Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Lao Động Bảo Vệ Người Lao Động.

tư nước ngoài nhưng số lượng nhân được việc làm ở các khu vực trên có hạn. Mặt khác do đa số học sinh chỉ thi vào các trường đại học và cao đẳng mà không phải là các trường dạy nghề, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động có tay nghề, kinh nghiệm. . .những tiêu chí trên họ chưa có được.

Trước tình trạng lao động thất nghiệp cao, sức ép cạnh tranh, những người lao động muốn có việc làm phải hết sức nâng cao cảnh giác, bởi không ít cạm bẫy được mở ra. Trước tiên là các trung tâm môi giới việc làm mọc lên rất nhiều và lúc nào cũng đầy ắp việc làm ngay với mức lương cao, không chỉ thụ động ngồi đợi người lao động (chủ yếu là sinh viên và các bạn trẻ) đến để đăng ký tìm việc làm mà những trung tâm này còn chủ động đi về các vùng nông thôn đưa lao động đi tìm việc làm (chủ yếu đi xuất khẩu lao động). Hoạt động của các trung tâm này có thật sự là cầu nối giữa việc làm với người lao động hay không lâu nay đang được các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài nói đến, không ít trung tâm còn móc ngoặc với cơ sở tuyển dụng lao động để lựa gạt người lao động.

Trước sự dôi dư của người lao động ngày càng nhiều, chủ sử dụng lao động, chủ yếu là đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh cũng không ngần ngại gì trong việc sẵn sàng sa thải người lao động nếu họ làm việc không hiệu quả hoặc không cần bất kỳ lý do gì theo như quy định của luật lao động. Họ không cần tuân thủ, sẵn sàng vi phạm các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng, về thời hạn hợp đồng, thời gian thử việc cũng như quy định về thời giờ làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động hay quy định về bảo hiểm xã hội.

. . . vẫn biết rằng không phải là tất cả chủ cơ sở, doanh nghiệp đều như vậy, nhưng lại là phân lớn vì họ có lợi thế và có nhiều cơ hội để lựa chọn người tốt hơn từ đó đó dẫn đến tình trạng bóc lột người lao động, họ không được trả tiền công tương xứng với sức lao động bỏ ra, không được hưởng các quyền lợi như chế độ bảo hiểm, y tế. . . nhưng luôn trong tình trạng làm thêm giờ với điều kiên làm việc căng thẳng, thiếu thốn các phương tiện bảo hộ lao động, vi phạm các quy định về vệ sinh lao động. Các quyền lợi của người lao động được

đảm bảo hơn nếu họ làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh. Nhưng nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân ta thấy: năm 2002 khu vực tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP và 90% tổng số việc làm, trong khi đó khu vực nhà nước đóng góp khoảng 40% GDP và 9% tổng số việc làm.

Như vậy trong nền kinh tế thị trường việc làm mà kinh tế tư nhân tạo ra ngày càng nhiều và được Nhà nước khuyến khích nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề bức xúc cho người lao động về việc làm hiện nay, nhưng như vậy không có nghĩa là bất chấp các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Với việc mở rộng ngày càng nhiều các khu công nghiệp và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn được các địa phương đưa ra nhằm thu hút đầu tư, một trong những chính sách thu hút của địa phương là lao động nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay các khu công nghiệp đã thu hút được đông đảo người lao động chủ yếu là các ngành dệt may, giầy dép và đây cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều nhất. Nhưng tình trạng lao động trong các khu công nghiệp này đang nổi lên các vấn đề cần được giải quyết, đó là tình trạng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử so với các chuyên gia nước ngoài, hay tình trạng nợ lương, phạt lương, cúp lương hoặc trả lương không đúng thoả thuận. Bắt làm thêm giờ, ép về tiến độ, năng suất trong khi điều kiện làm việc không đảm bảo

. . . đã làm bùng nổ các cuộc đình công của người lao động ngày càng nhiều, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù có nhiều cuộc đình công như vậy nhưng nếu xét theo các quy định của pháp luật về đình công thì không có cuộc đình công nào là hợp pháp bởi nó hoàn toàn không được tổ chức đại diện cho người lao động lãnh đạo đó làCcông đoàn. Các tranh chấp lao động ngày càng nhiều, càng bức xúc như vậy nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc can thiệp bảo vệ người lao động bởi nhiều nguyên nhân như người lao động không có đơn khiếu nại đúng cơ quan chức năng, hoặc các cuộc đình công, lãn công là tự phát gây áp lực với chủ doanh nghiệp, nhưng lại có sự móc ngoặc giữa chủ doanh nghiệp với cơ quan địa

phương, mới đây đã xảy ra vụ việc công nhân của một doanh nghiệp đình công phản đối chủ doanh nghiệp đã bị công an xã đến bắt và đánh đập, giam giữ cho đến khi tập thể lao động đồng loạt đình công phản đối mới được thả ra nhưng bị đe doạ không được nói, tố cáo là bị đánh đập . . . tình trạng trên một phần do các địa phương vì mong muốn thu hút đầu tư vào địa phương mình mà lơ là đi việc bảo vệ người lao động, bỏ qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương mình và mọi thiệt hại người lao động, hay chính là con người của chúng ta phải gánh chịu.

Vi phạm luật lao động ngày một nhiều, vi phạm này không chỉ có trong các doanh nghiệp tư nhân, nó vẫn có thể xảy ra trong một số doanh nghiệp nhà nước để trốn tránh những quy định của pháp luật, họ đã lợi dụng những lỗ hổng của pháp luật để vi phạm quyền lợi của người lao động. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng cho lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, còn dưới 3 tháng có thể áp dụng hình thức tự nguyện, có rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng để không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng có thể ký tiếp hợp đồng 3 tháng hoặc có thể tuyển dụng đợt mới. Làm như vậy vừa có thể tránh được sự kiểm tra của có quan lao động, vừa có thể trốn được khoản tiền đóng bảo hiểm cho người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tiếp đó, hầu như người lao động không được đào tạo qua lớp huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, những phương tiện bảo hộ lao động còn đang ở mức thô sơ, không đáp ứng đủ điều kiện về an toàn lao động, thêm vào đó với thời gian làm việc kéo dài, lao động chủ yếu lao động thủ công, dựa vào sức khoẻ là chính đang dần dần làm suy yếu sức lao động của người lao động, dẫn đến sự xuất hiện của các căn bệnh nghề nghiệp, các tai nạn lao động xảy ra ngày một nhiều đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người

lao động thật sự chưa làm tốt được nhiệm vụ của mình. Tổ chức trực tiếp theo sát, ủng hộ, bảo vệ người lao động đó là Công đoàn thì hiện nay chức năng

Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 12

của công đoàn thật sự chưa mạnh, chỉ được tổ chứuc thành lập ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, ở các doanh nghiệp này công đoàn chỉ dừng ở mức thăm hỏi người lao động, động viên người lao động khi gặp khó khăn còn chưa có hoạt động gì thật sự nổi bật. Ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, việc tổ chức Công đoàn có được thành lập hay không khi mà người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, khi áp lực công việc đè nặng lên người lao động, hoặc nó được thành lập thì có hoạt động không, hoạt động như thế nào, có thật sự đứng về phía người lao động, bảo vệ cho người lao động như thế nào chúng ta thật sự chưa được thấy sự toả sáng đó của tổ chức Công đoàn. Bằng chứng là trong những năm gần đây khi các tranh chấp lao động ngày một nhiều, các cuộc đình công xảy ra liên tiếp thì Công đoàn trong các tổ chức, doanh nghiệp có cuộc đình công đó không thấy sự xuất hiện nhằm bảo vệ người lao động cũng như giải quyết tranh chấp xảy ra. Tình trạng nêu trên xuất phát từ đặc điểm là công đoàn cơ sở được thành lập với kinh phí hoạt động do người sử dụng lao động bỏ ra, thành viên trong ban chấp hành Công đoàn do người sử dụng lao động trả lương, phụ thuộc vào người sử dụng lao động, do đó mọi hoạt động của công đoàn có thể nói do người sử dụng lao động thao túng, phải ủng hộ người sử dụng lao động Công đoàn hoạt động như thế nào tất nhiên không thể gây bất hoà với người sử dụng lao động.

Còn thanh tra lao động, Toà án, những cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động một cách hiệu quả và không phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Thanh tra lao động có quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở lao động mà không có bất kỳ sự cản trở nào, thanh tra lao đông có quyền thanh tra bất kỳ vấn đề gì, nếu cơ quan này hoạt động tích cực sẽ rất có lợi cho người lao động, nhưng cho đến nay thanh tra lao động nhiều khi còn làm ngơ trước sự vi phạm và hoạt động với các biện pháp khắc phục hơn là phòng chống.

Toà án, cơ quna giải quyết tranh chấp về lao động, hoạt động của toà án không mang tính chủ động như hoạt động của thanh tra lao động. Toà án chỉ vào cuộc khi có đơn khiếu kiện và vụ việc thuộc thẩm quyền. Đến nay, các

tranh chấp được đưa đến giải quyết ở Toà án không nhiều bởi liên quan đến các thủ tục tố tụng và nhiều khi với tâm lý e ngại của người dân nói chung khi đến toà án, thời gian giải quyết kéo dài, chưa có cơ chế bảo vệ người lao động trong thời gian chuẩn bị xét xử. Do vậy, trong khoảng thời gian đó, người sử dụng lao động có thể cho người lao động nghỉ việc. . . Đến nay, với các quy định của pháp luật tố tụng, nhiều vụ việc lao động mặc dù phát sinh từ tranh chấp tập thể nhưng Toà án buộc phải giải quyết như tranh chấp lao động cá nhân, do đó thời gian kéo dài làm cho mâu thuẫn phát sinh gay gắt.

Nguyên nhân dẫn đến quyền lợi của người lao động bị vi phạm có thể nhiều nhưng nguyên nhân chính đó là sự chênh lệch quá lớn giữa cung lao động và cầu lao động, đó là sự thiếu hụt việc làm, thất nghiệp cũng như chất lượng của nguồn nhân lực của Việt nam ta còn thấp, lao động kỹ thuật cao chưa nhiều, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, những người có tay nghề, có kinh nghiệm còn ít, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo làm mất đi sự cân bằng trong nhu cầu nghề nghiệp. Hơn nữa với trình độ thấp, thói quen làm việc của thời kỳ quá độ và của nền nông nghiệp mà ý thức lao động của người lao động chưa cao hoặc không có tính tổ chức khoa học, sự tuỳ tiện của người lao động nhiều khi gây ra gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Tính thiếu kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cũng là điểm bất lợi cho lao động Việt nam trong thời kỳ hộinhập.

Để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động, trước hết chúng ta phải làm tốt vấn đề việc làm cho người lao động, bởi có việc làm sẽ giảm bớt sự mất cân bằng giữa cung và cầu, do vậy sẽ giảm bớt sức ép đối với người lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Vấn đề việc làm đã Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong chiến lược việc làm đến năm 2010

1) Tạo việc làm là ưu tiên trong một số các chính sách kinh tế- xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con

người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân.

2) Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết hợp tăng trưởng việc làm với không ngừng nâng cao chất lượng việc làm.

3) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Các mục tiêu cụ thể về việc làm đã được thể hiện trong các chiến lược quan trọng của Nhà nước như: chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010 (Bộ lao động Thương binh- Xã hội công bố tháng 8/2000). Trong các văn bản nêu trên, tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội được ưu tiên hàng đầu các chỉ tiêu về tạo việc làm cũng được ghi nhận cụ thể đó là:

- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động mỗi năm, trong đó đặc biệt chú ý nâng cao tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào năm, 2010.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005, và 40% vào năm 2010. Nâng thời gian sửdụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 và 85% vào 2010, trong đó tỷlệ sử dụng lao động của nữ là 75% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010.

- Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4 % trong tổgn số lao động trong độ tuổi lao động vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.

Giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, đã giải quyết được một số vấn đề lớn cho người lao động trong quá trình bảo vệ người lao động trong nền kinh tế thị trường, bời vì trước hết người lao động phải có việc làm ,

tham gia vào quan hệ lao động. Để làm được điều này Nhà nước cần phải có chính sách, những quy định cho phù hợp với xu thế và thực tiễn, hoàn thiện pháp luật về việc làm nhằm giải quyết tốt vấn đề về việc làm cho người lao động

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động bảo vệ người lao động.


Những vướng mắc, những bức xúc của người lao động, những khó khăn của người lao độn cần phải có biện pháp giải quyết, khắc phục để nguồn nhân lực ở nước ta không bị yếu đi cũng như chất lượng nguồn nhân lực không bị giảm sút. Để làm được điều này, chúng ta cần đưa ra được các giải pháp, trách nhiệm này thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong phạm vi cuốn luận văn này, các giải pháp đưa ra chỉ mang tính tham khảo và thật sự quá nhỏ bé so với thực tế hiện nay, tuy nhiên dưới đây là các biện pháp mà cá nhân người viết đưa ra trong quá trình nghiên cứu.

2.3.1 Chúng ta cần phát triển một thị trường lao động trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế khoảng cách phân biệt giàu nghèo, thất nghiệp và từng bước đảm bảo an sinh xã hội.

- Phát triển thị trường lao động liên quan đến con người, đến nguồn lực lao động, trực tiếp là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy rằng mục đích và lợi ích hai bên hướng tới là không giống nhau với lợi ích riêng nhưng có cùng đích đến đó là phát triển con người thông qua phát triển kinh tế xã hội. Người chủ và người thợ đại diện cho hai bên trong trao đổi hàng hoá sức lao động, họ ở hai phía của cùng một quá trình kinh doanh, thiếu một trong hai phía quá trình kinh doanh sẽ bị gián đoạn, thậm chí không tồn tại. Sự thống nhất biện chứng của quá trình này thể hiện trong các thoả ước lao động, hợp đồng lao động, đó là những văn bản có tính pháp lý và được nhà nước bảo vệ. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của Nhà nước điều tiết thị trường lao động cần phải được tăng cường hơn. Nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, việc thể chế hoá pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng của người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người sử dụng lao động, giới chủ doanh nghiệp cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là khi chúng ta thừa nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Tuy nhiên, quan hệ lao động thể hiện rất khác nhau trong thực tế sản xuất, kinh doanh, trong khi kiến thức và kinh nghiệm quản lý cán bộ các cấp của các cơ quan chức năng của tổ chức liên đoàn đại diện cho người lao động còn thiếu, do vậy nhiều sự việc đã xảy ra để lại hậu quả không tốt đối với quan hệ lao động chủ- thợ.

3.2.2 Các chính sách khuyến khích các thành phần, khu vực kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.

Trước hết chúng ta phải hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh củng cố niềm tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hoạt động thông qua việc ban hành các Nghị quyết, các văn bản pháp luật. Thúc đẩy hình thành hệ thống các tổ chức và tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh. Thực hiện cải cách hành chính phải đưa lại hiệu quả chuyên nghiệp hoá bộ máy công chức, chống hành vi cử quyền và gây khó rễ đối với các doanh nghiệp.

Thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm nhằm giải quyết vấn đề việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn hình thành một nền nông nghiệp hoá lớn. Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế trang trại sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho 20 triệu lao động. Để giảm sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, chúng ta phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp. Xây dựng các cơ sở chế biến các sản phẩm nông- lâm- ngư nghiệp nhằm giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ. Bên cạnh đó, hoạt động mở rộng phát triển làng nghề, hợp tác xã làng nghề của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phân tích cực để phát triển cơ hội làm việc đầy đủ cho hàng chục triệu lao động. Chương trình hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các đối tượng yếu thế sẽ góp phần giải quyết khoảng 20-

25% tổng số việc làm tăng thêm hàng năm trong nền kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022