Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 11

phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet để tuyên truyền, quảng bá cho hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạmtrẻ em. Các cơ quan, tổ chức trợ giúp cần xây dựng các trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về chức năng, nhiệm vụ, hiệu có quả hoạt động và đặc biệt là những hướng dẫn để các nạn nhân và người nhà của họ có thể nhanh chóng tiến hành thủ tục để nhanh chóng nhận được sự trợ giúp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Và cơ quan này cũng chính là đầu mối liên kết giữa các cơ quan tổ chức có liên quan đến hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Ví dụ sau này nước ta có áp dụng ứng dụng thông minh để thực hiện việc thông tin, tố cáo về hành vi phạm tội đối với trẻ em thì chính cơ quan này sẽ trực tiếp quản lý ứng dụng, nhận thông tin và có biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em một cách kịp thời.

3.2.5. Thực hiện tốt các công tác giám giám, kiểm tra trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Thực hiện tốt công tác giám sát thực thi pháp luật, đặc biệt các luật liên quan vấn đề trẻ em như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Hình sự để các vụ việc bạo lực được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Phối hợp các cơ quan, đơn vị để xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong việc giải quyết các vụ xâm hại tình dục, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, các cán bộ thực thi pháp luật cần có nhạy cảm giới cũng như kiến thức, kỹ năng làm việc với những nhóm dễ tổn thương. [8]

Cũng từ vụ việc xảy ra tại Hưng Yên, một bé gái lớp 9 bị nhóm bạn cùng lớp đánh đập và lột đồ ngay tại trường mà trước đó không hề có thông tin gì về hành vi này dù nó đã diễn ra trước đó. Đây là hành vi bạo lực học đường rất nghiêm trọng, tại điều 88 của Luật giáo dục 2005 quy định người học không được có những hành vi Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác. Với hành vi đánh đập, lột đồ bạn và quay video tung lên mạng như vậy có phải đã vi phạm những quy định tại luật giáo dục hay chưa? Có nhiều bạn còn cho biết đây không phải lần đầu tiên nạn nhân bị các bạn bắt nạt. Như vậy những hành vi trước đó tại sao không ai

phát hiện ra? Nghĩa vụ của giáo viên và nhà trường đã được quy định rõ ràng trong Luật giáo dục, vậy tại sao họ vẫn để tình trạng này tiếp tục xảy ra?

Đó là ví dụ để làm sáng tỏ nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em rất quan trọng. Nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì rất dễ xảy ra tình trạng những chủ thể phải thực hiện nhiệm vụ này không làm đúng theo quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em và xảy ra những vụ án nghiêm trọng không đáng có.

3.2.6. Tăng cường vai trò, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Đối với các cơ quan, tổ chức trong quá trình hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm cần:

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động đánh giá, rà soát, kiến nghị các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.[3]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới tính và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh.[3]

Công an tỉnh cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng trên địa bàn tỉnh (nếu có); hướng dẫn công an cấp huyện, xã về quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 11

lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.[3]

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em. [3]

Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật tại địa phương, đặc biệt các luật liên quan vấn đề của phụ nữ và trẻ em như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Hình sự chưa được thực hiện thường xuyên.[7]

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.[3]

Xây dựng các phương án bản vệ và hỗ trợ nạn nhân của tội phạm một cách kịp thời nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Nước ta là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em, là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.Theo quy định của pháp luật thì trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc. Trẻ em thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm. Hậu quả mà tội phạm để lại cho nạn nhân là trẻ em rất lớn về cả thể chất và tinh thần, nó có thể kéo dài dai dẳng và theo các em đén hết cuộc đời. Vì vậy việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm cần thực hiện một các khẩn trương, nhanh chóng để tránh hậu quả xấu xảy ra.

Ngoài việc đảm bảo các quyền của trẻ em thì khi trẻ bị các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và trở thành nạn nhân của tội phạm lúc này là thời điểm trẻ cần được bảo vệ hơn bao giờ hết để. Khi bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm pháp luật đa số nạn nhân của tội phạm là trẻ em sẽ trở nên sợ hãi, hoảng loạn về tình thần và có thể dẫn đến những hệ xấu về sau.Chính vậy cần có các hoạt động bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm một cách kịp thời, nhanh chóng và toàn diện. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hoạt động mang tính rộng rãi và liên tục do hành vi phạm tội xảy ra thường xuyên, liên tục cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Nhà nước cần ban hành những văn bản quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, cá nhân trong hoạt động này.

Bài tiểu luận này thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu những quy định pháp luật hiện hành của hệ thống pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, thực trạng của việc áp dụng, ưu điểm và hạn chế của hệ thông pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em của nước ta hiện nay. Mặc dù đây chưa hẳn đã là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng tôi hy vọng rằng với việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, khóa luận này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số2 (2018) của tiến sĩ Nguyễn Khắc Hải

2. Hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách và pháp luật trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục phụ nữ, trẻ em - Dưới góc độ tiếp cận quyền con người tác giả TS. Trần Văn Duy

3. Chỉ thị 18/CT-TTg - Tăng cường phòng chống xâm hại trẻ em

4. http://luathinhsu.vn/giai-doan-khoi-to-vu-an-hinh- su/n20161026083557711.html

5. Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm, tác giả Trần Hữu Tráng

6. Một số vấn đề cơ bản của tội phạm học hiện đại, tác giả Nguyễn Khắc Hải

7. Nguyễn Thị Dung, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em đối với các tội xâm hại tình dục, Hội thảo Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em do Bộ Tư pháp và Bộ LĐXH tổ chức tháng 5 năm 2014, tr.4

8. Quyền trẻ em trong pháp luật -bài viết của Thạc sĩ Lê Thị Nga đăng trên báo

9. điện tử của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, số 5 ngày 21/07/2007;

10. Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ luật học Chu Mạnh Hùng

11. Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Huyền về đề tài Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em.

12. Nguyễn Thị Dung, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em đối với các tội xâm hại tình dục, Hội thảo Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em do Bộ Tư pháp và Bộ LĐXH tổ chức tháng 5 năm 2014

13. Chức năng, giá trị của pháp luật nhìn dưới góc độ xã hội, tác giả Trần Thị Bích Nga

14. pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em tác giả Nguyễn Thị Huyền

15. Luật hình sự 2015

16. Luật tố tụng hình sự 2015

17. Cổng thông tin của Bộ lao động thương binh và xã hội

18. Luật trẻ em 2014

19. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-cong-tac-xa-hoi-voi-tre-em-bi-xam-hai- 36790/

20. https://tailieu.vn/doc/bao-cao-cac-bien-phap-bao-ve-va-tro-giup-nan-nhan-la- phu-nu-va-tre-em-bi-bao-luc--1450972.html

21. https://www.un.org/en/ecosoc/docs/2005/resolution%202005-20.pdf

22. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/xam-hai-tinh-duc-tre-em-thuc-trang- va-giai- phap?fbclid=IwAR2bR1Aeje2aVJ3kf2NegaLuaSoi1WFuXu8btXjdCOmzpEAF5 h8tsE40x4o

23. https://infonet.vn/nhung-con-so-ve-tinh-trang-buon-ban-nguoi-o-viet-nam-va- tren-the-gioi-post217181.info

24. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%BB_em

25. https://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/cac-nguyen-tac-cua-lien- hop-quoc-ve-tiep-can-tro-giup-phap-ly-trong-he-thong-tu

26. https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/tong-hop-chinh-sach-phap- luat-ve-tre-em-25333.html https://ejustice.europa.eu/content_victims_of_crime_in_criminal_proceedings- 66-en.do

27. http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/789?idMenu=80

28. Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007

29. Luật lao động 2012

30.Công ước về quyền trẻ em 1989

31. Tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em, 1959

32. Công ước về độ tuổi lao động tối thiểu, 1973

33. Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

34. Bộ luật dân sự 2015

35. Luật hiến pháp 2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023