Người nắm giữ quyền SHTT đã yêu cầu cơ quan Hải quan tạm giữ hàng hóa theo quy định, chủ sở hữu hàng hóa có thể đề nghị cơ quan Hải quan cho kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi Hải quan tạm giữ. Nếu người XK, NK cho rằng hàng hóa không xâm phạm quyền, họ có quyền giải trình bằng văn bản, cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa bị tạm giữ. Đồng thời, cơ quan Hải quan có thể xem xét cho người XK, NK tạm giải phòng hàng hóa mang về bảo quản với đều kiện họ phải nộp cho cơ quan Hải quan một khoản tiền bảo đảm tương đương với trị giá hàng hóa vi phạm và cơ quan Hải quan sẽ giải phóng hàng cho họ nếu chủ sở hữu quyền không khởi kiện ra Tòa án trong một thời gian hợp lý [53].
Trường hợp cơ quan Hải quan trong quá trình giám sát và kiểm soát hàng hóa XK, NK phát hiện hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm sẽ lập tức thông báo ngay cho chủ sở hữu quyền SHTT. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Hải quan chủ sở hữu quyền không nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan kèm theo khoản tiền bảo đảm theo quy định, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành một cuộc điều tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa bị tạm giữ để xác định: hàng hóa bị tạm giữ có xâm phạm quyền SHTT hay không? Trường hợp không xác định được vi phạm, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục làm thủ tục Hải quan cho lô hàng và thông báo cho chủ thể quyền SHTT biết bằng văn bản. Người XK, NK và chủ sở hữu quyền SHTT có trách nhiệm hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc điều tra, xác minh, cung cấp một cách trung thực các thông tin và bằng chứng liên quan đến vụ việc đang thụ lý.
Bất kỳ hàng hoá XK, NK nào được xác định là vi phạm quyền SHTT được bảo vệ theo quy định của pháp luật Trung Quốc, vi phạm các quy định của Luật Hải quan, thì hàng hoá đó sẽ bị cơ quan Hải quan tịch thu và xử phạt, mức phạt
không quá 30% trị giá hàng hoá vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự sẽ bị điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự [44,25].
Liên quan đến thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan Hải quan, theo quy định tại Chương IV Nghị định 114 ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành Luật Hải quan Trung Quốc, cơ quan Hải quan thực hiện quyền xử lý đối với hàng hóa trên cơ sở yêu cầu của các chủ sở hữu quyền. Cơ quan Hải quan sẽ tạm dừng làm thủ tục Hải quan khi chủ sở hữu quyền có đơn yêu cầu ngăn cản hàng hóa xâm phạm và nộp khoản tiền bảo lãnh theo quy định.
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền ngăn chặn những vật phẩm là hàng hóa xách tay hoặc bưu phẩm, bưu kiện sử dụng cho mục đích cá nhân vượt quá định mức cho phép và nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, cơ quan Hải quan sẽ tịch thu nếu kết quả điều tra, xác minh xác định là hàng hóa vi phạm.
Hàng hóa vi phạm bị tịch thu có thể sẽ được đưa vào phân phối không nhằm mục đích thương mại thông qua việc cung cấp cho các tổ chức từ thiện, nhân đạo. Trường hợp hàng hóa có thể loại bỏ được yếu tố vi phạm, thì tiến hành loại bỏ và được đem bán đấu giá, số tiền thu được từ việc bán đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Nếu hàng hóa không đưa vào sử dụng vì mục đích phi thương mại hoặc không loại bỏ được yếu tố vi phạm để bán đấu giá thì tiến hành tiêu hủy. Chủ sở hữu quyền có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan Hải quan trong việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Chủ sở hữu quyền chịu trách nhiệm chi trả các chi phí thuê kho bãi, bảo quản, chi phí tiêu hủy và các chi phí khác liên quan đến hàng hóa vi phạm trong suốt thời gian cơ quan Hải quan giải quyết vụ việc.
Về cơ bản, pháp luật Trung Quốc đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định TRIPs về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa, hầu hết các quy định này về cơ bản cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như: trình tự thủ tục đăng ký giám sát Hải quan về SHTT, nhưng thời hạn có hiệu lực của yêu
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệp Định Thương Mại Tự Do Asean – Úc – Niu Zi Lân
- Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Trên Thế Giới
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 9
- Xử Lý Các Hành Vi Xâm Phạm Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới
- Quy Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới Của Cơ Quan Hải Quan
- Đăng Ký Kiểm Tra, Giám Sát Hàng Hoá Xk, Nk Liên Quan Đến Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
cầu giám sát dài hơn; thủ tục tạm dừng làm thủ tục Hải quan về cơ bản cũng giống quy định của pháp luật Việt Nam nhưng pháp luật của Trung Quốc lại không quy định rõ ràng thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan và thời hạn tạm giữ hàng hóa vi phạm. Đồng thời, Luật Hải quan Trung Quốc cũng xác định rõ ràng hơn trách nhiệm của chủ sở hữu quyền khi phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như hỗ trợ cơ quan Hải quan trong việc tiêu hủy, thanh toán các chi phí liên quan đến việc xử lý hàng hóa vi phạm.
Để giúp các công chức Hải quan phát hiện lô hàng vi phạm khi tiến hành kiểm tra thường xuyên container XNK, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) đã in Sổ tay hướng dẫn Hải quan kiểm tra, tài liệu này bao gồm thông tin của gần 200 nhãn hiệu và bản quyền đã được ghi nhận bảo hộ quyền SHTT với GAC và cập nhật thường xuyên các thông tin làm giả hoặc vi phạm bản quyền theo tin tức Hải quan cảng thu thập được gần đây [5]. Sổ tay là một album hình ảnh tháo rời, với thông tin cần thiết về quyền được bảo vệ để hỗ trợ các công chức Hải quan cảng phát hiện hàng hóa vi phạm, ví dụ biểu tượng của hình ảnh, thương hiệu của các tác phẩm có bản quyền, bố trí các mặt hàng và cách đóng gói, số điện thoại và địa chỉ của chủ quyền sở hữu hoặc đại lý của họ. Sổ tay này được thiết kế dễ dàng cho việc cập nhật thông tin của chủ sở hữu quyền.
Từ tháng 6/2007, Hải quan Trung Quốc bắt đầu sử dụng một hệ thống máy tính mới được triển khai gọi là "Ghi chép hệ thống quyền SHTT" (IPRRS). Hệ thống này được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, nhận dạng nhãn hiệu, bản quyền và bảo vệ bằng sáng chế của Hải quan. Hệ thống này được thiết kế vào năm 2000 và lưu giữ hơn 10.000 hồ sơ tính đến cuối tháng năm 2007 [5]. GAC bắt đầu sửa đổi các IPRRS vào đầu năm 2007 và sửa đổi hệ thống cung cấp một số chức năng mới: tự động thông báo cho các chủ sở hữu quyền SHTT bằng thư điện tử về các kết quả áp dụng cho dù được cấp hoặc từ chối và chủ sở hữu quyền SHTT có thể sử dụng hệ thống đã được sửa đổi này để cập nhật thông tin của họ, chẳng hạn như tên người liên hệ, số điện thoại hoặc
địa chỉ bưu chính, danh mục của nhà sản xuất hoặc thương nhân được cấp phép sử dụng nhãn hiệu, bản quyền và bằng sáng chế.
Gần đây, Hải quan Trung Quốc tạo ra một cơ sở dữ liệu mới được gọi là hệ thống thực thi quyền SHTT (IPRES), trong đó 300 cảng của Trung Quốc có thể truy cập được hệ thống này. IPRES chứa các thông tin về tất cả các vụ bắt giữ đối với hành vi vi phạm quyền SHTT trong 3 năm qua trên toàn quốc. Hải quan có thể sử dụng thông tin này để phân tích những rủi ro về hành vi xâm phạm của bất kỳ thương nhân nào và thiết lập một kế hoạch giám sát. IPRES có gần 4000 hồ sơ và tất cả các hồ sơ kèm theo hình ảnh của sản phẩm chính hãng và vi phạm [5]. IPRES còn được xem như một trung tâm đào tạo tốt cho các cán bộ Hải quan cửa khẩu trong việc xác định hành vi giả mạo.
2.2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền SHTT tại biên giới của một số nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
2.2.5.1. Về quy định pháp luật
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ và chi tiết các nội dung liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, tuy nhiên pháp luật Việt Nam còn một số vấn đề chưa đề cập đến hoặc chưa tập trung làm rõ như:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa xác định rõ định mức và phạm vi các trường hợp vi phạm quyền SHTT cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát nhưng ngoại trừ không xử lý vi phạm. Trong Luật Hải quan chỉ quy định không tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT là hàng hóa quá cảnh và hàng hóa có số lượng nhỏ nhưng không quy định giới hạn cụ thể nên trên thực tế quy định chỉ tồn tại trên lý thuyết mà không thể triển khai áp
dụng được. Trong khi đó, pháp luật của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều quy định không tiến hành xử lý vi phạm quyền SHTT đối với hàng hóa mang theo người của hành khách xuất nhập cảnh với số lượng không quá 1 đơn vị, bưu kiện, bưu phẩm sử dụng cho mục đích cá nhân, hàng hóa NK không vì mục đích thương mại; quy định cụ thể định mức hàng hóa NK vào lãnh thổ quốc gia như: Pháp luật Mỹ quy định hàng hóa vi phạm không quá 250 USD. Do vậy, cần nghiên cứu xem xét đưa ra các quy định về định mức và phạm vi không xử lý vi phạm về SHTT quy định tại Luật Hải quan mới.
Thứ hai, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều cho phép người NK tạm giải phóng hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm mang về kho bảo quản khi người NK nộp cho cơ quan Hải quan một khoản tiền bảo đảm đủ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền khi xác định hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Vì vậy, để tạo điều kiện cho chủ thể quyền, chủ hàng được chủ động trong việc xử lý hàng hóa có nghi ngờ, giảm bớt chi phí cho các bên có liên quan cũng như giảm bớt áp lực công việc của cơ quan Hải quan trên thực tế, nên xem xét điều chỉnh vấn đề này trong Luật Hải quan.
Thứ ba, khi cơ quan Hải quan tổ chức cho các bên liên quan lấy mẫu hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm, mặc dù trên thực tế là người lấy mẫu (là chủ sở hữu quyền hay người NK) sẽ chịu trách nhiệm chi trả các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm tra hay các chi phí khác liên quan đến hàng mẫu trong đó bao gồm cả chi phí giám định để xác định yếu tố xâm phạm quyền như quy định của Luật Nhật Bản như hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này. Do đó, theo tác giả cần xem xét để đưa nội dung này quy định tại Luật SHTT lần tới nhằm đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình cơ quan Hải quan giải quyết vụ việc xâm phạm.
Thứ tư, mặc dù Luật SHTT và Luật Hải quan Việt Nam đã quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện thẩm quyền mặc nhiên có giới hạn, nhưng với xu thế hiện nay, tình hình hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm
quyền SHTT đối với đối tượng này ngày càng gia tăng và để đảm bảo pháp luật nắm bắt được kịp thời yêu cầu của thực tiễn, pháp luật Việt Nam cần quy định thẩm quyền áp dụng hành động mặc nhiên một cách tối đa cho cơ quan Hải quan (đối với tất cả các hàng hóa XK, NK, bao gồm cả hàng hóa xâm phạm và hàng hóa giả mạo) như theo quy định của pháp luật Mỹ và Luật Hải quan Nhật Bản. Đồng thời, pháp luật cũng nên quy định rõ việc cơ quan Hải quan sẽ được miễn trách nhiệm khi đã thực hiện thẩm quyền mặc nhiên đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, để đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của người đăng ký bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại cơ quan Hải quan, pháp luật cũng cần quy định mức phí đăng ký cho mỗi nhãn hiệu được yêu cầu bảo vệ. Một mặt, đảm bảo cho cơ quan Hải quan có nguồn kinh phí phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả, mặt khác nhằm tránh trường hợp một số chủ sở hữu quyền đăng ký giám sát Hải quan một cách tràn lan và không có ý thức phối hợp với cơ quan Hải quan.
Đồng thời, hiện nay các quy định về chi phí khắc phục các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hiện nay chưa được rõ ràng. Vì vậy, cần học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc tiến hành sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ thể quyền theo hướng, các chủ sở hữu quyền có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan Hải quan trong việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Đồng thời, họ chịu trách nhiệm chi trả các chi phí thuê kho bãi, bảo quản, chi phí tiêu hủy và các chi phí khác liên quan đến hàng hóa vi phạm trong suốt thời gian cơ quan Hải quan giải quyết vụ việc; có thể hỗ trợ các trang thiết bị kỹ thuật và máy móc chuyên dụng nếu có để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Với việc triển khai thực hiện các hoạt động được rút ra từ việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia, Hải quan Việt Nam sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ này.
2.2.5.2. Về thực tiễn áp dụng
Hiện nay, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giám sát Hải quan về SHTT, Hải quan Việt Nam vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công: cơ quan Hải quan nhận hồ sơ của các chủ sở hữu quyền chủ yếu bằng hồ sơ giấy nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan. Việc truyền tải các hồ sơ đăng ký được chấp nhận xuống cho các đơn vị Hải quan ở địa phương được thực hiện qua đường thư điện tử gmail do đơn vị chuyên trách thực thi quyền SHTT tại Tổng cục Hải quan thiết lập nhưng lại không có tính ổn định, lâu dài. Vì vậy, cơ quan Hải quan cần nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào khâu này bằng việc thiết lập một hệ thống đăng ký trực tuyến bảo vệ quyền SHTT tại Hải quan trên mạng Internet như Hải quan Mỹ.
Để có thể hỗ trợ đắc lực cho cơ quan Hải quan, đặc biệt là các đơn vị Hải quan tại các cửa khẩu trực tiếp giám sát hàng hóa XNK liên quan đến SHTT. Tổng cục Hải quan cần nghiên cứu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về thực thi quyền SHTT của Hải quan trên cơ sở tích hợp các thông tin từ các hệ thống quản lý rủi ro, dữ liệu vi phạm pháp luật Hải quan và hệ thống cơ sở dữ liệu về số liệu XNK, về kho hàng hóa XNK, cho phép tất cả các Chi cục Hải quan cửa khẩu trên toàn quốc có thể truy cập để tra cứu các thông tin liên quan đến hàng hóa XNK, các dấu hiệu vi phạm, các doanh nghiệp XNK có khả năng vi phạm pháp luật về quyền SHTT như Hải quan Trung Quốc và Hải quan Nhật Bản. Thông qua đó, có thể phát hiện nhanh chóng, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại biên giới.
Ngoài ra, để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, Tổng cục Hải quan Việt Nam cần xây dựng một trang Web riêng cập nhật thường xuyên các thông tin về công tác bảo vệ quyền SHTT như một diễn đàn chung, là cầu nối giữa cơ quan Hải quan với cộng đồng xã hội như Hải quan Hàn Quốc. Thông qua diễn đàn này sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về kiểm soát biên giới về SHTT.
2.3. Pháp luật Việt Nam
2.3.1. Phạm vi kiểm soát biên giới
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan 2001, các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XK, NK xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá quy định tại Luật này không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hóa quá cảnh.
Luật SHTT không quy định các trường hợp loại trừ kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá XNK liên quan đến SHTT. Tuy nhiên, Luật lại quy định hạn chế quyền của chủ thể quyền đối với trường hợp “NK song song” được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi lưu thông, NK, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.
Mặc dù Luật Hải quan quy định, cơ quan Hải quan không tiến hành kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá quá cảnh nhưng tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 97/2010/NĐ- CP lại quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm trong hoạt động quá cảnh.
Đối chiếu với các quy định tại Điều 9 Công ước Paris, các Điều 51 và Điều 60 Hiệp định TRIPs cho thấy, giữa Hiệp định TRIPs và Luật Hải quan đang có sự khác nhau về quy định loại trừ đối với hàng hoá phi thương mại. Theo Hiệp định TRIPs không áp dụng kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá phi thương mại với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, Luật Hải quan không giới hạn phạm vi đối với vật phẩm không mang tính thương mại. Hiệp định TRIPs không yêu cầu phải kiểm soát biên giới đối với hàng hoá qúa cảnh, nhưng Nghị định 97/2010/NĐ- CP lại quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý vi