Một Số Văn Bản Quốc Tế Về Nhân Quyền Trong Lĩnh Vực Tư Pháp Hình Sự


cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Như vậy, Chương I của luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận xung quanh chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và vai trò bảo vệ quyền con người bằng chế định trên từ đó thấy được ý nghĩa của việc quy định chế định này trong BLHS. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn được vai trò bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, chúng ta cần phân tích thực trạng các quy phạm của chế định đó, nêu ra được những ưu điểm cần phải phát huy và những khuyết điểm, hạn chế cần phải sửa đổi để từng bước hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm tăng cường vai trò bảo vệ các quyền con người.


Chương II

MỘT SỐ VĂN BẢN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH NHỮNG

TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI


2.1. Một số văn bản quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự

2.1.1. Các văn bản quốc tế về bảo vệ các quyền con người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Một trong những thành tựu lớn nhất của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ XX là lần đầu tiên con người trong lịch sử của mình đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người chủ yếu gồm những điều ước được thể hiện ở các hiến chương, công ước…có giá trị pháp lý ràng buộc với các quốc gia thành viên (qua gia nhập hay phê chuẩn), cũng như các văn bản khác tuy không có giá trị pháp lý ràng buộc với những quốc gia thành viên song lại có giá trị và ý nghĩa rất lớn về đạo đức và xã hội như tuyên ngôn, hướng dẫn, nguyên tắc, khuyến nghị, quy tắc... được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Hệ thống này gồm hàng trăm văn kiện đã và đang được tất cả các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới tán thành, chấp nhận làm cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện và bảo vệ quyền con người.

Việc nghiên cứu các văn bản quốc tế về nhân quyền cho thấy cho đến nay đã có hơn 30 văn kiện do Liên Hợp Quốc thông qua mà ở các mức độ khác nhau có đề cập đến việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, và có thể chỉ ra 22 điều ước ước quốc tế quan trọng về vấn đề bảo vệ quyền con người như [Xem: 16, tr.252-254].

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7

1) Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” năm 1948: là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua


ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Đây là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng, nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, Thỏa ước nhân quyền khu vực, Hiến pháp và luật pháp quốc gia. Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” là một khuôn mẫu cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.

Kể từ khi có Tuyên ngôn, vấn đề quyền con người được chú trọng hơn bao giờ hết trên chính trường quốc tế. Trên thực tế, Tuyên ngôn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những cam kết và hành động quốc tế trong việc đảm bảo các quyền cùng tự do cơ bản của con người và coi đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển của chính họ. Những nhóm dân cư thiệt thòi và dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số và người bản địa, người tàn tật...được xác định là có các quyền bảo vệ khỏi những tập tục phân biệt đối xử vốn tồn tại lâu đời ở nhiều quốc gia và trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Tuyên ngôn coi quyền con người là cơ sở tiền đề cho hoà bình, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quyền con người là chuẩn mực chung cho tất cả các dân tộc và các quốc gia phấn đấu thực hiện.

2) Công ước “Về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người, Công ước là một phần của hệ thống bộ luật nhân quyền quốc tế. Một trong những quyền quan trọng được Công ước long trọng ghi nhận ở Chương I là quyền dân tộc tự quyết. Công ước khẳng định: Mọi dân


tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. Sau đó, các quyền dân sự - chính trị được trình bày một cách có hệ thống trong Công ước. Các điều khoản đều hướng tới sự bảo đảm tốt nhất đối với quyền sống, sự tự do, quyền được đối xử bình đẳng và sự tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị quốc gia. Là một dạng cam kết quốc tế có hiệu lực, Công ước ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc xây dựng pháp luật quốc gia để thực hiện Công ước. Việt Nam đã gia nhập công ước vào ngày 24/9/1982.

3) Những quy tắc chuẩn mực tối thiểu “Về việc đối xử với các phạm nhân” năm 1955: văn bản này được thông qua tại cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955. Những quy tắc này không nhằm mô tả chi tiết về một hệ thống mô hình các thể chế trừng phạt mà các quy tắc này chỉ đặt ra những vấn đề đã được chấp nhận chung là nguyên tắc và thực tiễn tốt trong việc đối xử với tù nhân và quản lý các nhà tù.

Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các điều ước quốc tế, các nguyên tắc, hướng dẫn quy định về một khía cạnh cụ thể của quyền con người như:

4) Tuyên ngôn “Về bảo vệ những người khỏi sự tra tấn và các biện pháp đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm khác” năm 1975.

5) Bộ luật về cách xử sự của những người có chức vụ trong giữ gìn trật tự pháp luật năm 1979.

6) Tuyên ngôn “Về bảo vệ những người khỏi sự cưỡng bức đưa đi mất tích” năm 1982.


7) Nghị quyết “Về các biện pháp bảo vệ các quyền của những người bị kết án tử hình” năm 1984.

8) Tuyên ngôn “Về những nguyên tắc cơ bản của bảo đảm công lý cho các nạn nhân của tội phạm và sự lạm quyền” năm 1985.

9) Những nguyên tắc cơ bản “Về tính độc lập của các cơ quan tư pháp” năm 1985.

10) Những nguyên tắc chuẩn mực tối thiểu “Về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên” (Quy tắc Bắc Kinh) năm 1985.

11) Những nguyên tắc “Về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay bị tước tự do dưới bất kỳ hình thức nào” năm 1988.

12) Những nguyên tắc “Về ngăn ngừa và điều tra hiệu quả các trường hợp thi hành tử hình không qua xét xử, tùy tiện và trái pháp luật” năm 1989.

13) Các hướng dẫn “Về vai trò của công tố viên” năm 1990.

14) Các hướng dẫn “Về ngăn ngừa tình hình phạm pháp của người chưa thành niên” (Các hướng dẫn Riat) năm 1990.

15) Những nguyên tắc cơ bản “Về vai trò của Luật sự” năm 1990.

16) Những nguyên tắc cơ bản “Về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật” năm 1990.

17) Những nguyên tắc cơ bản “Về việc đối xử với các phạm nhân”

năm 1990.

18) Những nguyên tắc chuẩn mực tối thiểu “Về các biện pháp không giam giữ” (Quy tắc Tokyo) năm 1990.

19) Các hướng dẫn “Về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự” năm 1997.

20) Quy chế Rome “Về Tòa án hình sự quốc tế” năm 1998.


21) Những nguyên tắc “Về điều tra và lưu trữ hiệu quả các tài liệu liên quan đến sự tra tấn hoặc các biện pháp đối xử, trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm khác” năm 2000.

22) Những nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản “Về quyền được khôi phục và bồi thường đối với các nạn nhân của những vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế” năm 2006.

Hệ thống các văn kiện quốc tế về quyền con người rất đa dạng về phạm vi điều chỉnh, hình thức văn bản và giá trị pháp lý… Những thành tựu pháp lý quốc tế về quyền con người trên đây là kết quả của cuộc đấu tranh hết sức lâu dài, gian khổ của toàn thể nhân loại tiến bộ, chống áp bức, bất công, xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc.

2.1.2. Các quyền con người được bảo vệ trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Hiện nay trên thế giới có nhiều ý kiến khác nhau về hệ thống các quyền con người cần được bảo vệ trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhưng tất cả các quốc gia – thành viên của Liên hợp quốc đều phải có sự nhận thức khoa học, thống nhất và biện chứng rằng các quyền con người được ghi nhận trong hơn 30 văn bản quốc tế, nhưng trên đây chỉ nêu 22 văn bản quốc tế cơ bản và quan trọng hơn cả thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự là tinh hoa, là những giá trị xã hội cao quý nhất vốn có chung của nền văn minh nhân loại mà loài người tiến bộ trên thế giới đã phải trải qua bao đau thương hi sinh và mất mát trong cuộc đấu tranh dai dẳng, bền bỉ trong hàng thế kỷ với các chính thể chuyên chế, độc tài và dã man mới có được. Do đó, các quyền con người cần được bảo vệ trong hệ thống tư pháp hình sự của các quốc gia – thành viên của Liên Hợp Quốc chính là các quyền tự nhiên của con người mà khi một công dân nào đó phải đối mặt với thủ tục tố tụng hình sự của bộ máy quyền lực nhà nước, thì các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án của mỗi quốc gia – thành viên Liên Hợp Quốc phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ theo đúng các chuẩn mực


tối thiểu đã được thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế. Việc nghiên cứu các văn bản quốc tế nêu trên cho thấy quyền con người bao gồm một số các quyền cơ bản và quan trọng sau đây [Xem: 16, tr. 254-256]:

1) Quyền sống, tự do và an toàn cá nhân phải được pháp luật bảo vệ;

2) Quyền được bảo vệ tránh khỏi bị tra tấn, bị đối xử hay bị trừng phạt một cách dã man, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm;

3) Quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án, đồng thời được pháp luật và Tòa án bảo vệ tránh khỏi bất kỳ sự phân biệt đối xử nào;

4) Quyền không bị bắt, giam giữ hoặc đưa đi một cách tùy tiện;

5) Quyền được bồi thường do bị bắt hoặc giam giữ bất hợp pháp;

6) Quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị để Tòa án có thể quyết định ngay về tính hợp pháp của việc giam giữ, đồng thời ra lệnh trả tự do ngay (nếu việc giam giữ là bất hợp pháp);

7) Quyền được suy đoán vô tội cho đến khi nào tội phạm chưa được chứng minh và được tuyên bằng bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo đúng các thủ tục tố tụng hình sự;

8) Quyền được bảo đảm những điều kiện cần thiết để tự bào chữa hoặc mời người khác bào chữa trong tố tụng hình sự;

9) Quyền được hưởng sự nhân đạo của hiệu lực hồi tố đối với hành vi (bất tác vi) và hình phạt trong pháp luật hình sự và pháp luật quốc tế;

10) Quyền phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người nếu bị kết án tước tự do;

11) Quyền được xin ân giảm hay thay đổi hình phạt nhẹ hơn nếu bị kết án tử hình;

12) Quyền không phải bị lao động bắt buộc hoặc lao động cưỡng bức;

13) Quyền được hưởng đầy đủ và bình đẳng những bảo đảm tối thiểu đối với mỗi công dân trong quá trình xét xử một vụ án hình sự;


14) Không thể bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt hai lần về cùng một tội phạm (mà trước đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên là vô tội);

15) Không thể bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào các lĩnh vực sinh hoạt riêng tư, gia đình, nhà ở, điện thoại, thư tín hoặc bị xâm phạm trái pháp luật đến danh dự và uy tín; mỗi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ để chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy;

16) Mỗi người đều có quyền tự do tư tưởng và quyền giữ quan điểm riêng của mình mà không ai được can thiệp;

17) Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận mà quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến;

Thực tế đã cho thấy, tất cả các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự đã nêu trên đây đều phải được mỗi quốc gia – thành viên Liên hợp quốc tôn trọng và bảo vệ một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh trong suốt quá trình tố tụng tư pháp.

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với việc bảo vệ các quyền con người.

2.2.1. Hệ thống các quy phạm của chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ các quyền con người

1) Thực trạng các quy phạm về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS Việt Nam năm 1985 đối với việc bảo vệ các quyền con người.

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ mới được thành lập phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Trước tình hình đó, nhân dân ta phải đối mặt với ba nhiệm vụ lớn là tiêu diệt giặc đói, giặc dốt

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí