mắt thường cơ quan Hải quan không thể phát hiện được. Điều này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải được trang bị các thiết bị hiện đại để phân biệt hàng thật, hàng xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu như: máy soi container, thiết bị soi chiếu hoặc phương tiện kiểm tra công nghệ cao. Tuy nhiên, ngành Hải quan hiện nay chỉ có một số ít các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được trang bị các máy móc, thiết bị này để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát hàng vi phạm quyền SHTT.
3.2.3. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan chưa thường xuyên và sâu rộng, hiệu quả phối hợp còn thấp
Trong quá trình cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, khi phát sinh vụ việc vi phạm đã có sự phối hợp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp các thông tin về đăng ký nhãn hiệu, tham khảo ý kiến chuyên môn trong xử lý các vụ việc vi phạm, giám định để xác định các yếu tố xâm phạm quyền; có sự phối hợp với các cơ quan thực thi như Thanh tra – Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi các vướng mắc xử lý các vụ việc vi phạm, phối hợp với cơ quan Công an trong điều tra, xác minh để xử lý các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự; phối hợp trao đổi với cơ quan Quản lý thị trường khi cần thu thập thông tin của người vi phạm trong thị trường nội địa.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện cho thấy công tác phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa các lực lượng chức năng ở nhiều cấp còn hạn chế. Đặc biệt là việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi với nhau, cơ quan Hải quan chỉ phối hợp ở mức trao đổi thông tin, tài liệu với các cơ quan như Công an, Quản lý thị trường khi có các vụ việc vi phạm cần phải điều tra, xác minh làm rõ để phục vụ cho công tác đấu tranh, xử lý vi phạm mà chưa có một cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên hai chiều lẫn nhau để phục vụ công tác phòng ngừa và phát hiện vi phạm về nhãn hiệu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu
không chỉ biên giới mà cả ở trong thị trường nội địa. Kết quả đấu tranh bắt giữ của cơ quan thực thi này sẽ là nguồn thông tin bổ ích để các cơ quan thực thi khác được cung cấp xây dựng kế hoạch công tác trong ngắn hạn cũng như dài hạn của mình trên cơ sở liên kết các khâu trong dây chuyền cung ứng hàng hóa thương mại quốc tế.
Mặc dù hàng năm với sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế, các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước và sự phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan Hải quan đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới. Tuy nhiên tại các diễn đàn này chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực thi với nhau, vẫn chưa có sự kết nối xuyên suốt để tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc hợp tác trong đấu tranh bắt giữ và xử lý các vi phạm về nhãn hiệu.
3.2.4. Công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các chủ thể quyền SHTT còn hạn chế, chưa thật sự thiết thực
Một khó khăn không nhỏ đối với công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới của cơ quan Hải quan là doanh nghiệp vẫn chưa thật sự quan tâm phối hợp với cơ quan Hải quan trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu. Việc hỗ trợ về mặt kinh phí, thiết bị trong việc phát hiện, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, hàng giả; động viên kịp thời cá nhân phát hiện bắt giữ hàng hóa xâm phạm còn hạn chế.
Công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa của cơ quan Hải quan có những nét đặc thù. Việc phát hiện và xử lý hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá do cơ quan Hải quan tiến hành thông qua việc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát và các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan được thực hiện trên cơ sở có đơn yêu cầu của chủ sở hữu quyền, tập trung vào hàng hoá đang làm thủ tục Hải quan tại cửa khẩu, thời gian tạm dừng ngắn. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nhiều
trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu và thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu nhưng chủ sở hữu nhãn hiệu đã không có bất cứ trao đổi hay cung cấp thông tin liên quan gì đến hàng hóa, người XK, NK vi phạm đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quá trình điều tra xác minh để xác định hành vi vi phạm do không có cơ sở thực tế để xác định. Thêm vào đó, do pháp luật hiện hành quy định về thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan hải quan chưa rõ ràng nên nhiều trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm nhưng không có cơ sở để xử lý nên đã làm thủ tục Hải quan cho lô hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới Của Cơ Quan Hải Quan
- Đăng Ký Kiểm Tra, Giám Sát Hàng Hoá Xk, Nk Liên Quan Đến Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới
- Kết Quả Bắt Giữ Và Xử Lý Vi Phạm Chưa Tương Xứng Với Nguồn Lực Và Năng Lực Thực Tế Của Cơ Quan Hải Quan
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới Việt Nam
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Đăng Ký Giám Sát Hải Quan Về Shtt
- Tăng Cường Phối Hợp Với Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Và Cơ Quan Thực Thi
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Phần lớn các chủ sở hữu quyền chỉ phối hợp với cơ quan Hải quan ở mức tổ chức các chương trình đào tạo mà chưa có định hướng lâu dài, đi vào những vấn đề cơ bản và thực chất. Tại các chương trình đào tạo này, họ phổ biến các kiến thức để phân biệt hàng thật, hàng giả mạo nhãn hiệu đối với các sản phẩm của họ đang yêu cầu cơ quan Hải quan bảo vệ. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế như: phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc trao đổi thông tin thường xuyên, hỗ trợ cho cơ quan Hải quan trong quá trình bắt giữ và xử lý hàng vi phạm như thế nào thì họ lại không xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể. Dẫn đến khi có vụ việc phát sinh, cơ quan Hải quan không có sự phối hợp kịp thời của các chủ sở hữu quyền, đã làm hạn chế hiệu quả của công tác này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, hiệp hội và các đại diện thương mại chưa chủ động liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan để yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong công tác đấu tranh, phát hiện hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng giả của chính mình. Nhiều doanh nghiệp chưa biết tới các hoạt động của cơ quan Hải quan mặc dù ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa các thông tin có liên quan đến hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiến thức về lĩnh vực SHTT của một số doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến việc yêu cầu cơ quan Hải quan bảo vệ quyền SHTT không chính xác, ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp khác. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cơ quan Hải quan phát hiện được hàng giả, thông báo cho doanh nghiệp để phối hợp giải quyết, nhưng doanh nghiệp không mặn mà. Có doanh nghiệp lại đề nghị cơ quan Hải quan không công bố vụ việc ra công luận vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu bán hàng của họ.
Một số chủ sở hữu quyền, đại diện pháp lý về SHTT của chủ sở hữu quyền chưa hiểu rõ hoạt động của cơ quan Hải quan. Một số doanh nghiệp còn có tư tưởng coi việc bảo vệ quyền SHTT là trách nhiệm của cơ quan Hải quan, do vậy chỉ cần nộp đơn mà không có biện pháp phối hợp thường xuyên với cơ quan Hải quan trong việc bổ sung, cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động NK, kinh doanh hàng hóa có yêu cầu bảo hộ. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác bảo vệ chưa cao.
3.2.5. Nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới còn hạn chế
Hiểu biết pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu của một số bộ phận cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động XK, NK hàng hoá, đặc biệt là cư dân biên giới còn hạn chế. Qua thực tế thực hiện công tác này cho thấy, do thiếu hiểu biết mà nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm khi mua hàng hóa giả mạo nhãn hiệu từ nước ngoài rồi NK về Việt Nam nhưng không biết đó là hàng hóa vi phạm quyền SHTT, hoặc mua gom từ ngoài thị trường rồi mở tờ khai NK để đưa vào khu kinh doanh hàng miễn thuế bán cho hành khách xuất nhập cảnh, như trường hợp của 02 Công ty TNHH Trang Hiền và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phương Thảo ở Nội Bài mua gom hàng hóa giả mạo nhãn hiệu từ trong thị trường nội địa, sau đó mang vào bày bán cho hành khách xuất nhập cảnh tại Khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh quốc tế Sân bay Nội Bài.
Nhiều doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề trong nước vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới. Khi kinh doanh có lãi và đem lại lợi nhuận cao, các doanh
nghiệp chỉ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới mà chưa chú trọng đến lợi ích lâu dài của nhãn hiệu hàng hóa mang lại, họ vẫn chưa coi nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cũng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Do vậy, khi hàng hóa của họ bị làm giả trên thị trường hoặc được NK từ nước ngoài về, lúc đó họ mới yêu cầu cơ quan Hải quan kiểm soát và xử lý vi phạm. Do vậy, nhiều trường hợp cơ quan Hải quan đã không có cơ sở để xử lý các vi phạm hoặc do các chủ thể quyền không phản hồi kịp thời các thông tin từ cơ quan Hải quan nên do quá thời hạn tạm thời dừng làm thủ tục Hải quan (3 ngày làm việc), cơ quan Hải quan phải tiếp tục làm thủ tục Hải quan cho lô hàng nghi ngờ xâm pham. Đồng thời, do không có sự phối hợp từ trước nên khi triển khai, cơ quan Hải quan đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, thậm chí mất cả thời gian xác minh tại các cơ quan, tổ chức ở nước ngoài nên đã mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém để xử lý các vụ việc như vậy.
Thêm vào đó cũng do thiếu hiểu biết pháp luật của cư dân biên giới, nên người vi phạm đã lợi dụng cư dân biên giới trên cơ sở tiêu chuẩn hàng hóa được miễn thuế đã thuê các đối tượng này mang vác hàng hóa giả mạo nhãn hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam, sau đó tập kết hàng trong nội địa và đưa đi tiêu thụ để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Khi hàng hóa vi phạm bị bắt giữ, cơ quan Hải quan đã không xác định được chủ thể vi phạm để xử phạt và phải xử lý hàng hóa vi phạm như đối với trường hợp hàng hóa vô chủ.
3.3. Dự báo tình hình xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới Việt Nam
Từ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế sẽ giảm dần thuế suất một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo đó, kéo theo sự gia tăng về lưu lượng và sự đa dạng của hàng hoá XNK, hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công
sản xuất hàng XK, đang gia tăng mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền SHTT có diễn biến ngày càng phức tạp, mang tính toàn cầu. Hoạt động buôn lậu qua biên giới, hàng giả và gian lận thương mại sẽ tiếp tục với quy mô và mức độ cao hơn, các đối tượng sẽ tiếp tục lợi dụng những bất cập và kẽ hở trong cơ chế, chính sách để buôn lậu, tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu, đầu tư, sản xuất XK, tạm nhập tái xuất để buôn lậu trốn thuế với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý.
Hiện nay, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng và suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao. Chính phủ các nước có nền kinh tế lớn đang nỗ lực đưa ra các chính sách kích cầu, khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa, lập những “hàng rào” mậu dịch ngăn chặn hàng NK, tăng cường XK để chống nhập siêu. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho sự phục hồi và tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta. Theo đánh giá của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và Cảnh sát quốc tế (Interpol), tội phạm lớn nhất của thế kỷ 21 là tội phạm làm hàng giả. Nếu như trong những năm 80 của thế kỷ XX, buôn bán hàng giả tập trung chủ yếu tập trung vào các mặt hàng xa xỉ phẩm (nước hoa, hàng da, đồng hồ...) và phần lớn dành cho khách du lịch thì từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, hàng giả xuất hiện ngày càng đa dạng, từ hàng nông nghiệp đến hàng công nghiệp và hàng dược phẩm, văn hoá phẩm. Sản xuất hàng giả đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự với quy mô lớn, tác động tới tất cả các ngành công nghiệp khác. Theo báo cáo mới nhất về kết quả xử lý vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa của Hải quan Mỹ năm 2011, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu trong danh sách cung cấp hàng giả và vi phạm bản quyền với tỷ lệ khoảng 62% và giá trị hàng giả lên đến 124,7 triệu USD trong tổng số các vụ bắt giữ của họ [45].
Tại Hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Ban Chỉ đạo 127/TW tổ chức vào cuối tháng 3/2009 đã cảnh báo tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến hết sức phức tạp cả về quy mô lẫn cách thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ và NK từ bên ngoài. Thị trường trong nước đã xuất hiện thêm nhiều loại hàng giả như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, các loại dược phẩm, mỹ phẩm và một số mặt hàng công nghiệp thực phẩm… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khoẻ người dân và môi sinh, môi trường. Mặc dù các lực lượng thực thi như cơ quan quản lý thị trường, công an, Hải quan, bộ đội biên phòng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, nhưng hàng giả, hàng nhái vẫn mặc nhiên tung hoành và được bày bán công khai bên cạnh hàng thật. Tính riêng trong năm 2008, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra, xử lý hơn 18 nghìn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền SHTT và an toàn vệ sinh thực phẩm. Lực lượng công an đã phát hiện và bắt giữ 268 vụ hàng giả, trong đó đặc biệt nổi lên là các vụ làm phân bón giả, sang triết ga trái phép, làm thuốc tân dược giả [28].
Theo lời một chuyên gia đã có thâm niên trong công tác chống hàng giả hàng nhái thì, các loại hàng hoá bị làm giả hiện nay rất khó nhận biết nếu không có đầy đủ kiến thức. Mặt hàng nào càng bán chạy, thì càng hay bị làm giả, làm nhái. Cũng theo chuyên gia này, tốc độ sản xuất hàng giả hiện nay được rút xuống chỉ còn 1 tháng (trước đây là 7 - 8 tháng) [28]. Điều đó lý giải tại sao, nhiều doanh nghiệp luôn phải than phiền, sau mỗi lần tung ra các sản phẩm mới, thì ngay lập tức xuất hiện trên thị trường các sản phẩm được làm giả tương tự với sản phẩm của họ. Đặc biệt, một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc có thời điểm đã phát hiện tới gần 40 loại sản phẩm bị làm nhái, mặc dù đã chi hàng tỷ đồng mỗi năm cho công tác bảo vệ quyền SHTT. Tệ hại hơn, có doanh nghiệp dệt may còn phát hiện tới hơn 100 cửa hàng
bán sản phẩm may sẵn đã treo các bảng hiệu mập mờ nhái thương hiệu của mình và một số đại lý trong hệ thống đã đưa hàng từ ngoài vào bán, gắn mác của doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam (VATAP) cho biết: hàng giả, hàng nhái được đưa vào tiêu thụ trên thị trường theo 3 nguồn: từ nước ngoài đưa vào, người trong nước ra nước ngoài đặt sản xuất rồi đưa về Việt Nam tiêu thụ và các cơ sở trong nước làm giả. Hàng giả từ nước ngoài đưa về chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc, Thái Lan và các nước đang phát triển. Tại các cửa khẩu, do yêu cầu thông quan nhanh, hàng giả “hiên ngang” tràn vào thị trường trong nước qua con đường chính ngạch. Hàng giả còn được “hợp thức” thành hàng nội địa bằng hình thức NK linh kiện, bán thành phẩm, qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn, mác mới của các nhãn hiệu có uy tín trong nước. Xu hướng hình thành các làng nghề chuyên hoàn thiện hàng giả tập trung xung quanh các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sau đó đưa về các địa phương khác tiêu thụ cũng ngày càng gia tăng. Đây là những hiện tượng biến tướng khá nhức nhối đã được dư luận xã hội và các lực lượng thực thi “vạch mặt, chỉ tên” không ít lần.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá XNK, hàng hoá quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, với trọng trách là lực lượng gác cửa nền kinh tế đất nước, đây là một thách thức không nhỏ đối với ngành Hải quan.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình hàng hoá xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo quyền SHTT đối với nhãn hiệu sẽ còn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp hơn trước. Hàng hoá xâm phạm, hàng giả được NK vào Việt Nam dưới mọi loại hình XNK bao gồm cả mục đích thương mại và phi thương mại, hàng hoá tạm nhập – tái xuất, hàng hoá nhận gia công cho nước ngoài, hàng hoá ra vào khu thương mại và khu kinh tế cửa khẩu diễn ra trên tất cả các tuyến đường (đường bộ, đường biển, đường hàng không,