Nếu người yêu cầu không đặt cọc toàn bộ khoản tiền đã được yêu cầu theo quy định hoặc không có bảo lãnh về khoản tiền bảo đảm thì cơ quan Hải quan có thể từ chối thụ lý vụ việc.
Thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan là 10 ngày làm việc [49] như theo như tinh thần của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam. Trước ngày kết thúc thời hạn này, nếu cơ quan Hải quan xét thấy việc tiến hành thẩm định cần có thêm thời gian thì có thể kéo dài nhưng không được quá 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trường hợp hàng hóa có số lượng không quá 10, người nộp đơn yêu cầu tạm dừng có thể đề nghị cơ quan Hải quan gửi các hình ảnh của hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền qua thư điện tử để bước đầu chủ thể quyền có thể đưa ra nhận định và bằng chứng chứng minh việc xâm phạm quyền. Cơ quan Hải quan sẽ không trả lời yêu cầu của họ nếu vì lý do khách quan mà không nhận được yêu cầu đó [47].
Người nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan có thể đề nghị cơ quan Hải quan cho kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu. Người đề nghị lấy mẫu hàng hoá để kiểm tra phải chịu chi phí vận chuyển, bảo quản hoặc kiểm tra, chi phí cần thiết khác về hàng mẫu này [47, 69.16.4]. Như vậy, theo Luật Hải quan Nhật Bản thì tất cả các chi phí liên quan đến mẫu hàng hoá được lấy từ lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm bao gồm cả chi phí giám định để xác định tình trạng pháp lý của hàng hoá đều do người đề nghị được lấy mẫu để kiểm tra chi trả. Việc lấy mẫu được tiến hành dưới sự chứng kiến của công chức Hải quan và một trong các bên kia không đề nghị lấy mẫu.
Cơ quan Hải quan sẽ xem xét, đánh giá các chứng cứ do các bên cung cấp và ý kiến chuyên môn (nếu có) để xác định hàng hóa có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không? Quyết định xác định tình trạng pháp lý của hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm sẽ được đưa ra trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thực hiện thủ tục thẩm định [47,69]. Quyết định thẩm định này sẽ được thông báo đến các bên liên quan.
Trường hợp cơ quan Hải quan xác định, hàng hóa không xâm phạm quyền, đồng thời người NK không có khiếu nại gì bằng văn bản với cơ quan Hải quan thì hàng hóa tiếp tục được làm thủ thông quan theo quy định. Nếu cơ quan Hải quan xác định hàng hóa có xâm phạm quyền và người vi phạm không đưa ra bất cứ biện pháp tiêu hủy tự nguyện nào trong thời hạn 02 tháng, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định tịch thu và tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Cơ quan Hải quan có quyền tịch thu, tiêu hủy những hàng hóa định XK; có thể tịch thu và tiêu hủy hàng hóa NK là hàng hóa xâm phạm quyền hoặc yêu cầu người NK hàng hóa đó chất chuyển trả lại [49].
Luật Hải quan Nhật Bản cũng quy định về thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan Hải quan khi thực hiện công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới. Trong quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT, cơ quan Hải quan phát hiện thấy hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT thì có thể tự mình tạm đình chỉ việc thông quan mà không cần có yêu cầu của chủ thể quyền hay có bất cứ ý kiến và bằng chứng nào từ các bên liên quan [47, 62.16].
Về việc xử phạt các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới. Luật Hải quan Nhật Bản đã quy định, bất kỳ người nào đã XK, NK hoặc cố gắng để XK, NK hàng hóa xâm phạm quyền SHTT sẽ bị phạt tiền 10 triệu Yên hoặc phạt tù đến 10 năm; hoặc người nào đã vận chuyển hoặc cố ý vận chuyển hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, hoặc đã chuyển giao hoặc cố ý vận chuyển hàng hóa xâm phạm quyền từ các phương tiện NK hoặc XK sẽ bị phạt tiền 7 triệu Yên và/hoặc phạt tù trên 10 năm và bất kỳ ai cố ý chuẩn bị hành vi vi phạm đều bị xử phạt [47,108-109].
Chỉ tính riêng năm 2009, trong tổng số vụ việc vi phạm quyền SHTT do Hải quan Nhật Bản bắt giữ thì có đến 97,5% vụ việc xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu và chiếm 73,6% tổng số trị giá hàng hóa vi phạm. Các mặt hàng vi
phạm chủ yếu là túi xách, quần áo thời trang, thuốc lá, thuốc tân dược. Riêng thuốc tân dược, bắt giữ 84.672 viên, trị giá hàng hóa vi phạm 140 tỷ USD [43].
Trong quá trình giám sát Hải quan, Hải quan Nhật Bản cũng phối hợp có hiệu quả với các chủ thể quyền SHTT. Năm 2009, cơ quan Hải quan đã phối hợp với các chủ thể quyền SHTT tổ chức hơn 140 hội thảo với hơn 2.800 người tham gia. Tại các hội thảo này, các chủ thể quyền đã phổ biến cách thức phân biệt hàng thật – hàng giả cho các cán bộ Hải quan, trao đổi các nội dung hợp tác và nâng cao năng lực thực thi cho cơ quan Hải quan [43]. Bên cạnh đó, Hải quan Nhật Bản đã thành lập Trung tâm thông tin về SHTT của Hải quan (gọi tắt là CIPIC). Trung tâm này một mặt đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập và phân tích các thông tin về SHTT để hỗ trợ các đơn vị Hải quan chuyên trách về SHTT tại các cửa khẩu khi tác nghiệp. Mặt khác, trung tâm đã làm tốt vai trò của mình là cầu nối giữa cơ quan Hải quan với các chủ sở hữu quyền, các chuyên gia về SHTT, các luật sư SHTT, các đại diện chủ sở hữu quyền, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong việc trao đổi các thông tin về thực thi quyền SHTT, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo.
Có thể bạn quan tâm!
- Luật Mẫu Về Bảo Vệ Quyền Shtt Của Wco
- Hiệp Định Thương Mại Tự Do Asean – Úc – Niu Zi Lân
- Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Trên Thế Giới
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 10
- Xử Lý Các Hành Vi Xâm Phạm Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới
- Quy Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới Của Cơ Quan Hải Quan
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
2.2.3. Pháp luật của Hàn Quốc
Theo Luật Hải quan Hàn Quốc, bất kỳ hàng hóa nào vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu được đăng ký theo Luật Nhãn hiệu đều được coi là hàng hóa cấm XK, NK [50, 235].
Để đăng ký giám sát Hải quan đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu quyền phải cung cấp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau: 02 bản sao đăng ký nhãn hiệu, tài liệu mô tả hàng giả của nhà NK, XK, các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu quyền có quyền hợp pháp sản xuất và phân phối hàng hóa trong nội địa; các giấy tờ khác liên quan đến hàng giả như: catalogue, ảnh hàng thật, mô tả các phương pháp làm giả hàng thật… Việc thực hiện đăng ký kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua hệ thống đăng ký giám sát Hải quan về SHTT online của Hải quan Hàn Quốc (KIPO).
Khi đăng ký tờ khai Hải quan, người khai Hải quan phải khai báo nhãn hiệu hàng hóa được XK, NK. Trường hợp người khai Hải quan không khai báo hoặc khai báo sai về nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị phạt tiền đến 20.000 USD [44]. Trong quá trình kiểm tra, giám sát Hải quan, cơ quan Hải quan phát hiện bất kỳ hàng hóa NK hoặc XK được khai báo đã vi phạm về quyền SHTT đối với nhãn hiệu, cán bộ Hải quan sẽ thông báo cho chủ sở hữu quyền về thực tế khai báo NK hoặc XK. Chủ sở hữu quyền sau khi nhận được thông báo, phải nộp một khoản tiền bảo lãnh cho cơ quan Hải quan và yêu cầu thông quan Hải quan đối với hàng hóa đã có khai báo NK hoặc XK.
Đối với nhãn hiệu đã đăng ký giám sát SHTT tại cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan thấy hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu, người khai Hải quan sẽ bị yêu cầu từ chối thông quan nếu họ không đưa ra được những bằng chứng và các tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với nhãn hiệu của hàng hóa trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan tại cửa khẩu. Đối với nhãn hiệu không đăng ký giám sát SHTT với cơ quan Hải quan, chủ sở hữu quyền cung cấp những chứng cứ xác đáng kèm theo bảng kê hàng hóa xâm phạm đã được xác định cho cơ quan Hải quan và yêu cầu cơ quan Hải quan sở tại từ chối thông quan đối với lô hàng [50]. Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ vào các chứng cứ do chủ sở hữu quyền cung cấp và giải trình của người khai Hải quan để quyết định có từ chối thông quan cho lô hàng hay không? Thời hạn đình chỉ thông quan là 10 ngày, trong thời gian này nếu không có khiếu nại, khiếu kiện gì được thông báo từ Tòa án thì cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục làm thủ tục Hải quan cho lô hàng. Tuy nhiên, nếu cơ quan Hải quan xác định được rõ ràng hàng hóa là hàng giả mạo nhãn hiệu thì thực hiện thẩm quyền mặc nhiên tạm giữ và tiếp tục điều tra đối với lô hàng mà không cần phải có thêm bất kỳ chứng cứ nào.
Luật Hải quan Hàn Quốc cũng quy định loại trừ đối với hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu không bị xử lý vi phạm đó là, hàng hóa mang theo người của
hành khách xuất cảnh, nhập cảnh không quá 1 đơn vị số lượng và hàng hóa được chuyển qua đường bưu chính nằm trong định mức được miễn thuế XK, NK [50].
Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật thực thi quyền SHTT, trong đó chú trọng việc mở rộng thẩm quyền thực thi của cơ quan Hải quan liên quan đến nội dung: cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện hành động mặc nhiên (ex-officio). Theo đó, ngay cả khi chủ sở hữu quyền không đăng ký yêu cầu bảo vệ quyền SHTT tại cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan vẫn có thẩm quyền tạm giữ hàng hóa theo quy định của pháp luật [51].
Về hình phạt, các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa không quá 500.000 Won. Trường hợp phạm tội hình sự liên quan đến việc xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu bị phạt tù không quá 7 năm hoặc phạt tiền không quá 10 triệu Won [52].
Để hỗ trợ có hiệu quả công tác phân tích thông tin và quản lý rủi ro nhằm phát hiện các hành vi vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu. Hải quan Hàn Quốc đã xây dựng được mạng lưới cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại bao gồm 03 hệ thống cơ sở dữ liệu: Hệ thống phát hiện dấu vết hàng giả (gọi là hệ thống Lưới mạng Nhện), hệ thống cơ sở dữ liệu về kho hàng hóa XNK và hệ thống cơ sở dữ liệu cảnh báo về các hoạt động buôn lậu. Cụ thể như sau:
Hải quan Hàn Quốc đã đưa vào áp dụng hệ thống Lưới Mạng Nhện, thiết kế đặc biệt để lọc ra các vi phạm quyền SHTT trong XK, NK bằng cách phân tích dữ liệu cũ vi phạm bao gồm các thương nhân, đại lý giao nhận vận tải và các loại kho chứa hàng hóa. Hệ thống trên là một hệ thống được thiết kế để sàng lọc các hàng hóa có rủi ro cao, hàng hóa giả mạo, xác định các yếu tố vi phạm và lọc ra các tờ khai NK có nguy cơ cao từ các trường hợp phát hiện trước đây, và dựa trên phân tích mối tương quan của những yếu tố tội phạm, chọn tờ khai NK là đối tượng để điều tra đặc biệt.
Đồng thời, Hải quan Hàn Quốc đã thiết lập cơ sở dữ liệu về kho hàng hóa XNK – Customs Data Warehouse (viết tắt là CDW), được thiết kế để phân tích dữ liệu nội bộ về khai báo Hải quan và các giao dịch ngoại tệ, thanh toán thuế, và xuất/NK của hàng hoá. Ngoài ra, Hải quan Hàn Quốc phát triển hệ thống tìm kiếm web dựa trên nhãn hiệu hàng hoá vào năm 2002 mà các bên quan tâm có thể tìm kiếm nhãn hiệu hàng hoá đăng ký với Hải quan (ví dụ như hình ảnh nhãn hiệu và dữ liệu về chủ sở hữu nhãn hiệu) và các thông tin về NK song song.
Hệ thống cơ sở dữ liệu thứ ba là hệ thống cảnh báo về các hoạt động buôn lậu, hệ thống này đưa ra cảnh bảo về danh sách các hàng hóa giả mạo có nguy cơ là hàng hóa buôn lậu như: điện thoại di động, túi xách, đồng hồ, thuốc lá. Hệ thống này là hệ thống thông tin quản lý rủi ro Hải quan, giúp cơ quan Hải quan đánh giá, phân tích và xem xét có nên tiến hành việc điều tra một vụ việc vi phạm về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hay không [51].
Dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu các vụ bắt giữ buôn lậu của các nhà NK được phát hiện và nhà cung cấp định cư ở nước ngoài được rút ra. Tài liệu được sử dụng để điều tra trong tương lai nhà NK, nhà cung cấp, người bán, nhà phân phối.v.v... Thông quan việc sử dụng hệ thống Lưới Mạng Nhện trên, chỉ tính riêng trong năm 2007, Hải quan Hàn Quốc đã thu giữ được một khối lượng lớn hàng hóa giả nhãn hiệu trị giá 41.3 tỷ won (tương đương 44 triệu USD) [5].
Hải quan Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực để tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng. Đồng thời, để khuyến khích các công dân tham gia công tác chống các vi phạm về quyền SHTT, Hải quan Hàn Quốc đã đưa ra quy định trao giải thưởng cho những ai phát hiện ra vi phạm về SHTT, mức thưởng là 500.000 USD/vụ việc [51].
Như vậy, bằng việc kết hợp giữa việc hoàn thiện khung pháp lý trong đó tập trung mở rộng thẩm quyền thực thi cho cơ quan Hải quan với việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT tại biên giới quốc gia.
2.2.4. Pháp luật của Trung Quốc
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT là hàng hóa cấm XK, NK và cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền SHTT tại biên giới [53,3].
Các chủ thể quyền SHTT muốn yêu cầu cơ quan Hải quan bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu của mình tại biên giới phải nộp đơn yêu cầu giám sát tại cơ quan Hải quan. Hồ sơ đăng ký, giám sát Hải quan về quyền SHTT nộp tại Hải quan Trung Quốc bao gồm các tài liệu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ muốn đăng ký, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định bằng văn bản chấp nhận đăng ký hay không. Trường hợp không chấp nhận phải thông báo băng văn bản cho người nộp đơn và nêu rõ lý do không chấp nhận. Cơ quan Hải quan không chấp nhận yêu cầu đăng ký giám sát nếu thuộc một trong các trường hợp sau: hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, người nộp đơn không phải là chủ thể quyền SHTT, quyền SHTT đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật [53, 7-8].
Thời hạn giám sát Hải quan đối với mỗi nhãn hiệu được đăng ký là 10 năm kể từ ngày cơ quan Hải quan chấp nhận, chủ thể quyền SHTT có thể xin gia hạn thời hạn giám sát Hải quan đối với nhãn hiệu đã đăng ký trước khi hết thời hạn giám sát 6 tháng, thời hạn gia hạn giám sát Hải quan không quá 10 năm. Trường hợp hết thời hạn đăng ký giám sát mà chủ thể quyền SHTT không xin gia hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ thì đăng ký giám sát đó đương nhiên hết hiệu lực [53, 10-11]. Trường hợp, có bất kỳ thông tin nào thay đổi liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký tại cơ quan Hải quan, chủ thể quyền phải có đơn đề nghị về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ nộp cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan sẽ xem xét các đề nghị đó trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan Hải quan sẽ chấm dứt hiệu lực giám sát Hải quan nếu chủ thể quyền không cung cấp các thông tin và
tài liệu liên quan trong quá trình Hải quan áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT của họ [53, 9.11].
Trong quá trình cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới, các nội dung liên quan đến quyền SHTT phải được khai báo Hải quan, người XK, NK hàng hoá cũng như công ty của họ phải khai báo chính xác và nộp cho Hải quan những giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền SHTT theo quy định của pháp luật. Nếu không khai báo chính xác hoặc không nộp các tài liệu là chứng cứ chứng minh quyền SHTT hợp pháp cho cơ quan Hải quan sẽ bị xử phạt tiền cao nhất lên đến 50.000 RMB [44, 25].
Trong quá trình cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới. Việc phát hiện hàng hóa nghi ngờ xâm phạm có thể do cơ quan Hải quan phát hiện hoặc do chủ thể quyền SHTT cung cấp.
Trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT phát hiện hàng hóa XK, NK có nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT thì có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tạm giữ hàng hóa đó. Đồng thời, họ phải cung cấp cho cơ quan Hải quan các chứng cứ chứng minh có hành vi xâm phạm xảy ra; phạm vi giám sát Hải quan đã được đăng ký đảm bảo đáp ứng hai điều kiện: hàng hóa bị yêu cầu tạm giữ đang trong quá trình XK, NK và hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ nhưng không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền SHTT.
Trước khi yêu cầu cơ quan Hải quan tạm giữ hàng hóa nghi ngờ xâm phạm, chủ sở hữu quyền SHTT phải nộp một khoản tiền bảo đảm không vượt quá hoặc tương đương với giá trị của hàng hóa đảm bảo bồi thường cho các tổn thất do việc yêu cầu tạm giữ không đúng gây ra. Khoản tiền bảo đảm là 20.000 RMB nếu trị giá hàng hóa dưới 20.000 RMB, là 200.000 RMB nếu trị giá hàng hóa trên 20.000 RMB hoặc 50% trị giá hàng hóa thực tế nhưng số tiền tối thiểu không được ít hơn 20.000 RMB, là 100.000 RMB nếu trị giá hàng hóa trên
200.000 RMB [54, 22].