Các Biện Pháp Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tội Phạm Là Trẻ Em

bị bỏ lọt trong ba giai đoạn tố tụng hình sự trước đó (khởi tố, điều tra và truy tố), chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ (hay tạm đình chỉ) vụ án. Trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.[4]

2.2.2.2. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng tính mạng, sức khỏe của con người vì vậy mọi nạn nhân của tội phạm là trẻ em đều cần được bảo vệ.Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tinh thần đều được hưởng sự bảo vệ mà chỉ những trường hợp xét thấy tính mạng và sức khỏe của nạn nhân này có nguy cơ bị đe dọa, gây thiệt hại thì họ mới thật sự cần sự tham gia của các chương trình bảo vệ nạn nhân. Phạm vi cụ thể những nạn nhân của tội phạm là trẻ em có thể được hưởng chương trình bảo vệ phải được quy định trong các văn bản luật để làm cơ sở xác định. Chỉ trên cơ sở đó, mới có thể bảo vệ được tốt nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nạn nhân.

Tại Việt Nam hiện nay có các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm như:

- Hoạt động xét xử : Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, ...)

Dựa vào các quy định tại Bộ luật hình sự làm căn cứ pháp lý để xác định các trường hợp phạm tội đối với trẻ em, qua đó cơ quan nhà nước có thẩm xử lý vi phạm đối với hành vi phạm tội. Thông qua hoạt động xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Kết quả của việc xét xử của toàn án là cơ sở để tội phạm thực hiện hìn phạt, do vậy trong quá trình xét xử cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.

Nhắc lại vụ án của em Nguyễn Hoàng Anh chuyện em Nguyễn Hoàng Anh bị vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) hành hạ gây thương tích nghiêm trọng đến 66,83% khiến dư luận xôn xao phẫn nộ. Họ đã thực hiện những hành vi sau đây với em Hào Anh: bắt uống nước tiểu; bẻ năm cái răng; dùng kềm kẹp sứt một mẩu thịt ở môi; dùng đũa sắt nung đỏ tra vào bẹn; dùng bàn ủi đang nóng ủi lên đùi, lên lưng; trói tay treo lên trần nhà, xối nước sôi; trấn nước; phơi nắng và tạt nước hóa chất tẩy lên người;đánh đập bằng nhiều hình thức khác từ một đến nhiều lần trong ngày và trong nhiều tháng liền. Thông qua hoạt động xét xử tòa đã tuyên y án sơ thẩm đối với hai bị cáo Giang, Thơm mỗi người 23 năm tù giam cho 2 tội cố ý gây thương tích và hành hạ người khác. Bị cáo Quỳnh, tòa cũng tuyên y án sơ thẩm vì không có tình tiết giảm nhẹ nào khác (1 năm 6 tháng tù giam). Về phần dân sự hai bị cáo Giang và Thơm còn bồi thường thiệt hại vật chất, tổn thất tinh thần đối với bị hại Nguyễn Hoàng Anh hơn 50 triệu đồng như phiên sơ thẩm đã tuyên

Qua ví dụ của một vụ án hành hạ trẻ em và cố ý gây thương tích trên đã cho chúng ta thấy rõ được khía cạnh bảo vệ quyền của nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong hoạt động xét xử.

- Hoạt động ngăn chặn hành vi phạm tội: Ngăn chặn hành vi phạm tội được hiểu là biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em tại chỗ bằng việc yêu cầu hoặc cưỡng chế người phạm tội làm hay không làm những hành vi gây hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Khi nhìn thấy trẻ em đang bị xâm hại bởi hành vi phạm tội, ngay lập tức những hoạt động ngăn chặn tại chỗ sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả xấu sau này. Những hành vi ngăn chặn như tách không cho người thực hiện hành vi phạm tội đến gần trẻ em là nạn nhân, buộc người thực hiện hành vi phạm tội dừng hành vi của mình và sau đó báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, họ thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luận do vậy chủ thể này có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế như nhốt vào nơi nào đó để cách li với nạn nhân, trói chân tay người phạm tội... Để nâng cao ý thức của người dân trong việc ngăn chặn hành vi phạm tội để bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

- Thông báo khẩn cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau khi phát hiện hành vi phạm tội với trẻ em để tránh nhũng hành vi đó tiếp tục sảy ra thì ngăn chặn là hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ nạn nhân của tội phạm tại chỗ, đồng thời người dân nên báo tin cho cơ quan nhà nước hay cá nhân tổ chức có thẩm quyền để họ nhanh chóng có biện pháp bảo vệ nạn nhân của tôi phạm một cách toàn diện trách tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Các hoạt động trợ giúp y tế, trợ giúp pháp lí, trợ giúp tài chính: Trợ giúp pháp lí hỗ trợ cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em và gia đình của nạn giải quyết các vấn đề về trình tự, thủ tục tố tụng, thủ tục mời luật sư bào chữa, thủ tục khai báo, thủ tục đòi bồi thường thiệt hại để bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân .

Đa số nạn nhân của tội phạm là trẻ em bị bào hành đều cần đến sự trợ giúp của các cơ sở y tế, có thể là chữa trị vết thương về thể chất và cũng có thể hỗ trợ chữa trị về tâm lí cho nạn nhân. Hoạt động này giúp nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em khắc phục vết thương và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 9

Việc trợ giúp về tài chính và y tế cũng cần phải được xác định và quy định một cách cụ thể.Chỉ trên cơ sở xác định nhu cầu cần trợ giúp là thiết yếu nhằm giúp nạn nhân vượt qua những thời điểm khó khăn nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường thì mới cung cấp sự trợ giúp này.

2.2.2.3 Xử lý vi phạm trong quá trình bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong quá trình bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, nếu có sự vi phạm của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ được giao thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ vi phạm trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm áp dụng quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ – CP của Chính phủ ngày 17/03/2005 Về việc xử lí kỷ luật cán bộ, công chức thì cán bộ vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật mà pháp luật quy định.

Đối với quá trình xét xử, thẩm phán vi phạm trong hoạt động xét xử nếu cơ quan này vi phạm trong việc ra bản án, quyết định sai dẫn đến tình trạng oan sai tại hoặc gây thiệt hại cho người bị hại thì theo quy định trong Luật tổ chức tòa án 2014 quy định Thẩm phán Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp

luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật như cách chức thẩm phán, miễn nhiệm thẩm phán.

Đối với cá nhân trong Bộ công an vi phạm trong quá trình bảo vệ nạn nhân xử lí theo quy định tại điều 42 của Luật công an nhân dân 2014:

Trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm, các lỗi mà cơ quan công an hay mắc phải là không hành động hoặc hành động những hành vi theo pháp luật quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm.

Không hành động nhiệm trong quá trình bảo vệ nạn nhân của tội phạm là việc chiến sĩ công an không thực hiện theo nhiệm vụ được giao các hoạt động như ngăn ngừa tội phạm với trẻ em hay nhiệm vụ khác liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.3. Đánh giá

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng, kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.Một số văn bản chính sách quan trọng đã được ban hành như Hiến pháp năm 2013 (Khoản 1 Điều 37 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”); Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05-11-2012, của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; các chương trình, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020.Việc xây dựng

các đạo luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dựa theo nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, các đạo luật được ban hành đã cố gắng đến mức tối đa nội luật hóa các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Những năm qua, công tác bảo vệ trẻ em đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em được tăng cường.Việc thực hiện các quy định pháp luật về huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả.

Hệ thống thể chế, pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm được quy định tại rất nhiều các văn bản quy phạm khác nhau, Luật trẻ em đã được Quốc hội thông qua năm 2016, sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, gồm 7 chương, 106 điều, đã quy định tương đối đầy đủ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Luật khẳng định lại những quyền cơ bản của trẻ em đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời dành nhiều nội dung về trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em.

Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật Quyết định số 267/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 (gọi tắt là Chương trình 267) với mục tiêu: “Tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bạo lực, buôn bán và sao nhãng. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển, thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt động có hiệu quả”.

Có sự thay đổi rõ rệt trong tổ chức mạng lưới liên ngành trong hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Ban Điều hành bảo vệ trẻ em được thành lập ở 43/63 tỉnh, thành phố; 447 quận, huyện và 5.510 xã, phường.

Các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông, phát động phong trào để thúc đẩy xã hội thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Bộ máy các cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm cũng có rất nhiều, có mặt ở các nơi trên quốc gia. Các cơ, tổ chức chịu trách nhiệm liên quan trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm rất gần với nạn nhân và có khả năng phản ứng nhanh với các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em ngay tại chỗ. Nhưng thật sự chưa có một cơ quan nhà nước chuyên trách nào chịu trách nhiệm về vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dẫn đến tình trạng để tội phạm kéo dài nhưng không cơ quan nào chịu đứng ra giả quyết và bảo vệ nạn nhân.

Đối với các chủ thể thực hiện các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho toàn xã hội nên bảo vệ nạn nhân của tội phạm là nghĩa vụ của mọi các nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Nhưng thực tế cho thấy rằng các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm tại cơ sở còn rất yếu, các nhân chưa đề cao vai trò của mình trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Đối với UBND các cấp còn có sự buông lỏng. Chính quyền địa phương nơi xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em, không thể nói chính quyền địa phương không có trách nhiệm gì khi bạo hành trẻ diễn ra trong cơ sở trông giữ trẻ đóng trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ trẻ em chưa thường xuyên nên không phát hiện ra vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, chỉ khi nhân dân tố giác, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Một minh chứng rõ ràng cho việc đó là thông qua vụ án của em Nguyễn Hoàng Anh, Hoàng Anh đã phải chịu sự hành hạ của gia đình Giang- Thơm rất lâu dẫn đến mức độ thương tật lên đến hơn 60%, những lần hành hạ Hoàng Anh đều xảy ra tại gia đình chị Giang và một số nơi khác xung quanh đó. Chắc chắn trong nhiều lần hành hạ này cá nhân những người hàng xóm của gia đình chị Giang và anh Thơm có biết đến vụ việc nhưng họ ko tố cáo để dẫn đến tình trạng mức độ thương tật trên cơ thể Hoàng Anh nặng như vậy.

Tiếp đến đối với các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội là tội phạm việc các chủ thể còn phản ứng chậm đối với các hành vi phạm tội đối với trẻ em nên các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm chưa thực sự có hiệu quả. Vẫn nhiều trường hợp các em bị tử vong do các hanh vi phạm tội. Xét xử là biện pháp trung tâm và chủ yếu trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, nhưng thực tế thì các hình phạt đối với một số trường hợp phạm tội với trẻ em còn quá nhẹ dẫn đến tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm và thiếu sự răn đe giáo dục.

VD vụ việc gần đây nhất của ông Nguyễn Hữu Linh nguyên phó viện trưởng VKS Đà Nẵng có hành vi vi phạm pháp luật với một bé gái trong thang máy. Vào ngày 02/ 04/ 2019, một đoạn clip dài gần 1 phút đăng tải cảnh một bé gái khoảng 7 tuổi bị một người đàn ông đi cùng thang máy có hành vi sàm sỡ, ôm hôn.

Ngày 5/4, Hội Bảo vệ Quyền trẻ TP.HCM đã có văn bản chính thức gửi các cơ quan ban ngành, đoàn thể yêu cầu cần phải sớm khởi tố vụ án "Dâm ô với người dưới 16 tuổi" để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh. Sau khi tiếp nhận thông tin về hành vi này cho đến ngày 19/04/2019 vừa qua phiên họp của Ủy ban Tư pháp, Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương đã giải trình quá trình điều tra, xử lý vụ ông Nguyễn Hữu Linh ôm hôn, sàm sỡ bé gái trong thang máy của chung cư tại quận 4, TP.HCM. Ông cho biết Công an đã làm việc với cháu bé và mẹ cháu ( là người giám hộ.)

Còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác phối hợp, vận dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi phạm tội đối với trẻ em.

Chưa giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, chưa có các cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em tại địa phương.

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

Chưa quy định rõ ràng mức độ gây thiệt hại đến tinh thần của trẻ em, với mức độ thiệt hại tinh thần như thế nào và cách xác định thiệt hại đó ra sao để làm cơ sở pháp lí cho việc tố tụng hình sự.

Chưa có một cơ chế bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em một cách thích đáng, với bộ máy tổ chức cồng kềnh nhiều khi đây lại là một hạn chế vì các cơ quan, tổ chức sẽ ỷ lại, không phản ứng ngay để thực hiện hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em còn mang tính chất chung chung, chưa thực sự rõ ràng cụ thể, chưa phân chia phối hợp hợp lí giữa các cơ quan tổ chức. Có quy đinh về sự phối hợp giữa các cơ quan nhưng chưa chỉ ra cách phối hợp như thế nào, dựa trên nguyên tắc nào.

Cần làm rõ hơn về các hành vi phạm tội đối với trẻ em như hành vi dâm ô trẻ em, theo Bộ luật hình sự quy định hành vi dâm ô với trẻ em đây là hành vi kích thích tình dục nhưng không có mục đích giao cấu với trẻ em. Vậy những hành vi nào là hành vi kích thích tình dục và những hành vi đó được thực hiện ra sao?

Ví dụ: Những hành vi do ông Nguyễn Hữu Linh trong vụ việc “ ôm, hôn” bé gái trong thang máy có phải hành vi dâm ô với trẻ em hay không.

Bên cạnh đó, tình trạng trẻ em bị xâm hại bởi hành vi phạm tội vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội. Hiện tượng như xâm hại tình dục, hành hạ, buôn bán trẻ em đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: chính giáo viên của các em xâm hại tình dục các em nhiều lần, kẻ bắt cóc lao thẳng vào nhà bắt trẻ em và chạy thoát hay lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để hành hạ, bức tử đứa trẻ. Để xảy ra những vụ việc như vậy có lẽ một phần là do pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm còn có lỗ hổng, chưa đủ tính răn đe và sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023