Vai Trò Của Chế Định Các Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Trong Việc Bảo Vệ Các Quyền Con Người.


năm 1999, các nhà làm luật Việt Nam còn quy định một trường hợp được coi là “không có tội” (khoản 6 điều 289 BLHS quy định về tội đưa hối lộ)Thuật ngữ “loại trừ trách nhiệm hình sựduy nhất được sử dụng tại đoạn 2 điều 53 BLHS về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Như vậy, tuy có sự khác nhau về tên gọi với từng trường hợp cụ thể nhưng bản chất và hậu quả pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đều giống nhau – được loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hay nói cách khác hậu quả pháp lý là không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Xem: 41, tr.19). Tuy nhiên việc quy định chung các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự cùng một Chương với các quy định về tội phạm làm cho hình thức mâu thuẫn với nội dung, chưa thể hiện đầy đủ và rõ ràng bản chất pháp lý của chế định này.

2) Quan điểm của nhà làm luật Việt Nam về bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ TNHS thể hiện trong Dự thảo BLHS Việt Nam (sửa đổi năm 2015).

Dự thảo BLHS Việt Nam sửa đổi năm 2015 đã có nhiều tiến bộ khi ghi nhận chế định các trường hợp loại trừ TNHS thành một Chương riêng biệt trong BLHS (Chương IV) với tên gọi “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”. Việc quy định chế định này thành một chương riêng trong Dự thảo BLHS Việt Nam năm 2015 đã đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng những quy định về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; bên cạnh đó nó còn thể hiện sự phát triển trong công tác lập pháp khi ghi nhận trên thực tế nguyên tắc tiến bộ và dân chủ của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ một cách vững chắc các quyền con người cũng như lợi ích của xã hội.

Xung quanh vấn đề tên gọi của Chương IV được quy định trong Dự thảo BLHS Việt Nam (sửa đổi năm 2015) thì vẫn còn nhiều tranh luận. Bên


cạnh tên gọi như trong Dự thảo hiện nay là “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” thì có ý kiến đề nghị nên quy định là “Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” với các lập luận như GS.TSKH Lê Văn Cảm đã phân tích (được tác giả luận văn đề cập đến ở phần trên). Theo quan điểm của tác giả luận văn, xét cho cùng hai tên gọi trên có bản chất pháp lý giống nhau, nhưng một thuật ngữ thể hiện nguyên nhân và một thuật ngữ thể hiện hậu quả pháp lý, chúng không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề bản chất thì nên nói đến những cái cốt lõi, sâu xa, nguyên nhân bên trong thì thuật ngữ “Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” là hợp lý hơn.

Chương IV quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015) bao gồm bảy điều, tương ứng với bảy trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bên cạnh các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự như đang quy định trong BLHS hiện hành như: sự kiện bất ngờ (Điều 20); tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21); phòng vệ chính đáng (Điều 22) và tình thế cấp thiết (Điều 23) thì Dự thảo mới còn quy định thêm ba trường hợp sau đây cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp (Điều 24); rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới (Điều 25); thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26). Việc quy định thêm các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS thể hiện tính chất nhân đạo trong pháp luật của Nhà nước ta, tăng cường vai trò bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, bên cạnh đó việc quy định này cũng phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới, góp phần động viên, khuyến khích người dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm; khuyến khích sự sáng tạo trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo động lực phát triển kinh tế và xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.2. Vai trò của chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong việc bảo vệ các quyền con người.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là một trong những chế định phản ánh rõ nét nguyên tắc nhân đạo, bảo vệ các quyền con người của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong luật hình sự Việt Nam thể hiện sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật đối với vấn đề bảo vệ quyền con người.

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 4

Trong bất cứ nhà nước nào , tôi

pham

luôn là hành vi nguy hiểm cho xa

hôi

xâm pham

đến lơi

ích c ủa các tập thể, cá nhân trong xã hội, đồng thời no

cũng xâm phạ m đến quyền con người . Đó là những quyền đươc

sống , quyền

tự do, sứ c khỏe, danh dư,

nhân phẩm và các quyền lơi

ích khác của con người.

Viêc

bảo vê ̣quyền con người trong lin

h vưc

hình sự đươc

xem xét ở hai khía

cạnh đó là quyền con người của cá nhân sống trong xã hội đòi hỏi cần được bảo vệ trước hành vi xâm phạm của tội phạm và quyền của những người vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền của người khác , khi nào và ở́ c đô ̣ nào thì họ bị coi là tội phạm . Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự chính là

bảo vệ quyền con người ở khía cạnh thứ hai, tức là bảo vệ quyền của những người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác nhưng không phải mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm

hình sự. Con người có quyền đươc sống trong môi trường an toàn trong đó co

sự an toàn pháp lý . Sẽ là bất công nếu t ất cả các hành vi gây thiệt hại đều bị

coi là tôi

pham

và phải chiu

hình phat

. Trong thực tiễn có rất nhiều trường

hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến lợi ích của người khác nhưng họ không có lỗi; hoặc họ thực hiện hành vi vi phạm xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức cá nhân khác nhưng nhằm bảo vệ những lợi ích lớn hơn… thì cần được xem xét đối với các hành vi đó nhằm


đảm bảo tính công bằng trong xã hội. Vấn đề bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được nhà nước ta đảm bảo thực hiện bằng các cơ chế sau đây:

1.2.1 Bảo vệ quyền con người thông qua việc quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật nói chung không những được Nhà nước ta ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp mà bảo vệ quyền con người còn là mục đích, quan điểm và nội dung xuyên suốt trong toàn bộ bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các Bộ luật, văn bản dưới luật khác.

Việc ghi nhận trong PLHS thực định những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự tại các Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16 BLHS Việt Nam hiện hành và các quy định tại Chương IV dự thảo BLHS Việt Nam sửa đổi năm 2015 về các trường hợp được loại trừ TNHS là những hành vi mặc dù xét về mặt hình thức, hành vi gây nên thiệt hại có dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm nhưng chủ thể của hành vi vẫn không bị coi là người phạm tội nên không phải chịu TNHS bởi các lý do như: để bảo vệ lợi ích của xã hội hay của Nhà nước, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của chính chủ thể hành vi gây thiệt hại hoặc của người khác tránh khỏi sự xâm hại hoặc khả năng thực tế gây nên thiệt hại của tội phạm; để khuyến khích việc đạt được mục đích có ích cho xã hội hoặc cho Nhà nước bằng hành vi hợp lý và hợp pháp; vì mục đích nhân đạo… đã thể hiện rõ nét cơ chế bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ TNHS của Nhà nước ta. Việc ghi nhận các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS hiện hành tạo cơ sở pháp lý vững chắc để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


Vai trò của việc bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam được thể hiện rõ trong sáu trường hợp được BLHS Việt Nam hiện hành quy định được loại trừ trách nhiệm hình sự sau đây:

1.2.1.1 Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do sự kiện bất ngờ.

1) Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự do sự kiện bất ngờ là do thiếu một trong những dấu hiệu của tội phạm trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự - hành vi đó không có tính chất lỗi (một trong những yếu tố của mặt chủ quan), tức là có thiệt hại xảy ra trong thực tế khách quan nhưng khi gây nên thiệt hại đó chủ thể không có thái độ tâm lý (được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý) đối với hành vi cũng như đối với hậu quả của hành vi đó [14, tr.523].

2) Những điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự do sự kiện bất ngờ là khi chủ thể của hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự đã không thể thấy trước hậu quả của hành vi hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả. Ta lần lượt xem xét từng trường hợp:

a) Không thể thấy trước hậu quả của hành vi, không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi (hành động hoặc không hành động), do hoàn cảnh khách quan cũng như các tình tiết cụ thể của vụ án mà người có hành vi không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra.Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu (hậu quả xảy ra) với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó cho rằng mình không thể thấy trước hậu quả, còn


người bị thiệt hại thì lại cho rằng người có hành vi có thể thấy trước hậu quả nhưng vẫn hành động. Vì vậy, khi đánh giá một người có hành vi gây hậu quả có thể thấy trước được hậu quả của hành vi hay không phải căn cứ vào điều kiện khách quan hoặc chủ quan khi xảy ra sự việc:

Về khách quan, trong hoàn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thể thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm.

Về chủ quan, các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây thiệt hại như: tuổi, trình độ hiểu biết, bệnh tật và các đặc điểm nhân thân khác ảnh hưởng đến nhận thức của họ.

b) Không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi. Không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, do hoàn cảnh khách quan cũng như các tình tiết cụ thể của vụ án mà người có hành vi không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, cũng như hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra và có khả năng thấy trước hậu quả của hành vi, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.

Khi đặt vấn đề không buộc người gây thiệt hại phải thấy trước hành vi của mình gây ra hậu quả, không chỉ căn cứ vào các văn bản pháp luật cụ thể nào của Nhà nước quy định về việc không buộc mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, trình độ nhận thức của người gây thiệt hại và các tình tiết khác.Thông thường, nếu mọi người nói chung rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng không thấy được hậu quả xảy ra, thì người gây thiệt hại cũng được công nhận là gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ [36, tr.76].

Như vậy, luật hình sự quy định hành vi gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ được loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không có lỗi khi gây ra hành vi đó, họ


không dự liệu được rằng hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và pháp luật không bắt buộc họ phải thấy trước hậu quả trong những trường hợp như vậy. Đây là một trong những quy định của pháp luật thể hiện tính công bằng, nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

1.2.1.2 Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

1) Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự: của hành vi gây thiệt hại trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là sự thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự - người thực hiện hành vi đó không có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là có thiệt hại xảy ra trong thực tế khách quan, nhưng khi gây thiệt hại đó chủ thể đã mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình [14, tr.536].

2) Những điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự do tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

a) Khi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, chủ thể của hành vi đang ở trong tình trạng bị bệnh lý tâm thần hoặc bệnh khác. Đây là dấu hiệu về mặt y học, về dấu hiệu này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự bảo vệ phải đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận rằng, bệnh tâm thần có các dạng cụ thể khác nhau và có các mức độ khác nhau như: tâm thần phân liệt, loạn tâm thần, thiểu năng tâm thần (với các mức nặng nhẹ khác nhau như ngu, đần, thộn) có thể là bệnh tâm thần kinh niên hoặc rối loạn tạm thời… “Các bệnh khác” được nêu trong điều luật trong điều luật không phải là bệnh tâm thần


nhưng cũng có thể làm rối loạn tâm thần (ví dụ: rối loạn tâm thần do chấn thương não; sốt rét ở nhiệt độ quá cao gây mê sảng) [Xem: 6, tr.125].

b) Chủ thể hoàn toàn không thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội và quy định của pháp luật hình sự về hành vi do mình thực hiện; hoặc chủ thể hoàn toàn không thể điều khiển được hành vi do mình thực hiện. Đây là dấu hiệu tâm lý, về dấu hiệu này người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đã mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Cụ thể: Về lý trí, người đó không có năng lực đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình là đúng hay sai, không nhận thức được các yêu cầu của xã hội liên quan đến hành vi đang thực hiện; về ý chí, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự không có khả năng điều khiển hành vi của mình, không kiềm chế được việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện một xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Thêm vào đó, từ “hoặc” quy định tại khoản 1 Điều 13 cho phép ta khẳng định, tiêu chuẩn tâm lý chỉ yêu cầu một người hoặc là mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi, một trong hai dấu hiệu đó đã thoả mãn thì điều kiện này coi như thoả mãn [6, tr.125].

Bộ luật hình sự quy định thêm trường hợp người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người tuy không bị mất khả năng nhận thức nhưng đã bị mất khả năng điều khiển hành vi của mình đó là người về lý trí, tuy có khả năng đánh giá được ý nghĩa của xã hội về hành vi của mình, biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng do rối loạn hay xung đột bệnh lý đã không kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó.

Như vậy, để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của một người cần phải thoả mãn đồng thời hai dấu hiệu – dấu hiệu y học (mắc bệnh) và dấu hiệu tâm lý (mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển). Hai dấu hiệu này có mối quan hệ chặt chẽ nhau, dấu hiệu y học với vai

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí