Xử Lý Các Hành Vi Xâm Phạm Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới

phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm liên quan đến hàng hoá quá cảnh.

Do vậy, để đảm bảo phù hợp với TRIPs và thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cả Luật Hải quan và văn bản hướng dẫn; Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn và giữa Luật Hải quan và Luật SHTT. Các nhà lập pháp cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan quy định cụ thể về các trường hợp loại trừ kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá XNK liên quan đến quyền SHTT tại biên giới.

2.3.2. Thẩm quyền của cơ quan Hải quan

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan Hải quan là cơ quan chuyên trách được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hàng hoá XK, NK liên quan đến quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Theo đó, cơ quan Hải quan có thẩm quyền sau:

Một là, tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới bao gồm biện pháp tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá và biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.

Tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nhằm thu thập thông tin, chứng về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.

Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền SHTT nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục Hải quan.

Hai biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Việc kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK là biện pháp tiền đề để cơ quan Hải quan thực hiện tạm dừng làm thủ tục Hải quan và xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các biện pháp trên Luật SHTT còn quy định, cơ quan Hải quan nếu phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu thì có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định.

Hai là, trong quá trình áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới cơ quan Hải quan được quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới (được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả) theo thẩm quyền quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 97/2010/NĐ- CP ngày 21/9/2010, Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá như sau:

Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5 triệu đồng.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 11

Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thẩm quyền: xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 70 triệu đồng; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử

dụng giấy phép thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền của nhãn hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu NK được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm hoặc hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán; Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm mà có.

Luật SHTT quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền chủ động phát hiện, xử lý vi phạm đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Luật Hải quan chưa quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền mặc nhiên thực hiện trong trường hợp này. Theo quy định của Luật SHTT, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện thẩm quyền mặc nhiên đối với hàng hoá giả mạo về SHTT, không áp dụng đối với trường hợp là hàng hoá xâm phạm quyền. Nghị định 97/2010/NĐ- CP và Thông tư 44/2011/TT- BTC quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền SHCN xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến hàng hoá giả mạo về SHTT và các loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

Theo tinh thần của Hiệp định TRIPs, cơ quan Hải quan có quyền chủ động hành động và phải đình chỉ thông quan những hàng hóa mà các cơ quan đó đã thu được chứng cứ hiển nhiên về việc vi phạm quyền SHTT. Như vậy, thẩm

quyền mặc nhiên của cơ quan Hải quan được thực hiện đối với mọi trường hợp xâm phạm quyền SHTT, bao gồm cả hàng hoá xâm phạm và hàng hoá giả mạo về SHTT. Đối chiếu với quy định của Luật SHTT, cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện hành động mặc nhiên, nhưng phạm vi các đối tượng quyền do cơ quan Hải quan chủ động tiến hành kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục Hải quan hẹp hơn so với Hiệp định TRIPs.

2.3.3. Xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới

Theo quy định tại Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Sản xuất, NK, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

- Sản xuất, NK, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Cụ thể hoá quy định của Luật SHTT về hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 97/2010/NĐ- CP đã xác định cụ thể 03 nhóm hành vi vi phạm hành chính liên quan đến nhãn hiệu cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý như sau:

Thứ nhất, nhóm hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, bao gồm các hành vi: Quá cảnh hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; NK hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; Đặt hàng, giao việc, thuê

người khác thực hiện hành vi NK hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;

Thứ hai, nhóm hành vi vi phạm liên quan đến hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, bao gồm các hành vi: Quá cảnh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; NK hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi NK hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo.

Thứ ba là, nhóm hành vi liên quan đến tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo, bao gồm các hành vi: Quá cảnh tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo; NK tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu giả mạo; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi NK tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu giả mạo.

Mức phạt tiền đối với nhóm hành vi xâm phạm quyền bằng 1,2 trị giá hàng hoá vi phạm; phạt bằng 1,5 lần trị giá hàng hoá vi phạm đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Mức phạt cao nhất đối với hai nhóm hành vi này không quá 500 triệu đồng. Đối với hành vi liên quan đến tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo, mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm hành chính về SHTT, đối với nhãn hiệu là tịch thu hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm.

Đối với hành vi xâm phạm quyền và hành vi vi phạm liên quan đến hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm;

- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hóa, vi phạm đối với hành vi vi phạm;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa NK xâm phạm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện NK được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;

- Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi xâm phạm mà có.

Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, thì cơ quan Hải quan chuyển giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

2.3.4. Các quy trình nghiệp vụ Hải quan về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới

2.3.4.1. Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát và đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan

Chủ sở hữu quyền SHTT của nhãn hiệu hàng hoá muốn thực hiện quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát đối với hàng hoá XNK mang nhãn hiệu của mình tại biên giới phải nộp đơn yêu cầu kèm theo các tài liệu quan liên quan đến hàng hoá yêu cầu kiểm tra, giám sát. Các giấy tờ này, nếu đã nộp cho cơ quan Hải quan khi yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá liên quan đến SHTT thì khi nộp Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan người nộp đơn không phải nộp lại.

Về thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu, Tổng cục Hải quan tiếp nhận đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT. Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan tiếp nhận đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan.

Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT có thời hạn hiệu lực trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm cơ quan Hải quan

thông báo chấp nhận đơn và được gia hạn thêm 01 (một) năm khi người nộp đơn có yêu cầu gia hạn [24, 14].

Về thời hạn giải quyết, chậm nhất 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK và chậm nhất 16 (mười sáu) giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng, cơ quan Hải quan tiếp nhận đơn thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn [24, 16]. Đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan, Chi cục Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục Hải quan thay cho thông báo chấp nhận đơn.

Cơ quan Hải quan sẽ từ chối tiếp nhận đơn trong các trường hợp: Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn, có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách nộp đơn theo quy định của pháp luật, hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ và mặc dù đã được yêu cầu sửa chữa nhưng người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu. Trong thời gian thụ lý đơn, cơ quan Hải quan nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền SHTT.

Triển khai thực hiện Đơn yêu cầu đã được tiếp nhận:

- Đối với Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK:

+ Tổng cục Hải quan chuyển Đơn và thông báo chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan cấp tỉnh, Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.

+ Cục Hải quan cấp tỉnh tiếp nhận thông báo, Đơn và hồ sơ giám sát từ Tổng cục Hải quan và chuyển tới Chi cục Hải quan, Phòng chức năng liên quan và Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục.

+ Chi cục Hải quan tiếp nhận thông báo, Đơn và hồ sơ liên quan từ Cục Hải quan cấp tỉnh và chuyển tới các Đội, Tổ nghiệp vụ, cá nhân liên quan để thực hiện.

- Đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan

+ Trường hợp Tổng cục Hải quan/Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, mức độ của vụ việc và của hành vi vi phạm hoặc từng trường hợp cụ thể, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan cho lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm hoặc lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để triển khai thực hiện theo quy định.

+ Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận, Lãnh đạo Chi cục có trách nhiệm tổ chức, triển khai tới các Đội, Tổ nghiệp vụ và cá nhân liên quan để thực hiện.

Trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được văn bản về việc đề nghị gia hạn có hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn và các đơn vị Hải quan liên quan về kết quả xử lý [24, 14].

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thông báo tới các đơn vị Hải quan liên quan về việc hủy bỏ Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT trong trường hợp:

+ Người nộp đơn có văn bản đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan đối với hàng hoá có yêu cầu bảo hộ.

+ Hết thời hạn có hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát, người nộp đơn không có văn bản đề nghị gia hạn.

+ Cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền SHTT đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu.

Trong thời hạn có hiệu lực của Đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK liên quan đến SHTT, người nộp đơn có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Hải quan về việc thay đổi nội dung đơn yêu cầu (thu hẹp/mở rộng đối tượng quyền SHTT, thu hẹp/mở rộng danh mục hàng hóa có yêu cầu kiểm tra,

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí