bị thiệt hại. Khi không cho phép người bị thiệt hại có quyền được khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thì có nghĩa là cơ chế giải quyết bồi thường được quy định trong Nghị định số 47 là không hợp lý vì đã hạn chế một cách bất hợp lý quyền được sử dụng nhiều phương thức, trong đó có phương thức khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về các loại thiệt hại được Nhà nước bồi thường được quy định còn chung chung, chưa cụ thể và khó áp dụng.Về cơ bản, thiệt hại do công chức nhà nước gây ra cho tổ chức, cá nhân được các cơ quan nhà nước bồi thường bao gồm cả thiệt hại về vật chất lẫn thiệt hại về tinh thần, tương tự như trong quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các văn bản QPPL thời điểm này chưa đề cập đến những loại thiệt hại mà đối với bên bị thiệt hại lại rất quan trọng; ví dụ: phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí. Đối với các cá nhân là chủ doanh nghiệp thì pháp luật cũng chưa tính đến các loại thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong những trường hợp mà chủ doanh nghiệp bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Về trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng và chưa có tác dụng giáo dục đối với công chức. Điều 619 và Điều 620 của BLDS 2005 chỉ quy định: cơ quan trực tiếp quản lý công chức có hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm yêu cầu công chức đó hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật nếu công chức đó có lỗi trong khi thi hành công vụ. Nghị định số 47 đã ghi nhận một số quy định như: thành lập Hội đồng quyết định việc hoàn trả; căn cứ xác định việc hoàn trả; phương thức hoàn trả và mức khấu trừ vào tiền lương hàng tháng nếu công chức không thể hoàn trả ngay trong một lần nhưng còn nhiều vấn đề khác liên quan chưa được quy định trong Nghị định này. Nghị quyết số 388 cũng đã có quy định về việc hoàn trả nhưng cũng không quy định cụ thể việc hoàn trả được thực hiện như
thế nào mà chỉ xác định một cách chung chung. Thực tiễn cho thấy, chưa có trường hợp công chức nào trong các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả.
Những hạn chế về mặt pháp luật tại thời điểm này về BTTH do người thi hành công vụ gây ra và thực tiễn thi hành cho thấy pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập; chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu tính khả thi. Việc bảo vệ quyền con người theo quy định của pháp luật tại giai đoạn này chưa cao, chưa nói đến việc thúc đẩy hoặc nỗ lực thúc đẩy quyền con người về BTNN trong xã hội. Người dân oan sai, vẫn mãi mang nỗi oan ức trong lòng, thiệt hại, tổn thất về vật chất và tinh thần nhiều thế hệ không bù đắp hết. Người bị thiệt hại chưa được bù đắp, phục hồi quyền lợi, gây rất nhiều bức xúc cho người dân và sự mất lòng tin vào Nhà nước của nhân dân. Công chức Nhà nước thì chưa xác định rõ trách nhiệm của mình và dự đoán được những hệ quả mà mình mang lại cho Nhà nước và cho người dân khi do vô ý hay cố ý làm sai gây thiệt hại trong quá trình thi hành công vụ.
2.2. Thực tiễn áp dụng Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành
Từ năm 2010, Luật TNBTCNN được Nhà nước được đưa vào triển khai áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế bước đầu đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập cơ chế đặc thù để cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Qua đó, chủ trương đưa Luật TNBTCNN từng bước đi vào cuộc sống là cơ hội đáng mừng cho người dân ngày càng thực hiện được nhiều hơn quyền con người, quyền công dân của mình, phù hợp với quy định của bản Hiến pháp 2013, mà trong đó, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, nâng tầm và đề cao. Người dân bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án đều được thực hiện quyền yêu cầu
bồi thường nhà nước; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ có sự chuyển biến rõ nét. Những biểu hiện này cho thấy Luật TNBTCNN đang từng bước đi vào cuộc sống, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đang dần được thực thi và đi sâu vào tư duy cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức một cách tự nhiên với tinh thần coi nhân dân như con ngươi của chính mình trong quá trình thực thi công vụ, giảm thiểu một cách tối đa nhất những sai sót dù là vô tình khi thi hành công vụ và khi thực hiện pháp luật để bảo vệ quyền của người dân.
2.2.1. Kết quả giải quyết bồi thường
Việc áp dụng các quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành vào giải quyết bồi thường tại các địa phương có vụ việc bồi thường đã thể hiện tính hiệu quả, tác động mạnh mẽ của Luật TNBTCNN cũng như tạo thuận lợi tối đa để người dân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình, bảo đảm quyền con người trong việc yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại mà Nhà nước gây ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Bị Thiệt Hại Trong Việc Yêu Cầu Bồi Thường
- Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Bồi Thường Tại Cơ Quan Có Trách Nhiệm Bồi Thường
- Một Số Điểm Mới Của Luật Tnbtcnn So Với Các Văn Bản Quy Định Trước Đây
- Hạn Chế Về Trình Tự, Thủ Tục Giải Quyết Bồi Thường
- Thực Trạng Việc Khởi Kiện Yêu Cầu Tòa Án Giải Quyết Bồi Thường
- Nhận Diện Một Số Sai Phạm Của Người Thi Hành Công Vụ Dẫn Đến Thiệt Hại Giúp Người Dân Nhận Thức Và Tự Bảo Vệ Quyền
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Tính đến ngày 30/09/2013, cơ quan nhà nước các cấp đã thụ lý 247 vụ việc, trong đó, số vụ việc đã giải quyết xong là 167 vụ việc (chiếm tỷ lệ 67,6 %). Trong lĩnh vực quản lý hành chính, số lượng vụ việc đã thụ lý là 107 vụ việc, số vụ việc đã giải quyết xong là 53 vụ việc (chiếm tỷ lệ ~ 50%). Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã thụ lý 124 vụ việc, số vụ việc đã giải quyết xong là 92 vụ việc (chiếm tỷ lệ 74%). Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án các cấp đã thụ lý 15 vụ việc và đã giải quyết xong 1 vụ (chiếm tỷ lệ 0,6%), 4 vụ việc đang trong quá trình giải quyết (chiếm tỷ lệ 27%). Trong
lĩnh vực thi hành án dân sự, số vụ việc đã thụ lý là 33 vụ việc, trong đó đã giải quyết 17 vụ việc (chiếm tỷ lệ 51,5%). Tổng số tiền giải quyết bồi thường (được xác định tại Quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án của Tòa án xét xử tranh chấp về bồi thường nhà nước) là 54.413.065.056 đồng. Như vậy, so sánh giữa các lĩnh vực thì tố tụng hình sự là lĩnh vực phát sinh nhiều yêu cầu bồi thường nhất, tiếp đến là các lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án dân sự và tố tụng dân sự, tố tụng hành chính [18, tr.10].
Như vậy, kết quả giải quyết bồi thường cho thấy so với các lĩnh vực quản lý hành chính và tố tụng, số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường cũng như được giải quyết xong trong lĩnh vực THADS chiếm tỷ lệ cao nhất. Tình hình yêu cầu bồi thường trong các lĩnh vực này trên thực tế cũng rất phức tạp, khiếu nại kéo dài, có những vụ việc số tiền yêu cầu bồi thường là không lớn nhưng đương sự thường khiếu nại rất gay gắt, thậm chí khiếu kiện yêu cầu bồi thường vượt cấp, vượt thẩm quyền. Mặc dù vẫn có những kết quả không mong muốn như vậy và dù còn có một số quy định của pháp luật về TNBTCNN chưa phù hợp hoàn toàn với thực tiễn áp dụng nhưng không thể phủ nhận việc thi hành Luật TNBTCNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
2.2.2. Thực trạng hạn chế, vướng mắc của Luật TNBTCNN
Biết rằng những mặt đạt được từ khi có cơ chế riêng, hữu hiệu về giải quyết bồi thường của Nhà nước đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại thông qua số liệu như đã viện dẫn ở trên, qua thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội, qua thực tế từng vụ việc đã giải quyết bồi thường thành công và suôn sẻ, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, học viên muốn nghiên cứu sâu về những hạn chế, vướng mắc và kẽ hở mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường cũng như người bị thiệt hại có khả năng làm trái quy định của pháp luật về BTNN; hoặc khó khăn từ các quy định của
pháp luật gây ra cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết bồi thường và cho người bị thiệt hại trong quá trình yêu cầu bồi thường. Sở dĩ học viên không đi sâu vào nghiên cứu những mặt tích cực và điểm sáng trong việc giải quyết bồi thường, bởi lẽ, việc bảo vệ quyền con người trong pháp luật về BTNN mới là mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Những hạn chế, vướng mắc tới từ nhiều lý do, nhiều góc độ tiếp cận mà học viên phân tích dưới đây, có khả năng, sẽ là cẩm nang cho người dân trong việc chủ động tránh đối với những tình huống tương tự, hoặc nắm bắt được phần nào những sai phạm mà CQNN dễ gây ra, để từ đó, tự bảo vệ quyền của mình bên cạnh việc được bảo vệ và thúc đẩy tích cực từ phía Nhà nước và từ các quy định của pháp luật về BTNN.
Có thể dễ nhận thấy cho đến thời điểm này, một số quy định của Luật TNBTCNN đã bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tế và thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn thi hành và sự thay đổi của chính sách pháp luật như: phạm vi điều chỉnh chưa bao quát được các thiệt hại thực tế phát sinh do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường được quy định chưa thật hợp lý, thực tế bộc lộ bất cập là rào cản đối với người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; thời hạn, thời hiệu yêu cầu và giải quyết bồi thường còn chưa thống nhất với các đạo luật liên quan về tố tụng dân sự, hành chính; thủ tục giải quyết chưa tạo ra cơ chế bình đẳng giữa Nhà nước và công dân trong giải quyết bồi thường; mô hình quản lý và cấp phát kinh phí còn bất cập, gây khó khăn cho cơ quan giải quyết bồi thường và cho người bị thiệt hại; về xác định trách nhiệm hoàn trả chưa bảo đảm tính răn đe đối với đội ngũ cán bộ, công chức và chưa tương xứng với kinh phí Nhà nước đã chi trả bồi thường, đặc biệt là thiếu tính đồng bộ sau khi các đạo luật có liên quan như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật TTDS được
ban hành. Bên cạnh đó, hiện nay, tình hình yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại chưa phù hợp giữa số liệu vụ việc bồi thường và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong hoạt động quản lý hành chính, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những căn cứ để người dân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình (Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Kết luận nội dung tố cáo). Ví dụ, trong năm 2013 cả nước đã giải quyết trên 40 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó, có gần 40% khiếu nại và trên 50% tố cáo được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho rằng khiếu nại, tố cáo đúng hoặc đúng một phần - tức là tương đương với khoảng gần 20 nghìn (~ 50%) số vụ khiếu nại, tố cáo là có cơ sở [18, tr. 12].
Thực tế số liệu này với số liệu về yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính còn rất “khập khiễng” bởi lẽ số lượng vụ việc đã yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường là quá ít so với số lượng khiếu nại, tố cáo hàng năm. Ngoài ra, lý do để người dân khiếu nại hoặc tố cáo là bởi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, thế nhưng, khi khiếu nại hoặc tố cáo của họ được xác định là có căn cứ thì lý do gì mà chỉ có 19 vụ việc yêu cầu bồi thường trong số gần 20 nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo được xác định là có căn cứ? Đấy là trong hoạt động quản lý hành chính, còn trong các lĩnh vực khác thì sao? Nguyên nhân phát sinh từ đâu?
2.2.2.1. Hạn chế từ cơ chế bồi thường
Chủ yếu, phạm vi bồi thường có nhiều hạn chế trong lĩnh vực quản lý hành chính bởi lẽ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra trong các trường hợp quy định tại 11 khoản của Điều 13 Luật TNBTCNN. Tuy nhiên, Luật TTHC có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 và
Luật Khiếu nại có hiệu lực từ ngày 01/7/2012 không quy định hạn chế phạm vi quyết định hành chính, hành vi hành chính được khiếu kiện ra tòa và quy định các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước nếu gây ra thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường (Điều 6 Luật TTHC và điểm i, khoản 1, Điều 12 và điểm e, khoản 2, Điều 13 Luật Khiếu nại quy định về quyền của người khiếu nại, người khởi kiện và trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn cho người bị thiệt hại). Do vậy, không có sự thống nhất giữa Luật TNBTCNN và Luật Khiếu nại, Luật TTHC về phạm vi được bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính. Sự không thống nhất này đã ảnh hưởng đến quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, làm cho quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại không được bảo đảm, chẳng hạn như theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và Luật Khiếu nại thì các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, theo quy định của Luật TNBTCNN thì tuy rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước là sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức nhưng không nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Luật TNBTCNN thì cũng không được bồi thường theo cơ chế bồi thường nhà nước.
2.2.2.2. Hạn chế về phạm vi bồi thường
Phạm vi bồi thường của Luật TNBTCNN còn tương đối hẹp, mới chỉ quy định TNBTCNN trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án theo hướng liệt kê các thiệt hại trong phạm vi Nhà nước bồi thường. Như vậy, còn rất nhiều các thiệt hại thực tế khác như: Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý và chăm sóc cây xanh công cộng, mưa bão, cây đổ gây chết người, vậy trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Hoặc bác sĩ làm việc trong bệnh viện công lập, tự mở phòng khám tư, gây hậu quả cho người dân, vậy trách nhiệm của cơ quan Nhà nước quản lý bác sĩ này có phải bồi
thường Nhà nước hay không? Hoặc trường hợp nhà vắng chủ từ những năm 1954, được Nhà nước cho người khác thuê hoặc hóa giá cho họ, sau khi chủ sở hữu nhà về, đòi nhà không được, vậy có thuộc phạm vi bồi thường của Nhà nước hay không?.. còn rất nhiều đối tượng dễ bị xâm hại cả về vật chất và tinh thần mà pháp luật về BTNN chưa quy định thuộc phạm vi được bồi thường.
Ví dụ: trường hợp không được Nhà nước bồi thường theo Luật TNBTCNN đối với trường hợp nhà vắng chủ trong vụ việc của ông Đ.H.Đ, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1953, gia đình ông Đ chuyển vào Sài Gòn làm ăn và cư trú đến hiện nay. Trước khi đi, gia đình ông Đ có 03 khối tài sản gồm nhà và đất, sau khi đi, 03 khối tài sản này đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định thu hồi đất và quản lý, bố trí sử dụng nhà cho tổ chức, cá nhân khác.Cho rằng 02 nhà của ông Đ đã bị phá dỡ, 01 nhà đã được giao cho Công ty CP dược phẩm quản lý, sử dụng, đồng thời, cả 03 diện tích đất đã được Nhà nước quản lý, sử dụng theo diện nhà đất vắng chủ nhưng ông vẫn chưa được bồi thường, nên từ năm 1995, ông Đ đã nhiều lần đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết quyền lợi của mình và yêu cầu bồi thường Nhà nước đối với khối tài sản đó. Tuy nhiên, đề nghị của ông đã được các cơ quan có thẩm quyền trả lời từ năm 2006 đến 2014, khẳng định đề nghị trả lại nhà, đất không sử dụng từ năm 1954 đến nay là không có cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết.
Như vậy, trường hợp nhà vắng chủ trước năm 1954 không thuộc phạm vi Nhà nước bồi thường theo Luật TNBTCN, không được pháp luật về BTNN bảo vệ quyền và lợi ích của nguời dân, người dân thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần, mất lòng tin vào pháp luật và Nhà nước.
2.2.2.3. Bất cập trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường từ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
Việc thụ lý đơn yêu cầu bồi thường được quy định có thể nói là khá