải thích, động viên bị can khai báo ra đồng bọn đã dùng lời lẽ thóa mạ người giám hộ của bị can (ông Hoàng Văn Th., cha đẻ của bị can) khiến ông này tức giận bỏ ra khỏi phòng hỏi cung. Thấy vậy, bị can càng tỏ ra thách thức và thay đổi toàn bộ lời khai trước đó, khiến quá trình điều tra vụ án bị kéo dài không cần thiết.

3.2.2. Về năng lực cán bộ tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên


3.2.2.1. Năng lực của Điều tra viên, kiểm sát viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực tế đã chứng minh, trong quá trình xử lý những vụ án do NCTN gây ra, Cơ quan điều tra có vị trí rất quan trọng không chỉ bởi kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát truy tố và Toà án xét xử đúng người đúng tội mà còn vì thái độ và trình độ của Điều tra viên và các cán bộ điều tra khác trong khi bắt, hỏi cung và kiến nghị về hướng xử lý... có ảnh hưởng rất quan trọng đến tương lai của NCTN. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Điều tra viên tiến hành tố tụng đối với NCTNPT phải là những người hiểu biết cần thiết về tâm lý học vị thành niên, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN gây ra. Tuy nhiên, việc quy định "thế nào là hiểu biết cần thiết" vẫn quá chung chung, thiếu cụ thể và không có tiêu chí định lượng nên việc phân công Người tiến hành tố tụng vẫn chủ yếu dựa vào cảm tính của Người lãnh đạo Cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra vụ án do NCTNPT, việc thiếu năng lực của Điều tra viên còn thể hiện chủ yếu là khó khăn trong ngôn ngữ điều tra. Trong mỗi vụ án Điều tra viên sử dụng ngôn ngữ khác nhau tuỳ theo trình độ nghiệp vụ, trình độ pháp luật và kinh nghiệm của mỗi Điều tra viên. Song, nhận thức của NCTN về pháp luật và văn hoá còn kém hoặc nếu điều tra viên không khéo léo, vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt cũng dễ gây hiểu lầm vì ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những kiểu ngôn ngữ đa nghĩa;

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 14

3.2.2.2. Năng lực của Thẩm phán

Hiện nay, chúng ta chưa có đội ngũ Thẩm phán chuyên giải quyết các vụ án do NCTN gây ra; trên thực tế họ phải thực hiện việc xét xử đối với cả những bị cáo đã thành niên và bị cáo chưa thành niên. Ngoài ra, để đánh giá năng lực của Thẩm phán, chúng ta có thể nhận xét qua một số hoạt động sau:

* Hoạt động giải thích của Tòa án

Thực tiễn cho thấy việc giải thích cho NCTN về trình tự, thủ tục phiên tòa: cần giải thích cho bị cáo là NCTN về các trình tự của một phiên toà, cách xưng hô như thế nào với Hội đồng xét xử và cách trả lời những câu hỏi của


Hội đồng xét xử cũng như chỉ dẫn cho họ cách nói lời nói sau cùng như thế nào là rất quan trọng.

Ngoài ra, trong việc giải thích án treo cũng chưa được Chủ tọa phiên tòa quan tâm giải thích rõ ràng, nên trong thực tế nhiều gia đình và người chưa thành niên chưa nhận thức được hậu quả của hình phạt nên đã coi thường phán quyết của Tòa án. Điều này đã dẫn đến việc các em vẫn chưa nhận ra được hậu quả pháp lý đối với hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện [Xem phụ lục 2].

* Trong việc tuyên án

Thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn hiện tượng Kiểm sát viên, Thẩm phán khi truy tố, xét xử chưa lưu ý đúng mức để thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc xử lý, chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự đối với NCTNPT như; cần phải xét xử mức án nhẹ hơn so với người lớn, chỉ xử phạt tù giam khi cần thiết v.v...; khi xét xử NCTNPT một số Thẩm phán còn mang tâm lý "cào bằng", không đánh giá chính xác chính sách hình sự đối với NCTNPT nên tỷ lệ hưởng án treo còn thấp, mức án bị tương đương với bị can khác trong vụ án, thậm chí còn xét xử cả hành vi không cấu thành tội phạm (do không lưu ý đến độ tuổi chịu TNHS). Theo số liệu điều tra cho thấy, ở bất kỳ Tòa án nào thì hình phạt tù cũng là hình phạt được áp dụng nhiều nhất, chiếm đại đa số các bản án. Theo thống kê xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (Theo số liệu của Văn phòng Tòa án Hà Nội) thì hình phạt tù được áp dụng như sau: Năm 2004, số NCTN đưa ra xét xử sơ thẩm bị phạt tù chiếm 95,37%, năm 2005 là 91,23%, năm 2006 là 93,39%, năm 2007 là 95,65%, năm 2008 là

94,39%, năm 2009 là 96,52%, năm 2010 là 92,44% và năm 2011 là 93,75%, đây là tỷ lệ rất cao. Theo ý kiến của các Thẩm phán thì hình phạt tù được coi là có hiệu quả, không gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng. Điều này đi trái với nguyên tắc xử lý NCTNPT, nguyên nhân của nó có thể do áp lực hoặc do thành kiến, nhất là chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển của NCTN, bởi vậy mới dẫn đến áp dụng hình phạt tù là chủ yếu. NCTN đang


trong quá trình hoàn thiện nhân cách, nếu bị đưa vào môi trường tù tội có thể làm mất đi những bản tính tốt đẹp vốn có của con người, thay vào đó là những bản tính xấu học được lẫn nhau trong trại giam.

3.2.2.3. Năng lực của Hội thẩm nhân dân

Theo quy định, thành phần Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đối với vụ án mà bị cáo là NCTN, thì thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định này nhằm bảo đảm trong Hội đồng xét xử có ít nhất một người có hiểu biết về tâm sinh lý và có kinh nghiệm trong việc giáo dục NCTN.

Hội thẩm nhân dân không phải là cán bộ chuyên nghiệp, hay chuyên trách, mà chỉ là cán bộ kiêm nhiệm theo từng nhiệm kỳ; trong đó có nhiều người là cán bộ hưu trí, sức khoẻ phần nào đã bị hạn chế. Việc tổ chức, quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính sách chế độ đối với Hội thẩm chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng, một số quy định đã có từ lâu, đã lạc hậu. Thực tế này ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực, trình độ chuyên môn, đến tâm tư, tình cảm và sự nhiệt huyết của Hội thẩm nhân dân. Có phiên toà không tiến hành được vì không mời được Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là những phiên toà được tổ chức vào cuối năm hoặc những Hội đồng xét xử yêu cầu bắt buộc Hội thẩm nhân dân phải là đại diện nhất định cho một tổ chức, đoàn thể; Ví dụ: thành phần Hội đồng xét xử vụ án có bị cáo là NCTN nhất thiết phải có Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ của Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh (quy định tại Điều 277 BLTTHS). Ngay ở Hà Nội, vào thời

điểm cuối quý, cuối năm việc mời Hội thẩm nhân dân cho phiên tòa xét xử người đã thành niên đã khó, mời Hội thẩm nhân dân đúng thành phần quy định lại càng khó hơn; nguyên nhân do Hội thẩm nhân dân kiêm nhiệm, thời điểm này bận nhiều công việc quan trọng khác, nên rất khó bố trí thời gian để tham gia xét xử Đối với các Hội thẩm nhân dân là cán bộ hưu trí thì dễ bị trục trặc

do yếu tố

sức khoẻ, phương tiện đi lại; thêm vào đó là một số

yêu cầu,

nguyện vọng chính đáng của Hội thẩm nhân dân (như trang phục, chính sách,


chế độ...) chưa được đáp ứng nên cũng khó có động lực cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.3. Việc đảm bảo cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên còn hạn chế

Việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cũng chưa được quan tâm thỏa đáng, cụ thể:

3.2.3.1. Trong quá trình điều tra

Do điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam còn thiếu và yếu nên việc tạo lập môi trường làm việc thân thiện còn rất hạn chế. Trong thực tế, các cuộc lấy lời khai của NCTN thường diễn ra tại trụ sở CQĐT, là những nơi trang nghiêm khiến NCTN căng thẳng, cảm giác không thoải mái, gây hạn

chế

hiệu quả

hoạt động điều tra hoặc chưa bảo đảm đầy đủ quyền của

NCTN.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành chưa có điều khoản cụ thể quy định về việc lấy lời khai người chưa thành niên. Về vấn đề này, tại Điều 10 Thông tư

liên tịch 01/2011/TTLT có một số

hướng dẫn cụ

thể

như:

địa điểm, cách

thức, số lần, thời gian lấy lời khai, hỏi cung người chưa thành niên; thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ…nhưng trên thực tế, số lượng cán bộ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng làm việc với NCTN còn rất hạn chế.

Thời gian qua, UNICEF và các tổ chức khác đã hỗ trợ Học viện cảnh sát nhân dân, Cục cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội của Bộ Công an và

một số

tỉnh tập huấn về kỹ

thuật lấy lời khai thân thiện với trẻ em. Tuy

nhiên, do kinh phí dành cho hoạt động này của UNICEF còn khá khiêm tốn (khoảng 300 triệu đồng/năm), do đó, hàng năm, VKSNDTC (đơn vị được giao đầu mối thực hiện) chỉ có thể mở được 2 lớp với tổng số học viên tối đa, khoảng 80 người/năm. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn mà những


người tham gia điều tra các vụ án hình sự của người chưa thành niên phải đối mặt là không có trang thiết bị và nguồn lực để thực hiện các kỹ thuật thân thiện với trẻ em. Với sự hỗ trợ của UNICEF, 08 phòng lấy lời khai thân thiện đã được thành lập và vận hành tại 6 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Đồng Tháp, và 01 phòng đã được xây dựng tại Học viện cảnh sát nhân dân để phục vụ công tác giảng dạy. Mặc dù vậy, các tỉnh không có phòng lấy lời khai dành cho trẻ em.

3.2.3.2. Trong quá trình xét xử

Để bảo vệ

nhân phẩm và giá trị

của NCTN và để ngăn ngừa định

kiến và sự kỳ thị, các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về tư pháp NCTN quy định quyền riêng tư của NCTN phải được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Chuẩn mực quốc tế quy định rất rõ những vụ án có người chưa thành niên phạm tội phải được xét xử sao cho quyền riêng tư của NCTN được đảm bảo. Uỷ ban QTE cũng khuyến nghị các vụ án có người chưa thành niên phạm tội cần được xét xử kín [116]. “Việc xét

xử cần được tiến hành trong một phiên xét xử kín. Mặc dù bản án/hình

phạt cần được công bố công khai, nhưng phải tiến hành sao cho không làm lộ danh tính của người chưa thành niên [116].

Thông lệ quốc tế khuyến khích có các biện pháp đặc biệt để làm quá trình xét xử trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ em, giảm sự sợ hãi, mặc cảm của các em trong quá trình xét xử. Ngoài việc có toà án người chưa

thành niên và các cán bộ

chuyên trách, môi trường xét xử

cũng có thể

đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quá trình xét xử thân thiện với trẻ em. Cách bài trí tại phiên xét xử cần phải thân thiện với trẻ em để bảo đảm quá trình xét xử thúc đẩy những lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy ý thức về nhân phẩm và giá trị, sự phát triển và phúc lợi của người chưa thành niên có liên quan.


Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình xét xử NCTN, Tòa án phải tạo môi trường thân thiện, bởi đây là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo bảo vệ các quyền của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình xét xử, đặc biệt là quyền được tham gia thực chất vào quá trình này. Hiện nay BLTTHS không có quy định nào khác về việc tạo một môi trường xét xử thân thiện với trẻ em. Mặc dù gần đây, Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT quy định khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với NCTN. Tuy nhiên, trên thực tế, do những khó khăn về kinh phí cũng như sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp có thẩm quyền, nên quy định này vẫn chưa được thực hiện.


3.3. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TỪ PHÍA GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

BLTTHS thiết kế về nhóm thiết chế Gia đình - Xã hội là xuất phát từ đặc điểm đặc thù của nhóm chủ thể tham gia TTHS là NCTN và người có nhược điểm về thể chất, nhưng nhóm người có nhược điểm về thể chất chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể nên có thể nói đây chính là thiết chế đc thù cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS.

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng thường quyết định mời đại diện của gia đình bị can, bị cáo; thầy, cô giáo, đại diện nhà trường... tham gia tố tụng trong một số trường hợp sau đây: 1) với tư cách là đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo khi bị can, bị cáo là NCTN không còn ai là người đại diện hợp pháp; 2) với tư cách người làm chứng hoặc người chứng kiến hoặc để cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến bị can, bị cáo là NCTN; 3) Với tư cách bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của NCTN theo quy định của pháp luật hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.


Tuy vậy, do quy định về sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội còn chung chung, chưa cụ thể nên việc áp dụng điều này trên thực tế chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể:

3.3.1. Về phía gia đình

Trên thực tế việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình rất hạn chế. Thông thường, đại diện của gia đình chỉ được Cơ quan điều tra mời đến khi sắp kết thúc điều tra hay khi cần giải quyết về bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị hại do NCTNPT gây ra. Đại diện của gia đình chỉ được tham gia buổi hỏi cung bị can đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị tạm giam và chỉ được hỏi khi Cơ quan điều tra đã hỏi cung ban đầu. Tại phiên tòa, họ tham dự chủ yếu là để xem Tòa án xét xử và nghe Tòa tuyên án, chưa phát huy được vai trò phối hợp với Tòa án trong việc giáo dục cải tạo NCTNPT, trừ trường hợp cần giải quyết việc bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị hại do NCTNPT gây ra. Đặc biệt đối với những NCTNPT là đối tượng lang thang, không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch thì những quy định trên chỉ mang tính hình thức, không mang tính khả thi trên thực tế.

Ngoài ra, trong quá trình đại diện gia đình NCTN tham gia tố tụng trong một số hoạt động bảo vệ cụ thể đối với NCTN còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, nhận thông báo về việc bắt giữ NCTN

Mặc dù Điều 303(3) BLTTHS quy định “Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.”, nhưng trong thực tiễn, việc thông báo này ít khi được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, ở những vùng nơi các kênh thông tin còn hạn chế hoặc khi NCTN không thể cung cấp thông tin về cha mẹ hoặc người giám hộ của mình. Theo cuộc phỏng vấn với nhóm cha mẹ NCTN vi phạm pháp luật thực hiện tại Quảng Ninh, họ không được thông báo về việc con mình bị bắt cho tới một hoặc hai ngày sau khi việc bắt giữ diễn ra và trẻ bị tạm giữ. Điều này được lý giải là do Cơ quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022