Rừng trồng
Các loài cây chủ yếu gồm: Keo, Thông, Long Não, Giổi, Muồng Đen, Trám, Sấu, Nhội, Sến... Cây sinh trưởng tốt chủ yếu trồng ở sườn và chân dẫy núi Ba Vì.
4.1.1.3. Đa dạng về tổ thành các loài cây gỗ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số loài cây gỗ ở độ cao 800m trở lên của Vườn Quốc gia Ba vì là 223 loài thuộc 126 chi, 50 họ của 2 ngành thực vật có hạt bao gồm:
- Ngành Thông (Pinophyta)
- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Bảng 4.1. So sánh thực vật có mạch ở vùng núi cao Ba Vì và Việt Nam
Ba Vì | Việt nam | Tỷ lệ % của Ba Vì so với Việt Nam | |
Diện tích (km2) | 10 | 330.000 | 0,003 |
Số họ | 136 | 378 | 35,9 |
Số chi | 323 | 2.524 | 12,7 |
Số loài | 417 | 10.500 | 3.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Bài Học Kinh Nghiệm Ở Một Số Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
- Giáo Dục Môi Trường Trong Các Vườn Quốc Gia Ở Nhật Bản
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
- Hoạt Động Của Các Công Ty Du Lịch Trên Địa Bàn Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
- Vốn Đầu Tư Và Doanh Thu Du Lịch Các Doanh Nghiệp Du Lịch Khu Vực Vườn Quốc Gia Ba Vì
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: [11]
Số loài thực vật có mạch ở Ba Vì chiếm 3,9% so với số loài thực vật có mạch ở Việt nam.
Bảng 4.2. So sánh số loài cây gỗ hệ thực vật ở Ba Vì, Cúc Phương và Việt Nam
Diện tích (km2) | Số loài cây gỗ | Ghi chú | |
Việt Nam | 330000 | 749 | *Diện tích Cúc |
Cúc Phương | 222 | 517 | Phương gấp 22,2 lần Ba Vì |
Ba Vì | 10 | 223 | Số loài cây gỗ ở |
Cúc Phương (%) | 0,07 | 69,0 | Cúc Phương gấp 2,3 |
Ba Vì (%) | 0,003 | 29,5 | lần của Ba Vì |
Nguồn: [11]
Bảng 2.2 và 2.3 cho thấy với một diện tích nhỏ nhưng thành phần loài cây gỗ của hệ thực vật Ba Vì khá phong phú. Hệ thực vật Ba Vì có nhiều yếu tố chi phối, trong đó các đai độ cao đã tạo nên một tính chất khí hậu á nhiệt
đới rất rõ rệt. Đó chính là yếu tố làm tăng thành phần loài thực vật nói chung và thành loài cây gỗ nói riêng, tạo nên sự đa dạng sinh học của Vườn.
Về số lượng cá thể của mỗi taxon cũng khác nhau. Sau đây là một số họ có số lượng cá thể phổ biến (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít):
Fagaccae
Lauraccac
Euphorbiaceae
Myrtaceae
Theaceae
Moraceae
Elaeocarpaeae
Với một số chi có số lượng cá thể phổ biến:
Castanopsis
Lithocarpus
Litsea
Ficus
Syzygium
Etaeocarpus
Số loài có số lượng cá thể phổ biến:
Manglietia conifera - Vàng tâm
Michelia mediosris - Giổi xanh
Quercus fleuryi - Dẻ đấu loe
Quereus bella - Dẻ quả bẹt
Castanopsis fabri - De lưng bạc
Cryptocarya sp - Re riềng
Adinandra integerrima - Chè đuôi lươn
Ficus glandulifera - Vỏ mản
Castanopsis calathiformis - Dẻ gai lá bạc
Macaranga indica - Ba soi lam
Có thể nói, hệ thực vật cây gỗ Ba Vì đa dạng với 1 khu vực hơn 10 km2 chỉ có 50 họ, 126 chi và 223 loài đạt 5,1 họ, 12,5 chi và 22,1 loài/1km2. Sự đa dạng các taxon cây gỗ ở Vườn quốc gia Ba Vì đã có tác dụng định hướng việc bảo tồn nguồn gen, những loài quí hiếm đang có nguy cơ tiệt chủng.
4.1.1.4. Đa dạng về dạng sống cây gỗ Nhóm cây lớn có chồi trên đất (Meg)
Nhóm cây lớn có chồi trên đất có 26 loài thuộc 8 họ chiếm 11,7% số loài cây gỗ và chiếm 6,2% so với toàn bộ thực vật có mạch vùng núi cao Ba Vì. Các họ có nhiều loài thuộc nhóm này là Lauraceae (4 loài), Fagaceae (12 loài), Magnoliaceae (4 loài), trong đó họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) có 4/5 loài chiếm 80% và họ Dẻ (Fagaceae) có 12/25 loài chiếm 48%.
Nhóm cây vừa có chồi trên đất
Nhóm cây vừa có chồi trên đất có 133 loài thuộc 38 họ chiếm 59,2% tổng số loài cây gỗ và chiếm 31,4% so với các loài cây có mạch trong hệ. Những họ có nhiều loài thuộc nhóm cây này là Elaeocarpaceae (8/8 loài = 100%), Euphorbiaceae (11/16 loài = 68,7%), họ Fagaceae (13/25 loài = 52, họ Lauraceae (19/27 loài = 70,3%), họ Moraceae ( 10/14 loài = 71,4%), họ Symplocaceae (6/6 loài = 100%)
Nhóm cây gỗ nhỏ có chồi trên đất (Mi)
Theo kết quả điều tra, nhóm cây này có 64 loài thuộc 28 họ, chiếm 28,9% các loài cây gỗ và chiếm 15,3% các loài cây có mạch trong hệ.
So sánh sự đa dạng của 3 nhóm cây gỗ lớn, vừa và nhỏ có chồi trên đất ở vườn quốc gia Ba Vì có thể nhận thấy có sự đa dạng khá lớn về số loài cây gỗ lớn và vừa trong khi đó nhóm cây gỗ nhỏ ít đa dạng hơn.
4.1.1.5. Đa dạng về các quần xã thực vật từ độ cao 800 m trở lên
ở vườn quốc gia Ba Vì, từ độ cao 800 m trở lên có 4 quần xã thực vật, 2 quần hệ và 2 quần hệ phụ. Thảm thực vật Ba Vì được đặc trưng bởi kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa và tập trung từ đai độ cao 800m trở lên đến 1000 m là kiểu rừng rậm thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới ẩm mưa mùa. Trong khu vực từ độ cao 800m trở lên là các kiểu quần xã nguyên sinh khí hậu và đây cũng là khu vực tập trung cao đa dạng sinh học của vườn quốc gia Ba vì.
Cấu trúc chính của thảm thực vật là các loài thuộc ngành Magnoliophyta, ngành Pinopphyta chỉ có 4 loài cây gỗ mà chủ yếu là Bách Xanh (Calocedrus marcolepis). Trong ngành Magnoliophyta thì thành phần loài tham gia chính trong các quần xã thuộc họ Lauraceae, Fagaceae, Magnoliaceae.
4.1.2. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Ba Vì
4.1.2.1. Xây dựng quy hoạch phục vụ bảo tồn da dạng sinh học
Để bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Ba Vì đã xây dựng quy hoạch phục vụ cho quản lý và phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học của vườn. Theo quy hoạch, vườn quốc gia Ba Vì chia thành 4 khu: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và du lịch, khu vực giành cho hoạt động du lịch vui chơi giải trí và khu vực giành cho phát triển bản làng dân tộc Mường - Dao và du lịch. Mỗi khu có chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu phát triển khác nhau.
Khu bảo vệ nghiêm ngặt
Khu bảo vệ nghiêm ngặt được quy hoạch rộng 2.756ha tập trung ở vùng có độ cao từ cốt 400 trở lên. Khu bảo vệ nghiêm ngặt có chức năng chủ yếu là duy trì và bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thuỷ nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và di tích lịch sử đã có. Khu này chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học và tham quan thắng cảnh thiên nhiên, di tích văn hoá.
Toàn bộ công việc tổ chức quản lý du lịch và bảo tồn khu này đều do vườn quốc gia Ba Vì đảm nhiệm. Các hoạt động du lịch sinh thái do trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường thuộc vườn quốc gia Ba Vì tổ chức dưới sự hướng dẫn và giám sát của hạt kiểm lâm vườn quốc gia Ba Vì. Các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn do Vườn thực hiện. Khu vực núi Ba Vì được quy hoạch khoảng 50ha giành cho hoạt động du lịch sinh thái và tại khu vực núi Viên Nam cũng được quy hoạch 70ha cho du lịch sinh thái, đưa tổng diện tích dành cho du lịch sinh thái là 120 ha. Trong khu này có nhiều loài thực vật, động vật đặc hữu, quí hiếm so với các vùng khác.
Trong khu bảo vệ nghiêm ngặt có nhiều loài thực vật, động vật, các quần xã và các hệ sinh thái có nguy cơ bị đe doạ hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được quản lý một cách nghiêm ngặt, đảm bảo yêu cầu bảo tồn nguyên vẹn.
Về tài nguyên thiên nhiên: Trong khu này hiện nay còn 1.957,7 ha rừng tự nhiên, với thành phần động thực vật phong phú trong đó có: 812 loài thực vật bậc cao đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới, động vật có 35 loài thú, 113 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 49 loài bò sát, 552 loài côn trùng,
đặc biệt có các loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Một số nhóm cây đáng lưu ý bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển nhân rộng đó là:
- Cây quý hiếm có 15 loài
- Cây đặc hữu Ba Vì có 7 loài.
- Cây có giá trị sử dụng gỗ 15 loài.
- Cây đa tác dụng có 3 loài.
- Thực vật cây thuốc 503 loài.
Khu phục hồi sinh thái và du lịch
Khu phục hồi sinh thái nằm trong khoảng từ độ cao 400m trở xuống
đến cốt 100m với diện tích 8.323,5 ha, chiếm 75% diện tích của vườn. Khu
này nằm trên địa bàn hai tỉnh, trong đó có 4.676 ha nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây và 3.647,5 ha thuộc địa phận tỉnh Hoà Bình.
Đặc điểm cơ bản của khu vực này là có đến trên 50% diện tích là đất trống và đất cần trồng bổ sung rừng. Khu này có nhiệm vụ:
Thực hiện các chương trình lâm sinh, chương trình nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi hệ sinh thái động, thực vật rừng, cải thiện môi trường sống, tạo điều kiện để động, thực vật rừng sinh sống và phát triển thuận lợi.
Tạo ra các điểm du lịch và nghiên cứu khoa học. Đây là khu vực chính để đầu tư các dự án trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng xây dựng các: Vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn phong lan, vườn sưu tập các loài cây thuộc họ tre trúc, cau dừa, xương rồng và các công trình hạ tầng phục vụ du lịch.
Khu vực giành cho hoạt động du lịch vui chơi giải trí
ở khu vực dưới cốt 100m là khu vực dành cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Các tổ chức kinh doanh du lịch phải tự xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái nhưng môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên
để hoạt động du lịch lại thuộc phạm vi quản lý của vườn quốc gia Ba Vì. Do
đó, các tổ chức này phải ký hợp đồng với vườn quốc gia để thuê môi trường sinh thái làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh du lịch theo quy chế của vườn quốc gia.
Các tổ chức kinh doanh du lịch chịu sự quản lý của vườn quốc gia về mặt quản lý tài nguyên rừng theo hợp đồng nhận thuê môi trường. Các tổ chức này phải trả cho vườn một khoản tiền thuê môi trường sinh thái và chịu sự giám sát về bảo tồn tài nguyên và môi trường của vườn quốc gia Ba Vì.
Khu vực giành cho phát triển bản làng dân tộc Mường - Dao và du lịch
Khu vực này chính là vùng đệm của vườn, nằm ở độ cao dưới cốt 100m. Cảnh quan thiên nhiên của vùng này rất đẹp, sông núi uốn lượn, ruộng nước
bậc thang, bản làng rải rác bao quanh các sườn núi… là điều kiện phát triển du lịch sinh thái, các bản làng của đồng bào dân tộc là những điểm du lịch độc
đáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
4.1.2.2. Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Vườn quốc gia Ba Vì đã xây dựng hệ thống kiểm lâm gồm 7 trạm kiểm lâm địa bàn và 1 đội kiểm lâm cơ động. Ngoài ra còn có 15 đội nhân dân chuyên trách công tác bảo vệ phát triển rừng được trang bị thiết bị và dụng cụ chuyên dùng phục vụ công tác phòng chống cháy rừng.
Tổ chức giao khoán cho 148 hộ gia đình với 3.000ha rừng trong khu phục hồi sinh thái nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng đệm.
Hàng năm, Vườn tổ chức cho 10.000 đến 16.000 lượt người tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng như về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Vườn chủ động phối hợp các hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng giữa 3 lực lượng lâm nghiệp, công an và lực lượng quân đội đóng trong khu vực. Do vậy, từ năm 2003 - 2005 không để xẩy ra tình trạng cháy rừng trồng trên diện tích rộng. Trong 5 năm qua chỉ xẩy ra một vụ cháy rừng lớn nhất làm cháy 3,8 ha nhưng được các lực lượng phòng cháy, chữa cháy dập tắt. Số vụ vi phạm lâm luật giảm mạnh từ 140 vụ, năm 2000 xuống còn 24 vụ năm 2004. Mức độ vi phạm cũng giảm dần từ việc chặt gỗ khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã đến nay chỉ còn các vụ lấy củi, chăn thả tự do gia súc trong rừng.
Trong những năm qua, vườn quốc gia Ba Vì đã làm tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Vườn đã thiết lập hệ thống tổ chức rừng gồm: 1400 lô, 121 khoảnh, 18 tiểu khu, 3 phân khu để làm cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên rừng. Từ năm 1991 đến nay, đã tiến hành 2 lần kiểm kê đánh giá tài nguyên vào các năm 1993 và 1999. Để nâng cao chất lượng quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, vườn quốc gia Ba Vì đã sử dụng phần mềm theo dõi và thường xuyên cập nhật số liệu, diễn biến tài nguyên rừng.
Không chỉ làm tốt công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, vườn quốc gia Ba Vì còn chú ý phát triển vốn rừng. Trong những năm vừa qua, Vườn đã phục hồi trồng 2000 ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 500 ha, làm giầu rừng 177 ha, hiện nay, những diện tích này cây dang sinh trưởng phát triển tốt.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng Vườn còn có những hạn chế nhất định như chưa có số liệu điều tra chi tiết về vùng phân bố động vật rừng và vị trí, số liệu sinh học của nhóm quần thụ thực vật đặc hữu.
4.1.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một biện pháp quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Ba Vì. Trên thực tế, Vườn đã đầu tư xây dựng 100 ha vườn thực vật nội vi, sưu tập và di thực 250 loài thực vật, xây dựng 2 vườn
ươm công nghệ cao. Vườn cũng đã triển khai nghiên cứu 7 đề tài khoa học cấp Bộ nhằm nghiên cứu đặc tính sinh học các loài đặc hữu, quý hiếm, nhóm các thực vật có giá trị đặc biệt phục vụ cho công tác bảo tồn, nhân nuôi và ứng dụng vào đời sống. Từ năm 2000 đến năm 2005, thực hiện dự án sưu tầm và thiết lập 3 vườn thực vật chuyên đề của 3 họ Tre trúc Bambusaceae 117 loài, Cau dừa Arecaceae 70 loài, Xương rồng Cactaceae 1.200 loài. Vườn thực vật nội vi, vườn ươm công nghệ cao và vườn thực vật chuyên đề không chỉ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học mà còn thu hút đông đảo khách du lịch thăm quan, học hỏi. Từ đó, Vườn đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đa dạng sinh học và ý thức tôn trọng bảo tồn đa dạng sinh học.
Vườn quốc gia Ba vì đã trực tiếp hoặc phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu hầu hết các loài thực vật quý hiếm. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần to lớn phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng của vườn quốc gia Ba Vì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào việc bảo tồn các loài động vật rừng quý hiếm.
4.1.2.4. Quản lý, phát triển vùng đệm
Thực tế cho thấy áp lực của vùng đệm đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia Ba Vì là rất lớn. Nguyên nhân chính là do phần lớn cán bộ và người dân vùng đệm chưa có nhận thức đúng đắn về bảo tồn đa dạng