Vấn Đề Bảo Vệ Các Quyền Con Người Trong Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Do Phòng Vệ Chính Đáng.


trò là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý giữ vai trò là kết quả. Tiêu chuẩn y học là điều kiện cần để xem xét một người có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Tiêu chuẩn tâm lý là điều kiện đủ để xác định người đó không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, pháp luật quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện được loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người bị hạn chế về thể chất và tinh thần khiến họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hoặc nhận thức được nhưng không có khả năng điều khiển được hành vi đó. Tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự bản thân con người đó không hề mong muốn cũng không tự đặt mình vào tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự, vì vậy xét về bản chất người không có năng lực trách nhiệm hình sự không có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

1.2.1.3 Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do phòng vệ chính đáng.

Thông thường, một hành vi khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì hành vi đó bị coi là tội phạm và bị áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, luật hình sự nước ta lại quy định một số hành vi trên thực tế có đầy đủ các dấu hiệu hình thức của một loại tội phạm nhưng không phải là tội phạm, trong đó có phòng vệ chính đáng.

Về mặt khách quan, phòng vệ chính đáng đã có hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ một cách cố ý, nhưng vẫn được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

1) Căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng là do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự - phòng vệ chính đáng không bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm, tức là có thiệt hại (hoặc khả năng gây thiệt hại)


xảy ra trong thực tế khách quan, nhưng do tính hợp lý và sự cần thiết của hành vi phòng vệ so với hành vi xâm hại nên nhà làm luật không coi hành vi phòng vệ (mặc dù có những dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm) là tội phạm.

2) Điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng: nghiên cứu khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, chúng ta thấy rằng, để được xác định là phòng vệ chính đáng, hành vi phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nhất định, nếu thiếu một trong những điều kiện thì hành vi không thể được coi là phòng vệ chính đáng. Những điều kiện đó bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

a) Hành vi phòng vệ được thực hiện khi đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hành vi xâm hại không nhất thiết là chỉ xâm hại đến lợi ích của người phòng vệ, mà nó có thể xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân khác. Những lợi ích bị xâm hại này thường là những lợi ích về nhân thân (tính mạng, sức khoẻ, tự do, nhân phẩm) hoặc quyền sở hữu…Với quy định này pháp luật cho phép người phòng vệ không chỉ bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân mà còn có thể bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào khác. Đa phần, hành vi xâm hại trong phòng vệ chính đáng được thực hiện qua những hành động của kẻ tấn công (như hành động cướp, hành động hiếp dâm, hành động trộm cắp…) nhưng cá biệt có thể qua không hành động (như hành vi không cấp cứu người bị tai nạn của bác sĩ mà không có lý do chính đáng). Chế định phòng vệ chính đáng cho phép và khuyến khích công dân, khi có điều kiện, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, nhưng không có nghĩa là cho công dân phản ứng, hành động tự do khi chống trả các hành vi xâm hại các lợi ích đó [6, tr.182].


Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 5

b) Hành vi xâm hại trái pháp luật, nguy hiểm đáng kể cho xã hội: theo quy định của Điều 15 Bộ luật hình sự thì chỉ phát sinh quyền phòng vệ khi có hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước, xâm phạm các quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bất kỳ tổ chức, công dân nào. Hay nói cách khác, phòng vệ chính đáng là hành vi chống lại hành vi bất hợp pháp. Việc chống lại những hành vi hợp pháp như bắt giữ người phạm tội, thi hành công vụ của cán bộ, công chức Nhà nước…không thể được coi là phòng vệ chính đáng.

Hành vi xâm hại trái pháp luật phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là hành vi xâm hại làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ phải thể hiện rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đang gây thiệt hại hoặc đang đe dọa tức khắc gây thiệt hại ở mức độ đáng kể cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm hại này, có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa cấu thành tội phạm nhưng đã có dấu hiệu khách quan của một tội phạm cụ thể. Thực tế, không phải lúc nào người chống trả cũng có thể nhận thức được hành vi tấn công đã cấu thành tội phạm hay chưa. Vì vậy, chỉ cần hành vi xâm hại có một số dấu hiệu khách quan biểu hiện đó là một hành vi phạm tội thì hành vi xâm hại coi như thỏa mãn.

c) Hành vi xâm hại phải có tính hiện tại và hiện hữu.

Hành vi xâm hại phải có tính hiện tại, tức là hành vi đó đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc mà chưa kết thúc mới trở thành cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. Như vậy, quyền phòng vệ chính đáng của công dân bắt đầu xuất hiện khi hành vi xâm hại bắt đầu và sẽ thực hiện, trực tiếp đe dọa các lợi ích được pháp luật bảo vệ và tồn tại cho đến khi hành vi xâm hại kết thúc, ví dụ: bọn cướp tấn công, đe dọa, thì cần phải phòng vệ ngay khi bọn cướp yêu cầu giao tài sản, nếu không giao sẽ bị giết, chứ không thể đợi đến khi bọn cướp thực hiện hành vi giết, thì lúc này hậu quả nguy hiểm đã xảy ra. Vì vậy, phải xem xét thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi xâm hại


cho mỗi trường hợp phòng vệ cụ thể, cần phải xem đầy đủ, toàn diện các tình tiết, các sự kiện, hoàn cảnh xảy ra vụ án...Khi hành vi xâm hại chưa bắt đầu, chưa trực tiếp đe doạ các lợi ích hợp pháp và hành vi gây thiệt hại chưa thật sự xảy ra, không có cơ sở chứng tỏ hành vi gây thiệt hại sẽ xảy ra tức khắc mà đã thực hiện hành vi phòng vệ thì trường hợp này khoa học pháp lý hình sự gọi là “phòng vệ quá sớm”.

Ngược lại, khi hành vi xâm hại đã kết thúc mới thực hiện hành vi phòng vệ thì trường hợp này khoa học pháp lý hình sự gọi là “phòng vệ quá muộn” [6, tr.186].

Hành vi xâm hại phải có tính hiện hữu, điều này đòi hỏi hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại có xảy ra trên thực tế, tức nó phải tồn tại khách quan chứ không phải tưởng tượng ra và hành vi chống trả là nhằm ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích bị xâm hại. Hành phòng vệ được xem là hợp pháp khi hành vi tấn công là có thật. Nếu hành vi chống trả một hành vi tấn công không có thật, khoa học pháp lý hình sự gọi là “phòng vệ tưởng tượng”. Phòng vệ tưởng tượng phải chịu trách nhiệm hình sự [Xem: 6, tr.186].

d) Hành động chống trả phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi chống trả phải nhằm vào chính người tấn công – vào chính nguồn đang gây nguy hiểm cho xã hội chứ không cho phép nhằm vào người thứ ba, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự tấn công, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đó đe doạ gây ra. Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công (tính mạng, sức khoẻ, tự do) hoặc chỉ nhằm vào công cụ phương tiện phạm tội mà người đó đang sử dụng. Nhưng bằng hình thức nào chăng nữa thì sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho kẻ tấn công. Trường hợp hành vi phòng vệ không gây thiệt hại


cho bản thân người có hành vi xâm hại mà lại gây thiệt hại cho người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng hoặc trách nhiệm pháp lý khác.

Trường hợp người phòng vệ không gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác, mà việc gây thiệt hại đó của người phòng vệ không liên quan đến hành vi xâm phạm thì cũng không được coi là hành vi phòng vệ.

Mục đích của phòng vệ chính đáng là bảo vệ các lợi ích hợp pháp khỏi sự xâm hại của hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho chính bản thân người có hành vi xâm hại. Nhưng không phải mọi trường hợp chống trả gây thiệt hại đều được pháp luật thừa nhận là phòng vệ chính đáng. Bộ luật hình sự nước ta chỉ thừa nhận là phòng vệ chính đáng khi hành vi chống trả và gây thiệt hại cho người tấn công là cần thiết. Người có hành vi chống trả không cần thiết hoặc vượt quá mức cần thiết phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Sự chống trả của người phòng vệ phải là sự chống trả cần thiết. Điều này có nghĩa, biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế những thiệt hại mà người tấn công có thể gây ra. Tuy nhiên, hiện nay luật chưa quy định cũng như chưa có văn bản hướng dẫn như thế nào là “cần thiết”. Thực tiễn áp dụng, việc đánh giá sự chống trả là cần thiết hay không không phải là sự so sánh đơn thuần giữa thiệt hại đã gây ra cho người tấn công và thiệt hại người tấn công đe doạ gây ra. Thông thường trong phòng vệ chính đáng thiệt hại do người phòng vệ gây ra nhỏ hơn thiệt hại do người tấn công đe dọa gây ra. Vì phòng vệ chính đáng không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, nhưng cũng có một số trường hợp người phòng vệ gây ra cho người tấn công


một thiệt hại lớn hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là cho phép người phòng vệ được gây thiệt hại bất kỳ theo ý muốn của mình. Tính cần thiết trong phòng vệ chính đáng cũng không chỉ là sự so sánh giữa các phương pháp, phương tiện mà người phòng vệ và người tấn công sử dụng, đòi hỏi như vậy là không thực tế và không phù hợp với mục đích của phòng vệ chính đáng. Để xác định sự chống trả có cần thiết hay không, trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ:

Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu, thì hành vi chống trả càng phải mạnh mẽ bấy nhiêu.

Tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả càng phải quyết liệt bấy nhiêu.

Khi đánh giá một hành vi chống trả có cần thiết hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối tương quan lực lượng giữa bên xâm phạm và bên phòng vệ, thời gian, không gian xảy ra sự việc, công cụ phương tiện sử dụng để xâm hại hoặc chống trả...

Tóm lại, trong trường hợp phòng vệ chính đáng, người phòng vệ có thể có nhiều cách phòng vệ với mức độ khác nhau, có cách gây thiệt hại ít cho người tấn công, có cách gây thiệt hại nhiều cho người tấn công. Việc người phòng vệ lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc vào khả năng đánh giá của họ, tuỳ thuộc vào tâm lý của họ lúc phòng vệ, miễn sao cách chống trả đó không phải là “quá mức cần thiết”. Tức là, hành vi phòng vệ cũng phải có mức độ vì ở mức cần thiết mới được coi là chính đáng, có ích cho xã hội.

Mỗi con người đều có quyền bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội, do đó họ có quyền phòng vệ để chống trả lại các mối nguy hiểm thực sự đang đe dọa đến cuộc sống bình yên của họ và những người xung quanh. Vì thế, những hành vi phòng vệ một cách chính đáng, hợp lý nếu gây thiệt hại cũng


không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự là rất phù hợp với thực tiễn và mang tính nhân đạo cao.

1.2.1.4. Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết.

1) Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự cho hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự - thiếu tính trái pháp luật của hành vi (tình thế cấp thiết không bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm). Tức là có sự nguy hiểm (hoặc khả năng nguy hiểm) xảy ra trong thực tế khách quan, nhưng do tính hợp lý và tương ứng của thiệt hại gây nên trong tình thế cấp thiết nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn ngừa, nên nhà làm luật không coi việc gây thiệt hại do tình thế cấp thiết (mặc dù có những dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm) là tội phạm [14, tr.555]. Hành động trong tình thế cấp thiết được coi là hành vi tích cực được khích lệ, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện để bảo vệ có hiệu quả các lợi ích hợp pháp.

2) Điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự cho hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết: để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó là:

a) Sự nguy hiểm cần ngăn ngừa trong tình thế cấp thiết nhất định phải đang đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Điều kiện này là cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết là có sự nguy hiểm đe dọa các lợi ích hợp pháp. Lợi ích được pháp luật bảo vệ phải là lợi ích chính đáng. Nguồn gốc gây ra sự nguy hiểm đối với lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác


nhau như: hành vi nguy hiểm của con người (cố ý hoặc vô ý; do người có hoặc không có năng lực hành vi thực hiện), tác động của thiên nhiên (lũ lụt, cháy, sét đánh…), thiết bị máy móc bị hư hỏng, súc vật tấn công…

Ngoài ra, sự nguy hiểm đang đe dọa gây thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết. Nếu sự đe dọa đó còn chưa xảy ra hoặc đã kết thúc mà đã hành động để gây thiệt hại thì không thể coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết [Xem: 13, tr.556].

b) Sự nguy hiểm đang đe dọa phải có tính hiện tại và thực tế. Sự nguy hiểm tuy mới đe dọa ngay tức khắc đến các lợi ích cần bảo vệ, nhưng phải là sự nguy hiểm thực tế và hiện hữu. Nghĩa là, nguồn nguy hiểm đang tồn tại khách quan và có khả năng gây ra thiệt hại trên thực tế, nếu không có hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Tính hiện tại của nguồn nguy hiển được đánh giá tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, có thể là nó sẽ gây ra thiệt hại ngay tức khắc hoặc sẽ gây thiệt hại trong một thời gian nhất định nào đó [Xem: 6, tr.192]. Điều kiện thứ hai này cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ, nhưng phải là sự nguy hiểm thực tế, phải có thật, tồn tại khách quan, tạo sự đe dọa trực tiếp gây nên thiệt hại hoặc đã bắt đầu gây nên thiệt hại, không phải do tưởng tượng ra [Xem: 14, tr.556]. Có thể nói nguồn nguy hiểm đang xảy ra có quan hệ nhân quả với những thiệt hại cho lợi ích hợp pháp có nguy cơ thực tế sẽ xảy xa.

Nếu sự nguy hiểm đó không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do phán đoán chủ quan của người gây ra thiệt hại thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.

c) Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất và cuối cùng để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế đó không còn cách nào khác. Trong tình thế cấp thiết việc gây thiệt hại cho một lợi ích hợp pháp nào đó để bảo vệ một lợi

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí