và giặc ngoại xâm. Trong giai đoạn này, mục đích cao cả nhất và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam là nhằm bảo vệ Nhà nước non trẻ mới được thành lập và chống thù trong, giặc ngoài. Do tình hình hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng nên ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ luật lệ cũ, trong đó có “Bộ luật hình An Nam”, “Hoàng Việt luật lệ”, “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập của Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền bắc được hoàn toàn giải phóng, miền nam vẫn tiếp tục đấu tranh giành độc lập. Pháp luật hình sự trong thời kỳ này quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự: theo Chỉ thị số 46-TH ngày 14/01/1969 của Tòa án nhân dân quy định “Nói chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa xét xử”. Các văn bản quy phạm pháp luật hình sự thời kỳ này chưa có định nghĩa pháp lý của khái niệm phòng vệ chính đáng, nhưng đã có quy định về phòng vệ chính đang trong các trường hợp được sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết luật số 103-SL ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể: “Nếu trong khi tiến hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam, khám người, khám nhà ở gặp những trường hợp cần thiết sau đây, người thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí: a) Khi thi hành việc bắt, giữ, khám mà gặp sự kháng cự của kẻ phạm pháp, cần phải bảo vệ tính mạng của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng; b) Khi cần phải ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hình sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật; c) Khi người bị tạm giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải. Trong ba trường hợp trên,
người thi hành nhiệm vụ chỉ được dùng vũ khí đã cảnh báo, đã ra lệnh hoặc giơ tay lên mà kẻ phạm pháp không tuân theo hoặc vẫn cố tình chống cự lại”. Đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng,
nước nhà được thống nhất nhưng trên thực tế, Việt Nam tạm thời tồn tại hai Nhà nước: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước cộng hòa miền nam Việt Nam. Mỗi Nhà nước có pháp luật riêng, trong đó Nhà nước cộng hòa miền nam Việt Nam chủ yếu ban hành một số văn bản quy phạm hình sự nhằm phục vụ thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách là trấn áp bọn phản cách mạng và tội phạm khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Sau đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như: pháp lệnh trừng trị tội hối lộ; pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép…
Lịch sử hình thành những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này tuy đã được hình thành từ rất sớm nhưng nó chưa thật sự phát huy hiệu quả vì trong giai đoạn này đất nước chưa thống nhất, các văn bản pháp luật đề ra chỉ nhằm mục đích củng cố và bảo vệ đất nước [Xem: 47, tr 25 – 68].
2) Thực trạng các quy phạm của chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến khi thông qua BLHS Việt Nam năm 1999 đối với việc bảo vệ các quyền con người.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần IV, V nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giành được những thành tựu quan trọng trong một số lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cấu của nền kinh tế - xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Lúc này, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành không thể hiện toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc ban hành BLHS là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 27- 6 - 1985
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Bảo Vệ Các Quyền Con Người Trong Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Do Phòng Vệ Chính Đáng.
- Vấn Đề Bảo Vệ Các Quyền Con Người Trong Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Do Tính Chất Nguy Hiểm Cho Xã Hội Của Hành Vi Không Đáng Kể.
- Một Số Văn Bản Quốc Tế Về Nhân Quyền Trong Lĩnh Vực Tư Pháp Hình Sự
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 9
- Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Chế Định Những Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Nhằm Tăng Cường Vai Trò
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
BLHS đã được thông qua, có hiệu lực ngày 1-1-1986. Trong đó, chế định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã được kế thừa và phát triển bao gồm các trường hợp sau: tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể (khoản 3 Điều 8); sự kiện bất ngờ (Điều 11); tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12); phòng vệ chính đáng (Điều 13), tình thế cấp thiết (Điều 14), người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 58). Sau đó, BLHS năm 1985 đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung các quy định này vẫn được giữ nguyên.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng ta đề ra, việc sửa đổi bổ sung toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi khách quan của hoạt động lập pháp hình sự. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 21-12- 1999 thông qua BLHS năm 1999 có hiệu lực ngày 1-7-2000. BLHS năm 1999 quy định một số nội dung. Trong đó, những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đã sửa đổi hợp lý hơn:
Quy định về tính nguy hiểm đáng kể chỉ thay đổi về mặt hình thức, còn về bản chất nhìn chung không có gì thay đổi so với BLHS năm 1985, trước đây BLHS năm 1985 quy định tại khoản 3 Điều 8 đến khi BLHS năm 1999 được quy định khoản 4 Điều 8 “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước đây trong BLHS năm 1985 tại Điều 58 được quy định trong Chương VII “Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội”, nay được quy định tại Điều 12 Chương III “Tội phạm” cho hợp lý hơn bởi tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một dấu hiệu thuộc chủ thể tội phạm và vì vậy nó phải được quy định liền với các dấu hiệu khác của tội phạm thuộc chương “Tội phạm”. Điều 12 BLHS quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Về sự kiện bất ngờ, theo quy định tại điều 11 BLHS năm 1985: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” là không hợp lý, vì bản chất của sự kiện bất ngờ là gây nguy hại cho xã hội mà không có lỗi. Vì vậy, Điều 11 BLHS năm 1999 đã sửa đổi lại thành: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Về phòng vệ chính đáng, Điều 13 BLHS năm 1985 quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho thấy sự “tương xứng” ở đây cũng chỉ thể hiện sự đánh giá của người ngoài cuộc mà không xuất phát từ sự nhận định đánh giá của người trong cuộc. Từ những quy định hạn chế đó làm cho quần chúng nhân dân ngại tham gia tấn công lại những hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ né tránh, bỏ mặc vì sợ liên lụy không khéo sẽ bị đánh giá là chống trả không tương xứng thì phải bị xử lý, tạo tâm lý tiêu cực làm giảm tác dụng của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để khắc phục những nhược điểm trên điều 15 BLHS năm 1999 đã sửa lại thành: “chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên”.
Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, tình thế cấp thiết được quy định trong BLHS năm 1999 chỉ thay đổi về mặt hình thức góp phần hoàn thiện chế định này nhưng về mặt nội dung thì không có gì thay đổi [Xem: 47, tr.25- 68].
Đến năm 2009, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình tội phạm trong xã hội. Tuy nhiên, các quy định về những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự vẫn được giữ nguyên.
Chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đã được ghi nhận từ rất sớm. Tuy thời gian đầu chưa được chú trọng nhưng về sau đã được quy định chi tiết hơn và việc quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cho chính bản thân người thực hiện hành vi đó, quan trọng hơn nữa là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Thể hiện nguyên tắc nhân đạo và bảo vệ các quyền con người của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, bằng một loạt các quy định trong phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhà làm luật nước ta trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm đấu tranh chống tội phạm và có sự tham khảo kinh nghiệm luật hình sự các nước trên thế giới đã điều chỉnh về mặt lập pháp ở các mức độ khác nhau. Trong đó có một số trường hợp mà việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự không bị coi là tội phạm.
2.2.2. Nhận xét về các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với việc bảo vệ các quyền con người
1) Ưu điểm:
Việc nghiên cứu chế định những trường hợp loại trừ TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cho thấy những ưu điểm sau:
a) Việc quy định đầy đủ và rõ ràng các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS Việt Nam hiện hành là một bước tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp nước ta, nó không chỉ góp phần hoàn thiện PLHS Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền mà còn đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách của thực tiễn áp dụng PLHS đòi hỏi phải khẳng định ở mức độ lập pháp các giải thích thống nhất, rõ ràng của nhà làm luật đối với vấn đề TNHS trong các trường hợp hành vi về hình thức có các dấu hiệu của tội phạm cụ thể, nhưng khi xem xét lại thấy những hành vi đó có một số tình tiết nhất định làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và hành vi đó không bị coi là tội phạm.
b) Việc ghi nhận các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS thể hiện các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự (nguyên tắc pháp chế, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân và nhân đạo), phù hợp với pháp luật của các nước tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là trong xu thế hội nhập của đất nước ta hiện nay.
c) Việc ghi nhận các trường hợp này trong pháp luật hình sự sẽ tạo nên căn cứ pháp lý vững chắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan đến các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự; đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Ngoài ra, việc quy định một cách chi tiết, rõ ràng chế định này trong BLHS còn giúp người dân nhận thức đúng hành vi gây thiệt hại cho xã hội nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự, qua đó phát huy tinh thần chủ động, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân.
2) Nhược điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự vẫn tồn tại những nhược điểm sau:
Từ khi BLHS năm 1985 ra đời đến khi BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ngày càng được chú trọng và được quy định rõ ràng hơn, hợp lý hơn và việc quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích chính đáng cho chính bản thân, cho người thân người thực hiện hành vi đó, quan trọng hơn nữa là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích của con người. Tuy nhiên, từ việc tìm hiểu khái quát chung đến những quy định của PLHS về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự người viết nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, trong chương này người viết sẽ đưa ra một số bất cập phát sinh từ quy định của pháp luật và bất cập của việc áp dụng những trường hợp này vào trong thực tiễn làm giảm đi ý nghĩa về việc bảo vệ quyền con người của chế định này. Qua đó, người viết đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nói chung cũng như những quy định của pháp luật về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nói riêng đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những trường hợp này vào thực tiễn.
a) Những bất cập phát sinh từ quy định của BLHS về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
Qua một thời gian thi hành, các quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của BLHS năm 1999 vẫn còn một số bất cập nhất định như sau:
Một là, các quy định của BLHS hiện hành về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự chưa đảm bảo tính nhất quán về mặt logic pháp lý. Mặc dù rõ ràng về bản chất pháp lý của những trường hợp ấy hoàn toàn khác so với bản chất pháp lý của một số chế định khác có liên quan và gần với chế định tội phạm (như lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm,...)
nhưng Bộ luật hình sự hiện hành ghi nhận cả sáu trường hợp đó tại cùng một Chương với các quy định về tội phạm. Nói một cách khác hình thức mâu thuẫn với nội dung, vì tên gọi của Chương III “Tội phạm” không phản ánh đúng bản chất pháp lý của các quy định trong chương ấy.
Hai là, chưa đảm bảo được tính chính xác về mặt khoa học, chưa chặt chẽ về mặt kỹ thuật lập pháp trong việc khẳng định bản chất pháp lý của sáu trường hợp đã nêu. Trong ba trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 8 BLHS về tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể của hành vi, Khoản 1 Điều 15 BLHS quy định về phòng vệ chính đáng và Khoản 1 Điều 16 BLHS quy định về tình thế cấp thiết thì được sử dụng thuật ngữ “không phải là tội phạm”, trong khi đó quy định tại Điều 11 BLHS về sự kiện bất ngờ và Khoản 1 Điều 13 BLHS về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì sử dụng thuật ngữ “không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Đặc biệt, trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, các nhà làm luật nước ta còn quy định một trường hợp được coi là “không có tội” – “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác – thi được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ (đoạn 2 Điều 17 Bộ luật hình sự). Như vậy, việc sử dụng thuật ngữ chưa thống nhất này với từng trường hợp cụ thể và xét về tổng thể thì giữa các thuật ngữ đã nêu với phạm trù “loại trừ trách nhiệm hình sự” không có gì mâu thuẫn. Bởi lẽ, suy cho cùng thì hậu quả pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đều giống nhau
– không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tùy mỗi trường hợp cụ thể mà khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự mà việc bổ sung thêm cụm từ “loại trừ trách nhiệm hình sự” có cần thiết hay không [Xem: 56, tr.19].
Ba là, quy định của pháp luật hình sự về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có sự mâu thuẫn giữa Phần chung và Phần các tội phạm. Căn cứ vào nội dung Điều 12 BLHS cho thấy chưa có sự thống nhất giữa quy định của điều