Đăng Ký Kiểm Tra, Giám Sát Hàng Hoá Xk, Nk Liên Quan Đến Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới

pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế vủa Việt Nam về SHTT, thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác này trên thực tế.

3.1.2. Đăng ký kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới

Tính đến hết ngày 15/10/2011, Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận hơn 120 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát đối với khoảng 550 nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu đã được bảo hộ ở trong nước và nước ngoài. Trong tổng số các nhãn hiệu đã được đăng ký, đa số là các nhãn hiệu nước ngoài đã được đăng ký quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, có các nhãn hiệu nổi tiếng như: Nokia, Gucci, Chanel, Nike, Seiko, HP, Epson, Smirnoff, Panasonic, Gucci, Casio, Ensure, Oral-B, New Eracap, Luckypro, Lăng tiêu ProPlus, Cialis, Zebra, Zinnat, Casio, Cisco và Cicscosytem, Apollo …[31, tr.35].

Hồ sơ yêu cầu kiểm tra, giám sát được nộp tại Tổng cục Hải quan (qua Cục Điều tra chống buôn lậu), được thực hiện đồng thời bằng cả hai cách: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan hoặc qua đường bưu điện, đồng thời nộp bản mềm hồ sơ đăng ký qua thư điện tử tại địa chỉ shtt.tchq@ gmail.com. Bộ hồ sơ đăng ký nộp tại cơ quan Hải quan thông thường bao gồm: Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XNK liên quan đến SHTT; Giấy uỷ quyền (nếu có); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc Bản sao công nhận Đăng ký quốc tế về nhãn hiệu do Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp; Bản mô tả chi tiết phân biệt hàng thật – hàng giả kèm theo ảnh chụp sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ; các tài liệu như: danh sách các nhà XK, NK chính thức các sản phẩm chính hãng, tuyến đường vận chuyển hàng hoá, tài liệu chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá (nếu có).

Cùng với việc thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Đề án 30 của Chính phủ, các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu kiểm tra, giám sát đã được quy định đơn giản hoá, tài liệu nộp cho cơ quan Hải quan chỉ cần là bản sao có chứng nhận sao y của người nộp đơn mà không yêu cầu phải là bản sao có

công chứng như trước đây trừ giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền nộp đơn đối với trường hợp uỷ quyền nộp đơn. Tuy nhiên, giấy uỷ quyền của tổ chức, cá nhân người nước ngoài phải được chứng nhận hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định. Đồng thời, thời hạn giải quyết đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát cũng được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt các chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, công tác tiếp nhận và xử lý Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XNK liên quan đến SHTT đã được Hải quan Việt Nam triển khai tích cực và hiệu quả. Thông qua công tác này, cơ quan Hải quan đã góp phần kiểm tra, giám sát và phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Trên cơ sở các thông tin có được trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, giám sát đã định hướng cho Chi cục Hải quan các cửa khẩu (các cán bộ công chức Hải quan làm việc trong quy trình thủ tục Hải quan) thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá để phát hiện hàng hoá nghi ngờ có xâm phạm ngay từ khâu đăng ký tờ khai hàng hoá XK, NK để làm thủ tục Hải quan. Thông qua các thông tin có trong cơ sở dữ liệu cung cấp cho cơ quan Hải quan, lực lượng kiểm soát Hải quan sẽ có căn cứ triển khai có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan để phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời các vi phạm về quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.

3.1.3. Cơ quan Hải quan phối hợp với các cơ quan thực thi và chủ thể quyền, hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới

- Phối hợp với các cơ quan thực thi

Để tăng cường sức mạnh tổng hợp của các lực lượng thực thi trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Trong thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã có sự phối hợp tốt và hiệu quả với các cơ quan quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

lý Nhà nước về nhãn hiệu (Cục SHTT) và các cơ quan thực thi khác (Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ). Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều Hội thảo, khoá tập huấn nghiệp vụ liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong đấu tranh, bắt giữ và xử lý hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: như phối hợp với Bộ Công thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thực thi SHTT tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, Dự án nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi thuộc Dự án Star và Star Plus – Hoa Kỳ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Trong 5 năm (2007 – 2011), Tổng cục Hải quan đã đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thực thi bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực Hải quan cho gần 3500 cán bộ Hải quan trong cả nước, đảm bảo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế công tác [31].

Ngoài các vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện được trên cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát Hải quan thu thập được, các cơ quan thực thi (Công an, Quản lý thị trường...) đã cung cấp cho cơ quan Hải quan nhiều thông tin quan trọng để phát hiện, đấu tranh và xử lý có hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu như: vụ việc thuốc lá giả nhãn hiệu Vinataba thẩm lậu vào Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ... Ngược lại, qua thu thập thông tin nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan đã phát hiện và kiến nghị kịp thời với cơ quan quản lý Nhà nước về nhãn hiệu những nghi vấn, thiếu sót trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký để thu hồi lại giấy chứng nhận đã cấp đối với một số nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn như: nhãn hiệu KINGMAX của ram máy tính, nhãn hiệu CEMAX đối với thuốc đông dược..., hỗ trợ cho công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên hàng hoá XNK và cách xác định nhóm hàng hoá

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 13

mang nhãn hiệu như: vụ việc tranh chấp nhãn hiệu Philips của Tập đoàn Philips

– Canađa và nhãn hiệu Philiger của Công ty TNHH Hoàng Mai – Hà Nội – Việt Nam được gắn trên sản phẩm bàn là điện hơi nước được NK qua cửa khẩu đường biển quốc tế (Cảng Hải Phòng) vào Việt Nam.

- Hợp tác với chủ thể quyền

Các chủ sở hữu quyền và đại diện chủ sở hữu quyền đã hỗ trợ cơ quan Hải quan trong các hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng và người tiêu dùng các thông tin về tình hình diễn biến hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới, các phương thức thủ đoạn và vụ việc điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả báo viết và báo hình) như: Báo Hải quan, Website Hải quan, Thời báo tài chính; các Kênh truyền hình VTV1, VTV3, Info TV..., hỗ trợ cơ quan Hải quan trong công tác đấu tranh (xác minh thông tin về hàng hoá có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, nhân thân người NK, tuyến đường vận chuyển chính thức của hàng hoá...), cung cấp chứng cứ để phục vụ công tác bắt giữ và xử lý vi phạm (tiến hành giám định, xác minh các dấu hiệu, phương thức, thủ đoạn vi phạm mới, hỗ trợ cơ quan Hải quan tiêu huỷ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu...).

Các chủ sở hữu quyền đã phối hợp với cơ quan Hải quan tổ chức nhiều chương trình tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả cho hơn 1000 cán bộ công chức Hải quan trong cả nước như: Công ty Võ – Trần là đại diện SHCN của Công ty Nokia – Nhật Bản tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả mang nhãn hiệu NOKIA và VERTU cho Cục Hải quan Lạng Sơn và Cục Hải quan Quảng Ninh, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie và Tập đoàn Lacoste – Pháp tổ chức phổ biến kinh nghiệm xác định hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Lacoste cho các cán bộ là thuộc các cơ quan thực thi trên địa bàn Hà Nội.

Hàng năm, Tổng cục Hải quan thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại Hải quan – doanh nghiệp để phổ biến, tuyên truyền pháp luật, trao đổi thông tin

và chia sẻ kinh nghiệp phối hợp, giúp doanh nghiệp nhận thức đẩy đủ về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới.

- Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới

Hải quan Việt Nam đã hợp tác với Hải quan các nước trong khu vực như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma, Indonesia, Trung Quốc trong việc triển khai chuyên án Storm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Cảnh sát quốc tế (Interpol) chống các hành vi sản xuất, mua bán và vận chuyển các loại thuốc giả trong khu vực; tham gia trong khuôn khổ các dự án, chương trình phối hợp liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu như: Dự án ETV2 do Châu Âu tài trợ, Dự án STAR giai đoạn 2, chương trình hợp tác tăng cường thực thi quyền SHTT EC- ASEAN (gọi tắt là ECAP II),...

Tổng cục Hải quan đã xây dựng và hình thành cơ chế liên lạc thường xuyên với các Tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ về SHTT như: Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), WCO, các cơ quan Chính phủ các nước về SHTT như Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan sáng chế Nhật Bản, Hải quan các nước Nhật Bản và Trung Quốc... và các tổ chức doanh nghiệp về SHTT như: Tổ chức đối tác doanh nghiệp về SHTT (IPR Business Partnership), Tổ chức phát triển Pháp (ADETEF), Hiệp hội Lixăng – Nhật Bản để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh, tổ chức các Hội thảo trong nước và nước ngoài, đào tào cán bộ để nâng cao năng lực thực thi liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới. Tham gia tích cực vào Dự án hỗ trợ các cơ quan Việt Nam trong công tác đấu tranh chống hàng giả có nguy cơ cao đối với sức khoẻ và sự an toàn của người dân tại tiểu vùng Sông Mê Công do EU tài trợ. Xây dựng Chương trình hành động chiến lược thực thi quyền SHTT cho Hải quan Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 (Action Plan) dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Hải quan thế giới.

3.1.4. Thực trạng xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới và thực tiễn đấu tranh của cơ quan Hải quan

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được đánh giá là một trong những khu vực sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng hoá xâm phạm quyền SHTT và hàng giả lớn trên thế giới. Đồng thời, nước ta có đường biên giới dài hơn 2000 km tiếp giáp với các nước bạn Lào, Campuchia và hơn 700 km với nước láng giềng Trung Quốc. Trên toàn tuyến biên giới, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với biên giới Trung Quốc với đặc thù có nhiều đường mòn, lối mở, tuyến đường vận chuyển thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong đó bao gồm cả hàng hoá giả mạo nhãn hiệu như mỹ phẩm, hàng may mặc, giấy dép, đồ điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em... là những mặt hàng có khả năng xâm phạm quyền SHTT cao. Trong 05 năm 2007 – 2011, Hải quan Việt Nam đã bắt giữ và xử lý 110 vụ vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, trị giá hàng hoá vi phạm khoảng 12 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính thu nộp Ngân sách Nhà nước hơn 9 tỷ đồng, tịch thu và buộc tiêu huỷ đối với 5 tấn hàng hóa vi phạm, buộc gỡ bỏ yếu tố vi phạm và tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với 2 lô hàng vi phạm [30, tr.9].

Thực tế công tác đấu tranh, bắt giữ của cơ quan Hải quan cho thấy các địa bàn trọng điểm diễn ra nhiều hoạt động xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa trong cả nước chủ yếu ở Miền Bắc là địa bàn thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, ở miền Trung là các khu vực thuộc Hà Tĩnh (cửa khẩu Cầu Treo), Quảng Trị (cửa khẩu Lao Bảo) và Đà Nẵng, khu vực phía Nam gồm các tỉnh thuộc tuyến biên giới Tây Nam, Tây Ninh, TP. HCM, Long An, An Giang, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, giả mạo nhãn hiệu tại biên giới diễn ra khá phổ biến, tập trung ở nhiều loại hàng hoá. Trong 02 năm (2007 – 2008), ”Hải quan Việt Nam đã bắt giữ 6962 lọ mỹ phẩm giả, 2484 lọ thuốc tân dược, 9.624 chai rượu các loại, 556 mũ bảo hiểm xe máy

các loại, 13.610 bao thuốc lá giả mang nhãn hiệu VINATABA, 1.625 xăm xe máy các loại, 24.656 kg linh kiện điện thoại, 73 kg tem nhãn bao bì giả. Năm 2009, bắt giữ và xử lý 3.756 kg linh kiện điện thoại (sạc, pin, phụ kiện) giả nhãn hiệu NOKIA; 800 điện thoại di động các loại giả nhãn hiệu NOKIA, 7.729 lọ mỹ phẩm các loại, 93.820 bao thuốc lá các loại mang nhãn hiệu (Vinataba, 555, White horse..), 300 chai rượu các loại, 3.940 chai dầu nhớt các loại mang nhãn hiệu (Vistra, Castrol, Honda), 3.006 viên thuốc giả mang nhãn hiệu Viagra, 5.875 kg mỳ chính các loại, 690 kg tem, nhãn mác, vỏ bao bì giả”[28, tr.18]. Chỉ tính riêng năm 2010, Hải quan Việt Nam bắt giữ 2000 điện thoại di động mang nhãn hiệu Nokita (xâm phạm nhãn hiệu Nokia), 2.500 bao thuốc lá điếu giả nhãn hiệu Vinataba; 2000 bao thuốc lá điếu giả nhãn hiệu 555, 1500 chai rượu giả nhãn hiệu Ballentines, 14.400 chai rượu giả nhãn hiệu Stolichnaya, 30.000 ống Cáp quang mạng viễn thông giả nhãn hiệu AMP Netconnect, mỹ phẩm các loại, trị giá khoảng 305 triệu đồng, 696 hộp dầu nhờn xe máy giả nhãn hiệu Vistra,

1.488 hộp dầu nhờn giả nhãn hiệu Honda và Castrol; ví, túi xách, thắt lưng… giả nhãn hiệu Louis Vuitton. Tổng trị giá hàng giả ước tính khoảng 5 tỷ đồng theo cách tính trên giá của hàng thật cùng loại [4, tr.15-17].

Điển hình là vụ việc ngày 02/12/2010, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội bắt giữ và xử lý lô hàng 14.400 chai rượu Vodka giả mạo nhãn hiệu STOLICHNAYA của công ty Công ty Spirits Product International Intellectual Property B.V – Liên bang Nga do Công ty TNHH dịch vụ và Thương mại Kiên Anh NK được vận chuyển bằng đường biển từ Nga về Việt Nam qua cảng Hải Phòng, cảng đích cuối cùng là ICD Mỹ Đình – Hà Nội. Ngày 02/12/ 2010, Công ty dịch vụ xuất NK và thương mại Kiên Anh mở tờ khai Hải quan số 672/NKD-T01E làm thủ tục Hải quan NK lô hàng rượu trên và Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã quyết định tạm giữ số 31/QĐ- HQBHN ngày 27/12/ 2010. Trị giá hàng hoá vi phạm là 350 triệu đồng. Ngày 07/10/2011 UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và lĩnh vực Hải quan đối với Công ty TNHH dịch vụ XNK và TM Kiên Anh về hành vi NK hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo theo Nghị định 97/2010/NĐ- CP và NK hàng hoá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật theo Nghị định số 97/2007/NĐ- CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ- CP). Xử phạt số tiền: 517.500.000đ, tịch thu, tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm [31].

Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu phổ biến hiện nay là đối tượng đặt hàng và sản xuất tại nước ngoài sau đó đưa vào Việt Nam để tiêu thụ. Tình hình này có xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là tại địa bàn khu vực phía Đông Bắc. Trong thời gian qua, các lực lượng kiểm soát Hải quan của các Cục Hải quan Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng đã bắt giữ và xử lý nhiều trường hợp xâm phạm nhãn hiệu với số lượng lớn như mũ bảo hiểm, xăm lốp các loại, mỹ phẩm, đồ uống, thuốc lá... các phương thức thủ đoạn vi phạm cũng thường xuyên thay đổi, hàng hoá giả nhãn hiệu thâm nhập vào nước ta chủ yếu hiện nay thông qua con đường buôn lậu, vận chuyển trái phép qua các đường mòn, lối mở.

Xem xét các phương thức thủ đoạn vi phạm theo tuyến đường cho thấy, trên tuyến đường Hàng không lợi dụng chính sách miễn thuế về định mức hàng hoá cá nhân, quà biếu, quà tặng, chính sách đối với hàng hoá phi mậu dịch hoặc kinh doanh tạm nhập – tái xuất để NK hàng giả và hàng hoá xâm phạm quyền. Trên tuyến cửa khẩu đường bộ: hàng hoá XNK vi phạm đi theo đường chính ngạch, các đối tượng thường không khai báo Hải quan về nhãn hiệu hàng hoá, trộn lẫn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm với nhau, khai sai về xuất xứ và nhãn hiệu hàng hoá để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Đối với hàng hoá NK theo đường tiểu ngạch, các đối tượng đã lợi dụng đường mòn, lối mở để vận chuyển hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT qua biên giới để vào Việt Nam tiêu thụ. Trên tuyến biên giới giáp với các nước bạn Lào và Campuchia, hàng hoá được đưa vào các khu kinh tế cửa khẩu, khu phi thuế quan,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023