Kết Quả Bắt Giữ Và Xử Lý Vi Phạm Chưa Tương Xứng Với Nguồn Lực Và Năng Lực Thực Tế Của Cơ Quan Hải Quan

hoặc được NK vào theo hình thức tạm nhập – tái xuất, hàng hóa chuyển cửa khẩu rồi đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ. Các đối tượng còn lợi dụng quy định về định mức mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới thuê người dân ở khu vực biên giới mua gom hàng trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu phi thuế quan, tập kết tại khu vực cửa khẩu để đưa hàng hoá vào tiêu thị trong nội địa. Trên tuyến đường biển: các đối tượng vi phạm không khai hoặc khai sai về xuất xứ, tên hàng và nhãn hiệu hoặc khai không đúng nhãn hiệu của hàng hoá; trộn lẫn hàng hoá mang nhiều nhãn hiệu khác nhau trong cùng 01 container hoặc giả mạo việc đối tác bán hàng gửi nhầm hàng để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và tránh việc bị cơ quan Hải quan xử phạt vi phạm hành chính.

Đặc biệt, đã xuất hiện một số đối tượng là người Trung Quốc vào các khu công nghiệp sản xuất hàng giả để XK ra nước ngoài, điển hình là vụ nước uống tăng lực “Arabao” vi phạm nhãn hiệu “Carabao” ở TP. HCM và Bình Dương, Cục Điều tra chống buôn lậu và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực I TP. Hồ Chí Minh đã bắt giữ và xử lý lô hàng 02 container 20 feet nước uống tăng lực đóng lon giả nhãn hiệu Carabao. Trị giá hàng hoá vi phạm khoảng 600 triệu đồng. Tuy nhiên, do pháp luật quy định giới hạn về thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi XK hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nên, cơ quan Hải quan đã bàn giao hồ sơ vụ việc đã cho Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định. Ngày 25/3/2011, UBND TP. HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 Công ty: Công ty TNHH Quốc Tế Việt về hành vi hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác sản xuất, gia công hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Quang Minh về hành vi sản xuất (gia công) hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh về sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Tổng số tiền phạt thu

nộp Ngân sách nhà nước: 1tỷ 48 triệu đồng. Tịch thu và buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm [31].

Từ năm 2007 đến năm 2011, bằng kết quả của sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện có hiệu quả việc cải cách các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ. Cơ quan Hải quan đã tạo được bước ngoặt lớn nhằm nâng cao một bước hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, các công chức Hải quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này đã nhận thức được đầy đủ về vai trò của công tác này. Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh hết được bức tranh toàn cảnh về tình hình xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa hóa tại biên giới.‌

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.2.1. Các quy định pháp luật còn nhiều bất cập

Xét về tương quan giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống cơ sở pháp lý đảm bảo cho công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu còn nhiều hạn chế. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và đồng bộ, một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể nên nhiều đơn vị trong Ngành triển khai thực hiện còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác trong quá trình phát hiện, xử lý và giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong một thời gian dài các quy định về công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới mới chỉ dừng lại ở các quy định của Luật SHTT, Luật Hải quan và các Nghị định hướng dẫn, trong khi nhiều nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chưa được ban hành thì đã lạc hậu và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn công tác như: quy định về tiếp tục làm thủ tục Hải quan sau khi hết thời hạn tạm dừng theo quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ- CP có sự khác biệt với quy định tương tự nêu trong Nghị định 154/2005/NĐ- CP. Nghị định 106/2006/NĐ- CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN chưa phù hợp với Điều 34 Pháp

lệnh xử lý vi phạm hành chính, tại Nghị định này không quy định cho Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về SHCN. Do Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ- CP được ban hành trước khi nước ta gia nhập WTO và trước khi Luật SHTT có hiệu lực, nên các quy định về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới hiện tại không còn phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs và Luật SHTT như: quy định về trường hợp đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục Hải quan dài hạn và đơn đề nghị tạm dừng đối với trường hợp đề nghị cụ thể vì thực chất đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK liên quan đến SHTT là tiền đề và căn cứ để yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với từng vụ việc vi phạm cụ thể, các nhãn hiệu đã đăng ký giám sát biên giới tại cơ quan Hải quan thì khi yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan, người nộp đơn không phải nộp lại các giấy tờ tài liệu đã cung cấp trước đó mà chỉ phải nội đơn yêu cầu tạm dừng kèm theo các thông tin mới, bổ sung cho hồ sơ đã nộp nếu có; quy định về loại trừ không tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với vật phẩm không mang tính thương mại, NK hàng hóa với khối lượng nhỏ chỉ mang tính định danh, nêu ra vấn đề tại Luật Hải quan nhưng không có hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật dẫn đến các quy định này chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không được triển khai thực hiện trên thực tế vì không có cơ sở để xác định.

Các quy định về xác định tình trạng pháp lý của hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm và quy định về giám định về SHTT tại Nghị định 154/2005/NĐ- CP đã không còn phù hợp với quy định về giám định tại Nghị định 105/2006/NĐ- CP và Nghị định 119/2010/NĐ- CP của Chính phủ. Nếu như tại Nghị định 154/2005/NĐ- CP quy định việc xác định tình trạng pháp lý của hàng hóa xâm phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan thì tại Nghị định 105/2005/NĐ- CP lại giao cho cơ quan chuyên môn có thẩm quyền giám định để xác định có hay không có yếu tố xâm phạm quyền.

Về quyền hành động mặc nhiên của cơ quan Hải quan, mặc dù Luật SHTT và Nghị định 97/2010/NĐ- CP đều quy định các trường hợp cơ quan Hải quan thực hiện hành động mặc nhiên. Tuy nhiên, phạm vi hàng hóa xâm phạm quyền là đối tượng để thực hiện thẩm quyền này lại hẹp hơn rất nhiều so với Hiệp định TRIPs. Nếu như Hiệp định TRIPs quy định rằng cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện hành động mặc nhiên đối với tất cả các hàng hóa xâm phạm trừ hàng hóa phi thương mại và hàng hóa NK song song, Luật SHTT quy định cho cơ quan Hải quan thực hiện hành động mặc nhiên đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, thì Nghị định 97/2010/NĐ- CP lại quy định cho các cơ quan thực thi trong đó có cơ quan Hải quan chủ động điều tra, xác minh và xử lý vi phạm đối với hàng hóa, tem nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo nhãn hiệu và các loại hàng hóa vi phạm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Về phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu hàng hoá. Mặc dù Luật SHTT, Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ- CP đều quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá XK, NK để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, tại Nghị định 97/2010/NĐ- CP lại không quy định hành vi và chế tài xử phạt đối với hành vi XK hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Do đó khi phát sinh vụ việc vi phạm về XK hàng hoá giả mạo về SHTT, cơ quan Hải quan không có chế tài để xử lý và phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan thực thi khác để xử phạt về hành vi kinh doanh hàng hoá giả mạo trong nội địa, điều này đã gây mất nhiều thời gian cho cơ quan Hải quan và chủ sở hữu quyền trong quá trình phối hợp xử lý vụ việc. Hơn nữa, liên quan đến phạm vi xử lý các hành vi vi phạm được xác định theo loại hình XNK. Hiện nay, giữa Luật Hải quan và Nghị định 97/2010/NĐ- CP quy định chưa thống nhất, theo Luật Hải quan việc tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá XK, NK vi phạm quyền SHTT

không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hoá quá cảnh, tuy nhiên Nghị định 97/2010/NĐ- CP lại quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động quá cảnh.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 14

Khi xác định hàng hóa xâm phạm quyền, thì “Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập; Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành phần sản phẩm độc lập thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm” [17, 28]. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai thực hiện quy định này cho thấy một số Cục Hải quan địa phương khi xử lý đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, người NK khai trên Tờ khai Hải quan là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính lại xử lý hàng hóa vi phạm là bộ phận, chi tiết của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm do các bộ phận cấu thành của sản phận đó có thể tháo lắp ra để sử dụng một cách độc lập được. Điều này dẫn đến việc áp dụng các điều khoản để xác định hành vi vi phạm, khung hình phạt, các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả không tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm, điển hình là vụ việc NK lô hàng điện thoại di động mang nhãn hiệu Nokita xâm phạm nhãn hiệu Nokia tại Cục Hải quan Lạng Sơn.

So sánh với các quy định của Hiệp định TRIPs về các nội dung liên quan, mặc dù Hiệp định TRIPs quy định không bắt buộc các nước thành viên phải thực hiện kiểm soát biên giới đối với hàng hoá quá cảnh và hàng hóa NK song song. Luật SHTT đã quy định loại trừ đối với hàng hóa NK song song và Luật Hải quan đã quy định việc loại trừ đối với hàng hóa quá cảnh. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể nên nhiều trường hợp hàng hóa thuộc diện NK song song nhưng cơ quan Hải quan đã tạm thời tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa. Sau đó, mới xác minh được nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Việc triển khai kiểm tra, giám sát hàng hóa trong trường hợp này đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quá trình tác nghiệp, do phải mất nhiều thời

gian để xác minh các giao dịch mua bán từ nước ngoài để xác định hàng hóa có phải NK song song hay không trong khi đó, cơ quan Hải quan chỉ có thời gian trong vòng 03 ngày để xác định có chính thức tạm dừng làm thủ tục Hải quan hay không. Hơn nữa, trong trường hợp hàng hóa NK song song mà không có sự hợp tác của chủ sở hữu quyền thì hầu như không thể thực hiện được.

Vấn đề tạm giải phóng hàng có lưu mẫu tại cơ quan Hải quan quy định tại Điều 52.2 của Hiệp định TRIPs, hiện nay Luật SHTT và Luật Hải quan chưa có quy định về vấn đề này. Do vậy, đối với một số vụ việc do ý kiến về kết quả xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu giữa các cơ quan chuyên môn chưa được thống nhất, còn gây nhiều tranh cãi nên dẫn đến vụ việc giải quyết kéo dài. Trong lúc chờ các cơ quan chức năng xác định đúng sai thì doanh nghiệp NK phải gánh chịu một khoản chi phí lưu kho, bãi tại Cảng rất lớn đã gây thiệt hại không nhỏ cho họ. Điển hình là vụ việc NK lô hàng bàn là điện hơi nước mang nhãn hiệu Philiger của Công ty TNHH Hoàng Mai bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Phillips, khi tiến hành giám định tại Viện Khoa học SHTT thì Viện này đã xác định nhãn hiệu Philiger xâm phạm đối với nhãn hiệu Phillips, tuy nhiên đại diện SHTT của Công ty Hoàng Mai khi tham khảo ý kiến chuyên môn của Cục SHTT lại cho rằng hai nhãn hiệu này độc lập, riêng biệt và không gây nhầm lẫn cho nhau. Vì vậy, khi cơ quan Hải quan giải quyết cho doanh nghiệp NK tạm giải phóng hàng mang về kho bảo quản nguyên trạng theo đề nghị của doanh nghiệp thì không có quy định để thực hiện.

Một vấn đề bất cập nữa tác giả muốn đề cập tới trong khuôn khổ luận văn này chính là các quy định về chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu khi người vi phạm bỏ trốn không thực hiện việc tiêu hủy, theo quy định tại Điều 21a Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì “Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để

thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.” [21, 21a]. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các vụ việc NK hàng hóa giả mạo nhãn hiệu phải buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm đã bỏ trốn không thực hiện. Cơ quan Hải quan xử lý vụ việc đã sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc tiêu hủy, do người vi phạm không hoàn trả lại kinh phí theo quy định, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nên cơ quan Hải quan đã không có cơ sở để thanh quyết toán số kinh phí đã chi trả cho việc tiêu hủy. Vì vậy, khi dự toán kinh phí để thực hiện nhiều khi bộ phận tài vụ đã không hợp tác để chi trả kinh phí thực hiện với lý do không thể quyết toán được. Do đó, nhiều trường hợp hàng hóa đã không thể tiêu hủy được do không có kinh phí để thực hiện.

3.2.2. Kết quả bắt giữ và xử lý vi phạm chưa tương xứng với nguồn lực và năng lực thực tế của cơ quan Hải quan

Công tác đấu tranh chống hàng hoá xâm phạm quyền và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu qua biên giới của một số đơn vị trong ngành Hải quan chưa thực sự chủ động, nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức Hải quan về vai trò của công tác bảo vệ quyền SHTT và kinh nghiệm thực thi, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực này còn hạn chế, chưa đầy đủ; thiếu sự kiểm tra, giám sát và đôn đốc dẫn đến tình trạng “dễ thì làm, khó thì bỏ” hoặc chỉ tập trung vào việc xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại thông thường mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật về SHTT dẫn đến công tác xử lý đối với hàng hoá nhập lậu là hàng hóa xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới là một lĩnh vực mới đối với ngành Hải quan, các hoạt động mới thực sự được triển khai trên thực tế từ cuối năm 2007. Do vậy, nhận thức và năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Hải quan chuyên trách làm công tác

chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT bước đầu còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu về nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác nhận biết, phát hiện để phân biệt hàng thật, hàng giả; khai thác, thu thập, phân tích thông tin và áp dụng quản lý rủi ro vào công tác này chưa có.

Tại những địa bàn trọng điểm, lưu lượng hàng hoá XNK lớn. Số vụ việc vi phạm về SHTT bị bắt giữ theo trình tự của Luật SHTT còn rất hạn chế. Một số đơn vị Hải quan còn thiếu tính chủ động, bài bản trong khai thác thông tin liên quan đến công tác chống hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT; chưa xây dựng được danh sách mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm để từ đó tập trung vào đấu tranh, phát hiện và xử lý các vi phạm.

Liên quan đến vấn đề giám định để xác định tình trạng pháp lý của hàng hóa, mặc dù Nghị định 105/2006/NĐ- CP dành hẳn một chương để quy định về vấn đề giám định SHTT nhưng trong một thời gian dài cơ quan giám định có chuyên môn về SHTT đã không được thành lập để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các lực lượng thực thi trong đó có cơ quan Hải quan. Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa xâm phạm quyền được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp nghiệp vụ truyền thống như tuần tra kiểm soát, sưu tra, thu thập thông tin trên hồ sơ Hải quan, thông tin từ chủ sở hữu quyền mà chưa áp dụng được công nghệ thông tin, chưa sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu chung của ngành như: cơ sở dữ liệu về số liệu XNK, cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật Hải quan, cơ sở dữ liệu về thuế XK, NK, trị giá Hải quan.v.v... để phục vụ công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình và phát hiện các dấu hiệu vi phạm, chưa xây dựng được các tiêu chí quản lý rủi ro về SHTT trên hệ thống để cảnh báo các nội dung liên quan đến vấn đề về các nhãn hiệu đã được đăng ký giám sát tại cơ quan Hải quan ngày từ khâu đăng ký hồ sơ Hải quan.

Do đặc thù của công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, các đối tượng đã sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với trình độ công nghệ cao bằng nhiều thủ đoạn tinh vi mà bằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023