* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cà chua Savior ghép và không ghép trong vụ Xuân Hè tại hai điểm nghiên cứu thu được kết quả ở bảng 3.53 cho thấy: không có sự khác biệt về chùm quả/cây giữa cà chua ghép và không ghép ở Vĩnh Tường, còn ở Hoài Đức cà chua không ghép có số chùm quả thấp hơn so với cà chua ghép, khoảng biến động giữa các công thức ở cả hai điểm nghiên cứu từ 34,4 – 38,3 quả/cây. Tính trạng khối lượng trung bình quả cũng không có sự khác biệt giữa không ghép và ghép chứng tỏ mức độ ổn định của giống ở các tính trạng này.
Năng suất ô có sự khác biệt giữa cà chua ghép và cà chua không ghép ở cả hai điểm nghiên cứu, năng suất cá thể giữa hai loại gốc ghép không có sự khác biệt, năng suất thực thu có sự khác biệt giữa các công thức ghép và không ghép. Điều này chứng tỏ vai trò của sử dụng gốc ghép đối với giống cà chua Savior là rất rõ rệt.
Bảng 3.53. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau trong vụ Xuân Hè, năm 2012 tại ĐBSH
Số chùm quả/câ y (chùm) | Số quả/ cây (quả) | Khối lượng TB quả (g) | Năng suất cá thể (kg/câ y) | Năng suất ô (kg/ô) | Năng suất thực thu (tấn/ha ) | Tăng so với đối chứng (%) | |
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc | |||||||
Savior/Cà tím EG 203 | 10,1a | 38,3a | 113,8a | 3,0a | 132,9a | 66,4a | 24,0 |
Savior/Cà chua Hawaii | 9,6b | 37,1a | 112,0a | 2,9b | 126,1b | 63,1b | 18,9 |
Savior không ghép(đc) | 9,8ab | 37,5a | 108,6b | 2,7c | 106,6c | 53,3c | |
CV(%) | 2,6 | 2,8 | 2,0 | 2,9 | 2,6 | 2,6 | |
LSD 0,05 | 0,5 | 2,4 | 5,2 | 0,1 | 4,3 | 2,2 | |
Hoài Đức, Hà Nội | |||||||
Savior/Cà tím EG 203 | 9,8a | 38,0a | 113,4a | 2,9a | 127,6a | 63,8a | 25,0 |
Savior/Cà chua Hawaii | 9,8a | 37,5a | 111,7a | 3,0a | 131,1a | 65,6a | 28,4 |
Savior không ghép(đc) | 9,3b | 34,4b | 107,8a | 2,7b | 102,1b | 51,1b | |
CV(%) | 2,8 | 4,7 | 3,0 | 2,4 | 2,6 | 2,6 | |
LSD 0,05 | 0,4 | 1,4 | 7,4 | 0,2 | 7,0 | 3,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Mật Độ Trồng Và Chế Độ Phân Bón Phù Hợp Cho Giống Tat062659 Trong Điều Kiện Chính Vụ Ở Đbsh
- Xây Dựng Mô Hình Trồng Giống Hồng Ngọc Và Giống Tat062659 Ở Đbsh
- Đánh Giá Mức Độ Kháng Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn Của Cà Chua Savior Và Gốc Ghép Hawaii7996 Và Ảnh Hưởng Của Các Isolate Vi Khuẩn Đến Các Mẫu Giống Cà
- Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 19
- Pichet-Wechvitan, Anon-Somwongsa (1996), “Yield Trial Of Table Tomato In Rainy Season”, Proceeding Of The 13Th Conference, Plant Science Sakhaputsat Lampang, Thailand, 344Pp, P. 181-188, P.
- Tình Hình Sản Xuất Cà Chua Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam Những Năm Gần Đây.
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
3.4.2. Qui trình hoàn thiện ghép cà chua Savior trên gốc cà tím, cà chua Hawaii và cà gai.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu qui trình ghép cà chua Savior trên các loại gốc ghép cà tím EG203, cà chua Hawaii 7996 và cà gai chúng tôi rút ra một số điểm hoàn thiện qui trình sản xuất cây cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép này cho vùng ĐBSH như sau:
Bảng 3.54. Kết quả hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím EG203, cà chua Hawaii và cà gai ở ĐBSH
Nội dung nghiên cứu | Kết quả hoàn thiện | |
1 | Xác định gốc ghép thích hợp cho cây cà chua Savior | -3 loại gốc ghép được xác định là Cà tím EG203, cà chua Hawaii 7996, Cà gai phù hợp để ghép cho giống cà chua Savior thể hiện ở: - Tỷ lệ sống đạt cao ở cà tím và cà chua Hawaii ( > 90%), cà gai đạt 85,6%. - Giúp cây cà chua Savior ghép kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt hơn. |
2 | Nghiên cứu xác định tuổi cây giống làm gốc ghép và ngọn ghép. | -Cây cà tím EG203 thích hợp làm gốc ghép ở giai đoạn sau gieo 45 ngày, có 3-4 lá thật, đường kính thân 0,26-0,28cm. -Cây cà chua Hawaii thích hợp ghép sau khi gieo 26 ngày, cây có 3-4 lá thật, đường kính thân 2,26-0,28 cm. -Cây cà gai thích hợp ghép sau khi gieo 50 ngày, có 3-4 lá thật, đường kính thân 0,25-0,26 cm. -Cà chua Savior thích hợp ghép sau gieo 24-26 ngày, có 3-4 lá thật, đường kính thân 0,26-0,28 cm. |
3.4.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn cà chua Savior ghép ở các địa phương thuộc ĐBSH.
Từ kết quả thí nghiệm năm 2011 và 2012, mô hình trình diễn cà chua Savior ghép trên gốc ghép cà tím EG203 và cà chua Hawai ở các địa điểm khác nhau đã được triển khai. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về mật độ trồng và chế độ phân bón theo Qui trình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím của Viện Nghiên cứu Rau Quả [51]. Kết quả năng suất và lợi nhuận của mô hình được trình bày ở bảng 3.55.
Dẫn liệu ở bảng 3.55 cho thấy năng suất của cà chua Savior ghép trên gốc cà tím và cà chua Hawaii khá ổn định trong vụ Hè Thu 2012, khoảng biến động năng suất giữa các điểm trình diễn từ 59,3 - 65,8 tấn/ha. Về mặt chi phí cho thấy, chi phí cho mô hình trồng cà chua Savior ghép trên gốc cà chua cao hơn so với ghép trên gốc cà tím nguyên nhân là cây con ghép trên gốc cà chua có giá thành cao hơn so với cà tím. Lợi nhuận thu được từ trồng cà chua ghép trong vụ Hè Thu biến động từ 104,5 – 137,6 triệu đồng/ha, tăng cao hơn so với đối chứng là sản xuất cà chua thông thường từ 18,7 – 34,1% giá trị.
Như vậy với kết quả rất khả quan từ các mô hình trình diễn cà chua ghép trên cà tím EG 203 và trên gốc cà chua Hawai 7996 đều cho kết quả rất tốt so với trồng cà chua thông thường. Đây là một trong những kỹ thuật có giá trị cao mang lại lợi nhuận cho người nông dân.
Bảng 3.55. Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình cà chua Savior ghép trong vụ Hè Thu 2012 tại các địa phương thuộc ĐBSH
Loại gốc ghép | Diện tích mô hình (ha) | Năng suất TB (tấn/ha) | Tổng thu (trđ/ha) | Chi phí (trđ/ha) | Lợi nhuận (trđ/ha) | Tăng so với sản xuất thông thường (%) | |
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc | Cà tím | 0,5 | 63,2 | 322,3 | 195,1 | 127,2 | 28,2 |
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc | Cà chua | 0,3 | 59,3 | 302,4 | 197,9 | 104,5 | 18,7 |
Hoài Đức, Hà Nội | Cà chua | 0,5 | 63,0 | 324,4 | 197,9 | 126,5 | 29,2 |
Nam sách, Hải Dương | Cà tím | 1,0 | 64,9 | 334,2 | 196,6 | 137,6 | 31,7 |
Tiên Lãng, Hải Phòng | Cà tím | 0,5 | 65,8 | 329,0 | 196,6 | 132,4 | 34,1 |
Nhận xét về mô hình trình diễn cà chua Savior ghép trên cà tím và cà chua Hawaii7996 tại một số địa phương (Phụ lục 9) cho thấy: Cà chua Savior ghép có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn cà chua không ghép rõ rệt ở khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện trái vụ, tỷ lệ đậu quả, độ đồng đều quả có sự khác biệt rõ rệt so với cà chua không ghép, thời gian thu hoạch cũng như mức độ đồng đều quả qua các lần thu hoach tốt hơn so với cà chua không ghép, năng suất đạt được từ 60,0 -67,2 tấn/ha, lợi nhuận đạt được từ 20-30 triệu đồng/ha. ở Song Phương năng suất đạt được từ 62,4-68,5 tấn/ha với lợi nhuận tương ứng từ 24-32 triệu đồng/sào. Nguyện vọng mở rộng diện tích trồng cà chua ghép ở các địa phương này cũng tăng lên rõ rệt qua các năm.
4.1 Kết luận
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Thực trạng sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng phản ánh:
- Điều kiện khí hậu và đất đai của ĐBSH cho phép người dân phát triển sản xuất cà chua trong vụ Xuân Hè và Hè Thu để có được lợi nhuận cao.
- Có sự biến động khá lớn trong giai đoạn 2000-2011 ở ĐBSH về cơ cấu cũng như thành phần giống cà chua, với sự chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng trồng các giống cà chua lai dạng bán hữu hạn.
- Một số hạn chế chính ảnh hưởng đến sản xuất như: áp lực sâu bệnh hại ngày càng cao; người dân còn thiếu cập nhật với tiến bộ kỹ thuật mới; sử dụng thuốc BVTV quá nhiều; giá cả cà chua không ổn định.
2. Đã tuyển chọn, xác định được 1 giống dạng hữu hạn là TAT062659 và 2 giống dạng bán hữu hạn là Savior và Hồng Ngọc (TAT072672) phù hợp để giới thiệu trực tiếp cho sản xuất tại ĐBSH.
Giống TAT062659 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Đông với năng suất ở các điểm thử nghiệm từ 49,1 – 52,0 tấn/ha, dạng quả tròn, màu quả chín đỏ đậm, ít bị nứt vai quả , tỷ lệ thịt quả cao (80,5-82,8%), chống chịu tốt bệnh mốc sương (điểm 0-1), thích hợp trồng trên chân đất 2 vụ lúa. Giống phù hợp cả cho ăn tươi và chế biến. Từ năm 2013 giống được mở rộng trồng phổ biến trong sản xuất.
Giống Savior và giống Hồng Ngọc phù hợp cả cho ăn tươi và chế biến, có khả năng thích ứng tốt ở cả điều kiện chính vụ và trái vụ, năng suất của Savior giao động qua các thời vụ từ 53,8 - 64,7 tấn/ha, giống Hồng Ngọc từ 50,3 - 64,1 tấn/ha. Giống Savior, giống Hồng Ngọc cho năng suất tốt và ổn định ở các địa phương thử nghiệm, diện tích sản xuất giống Savior và giống Hồng Ngọc ở ĐBSH tăng lên rõ rệt qua các năm. Đến năm 2012, diện tích 2 giống này đã đạt tới 1382,4 ha và 328,3 ha tương ứng.
3. Đã khẳng định được khung thời vụ cho giống Savior, hoàn thiện được qui trình thâm canh cho giống cà chua Hồng Ngọc và giống cà chua TAT062659 với biện pháp kỹ thuật về thời vụ, mật độ và phân bón như sau:
Giống cà chua Savior có phổ thích ứng rộng, có thể trồng trong vụ Hè Thu từ 10/8 kéo dài đến vụ Xuân Hè với thời gian xuống giống muộn nhất là 20/2.
Mật độ trồng hợp lý cho giống Hồng Ngọc trong vụ Hè Thu là 28,6 nghìn cây/ ha và vụ Xuân Hè là 26,0 nghìn cây/ ha. Mức phân bón hợp lý cho 1ha là 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột + 150N: 200P2O5: 200K2O. Năng suất trong
các mô hình trình diễn trong vụ Xuân Hè từ 54,5 – 55,7 tấn/ha, vụ Thu Đông đạt được từ 54,3 – 59,1 tấn/ha.
Giống TAT062659 trồng chính vụ với mật độ tối ưu nhất là 35,7 nghìn cây/ ha và mức phân bón hợp lý cho 1ha là 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột + 150N:180P2O5:200K2O, năng suất các mô hình trình diễn đạt được từ 51,6 – 55,3 tấn/ha.
4. Đã khẳng định được hiệu quả của cà chua Savior ghép trên cà tím EG203 và bổ sung được 2 loại gốc ghép phù hợp để ghép với giống cà chua Savior là giống cà chua Hawaii 7996 nhập nội từ AVRDC và cà gai. Tỷ lệ sống khi ghép đạt 85,6 - 92,1%. Chứng minh giống gốc ghép Hawaii7996 có khả năng kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn.
Trong vụ Hè Thu, cà chua Savior ghép có khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với không ghép từ 16,1 – 43,6%. Cà chua Savior ghép có chất lượng quả cao hơn ở màu sắc quả khi chín, độ cứng quả và độ nứt vai quả. Cây cà chua ghép chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn tốt hơn rõ rệt so với không ghép với tỷ lệ chênh lệch từ 15,8 – 25,6%. Trong vụ Xuân Hè, cây Savior ghép chống chịu tốt hơn với bệnh vàng lá. Năng suất giữa cây ghép và cây không ghép chênh lệch từ 18,9 – 28,4 %.
5. Mô hình trình diễn cà chua Savior ghép ở các địa phương đều cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với đối chứng cà chua thông thường từ 18,7-34,1% trong vụ Hè Thu ở ĐBSH. Các địa phương tham gia mô hình trình diễn đã mở rộng diện tích trồng qua các năm.
4.2 Đề nghị
1. Tiếp tục mở rộng sản xuất các giống cà chua có tiềm năng năng suất và chất lượng như Hồng Ngọc, Savior, và TAT062659 để đa dạng hóa bộ giống cà chua trong sản xuất.
2. Nghiên cứu sâu hơn về mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và chịu ngập úng của giống cà gai và cà chua Hawaii7996 trong điều kiện vụ Hè Thu ở miền Bắc để có được định hướng trong phát triển cây ghép trên các giống gốc ghép này.
3. Nhân rộng mô hình trồng cà chua Savior ghép trên cà tím EG203 ở vùng ĐBSH, đặc biệt trong điều kiện trái vụ (Thu Đông, Xuân Hè) để nâng cao thu nhập cho người dân.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Đặng Văn Niên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2008), “Giống cà chua lai chịu nhiệt và kháng bệnh xoăn vàng lá Savior”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện KHNNVN, số 3 (2008), tr.8-13.
2 Đặng Văn Niên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trần Ngọc Hùng (2013), “Nghiên cứu mức độ thích ứng và hiệu quả sản xuất cà chua Savior ghép ở Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện trái vụ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”: Chuyên đề giống cây trồng – vật nuôi, Tập 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2013, tr.88-93
3 Đặng Văn Niên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trần Ngọc Hùng (2013), “Thực trạng và giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 219 năm 2013, tr.24-31.
4 Đặng Văn Niên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trần Ngọc Hùng (2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu bệnh của giống Savior tại Đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 225 năm 2013, tr. 24-30.
I. tiếng Việt
Tài liệu tham khảo
1 Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau, Giáo trình cao học nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 164-176.
2 Trần Thị Ba, Phạm Thanh Phong, (2010), “Hiệu quả canh tác cà chua ghép trái vụ tại tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học 2010: 16b 15-23, Trường Đại học Cần Thơ.
3 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), “Qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống cà chua”, Qui phạm khảo nghiệm giống cây trồng, tr 1-6.
4 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Quy trình kỹ thuật gieo ươm cây giống cà chua”, Qui phạm khảo nghiệm giống cây trồng, tr. 1-3.
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), “966 giống cây trồng nông nghiệp mới”, Các giống cà chua, tr. 327-346, NXB Nông nghiệp.
6 Đoàn Xuân Cảnh (2013), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống cà chua lai VT4”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyên đề Giống cây trồng – vật nuôi, tập 1, tháng 6 năm 2013, tr.74-80.
7 Tạ Thu Cúc (1985), “Khảo sát một số giống cà chua nhập nội trồng trong vụ xuân hè trên đất Gia Lâm – Hà Nội”, Luận văn phó tiến sĩ KHKT Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 144 tr.
8 Tạ Thu Cúc (2007), Kỹ thuật trồng cà chua, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 103 tr.
9 Đặng Thị Chín (1994), “Tìm hiểu một số đặc điểm của các giống cà chua địa phương, nhập nội và các con lai được trồng trong các điều kiện khác nhau”, Tạp chí NN-CNTP, Hà Nội, số 3, tr. 103-104.
10 Chu Văn Chuông (2005), “Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith.) hại cà chua ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng chống. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11 Vũ Thanh Hải, Nguyễn Văn Đĩnh, (2010), “Khả năng kháng bệnh héo xanh và chịu ngập úng của cà chua ghép trên gốc EG203”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp (ĐHNN1), số 4, tr. 47-52.
12 Nguyễn Văn Hiển và ctv (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 34-35.
13 Vũ Tuyên Hoàng, Chu Thị Ngọc Viên, Lê Thanh Thuận (1990), “Kết quả chọn tạo giống cà chua 214”, Tạp chí NN-CNTP, Hà Nội, số 3, tr. 147-150.
14 Vũ Tuyên Hoàng (1998), “Giống cà chua Hồng Lan”, 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 177-178.
15 Cấn Văn Hồng (2009), “Nghiên cứu khả năng sử dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith.) hại cà chua tại Đan Phượng, Hà Tây năm 2008”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
16 Bùi Thị Lan Hương (2010), “Nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh nấm vào một số giống cà chua thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 144 tr.
17 Nguyễn Thị Thu Hương (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và nguồn chất thải hữu cơ có xử lý EM đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cà chua vụ Đông 2010 tại Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
18 Trần Ngọc Hùng, Trịnh Khắc Quang (2012), “Xác định nguồn gen thích hợp phục vụ tạo giống cà chua chống chịu bệnh sương mai (Phytopthora infestant) tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ năm 2012.
19 Trần Văn Lài, Lê Thị Thủy (2005), “Kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ ghép cà chua tại miền Bắc Việt Nam”, Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005, tr.196-197.
20 Trần Văn Lài, Lê Lương Tề, Chu Văn Chuông, Phạm Mỹ Linh (2002), “Khả năng phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn bằng kỹ thuật ghép cà chua trên gốc ghép kháng bệnh”, Tạp chí bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (5), trang 11-14.
21 Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Việt Long, Nguyễn Quốc Vọng, Vũ Thanh Quỳnh, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Minh Hiếu (2010), “Đánh giá và chọn lọc dòng cà chua (Lycopesicon esculentum Mill.)