Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 14


KẾT LUẬN CHUNG


Bảo vệ người lao động là việc làm cần thiết trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, đây là vấn đề được thực hiện không chỉ trên bình diện kinh tế- xã hội, mà còn được thực hiện trên cả bình diện chính trị- pháp lý, đây không chỉ là vấn đề bức xúc trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới được hình thành và phát triển chưa lâu, nền kinh tế còn chậm phát triển, bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều khó khăn, cho nên thị trường lao động mới được ra đời và phát triển không tránh khỏi những khó khăn, và sự tồn tại những bức xúc của người lao động. Người lao động Việt nam trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của việc làm và sự chênh lệch quá cao giữa cung và cầu lao động đang làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm, duy trì và phát triển quan hệ lao động tốt đẹp. Tuy rằng, những khó khăn nêu trên không chỉ xuất hiện riêng ở Việt nam hay mới chỉ xuất hiện ở nước ta, mà trong nên kinh tế thị trường hiện nay, những khó khăn nêu trên trong điều kiện nền kinh tế thị trường được bộc lộ ngày càng rõ nét, ngày càng phức tạp và bức xúc. Giải quyết các vướng mắc của thị trường lao động thông qua giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động như: Việc làm; Tiền lương; Bảo hiểm xã hội. . .là cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ quan hệ lao động, trong đó có bảo vệ người lao động là cần thiết từ đó xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong mối quan hệ hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ở Việt nam, vấn đề bảo vệ người lao động đã được thực hiện từ rất sớm ngay từ khi Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời và ngày càng được hoàn thiện với các chế định của pháp luật lao động như: việc làm; tiền lương; bảo hiểm; an toàn lao động, vệ sinh lao động. . . các chế định này ngày càng đưcợ hoàn thiện qua quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, pháp luật lao động bảo vệ người lao động được thể hiện khác nhau về đối tượng điều chỉnh do sự khác nhau về điều kiện kinh tế và cơ chế quản lý kinh tếp- xã hội của Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta xoá bỏ đi cơ chế bao cấp việc làm, biên chế vĩnh viễn đối với người lao động, lúc này nhà nước cần phải có chính sách điều chỉnh mới trong lĩnh vực lao động, bảo vệ người lao động yếu thế đã được Nhà nước thực hiện bằng việc hoàn thiện hơn các chế định của luật lao động biểu hiện là sự ra đời của Bộ luật lao động 1994 và nhất là khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 thì các chế định của luật lao động về bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trường có sự hoàn thiện hơn nữa. Việc bảo vệ người lao động được luật lao động đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa các chủ thể là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, đó chính là bảo vệ người lao động trên cơ sở bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, khuyến khích sản xuất và mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Quá trình thực hiện các quy định của Bô luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan đã phát huy được mục đích của BLLĐ đó là bảo vệ người lao động, người yếu thế trong quan hệ lao động, tạo điều điện cho quan hệ lao động phát triển hài hoà. Người lao động ngày càng được quyền tự do lựa chọn việc làm, thay đổi việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của mình. Người sử dụng lao động có toàn quyền tuyển chọn người lao động theo ý của họ, tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên. Người lao động được bản vệ trong các quan hệ lao động thông qua các chế định của luật lao động ngày càng được hoàn thiện như: việc làm; hợp đồng lao động; tiền lương; kỷ luật

lao động. . . các chế định trên đã được người lao động hết sức quan tâm và ủng hộ.

Tuy nhiên, pháp luật lao động còn bộc lộ một số điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tế, tạo các lỗ hổng để những đối tượng có nghĩa vụ thực hiện lách luật. Quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật lao động còn nhiều điểm bất cập, chưa triệt để, chưa có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan và có chức năng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện pháp luật coi thường pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật trong việc bản vệ quyền lợi của người lao động. Các chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động còn quá thấp và yếu không đủ sức dăn đe đối với các đối tượng vi phạm. . . nên thực trạng người lao động bị xâm hại về quyền lợi cũng như các điều kiện lao động ngày càng trở nên phổ biến.

Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt. Pháp luật lao động bảo vệ người lao động cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện, phải tạo được hành lang pháp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nó được thực hiện nghiêm túc và triệt để trong thực tế với sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có chức năng, thẩm quyền và nghĩa vụ thi hành dưới sự chỉ đạo triệt để của nhà nước. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các trường hợp vi phạm xảy ra đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi trong lao động đã được pháp luật ghi nhận trên cơ sở bản hộ các lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 14

1. Lê Duy Đồng (2001), “Lao động việc làm thời kỳ 1991-2000 và phương hướng giai đoạn 2001-2010 “, Tạp chí Lao động và Xã hội (Chuyên đề số III/2001), 1-3.

2. Nguyễn Hữu Dũng (2000), “Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (228).

3. Nguyễn Lê Minh (2000), “Thị trường lao động và Hội chợ việc làm “, Tạp chí Lao động và Xã hội, (160), 24-25.

4. Đào Thị Hằng (2003), “Vấn đề bảo vệ người lao động nữ trong Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của BLLĐ”, Tạp chí Luật học, (3), 30-34.

5. Hà Văn Chi (2000), “Một số nét về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo Bộ luật lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội (Số tháng 11/2000),

6. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Vấn đề việc làm-thất nghiệp ở khu vực thành thị”, Kinh tế và Dự báo (11/2004), 16-17.

7. Nguyễn Thị Phúc-Đức Tùng (2002), “Qua thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, Tạp chí Lao động và Xã hội (192).

8. Nguyễn Lê Minh (2002), “Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (192).

9. Đăng Đình Hải-Nguyễn Ngọc Thụy (2005), “Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Tạp chí Lao động và Xã hội (259)

10.Trương Giang Long (2002), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (1), 53-58

11. Lưu Bình Nhưỡng (2003), “Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (01), Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt nam thực trạng và phát triển, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

13. Nguyễn Thị Tú Uyên (2002), Tìm hiểu về những vấn đề cơ bản

của luật lao động , Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


14. Nolwen HENAFF Jean-Yves MARTIN (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt nam 15 năm đổi mới, Nhà xuất bản Thế giới

15. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Viện thông tin khoa học xã hội -1999), Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường, Hà nội-1999.

16. Nguyễn Bá Ngọc-Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt nam, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.

17. Trần Quang Hùng-Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

18. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt nam-Thực trạng các giải pháp phát triển, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.

19. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung, Chính trị quốc gia, Hà nội

20. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Chính trị quốc gia, Hà nội.

21. Quốc hội (2002) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động, Chính trị quốc gia, Hà nội

22. Chính phủ (2004), “Nghị định của Chính phủ số 113/2004/NĐ- CP ngày 16/4/2004 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động”

23. Chính phủ (2002), “Nghị định của Chính phủ số 114/2002/NĐ- CP ngày 31/12/2002 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương”.

24.Chính phủ (1995), Nghị định của Chính phủ số 41/CP ngày 6/7/1995 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất”

25. Chính phủ (2003), “Nghị định của Chính phủ số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/02/2003 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất”.

26. Chính phủ (2003), “Nghị định của Chính phủ số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/6/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động”.

27. Chính phủ (2003), “Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm”.

28. Chính phủ (2003), “Nghị định của Chính phủ số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 Về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương”.

29. Chính phủ (1996), “Nghị định của Chính phủ số 51/CP ngày 18/9/1996 quy định các doanh nghiệp không được đình công”.

30. Chính phủ (1994), “ Nghị định của Chính phủ số 196/CP ngày 31/12/1994 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể”.

31. Chính phủ (2002), “Nghị định của Chính phủ số 110/2002/NĐ- CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

32. Chính phủ (1995), “Nghị định của Chính phủ số 12/CP ngày 26/1/1995 về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội.

33. Chính phủ (2002) “Chiến lược toàn diện về tăng trưởgn và xoá đói giảm nghèo” Thủ tướng chính phê duyệt tại văn bản số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2002, Hà nội

34. Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.

35. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2003) “Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm năm 2002, phương hướng, mục tiêu, giải pháp năm 2003”.

36. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2005) “Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói

giảm nghèo và việc làm năm 2004, phương hướng, mục tiêu, giải pháp năm 2005”.

37. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2000), Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010.

38. Tổng cục Thống kê (2002), Báo cáo số 30/TCTK-TH ngày 25/12/2002 về tình hình kinh tế-xã hội năm 2002.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động.


40. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật lao động.


41. Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Giáo trình Kinh tế Lao động./.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí