Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 2

nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợi NLĐ trong và sau khi CPH DNNN. Dưới góc độ so sánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về vấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ


Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Khái quát lý luận và thực tiễn CPH DNNN ở nước ta.


- Thực trạng quy định của pháp luật và việc thực hiện bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ trong và sau CPH.

3. Tình hình nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN là một vấn đề đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề này nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế. Dưới góc độ pháp luật lao động, trong phạm vi nghiên cứu khoa học tác giả thấy có:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” năm 2007 của Trường Đại học Luật Hà Nội do Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chí làm chủ nhiệm đề tài.

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 2

Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài này như:

- “Cổ phần hoá cần đảm bảo quyền lợi người lao động” đăng trên Việt Báo ngày 6/11/2006;

- “Lao động dôi dư sau cổ phần hoá doanh nghiệp: Chờ một hướng đi thích hợp” báo điện tử của Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn) ngày 4/12/2006;

- “Cổ phần hóa: Đừng để người lao động trắng tay”, Báo người lao động, ngày 28/3/2007.

- “Cổ phần hoá DNNN: Người lao động phải thật sự được hưởng lợi”, báo điện tử của Tổng công ty thép Việt Nam (http://www.vsc.com.vn), ngày 26/6/2007;

- “ Về chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” của tác giả TS. Nguyễn Hữu Chí trên tạp chí nghiên cứu Lập pháp số tháng 10/2007; vvv…

Và một số các bài viết khác trên các tạp chí, báo… trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008…

Nói chung, các công trình, bài viết nói trên chủ yếu tập trung vào những khía cạnh, vấn đề cụ thể của việc cổ phần hóa và tại những thời điểm nhất định với chế độ, chính sách, quy định pháp luật cho giai đoạn đó mà chưa có sự đánh giá, tổng kết toàn diện. Đặc biệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội, mặc dù đã có sự đi sâu nghiên về vấn đề quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH của tập thể 13 tác giả, nhưng đây mới là tập hợp các chuyên đề riêng rẽ, mà chưa có sự đánh giá tổng quát và đưa ra các giải pháp toàn diện.

4. Phạm vi nghiên cứu


- Về thời gian: từ khi có chủ trương CPH (năm 1990) đến nay. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.

- Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật và quá trình thực hiện về bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH ở một số ngành, lĩnh vực tiêu biểu.

5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học xã hội như: Phương pháp luận cơ bản của triết học Mác – Lênin; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường nói chung về CPH DNNN nói riêng.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu gồm: Phân tích, tổng hợp, so sánh, …

6. Ý nghĩa của luận văn


- Góp phần khái quát quá trình CPH DNNN, hệ thống quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ trong và sau CPH.

7. Kết cấu của luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cầu gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CPH DNNN và bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.

- Chương 2: Bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN- Pháp luật, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm.

- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH

CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước‌

1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

CPH là cách nói ngắn gọn của chủ trương chuyển DNNN thành công ty cổ phần (CTCP), được đưa ra từ năm 1987 tại Điều 22 của Quyết định số 214/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới thành phần kinh tế quốc doanh, nhưng phải hơn hai năm sau đó, khái niệm về CPH mới chính thức được đề cập (tuy chưa cụ thể) tại Điều 2 Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng: “Chuyển DN quốc doanh thành CTCP với mục đích đảm bảo sở hữu về tài sản và sở hữu của nhà nước, người lao động có điều kiện thực sự làm chủ DN, huy động vốn" [7]. Đến năm 1996, tại Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ, khái niệm CPH được đề cập đầy đủ và chặt chẽ hơn: DNNN chuyển thành CTCP (hay còn gọi là CPH DNNN) là một biện pháp chuyển DN từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước

Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007, CPH DNNN chính là việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 [8].

Với khái niệm này, đối tượng của CPH DNNN chỉ là DNNN có 100% vốn Nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối không phải là đối tượng của CPH. Các DNNN sau khi CPH sẽ được

chuyển đổi thành CTCP – là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thái cổ phần.

- CTCP có đặc trưng cơ bản sau:

+ Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Thành viên của CTCP (cổ đông) có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đóng góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ CTCP có quyền phát hành cổ phiếu các loại để huy động vốn.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu CPH dưới góc độ pháp lý như sau: CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển các DNNN thuộc sở hữu Nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu.

- Các hình thức cổ phần hoá DNNN:

+ Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

+ Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

+ Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Cổ phần hoá các DNNN nhằm các mục tiêu sau:

+ Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và NLĐ trong doanh nghiệp.

+ Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Từ các mục tiêu trên, CPH DNN có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, CPH DNNN là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ DNNN sang CTCP. DNNN sau khi đã hoàn thành CPH sẽ có địa vị pháp lý của CTCP. Khi đó tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: cơ chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản, quyền và nghĩa vụ của công ty, cơ chế quản lý … đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần (Luật Doanh nghiệp).

Hai là, CPH DNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần. Nếu như trước khi CPH, toàn bộ vốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì sau khi tiến hành CPH, vốn của doanh nghiệp không chỉ là của riêng Nhà nước mà còn là của các chủ sở hữu khác như: NLĐ trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Điều đặc biệt là NLĐ đã trở thành người chủ thực sự cho phần vốn góp của mình trong CTCP.

Ba là, CPH DNNN là biện pháp duy trì một phần sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản suất dưới hình thức CTCP. Thực tế cho thấy khi thực hiện

CPH DNNN, Nhà nước không chuyển tất cả các DNNN thành CTCP mà chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân trở thành CTCP. Hiện nay, sau khi CPH thì Nhà nước vẫn thường là một cổ đông trong doanh nghiệp.

Vậy CPH DNNN ở nước ta có điểm gì khác với tư nhân hóa. Tư nhân hoá được hiểu là quá trình chuyển DNNN sang doanh nghiệp tư nhân. Tư nhân hoá có thể diễn ra ở ba mức độ sau: 1- Thay đổi một phần chế độ sở hữu của doanh nghiệp ; 2- Tự do hoá việc tham gia những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3- Uỷ quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho tư nhân thuê các tài sản công [9].

Ta thấy, CPH DNNN ở nước ta là một hiện tượng đặc thù, khác hẳn với tư nhân hóa, thể hiện như sau:

- CPH DNNN nhằm cơ cấu lại hệ thống DNNN bằng cách du nhập mô hình CTCP, có hỗn hợp sở hữu nhà nước và tư nhân để một mặt giảm bớt vốn của Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực mà với hình thức kinh tế tư bản nhà nước sẽ tốt hơn hẳn hình thức doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Làm như vậy thành phần kinh tế nhà nước có thể mạnh hơn, kiểm soát được phạm vi rộng hơn mà không cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước.

- Hình thức CPH DNNN kết hợp với việc vận dụng các chính sách ưu đãi đối với NLĐ trong các CTCP được chuyển đổi từ DNNN cho thấy mục đích là tạo điều kiện cho NLĐ làm chủ và doanh nghiệp sau CPH hoạt động hiệu quả.

- CPH DNNN không nhằm mục đích tư nhân hoá các doanh nghiệp này để giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước mà trước hết nhằm vào huy động vốn cho doanh nghiệp và ngay cả khoản tiền thu về do bán cổ phần vẫn được Nhà nước tiếp tục đầu tư vào DNNN.

Các đặc trưng của CPH DNNN nêu trên đã làm cho CPH trở thành một giải pháp triệt để nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, giải quyết được căn nguyên của DNNN - đó là vấn đề sở hữu. CPH được coi là “giải pháp cải cách DNNN tối ưu trong điều kiện nước ta hiện nay” [10]. Bên cạnh đó CPH DNNN là một tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, nhà nước ta phải thực hiện các cam kết quốc tế, phải bãi bỏ các loại hình bao cấp và trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong nước trái với quy định của WTO, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các đối tác quốc tế trên cả thị trường trong nước và thế giới [11]. Bên cạnh đó, CPH cũng là giải pháp cải cách DNNN tác động đến rất nhiều vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm như công bằng xã hội, quyền lợi cũng như việc làm, trợ cấp thất nghiệp của NLĐ…

1.1.2. Phương thức tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007 của Chính phủ và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính [12], CPH DNNN sẽ được tiến hành theo các bước để chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP, cụ thể như sau:

Bước 1. Xây dựng phương án CPH.

* Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc.

- Cơ quan quyết định CPH ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH đồng thời với Quyết định CPH doanh nghiệp.

- Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc CPH trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo CPH.

* Chuẩn bị hồ sơ tài liệu:

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí